intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tích nước hồ chứa Tam Hiệp không liên quan đến động đất ở Vấn Xuyên

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

65
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau trận động đất ngày 12.05.2008 ở Vấn Xuyên tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc, càng ngày càng nhiều học giả bắt đầu quan tâm chú ý mối liên hệ giữa hồ chứa và động đất, song đối với vấn đề này có nhiều quan điểm khác nhau. Nhiều người đặt câu hỏi phải chăng vấn đề tích nước công trình Tam Hiệp có liên quan đến động đất ở Vấn Xuyên, công trình Tử Bình Phô phải chăng cũng có liên quan....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tích nước hồ chứa Tam Hiệp không liên quan đến động đất ở Vấn Xuyên

  1. Tích nước hồ chứa Tam Hiệp không liên quan đến động đất ở Vấn Xuyên Sau trận động đất ngày 12.05.2008 ở Vấn Xuyên tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc, càng ngày càng nhiều học giả bắt đầu quan tâm chú ý mối liên hệ giữa hồ chứa và động đất, song đối với vấn đề này có nhiều quan điểm khác nhau. Nhiều người đặt câu hỏi phải chăng vấn đề tích nước công trình Tam Hiệp có liên quan đến động đất ở Vấn Xuyên, công trình Tử Bình Phô phải chăng cũng có liên quan.
  2. Đập Tam Hiệp nổi tiếng thế giới Trong cuộc họp thường niên lần thứ 11 của Hiệp hội khoa học Trung Quốc, Viện sĩ Viện công trình Trung Quốc Trần Hậu Quân (sau đây gọi tắt là Viện sĩ Trần) tỏ rõ quan điểm tích nước hồ chứa Tam Hiệp không có liên quan gì đến động đất ở Vấn Xuyên, tích nước hồ chứa công trình Tam Hiệp không có các điều kiện để gây ra động đất lớn ở Vấn Xuyên, động đất lớn ở Vấn Xuyên cũng không có đặc điểm của hồ chứa gây ra động đất. Vấn đề này một lần nữa được đặt câu hỏi động đất ở Vấn Xuyên phải chăng có liên quan đến hồ chứa Tử Bình Phô, Viện sĩ Trần cũng đã công bố một bài báo thể hiện quan điểm rõ ràng “động đất ở Vấn Xuyên
  3. là do vận động đẩy ngược của tầng đứt gãy tạo thành, đến nay chưa phát hiện động đất hồ chứa có hình thức này ”. Bức ảnh cưới còn lại trong một căn hộ đổ nát ở thành phố Đô Giang Yển, cách thủ phủ Thành Đô (Chengdu) của tỉnh Tứ Xuyên 50 km. Ảnh: Reuters. Năm đặc điểm của động đất hồ chứa Theo Viện sĩ Trần, động đất hồ chứa là chỉ sự tích nước hồ chứa dẫn đến thay đổi trạng thái môi trường vật lý, từ đó gây ra hiện tượng động đất tại vùng hồ ở vị trí đập và phạm vi chìm ngập ứng với mực nước dâng bình thường. Theo số liệu ghi
  4. nhận được, xác suất phát sinh động đất hồ chứa là rất thấp, tích nước hồ chứa gây ra động đất lớn lại càng nhỏ. Mà còn không phải là hồ chứa đã xây dựng đều có thể gây ra động đất hoặc động đất xảy ra nơi hồ chứa đều là tích nước hồ chứa tạo thành. Cũng trong bài báo trên, Viện sĩ Trần đã so sánh hơn 100 hồ chứa trong và ngoài nước gây ra động đất, đồng thời tiến hành thống kê và quy nạp, đề xuất 5 đặc điểm hồ chứa gây ra động đất như dưới đây. Thứ nhất, tâm chấn của động đất hồ chứa chỉ phân bố ở hồ chứa và xung quanh nó, thông thường ở vị trí hồ chứa và trong phạm vi phụ cận 5km, độ sâu tâm chấn đa phần trong phạm vi 5km, rất ít vượt quá 10km. Động đất Vấn Xuyên cho dù là điểm xuất phát phá hoại nứt động đất (trong vi quan trắc) hay là khoảng cách phương kéo dài phá hoại nứt động đất đều lớn hơn 5km rất nhiều. Thứ hai, cấp động đất hồ chứa gây ra động đất thông thường đều khá nhỏ, hiện nay trên thế giới đã ghi được hồ chứa gây ra động đất lớn nhất là 6.4 độ Richter. Thứ ba, hồ chứa gây ra động đất chiếm tỉ lệ khá nhỏ, toàn thế giới đã xây dựng khoảng hơn một vạn hồ chứa vừa và lớn, nhưng chỉ có 101 hồ chứa đã gây ra động đất hồ chứa, chiếm khoảng 1% trên tổng số hơn 1 vạn hồ chứa vừa và lớn đã đăng ký với hội nghị đập lớn thế giới.
