intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tỉ phú Terry Gou

Chia sẻ: Ha Xuan Tho | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

151
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người ngoài ít ai biết chủ nhân của nhà máy khổng lồ này là tập đoàn Hồng Hải (Hon Hai Precision Industry Co.) và ông chủ lớn của nó – một tỉ phú giấu mặt có tên là Terry Gou. Mười năm qua, doanh số của Hồng Hải tăng trưởng bình quân 50% mỗi năm một kỷ lục thế giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tỉ phú Terry Gou

  1. Cuối tháng 7 vừa qua, khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý để tập đoàn khoa học  kỹ thuật Hồng Hải ­ Đài Loan (Foxconn) đầu tư khu công nghiệp, đô thị ­ dịch vụ và sân  golf tại Bắc Giang với diện tích 960 hécta, nhiều người không khỏi ngạc nhiên. Foxconn là  ai, tiềm lực cỡ nào mà được ưu đãi như vậy? Từ đầu năm đến nay Foxconn đã ký liên tiếp  những bản ghi nhớ cam kết đầu tư vào 7 tỉnh, thành phố ở Việt Nam với số vốn dự kiến  ban đầu lên tới 5 tỉ đô la Mỹ. Mới hôm thứ ba 28­8, Foxconn đã khánh thành 2 nhà máy công nghệ cao tại khu công  nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và chủ tịch tập đoàn, ông Terry Gou, tuyên bố Foxconn sẽ  trở thành tập đoàn đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Báo Wall Street Journal số ra  gần đây hé lộ đôi điều về tập đoàn này và ông chủ của nó: ông Terry Gou, người Đài  Loan, được giới quản trị hóm hỉnh gọi là “tỉ phú tiền xu”. “Tôi ghét việc tôi trở nên nổi tiếng” Đằng sau cánh cổng được canh gác nghiêm nhặt ở ngoại ô thành phố Thâm Quyến có  một trong những nhà máy lớn nhất thế giới. Với hàng chục nhà xưởng, nhà máy này sản  xuất ra hàng loạt thiết bị điện tử mang những thương hiệu quen thuộc với từng gia đình:  máy nghe nhạc iPod và điện thoại iPhone của Apple Inc., máy tính xách tay của Hewlett­ Packard Co., điện thoại “siêu mỏng” của Motorola Inc., và thiết bị chơi game Wii của  Nintendo Co. Người ngoài ít ai biết chủ nhân của nhà máy khổng lồ này là tập đoàn Hồng Hải (Hon Hai  Precision Industry Co.) và ông chủ lớn của nó – một tỉ phú giấu mặt có tên là Terry Gou.  Mười năm qua, doanh số của Hồng Hải tăng trưởng bình quân 50% mỗi năm ­ một kỷ lục  thế giới. Năm ngoái Hồng Hải thu được 43 tỉ đô la và năm nay dự kiến sẽ tăng thêm 14 tỉ đô la  nữa. Nhà máy của Hồng Hải ở Thâm Quyến có 270.000 công nhân – tương đương với dân  số một thành phố nhỏ ở Việt Nam, và thực sự là một thành phố công nghiệp.
