intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tích cực 'tám' chuyện dạy bé nhanh biết nói

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

38
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo nhiều chuyên gia trẻ em, từ 4 - 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu bập bẽ những từ 2 âm tiết như: baba, mama... và đây là bước đầu tiên bé bắt đầu tập nói. Các giai đoạn mà bé phải đi qua bao gồm: phát âm nguyên âm (0 – 3 tháng); nhân rộng theo cách bập bẹ, nghĩa là lặp lại những âm thanh cùng một phụ âm như: bababa, dadada (4 – 6 tháng); tăng bập bẹ với nhiều âm thanh pha trộn (6 – 9 tháng). Khi được đưa vào mắt hoặc mũi theo chỉ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tích cực 'tám' chuyện dạy bé nhanh biết nói

  1. Tích cực 'tám' chuyện dạy bé nhanh biết nói Theo nhiều chuyên gia trẻ em, từ 4 - 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu bập bẽ những từ 2 âm tiết như: baba, mama... và đây là bước đầu tiên bé bắt đầu tập nói. Các giai đoạn mà bé phải đi qua bao gồm: phát âm nguyên âm (0 – 3 tháng); nhân rộng theo cách bập bẹ, nghĩa là lặp lại những âm thanh cùng một phụ âm như: bababa, dadada (4 – 6 tháng); tăng bập bẹ với nhiều âm thanh pha trộn (6 – 9 tháng). Khi được đưa vào mắt hoặc mũi theo chỉ dẫn, thuốc chỉ ảnh hưởng đến bộ phận đó, nhưng nếu trẻ nuốt phải, chúng nhanh chóng tác dụng lên khắp cơ thể. Mặc dù các triệu chứng xảy ra trong thời gian ngắn nhưng tình trạng ngộ độc có thể gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng như thở gấp, giảm nhịp tim, mất ý thức và cần vào viện ngay. Để tránh xảy ra ngộ độc, FDA khuyên các bậc cha mẹ và người chăm sóc nên cất giữ thuốc ở một vị trí an toàn, không để trong tầm tay trẻ. Dưới đây là vài tips hay giúp bé tăng khả năng diễn đạt những từ đầu tiên, cha mẹ rất nên \'up - date\' để nuôi dạy bé thành tài. 1. Tham gia vào cuộc trò chuyện phi ngôn ngữ của bé Dù bé chưa biết nói và không thể dùng ngôn ngữ diễn đạt nhu cầu, sở thích của mình… cha mẹ vẫn nên tích cực trò chuyện với bé. Đáp lại tiếng phun mưa phì phì, hay ê a ngọt ngào, cái miệng tròn vo \'hóng hớt\' của bé… bằng
  2. cách nhìn vào mắt bé, gật gù và nói chuyện… sẽ giúp tình mẫu/phụ tử thêm keo sơn. Bé sẽ sớm cảm nhận được sự thương yêu của cha mẹ và biết rằng bố mẹ quan tâm đến mình nên sẽ thích trò chuyện và cởi mở hơn. 2. Trả lời tiếng khóc của bé Khóc là cách bé ‘bật đèn xanh’ cho cha mẹ khi bé cảm thấy đói, mệt, đau ốm… Do đó, đáp lại tiếng khóc của bé là cách cha mẹ nói có hoặc không với các tín hiệu đó. Đây thực sự là cách chia sẻ thông tin kỳ lạ nhưng lý thú. 3. Tích cực ‘tám’ với bé Trẻ cần làm quen với ngôn ngữ ngay từ khi chào đời và việc cha mẹ thường xuyên ‘tám’ với bé là bước chuẩn bị đầu tiên giúp bé nắm được kỹ năng quan trọng này. Nhiều người mẹ trẻ bản tính kín đáo không quen ‘tám’, thậm chí cảm thấy ngượng khi cất lời huyên thuyên. Nhưng vì con, bạn hãy vượt qua ngại ngần để trò chuyện với bé thật nhiều. Hãy nói với bé đủ thứ chuyện ‘trên trời dưới bể’ bất luận bé có hiểu hay không. Chẳng hạn, khi thay đồ hay tắm cho bé, mẹ hãy thao thao bình phẩm về cái rốn lồi, đôi tay múp míp hay điệu bộ nhăn mũi ngộ nghĩnh của bé… Còn khi chuẩn bị đồ ăn cho bé, hãy kể về thực đơn bé được ‘măm’. 4. Hát cho bé nghe Dẫu mẹ không tự tin về giọng ca Chaien của mình thì vẫn nên hát cho bé nghe. Bởi với bé, tiếng của mẹ chính là bản nhạc tuyệt vời nhất. Nếu mẹ không thể hát được bài hát dài và khó thì chỉ cần nghêu nga đôi ba câu ngắn.
  3. Quá trình lặp đi lặp lại các từ trong bài hát sẽ là bước đầu tiên giúp bé ghi nhớ lời mà bé yêu thích để từ dần bắt chước. 5. Đọc cho bé nghe Nếu mẹ nghĩ rằng, bé sơ sinh chưa biết gì và sẽ chẳng có chút quan tâm nào đến sách vở thì mẹ đã nhầm to. Sự thật, bé hứng thú với sách sớm hơn mẹ nghĩ nhiều. Do đó, hãy thử đọc cuốn sách hoặc bộ truyện ưa thích của mẹ cho bé nghe, mẹ sẽ thấy bé phát triển ngôn ngữ tuyệt thế nào!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2