  5. Thứ tư, động đất hồ chứa có đặc trưng tiền chấn – chủ chấn – dư chấn, động đất hồ chứa thông thường xảy ra trong thời gian đầu tích nước hồ chứa, xuất hiện một vài động đất nhỏ (tiền chấn), sau đó dần dần tăng lên, cường độ tăng lớn, động đất lớn nhất (chủ chấn) xuất hiện ở lần đầu tích nước gần thời gian đạt mực nước lớn nhất, sau đó lại dần dần giảm yếu (dư chấn). Thứ năm, động đất Vấn Xuyên là do vận động đẩy ngược của tầng đứt gãy tạo thành, đến nay chưa phát hiện động đất hồ chứa nào có hình thức này. Viện sĩ Trần chỉ rõ, từ viễn cảnh toàn cầu, tuyệt đại đa số cấp động đất hồ chứa gây ra động đất nhỏ hơn 5 độ Richter, thuộc về động đất yếu hoặc vi động đất, chiếm hơn 80% trên tổng số hồ chứa gây ra động đất. Còn cường độ địa chấn từ 5 ~ 5.9 có 10 trận, cường độ địa chấn từ 6~6.4 chỉ có 4 trận. Động đất ở Vấn Xuyên có cường độ 8 độ Richter, năng lượng giải phóng động đất này lớn hơn năng lượng giải phóng động đất hồ chứa lớn nhất trong lịch sử là 200 lần.
  6. Chiếc trực thăng cứu hộ đang bay ngang qua một góc của huyện Bắc Xuyên đã bị biến thành bình địa. Ảnh: Reuters.
  7. Thiết kế chống động đất đập Tam Hiệp Vẫn đảm bảo đủ độ an toàn cho phép Nói về công trình đập Tam Hiệp, Viện sĩ Trần cho biết, chống động đất công trình đập Tam Hiệp là an toàn, điều kiện địa chất động đất tại vị trí đập tương đối ưu việt, cách thức cấu tạo địa chất vùng sở tại rõ ràng, môi trường cấu tạo địa chất vùng có độ ổn định khá cao. Hơn nữa, điều kiện địa chất công trình vị trí đập tốt, như xét về tổng thể khối đá granite nền khá hoàn chỉnh, tính thấm nước khối đá nhỏ. Quy mô nứt nẻ vùng vị trí đập nhỏ, với góc nghiêng là chính, lại kết dính tốt. Vùng vị trí đập không thai nghén cấu tạo phát sinh động đất cường độ mạnh. Hoạt động động đất trong vùng mức độ không cao, cường độ nhỏ, tần suất thấp. Theo tài liệu lịch sử tính đến năm 2000, vị trí xây dựng đập với chu vi trong phạm vi 300km đã 4 lần phát sinh động đất 6~6.5 độ Richter, tâm chấn đều cách vị trí đập trên 200km, động đất trên cấp 5 cũng cách vị trí đập trên 130km. Tại Nguyên An cách vị trí xây dựng đập 60km, Tiên Nữ Sơn cách 19km và Cửu Loan Khê cách 17km…có hoạt động nứt nẻ nhất định, nhưng đều thuộc hoạt động nứt nẻ yếu, khả năng phát sinh động đất cường độ cao rất nhỏ. Viện sĩ Trần vẫn nói với phóng viên Thời báo khoa học, khi xem xét đến tính không xác định của động đất với tính nghiêm trọng của hậu quả thiên tai do đập gây ra, trong tiêu chuẩn thiết kế chống động đất đập lớn của Trung quốc, mức tần suất thiết kế đã cao hơn nhiều so với 10% trong 50 năm của công trình nhà thông thường với mục tiêu công năng tương ứng, so với tiêu chuẩn cùng loại của nước ngoài cũng cao hơn, vả lại đã trải qua thử nghiệm trong trận động đất lớn ở Vấn Xuyên, thiết kế chống động đất đập Tam Hiệp càng đảm bảo độ an toàn cho phép.