  2. Tuy không được thế giới bên ngoài biết đến nhiều nhưng ông Terry Gou đã biến công ty  của mình thành nhà xuất khẩu lớn nhất Trung Quốc và nhà gia công sản xuất hàng điện  tử lớn nhất thế giới. Đáng lưu ý là mặc dù công ty phát triển như vũ bão, người đàn ông  Đài Loan 56 tuổi, khởi nghiệp với hai bàn tay trắng ba mươi năm về trước, vẫn luôn duy trì  một lối sống khép kín. Ông nói rằng, nổi tiếng chỉ tổ làm đối thủ cạnh tranh ghen ghét và khách hàng xa lánh.  “Tôi ghét việc tôi trở nên nổi tiếng”, ông tâm sự trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi gần  đây với phóng viên báo Wall Street Journal tại trụ sở tập đoàn Hồng Hải ở ngoại ô thành  phố Đài Bắc. Đây là cuộc trả lời phỏng vấn đầu tiên ông dành cho một tờ báo phương Tây  kể từ năm 2002 và báo Wall Street Journal đã mất 5 năm thu xếp, nài nỉ mới thực hiện  được. “Bây giờ chúng tôi to lớn quá nên không thể lẩn tránh được”, ông nói. Công ty Hồng Hải và nhà máy khổng lồ ở Thâm Quyến là khung cửa hẹp để người ta nhìn  vào thế giới công nghiệp chế tạo đôi khi có vẻ bí mật ở Trung Quốc. Tính bảo mật là điểm  mấu chốt của các nhà sản xuất theo đơn đặt hàng vì khách hàng dựa vào họ để che giấu  sản phẩm và kế hoạch kinh doanh khỏi sự dòm ngó của các đối thủ. Hồng Hải tuân thủ  luật chơi rất nghiêm chỉnh và chưa bao giờ tiết lộ rằng mình đang gia công cho những  khách hàng nào. Tập đoàn Hồng Hải – đăng ký giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Đài Loan  dưới thương hiệu Foxconn, bảo mật nghiêm nhặt danh tính của khách hàng dù một số  danh tính đó có trong hồ sơ nộp cho cơ quan quản lý thị trường chứng khoán. Qua các hồ  sơ này, người ta biết Hồng Hải và các công ty con của nó không chỉ sản xuất sản phẩm  cho Apple, Nintendo, HP và Motorola mà còn sản xuất điện thoại di động và phụ kiện cho  Nokia Corp., máy trò chơi PlayStation 2 cho Sony và các bộ phận máy tính cho Dell Inc –  toàn những thương hiệu hàng đầu và nổi tiếng trên toàn cầu. Các khách hàng này cũng  không công bố quan hệ với nhà sản xuất. Theo giới phân tích công nghiệp Đài Loan, Hồng Hải chính là nhà cung cấp độc quyền  điện thoại iPhone của Apple và là một trong số vài nhà sản xuất máy nghe nhạc iPod. 
  3. Apple công nhận Hồng Hải là nhà cung cấp của mình nhưng từ chối bình luận thêm.  Không xuất đầu lộ diện, không có sản phẩm nào mang thương hiệu riêng nhưng Hồng Hải  là tay chơi nặng ký nhất trong ngành điện tử. Theo các nhà phân tích và giới thạo tin, ông Terry Gou rất thành công trong việc kết hợp  tính thận trọng, cẩn mật với thành tích kiểm soát chất lượng và giá cả cạnh tranh để xây  dựng nên một vương quốc công nghiệp hùng mạnh. Doanh số 43 tỉ đô la mà Hồng Hải thu  được trong năm ngoái tương đương tổng doanh số của 10 đối thủ mạnh nhất thế giới đang  cạnh tranh với nó. Ông Gou và Hồng Hải còn kiểm soát nhiều công ty con hạch toán độc  lập ở khắp nơi trên thế giới. Một phát ngôn viên của Hồng Hải tiết lộ cá nhân ông Terry  Gou có tài sản khoảng 10 tỉ đô la. Khu công nghiệp Long Hoa của Foxconn ở ngoại ô thành phố Thâm Quyến Vương quốc bí mật của ông Terry Gou Nằm ở trung tâm vương quốc của ông Terry Gou là nhà máy kín cổng cao tường gần  Thâm Quyến, có tên là Công viên khoa học công nghệ Long Hoa, diện tích khoảng 4 ki­ lô­mét vuông. Nếu không phải là khách hàng, người bên ngoài khó lòng đặt chân vào  “công viên” này. Phóng viên báo chí đến thăm viếng Long Hoa bị ngăn không cho chụp  ảnh, không được vào những khu vực bảo vệ chặt chẽ. Bên cạnh vài chục dây chuyền sản xuất và ký túc xá công nhân, công viên Long Hoa có  riêng một đội cứu hỏa, bệnh viện, hồ bơi dành cho công nhân, nơi ông Terry Gou thường  ra tập thể dục mỗi khi ông có mặt tại nhà máy. Nhiều nhà hàng, ngân hàng, tiệm tạp hóa  và quán cà phê Internet được sắp xếp dọc theo mấy con đường trong khu công nghiệp.  Khu công nghiệp còn có một đài truyền hình riêng – Foxconn TV, phát trên 500 màn hình  cỡ lớn những đoạn phim hướng dẫn an toàn lao động, bài tập thể dục giữa giờ và tin tức  hoạt động của công ty. Ông James Lee, một viên chức ngân hàng nghiện thuốc lá nặng, được ông Terry Gou đưa  về điều hành nhà máy từ năm 1998, thực tế là “thị trưởng” của Long Hoa, luôn miệng than 
  4. thở về cách thức làm sao cung cấp được 150.000 suất ăn trưa mỗi ngày trong 10 nhà  căng­tin rộng và sâu hun hút. Cứ hình dung xem, nếu mỗi người chỉ ăn ba bát cơm, mỗi  bữa trưa ở đây đã tiêu tốn đến 10,6 tấn gạo! Nhiệm vụ của ông Lee là quản lý cảnh quan  môi trường của khu công nghiệp, mua sắm đồng phục, xây dựng ký túc xá và tuyển dụng  công nhân mà vào thời gian cao điểm có khi phải tuyển đến 3.000 người mỗi ngày. Dưới quyền ông Lee có hơn 1.000 vệ sĩ lo giữ gìn trật tự và ngăn cản những vị khách  không mời bén mảng vào những khu vực nhạy cảm của nhà máy. Bộ máy hành chính này  còn phải đối phó với tình trạng xả rác bừa bãi của những công nhân mới. “Tôi phải giải  quyết mọi chuyện lớn nhỏ của khu công nghiệp này, chỉ trừ chuyện sản xuất”, Lee nói  trong lúc nhấm nháp “Cà phê Foxconn” trong nhà hàng của công ty. “Giờ đây, đã hết đất  xây nhà máy. Chúng tôi không nghĩ mình phát triển nhanh như vậy”. Tính cách của người sáng lập, ông Terry Gou, thấm nhuần trong khắp nhà máy và công  ty. Là một người lãnh đạo có sức lôi cuốn và kích thích lòng trung thành tận tụy của cấp  dưới, ông Gou điều hành Hồng Hải với quyền lực của một lãnh chúa. Trên cổ tay phải ông  ta luôn đeo một chuỗi hạt mà ông đem về từ đền thờ Thành Cát Tư Hãn, vị lãnh chúa  Mông Cổ thế kỷ 13 mà ông tôn kính như thần tượng. Ông Gou nói: “Tôi thường bảo nhân viên của mình: Quyền lợi của tập đoàn quan trọng  hơn quyền lợi của từng cá nhân”. Ông Gou kết hợp động cơ cạnh tranh với một mô hình  kinh doanh theo đó công ty tự sản xuất phần lớn sản phẩm của mình để tiết kiệm chi phí  mua linh kiện. Niềm đam mê làm mọi cách để giảm chi phí của ông Gou được một đồng  nghiệp nhận xét hóm hỉnh rằng, ông ấy đáng giá hàng chục tỉ đô la nhưng toàn tiền xu,  tiền hào! Công nhân của Long Hoa làm việc trong các dây chuyền lắp ráp, làm theo ca, suốt hai  mươi bốn giờ mỗi ngày. Lương bổng của họ có vẻ khiếm tốn so với tiêu chuẩn quốc tế  nhưng cũng đủ cao để lúc nào trước cổng nhà máy cũng có đông người đến xin việc.  Công việc căn bản nhất trong dây chuyền lắp ráp được trả 60 xu Mỹ một giờ ­ đúng với  mức lương tối thiểu ghi trong luật – và công nhân làm thêm giờ có thể nhận được nhiều 
  5. hơn. Các bữa ăn thì được công ty phụ cấp. Phần lớn công nhân được cư ngụ miễn phí trong các ký túc xá nằm bên trong các bức  tường cao của khu công nghiệp hoặc được cấp tiền thuê nhà dân ở bên ngoài. Các nhà  quản trị tập đoàn Hồng Hải nói rằng điều kiện của công nhân của họ tốt hơn mức trung  bình ở Trung Quốc và nhờ đó họ luôn thu hút được công nhân mới. Ông Gou cho biết  công ty đang xây dựng thêm nhiều ký túc xá để cho công nhân có chỗ ở rộng rãi hơn. Ông Gou bắt đầu xây dựng Hồng Hải năm 1974. Phần lớn số vốn khởi nghiệp của  ông, khoảng 7.500 đô la, là tiền ông vay mượn của cha mẹ ­ những người nông  dân di cư sang đảo Đài Loan năm 1949 sau cuộc nội chiến ở Trung Quốc. Trong  một cơ sở gần thủ đô Đài Bắc, ông bắt đầu sự nghiệp bằng việc sản xuất cái nút  chuyển kênh bằng nhựa cho các máy truyền hình đen­trắng thời ấy. Vào đẩu thập  niên 1980, ông nhảy vào lĩnh vực máy tính cá nhân (PC) khi công nghiệp máy tính  bắt đầu cất cánh. Sản phẩm đầu tiên của ông là các đầu nối dây cáp bằng nhựa ­  một sản phẩm tương đối đơn giản nhưng có trong mọi máy vi tính, dùng để kết nối  các bộ phận và linh kiện. Mặc dù ông chỉ nói được chút ít tiếng Anh và tiếng Nhật,  ông đã không ngần ngại sang tận Mỹ, Nhật để tìm kiếm khách hàng. Trong suốt  thập niên 1980 và 1990 ông dành khá nhiều thời gian lái xe khắp nước Mỹ, từ  thành phố này sang thành phố khác, nhiều đến mức ông thuộc hết thực đơn trong  các nhà hàng thức ăn nhanh. Năm 1998, đơn đặt hàng nhiều lên và chi phí sản xuất ở Đài Loan cũng đã rất cao,  ông Gou thiết lập nhà máy đầu tiên của mình tại Trung Quốc, nơi đất đai và lao  động còn khá rẻ. Ông chọn Thâm Quyến, một thành phố mới kề cận Hồng Kông  và là địa phương đi đầu trong công cuộc cải tổ theo xu hướng thị trường tự do của  kinh tế Trung Quốc. Ông sử dụng cơ sở sản xuất ở Thâm Quyến ­ dù nhỏ nhưng tăng trưởng rất nhanh  ­ để thúc đẩy việc gia công hàng hóa cho các khách hàng tiềm năng. Để móc nối  và quan hệ với các khách hàng “sộp” ông không ngại phải nhường nhịn. Năm 1995 
  6. Michael Dell ­ người sáng lập tập đoàn máy tính Dell Inc. đến thăm Trung Quốc.  Ông Gou đồng ý đứng ra thu xếp các cuộc gặp gỡ giữa Michael Dell với các quan  chức địa phương mà ông quen đổi lấy việc ông được lái xe đưa vị tỉ phú mới 30 tuổi  này ra sân bay khi chuyến viếng thăm kết thúc. Theo lời kể của Max Fang, giám  đốc bộ phận mua sắm của Dell tại châu Á khi ấy, ông Gou đã bất ngờ thay đổi lộ  trình, đưa Michael Dell ghé thăm nhà máy của mình trước khi ra sân bay. Ngày ấy  Dell là một trong 5 thương hiệu PC hàng đầu thế giới, còn Hồng Hải chưa bán trực  tiếp cho Dell một bộ phận, linh kiện nào. Nhưng ông Gou biết “Michael Dell là ngôi  sao của tương lai nên ông ấy muốn tiếp xúc”, Max Fang kể lại ­ bản thân ông Max  Fang đã giao du với ông Gou từ năm 1979. Ngày nay, theo giới phân tích công  nghiệp, Hồng Hải là một trong vài nhà cung cấp chủ yếu nhất của Dell và ông Gou  vẫn treo trong phòng làm việc của mình ở Đài Bắc tấm ảnh kỷ niệm với người sáng  lập tập đoàn Dell. Cũng trong năm 1995 đó, ông Gou mua được lô đất lớn mà bây giờ là khu công  nghiệp Long Hoa. Năm sau, khi Max Fang đến thăm cơ sở mới của ông Gou, nhà  máy có chưa tới 1.000 công nhân, còn ban điều hành vẫn phải làm việc trong  những chiếc container 20 feet dùng làm văn phòng. Nhưng chuyến viếng thăm gây  cho ông Fang những ấn tượng mạnh mẽ. Vào thời ấy công ty Dell và các nhà sản xuất PC khác đều có xu hướng mua linh  kiện, bộ phận từ nhiều nhà sản xuất khác nhau rồi chuyển về nhà máy của công ty  để thực hiện lắp ráp, kiểm tra, gắn nhãn, đóng gói. Ông Gou đã tạo ra một dây  chuyền sản xuất hoàn chỉnh cho phép Hồng Hải thực hiện phần lớn các công đoạn  sản xuất, từ việc mua sắt thép nguyên liệu để làm thùng máy cho đến việc lắp ráp  sản phẩm PC hoàn chỉnh. Trong một số trường hợp, Hồng Hải sản xuất ra phần  lớn sản phẩm rồi chở tới cho khách hàng làm công đoạn cuối cùng nhưng trong  nhiều trường hợp khác, Hồng Hải thay mặt khách hàng chở thẳng sản phẩm đã  hoàn tất tới nhà bán lẻ hoặc người tiêu dùng. Theo năm tháng, ông Gou đã mở rộng danh mục đầu tư để bao gồm một số sản 
  7. phẩm nằm bên trong chiếc máy vi tính. Theo ông Adam Pick, nhà phân tích của  công ty iSupply chuyên về cung cấp linh kiện điện tử tại California, việc tự sản xuất  linh kiện giúp Hồng Hải cạnh tranh thành công với các đối thủ thông qua chiến  lược giảm giá sản phẩm hoàn chỉnh mà không bị sút giảm lợi nhuận chung. Năm 2000, lực lượng lao động của Hồng Hải đã lên tới gần 30.000 người và doanh  số đạt 3 tỉ đô la. Ông Gou vẫn tiếp tục mở rộng chiến lược sản xuất từ bé đến lớn  để cho ra thêm nhiều sản phẩm khác nữa. Năm ấy, Hồng Hải thiết lập một công ty  con lấy tên là Foxconn International Holdings Ltd. ­ giờ đây đã là nhà gia công điện  thoại di động lớn nhất thế giới. Năm 2003, ông Gou thành lập một công ty điện tử  mà nay đã là nhà sản xuất hàng đầu mặt hàng màn hình tinh thể lỏng. Năm ngoái,  Hồng Hải mua lại một nhà sản xuất máy ảnh kỹ thuật số có tên tuổi. Năm nay,  Hồng Hải nộp hồ sơ xin đầu tư sân golf, khu công nghiệp, khu đô thị có tổng vốn  khoảng 5 tỉ đô la tại 7 tỉnh thành của Việt Nam, trải dài từ Lạng Sơn ở miền Bắc  đến Đà Nẵng, Bình Định ở miền Trung và TP Hồ Chí Minh ở miền Nam. Giờ đây, đội công nhân dưới quyền ông Gou đã lên tới 450.000 người rải trong  mười mấy tỉnh của Trung Quốc. Hàng chục ngàn người nữa đang làm việc trong  các cơ sở do Hồng Hải điều hành hoặc trong các công ty con trải rộng khắp địa  cầu, từ Hungary ở châu Âu sang Mexico và Brazil ở châu Mỹ. Tại Cộng hòa Czech  ­ nơi vài năm trước ông Gou mua lại một tòa lâu đài cổ, công ty Hồng Hải là nhà  xuất khẩu lớn nhất nước. Hồng Hải đang có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh  doanh sang Việt Nam, Ấn Độ và không chỉ sản xuất linh kiện điện tử mà tham gia  vào nhiều lĩnh vực khác nữa. Khi Hồng Hải đã trở thành một tập đoàn khổng lồ mà một cá nhân không thể trực  tiếp quản lý nổi, ông Gou gầy dựng một nền văn hóa công ty lấy cá tính của ông  làm trung tâm. Tại khu công nghiệp Long Hoa, hình ảnh ông được nhìn thấy khắp  nơi qua những tấm ảnh lớn đóng khung trang trọng và tiểu sử của ông được in  thành sách trưng bày trong tủ kính các nhà sách của khu công nghiệp.
  8. Các nhà quản trị nói rằng ông lãnh đạo bằng cách nêu gương để bảo đảm sản  phẩm được ra lò đúng thời hạn, theo đúng những đặc điểm, những thông số kỹ  thuật mà khách hàng yêu cầu. Người ta nói ông làm việc mỗi ngày 16 tiếng đồng  hồ. Trong nhiều năm qua người sáng lập tập đoàn Hồng Hải vẫn giữ thói quen đi  khắp khu công nghiệp vào những giờ khuya khoắt trên chiếc xe điện dùng trong  sân golf đã cải tạo lại; thỉnh thoảng ông lại dừng xe để kiểm tra tại chỗ một dây  chuyền sản xuất hoặc giúp sửa chữa một thiết bị nào đó. Các nhà quản trị công ty được yêu cầu phải đọc và nhớ thuộc lòng một tài liệu gọi  là “Những câu nói của ông Gou”; ví dụ câu nói thứ 133 có nội dung như sau:  “Trong bất kỳ tổ chức nào, điều quan trọng không phải là quản lý mà là lãnh đạo.  Một người lãnh đạo phải có lòng dũng cảm và quyết đoán để trở thành một nhà  độc tài vì một sự nghiệp chung tốt đẹp”. Trong các buổi họp, ông Gou thường  không ngồi mà đứng và trình bày ý tưởng của mình bằng cách dùng bút lông viết  lên một tấm bảng trắng khổng lồ, như một thầy giáo giảng bài. Ông khuyến khích  cấp dưới thảo luận và tranh luận nhưng nếu có ai đó phát biểu điều gì mà ông cho  là ngu xuẩn, ông sẽ bắt người đó phải đứng lên và tập trung chú ý vào cuộc họp.  Một quản trị viên cao cấp của Hồng Hải kể: “Ông ấy sẽ bảo, ‘không phải tôi trừng  phạt anh đâu, bởi vì tôi cũng đang đứng đây”. Các nhà phân tích và các quản trị viên trong ngành công nghiệp điện tử nói rằng,  thường thì khách hàng bắt đầu đưa một dây chuyền sản xuất đến nhà máy của  Hồng Hải, sau đó đưa thêm nhiều dây chuyền nữa. “Cứ như bị nghiện ấy”, ông  Fang nói. Bản thân ông Fang cũng đã rời khỏi công ty Dell năm 2002 và bây giờ  đang điều hành một quỹ đầu tư mạo hiểm đã cùng với Hồng Hải bỏ vốn vào một  công ty chuyên sản xuất đồ chơi rô­bốt có tên là Ugobe Inc. Các đối thủ cạnh tranh của Hồng Hải đang nỗ lực đuổi theo ông Gou. Mới bốn  năm trước, xét về doanh số, Hồng Hải không lớn bằng Flextronics International Ltd  ­ một công ty Đài Loan khác dẫn đầu ngành sản xuất linh kiện điện tử trong nhiều  năm. Giờ đây Hồng Hải lớn hơn rất nhiều so với Flextronics, kể cả sau khi 
  9. Flextronics đã sáp nhập với Solectron Corp. ở California hôm tháng 6 vừa qua. Về  doanh số, tổng doanh thu của cả hai công ty này hiện chưa bằng hai phần ba  doanh thu của Hồng Hải. Thách thức mới của Hồng Hải Tập đoàn Hồng Hải cũng có những điểm yếu. Chẳng hạn Hồng Hải sản xuất linh  kiện nhưng không phải là nhà sản xuất máy tính xách tay ­ việc sản xuất máy tính  xách tay đòi hỏi phải có năng lực thiết kế sản phẩm là cái mà Hồng Hải đang thiếu.  Hoạt động của công ty gặp rủi ro do dựa vào hợp đồng gia công ­ một cách kinh  doanh bị cạnh tranh rất quyết liệt mà tỉ suất lợi nhuận lại không cao. Hồng Hải phụ  thuộc rất nhiều vào một số khách hàng tương đối ít ỏi: Trong công nghiệp kỹ thuật  cao, một dây chuyền sản xuất đơn nhất có thể tạo thành hoặc phá hủy vận may  của một công ty, làm phát đạt hoặc phá sản một nhà cung cấp. Công ty còn bị áp  lực từ các cổ đông phải duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận đang cao ngất ngưỡng  hiện nay. Quy mô khổng lồ của Hồng Hải cũng tạo ra những khó khăn khác. Theo ông  James Lee, khu công nghiệp Long Hoa được xây dựng quá nhanh và không được  quy hoạch cẩn thận. Khi số lượng công nhân tăng nhanh đến chóng mặt thì chỉ  riêng việc di chuyển của công nhân từ nơi này sang nơi khác đã là một thách thức.  Có lần ông Lee đề nghị thiết lập một đường xe điện trên cao (monorail) nhưng ý  tưởng ấy quá khó thực hiện. Theo ông, lẽ ra diện tích đất của khu công nghiệp  Long Hoa chỉ nên bằng một phần tư hiện nay còn số công nhân thì chỉ nên bằng  một phần ba. “To lớn như thế này chưa hẳn đã tốt,” ông Lee nói. Theo các nhà quản lý công ty Hồng Hải và các chuyên gia phân tích bên ngoài,  cho tới nay Hồng Hải có khả năng ứng biến linh hoạt trên thị trường là nhờ nó chia  sẻ các hoạt động của mình cho hàng chục đơn vị nhỏ hơn và có tính chất tự trị.  Nay thì ông Gou muốn nâng cấp các nhà máy ở Long Hoa và tham gia vào các  lĩnh vực đòi hỏi trình độ cao hơn, chẳng hạn như nghiên cứu và phát triển. Điều đó 
  10. có nghĩa là chuyển các công đoạn chế tạo, lắp ráp tới những địa phương khác trên  đất nước Trung Quốc hoặc chuyển sang các quốc gia lân cận có giá đất đai và lao  động rẻ hơn mà Việt Nam là một đích ngắm. Khu công nghiệp Long Hoa lúc nào cũng bận rộn, nhưng những lúc đổi ca hoặc  tan tầm, mọi hoạt động trong khu như bùng nổ. Vào giờ cơm trưa, hàng chục ngàn  công nhân đổ ra từ hàng chục nhà máy. Họ đi thành đoàn, tấp nập ra vào các  căng­tin rộng mênh mông, tràn cả vào các cửa hiệu. Những công nhân mới tuyển,  mang theo tư trang hành lý, xếp hàng rồng rắn trên những con đường trong khu  hành chính. Tất cả công nhân đều phải mặc đồng phục theo đúng màu quy định của từng phân  xưởng. Những người khác mặc áo thun quần jean; một số công nhân đi thành từng  cặp, tay nắm tay. Công nhân trẻ nhất ở đây mới chừng 16 tuổi. Zhou Ruquing, một cô gái hai mươi tuổi, mới làm việc ở Long Hoa hơn một năm ở  vị trí kiểm tra chất lượng sản phẩm của một dây chuyền. Cô sống trong một căn hộ  bên ngoài khu công nghiệp cùng với bạn trai, cũng là một công nhân của Hồng  Hải. Cô Zhou đến Thâm Quyến năm 2005, ngay sau khi tốt nghiệp trung học ở  tỉnh Tứ Xuyên nghèo khó. Là công nhân bậc trung, cô được lãnh mỗi tháng  khoảng 230 đô la, kể cả tiền làm thêm giờ. (Công nhân mới tuyển nếu không làm  thêm giờ thì chỉ được lãnh 90 đô la). Số tiền này chưa bao gồm tiền phụ cấp nhà ở  60 đô la mỗi tháng, các bữa ăn được phụ cấp và tiền bảo hiểm sức khỏe. Ở Thâm  Quyến, thu nhập như vậy là sống được ­ tiền thuê căn hộ mà cô chia sẻ với bạn  chỉ chưa đầy 60 đô la mỗi tháng. Hiện thời ngoài việc đi làm mỗi tuần sáu ngày, cô  Zhou còn tranh thủ học thêm với hy vọng sẽ thay đổi vị trí công việc, có được công  việc tốt hơn. Công thành, thân thoái Vai trò của ông Gou ở Hồng Hải cũng đang thay đổi. Ông nói, ngày nay ông vẫn 
  11. làm việc chăm chỉ, nhưng tập trung vào những vấn đề chiến lược hơn là công việc  sự vụ hàng ngày. Ông cũng đang dành nhiều thời gian hơn cho công tác từ thiện ­  ông cam kết đến cuối đời sẽ hiến tặng khoảng một phần ba tổng tài sản của mình  ­ và xử lý những thay đổi trong cuộc sống riêng tư. Người vợ từng chia sẻ vui buồn  cuộc đời ông đã từ trần năm 2005; và mới tháng trước, em trai ông ­ lãnh đạo một  công ty con trong tập đoàn Hồng Hải, cũng đã qua đời sau thời gian dài bệnh tật. Giờ đây ông Gou đang cố tìm người kế nghiệp ở Hồng Hải. Ông quan tâm tới các  ứng viên đang ở độ tuổi “tam thập nhi lập” và yêu cầu các nhà quản lý bậc cao  phải nỗ lực thể hiện năng lực của mình bằng việc điều hành thật tốt bộ phận công  tác của họ. Ông không có người kế nghiệp theo huyết thống vì con trai và con gái  ông đều không tham gia công việc của tập đoàn. Ông cũng cho biết, ý tưởng “nhường ngôi” của ông hiện nay bắt nguồn từ truyền  thống văn hóa phương Đông: “Công thành thân thoái thiên chi đạo” (sự nghiệp  thành tựu thì bản thân hãy rút lui, đó là đạo của trời) và lấy cảm hứng từ cuộc đời  của vua Càn Long, người cai trị Trung Quốc từ năm 1736 đến khi qua đời ở tuổi 84  vào năm 1796. Vua Càn Long đã có công mở rộng bờ cõi của nhà Thanh, biến  Trung Quốc thành một trong các quốc gia thịnh vượng nhất thế giới thời ấy. Nhưng  những chính sách của Càn Long vào cuối đời đều sai lầm và triều Thanh rơi vào  thời kỳ suy thoái, trở thành triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung  Quốc. Ông Gou nhận xét: “Vua Càn Long ngồi trên ngai vàng suốt 60 năm. Thế là  quá lâu. Cho nên ngay từ khi còn trẻ tôi đã có ý muốn lùi lại và trao cho những  người trẻ nhiều trách nhiệm hơn”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1