  8. Tích nước hồ chứa Tam Hiệp không liên quan đến động đất ở Vấn Xuyên “Chúng tôi đã thực hiện rất nhiều công việc xoay quanh vấn đề động đất hồ chứa sau khi tích nước hồ chứa Tam Hiệp, đồng thời tiến hành nghiên cứu sâu” Viện sĩ Trần nói. Tháng 10 năm 2001, đã xây dựng xong hệ thống quan trắc động đất hồ chứa công trình Tam Hiệp, chủ yếu là mạng lưới trạm quan trắc kỹ thuật số. Ngoài ra, đoạn trọng điểm trong phạm vi 10km hai bờ hồ từ vị trí đập đến Ba Đông đã bố trí 18 công nhân trực tại trạm quan trắc động đất lưu động. Trước và sau tích nước hồ chứa, đã hoàn chỉnh và khống chế hữu hiệu toàn bộ đoạn Hiệp Giang, đặc biệt trong vùng hoạt động động đất từ khu vực đập đến mỗi bên của thị xã Phụng Tiết 20~30km. Mạng lưới trạm quan trắc vận hành bình thường, quy phạm quản lý, tài liệu hoàn chỉnh, phân tích tại chỗ, so sánh động đất đáy vùng hồ và phân tích động đất hồ chứa trước và sau khi phân kỳ tích nước, đã tích lũy tài liệu quý giá, đã cung cấp số liệu khoa học. Viện sĩ Trần cho biết, kết quả phân tích quan trắc động đất hồ chứa cho thấy, sau khi tích nước tần số vi chấn tăng lên rõ ràng, mà còn có liên quan nhất định đến mực nước hồ, đã hiển thị đặc trưng động đất hồ chứa. Nhưng đến nay phát sinh động đất hồ chứa phần nhiều trong phạm vi đoạn hồ đã dự báo trước. Mà còn tuyệt đại bộ phận phát sinh ở vùng có hang động Kasts và hầm khai khoáng, động đất nhỏ hơn cấp 3 và ở tầng nông. Đến nay cấp động đất lớn nhất là 4.1 thấp hơn nhiều so với giá trị dự báo.
  9. Ngoài ra, Viện sĩ Trần cho rằng, từ điều kiện cấu tạo vùng hồ có thể thấy động đất ở Vấn Xuyên là do sự chuyển động đột biến của đứt gãy Ánh Tú – Bắc Xuyên trong đới đứt gãy Long Môn Sơn vùng lòng chảo Tứ Xuyên hướng mặt đông cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng. Đới đứt gãy Long Môn Sơn với phần vùng hồ công trình Tam Hiệp thuộc vùng động đất Thanh Hải – Tây Tạng, đới động đất Long Môn Sơn và vùng động đất Hoa Nam, đới động đất trung lưu Trường Giang, hai cái này không liên hệ đến cấu tạo khu vực. Mà còn động đất Vấn Xuyên là động đất điển hình hình thức động đất chính – dư chấn, độ sâu tâm chấn lớn hơn 15km, từ phân bố không gian dư chấn thấy rằng chủ yếu phân bố viền đới đứt gãy hướng Đông Bắc, kéo dài vượt quá 300km, phân bố khá xa vùng hồ. Đặc trưng chuỗi động đất Vấn Xuyên, phân bố dư chấn với độ sâu tâm chấn đều không phù hợp với đặc điểm hồ chứa gây ra động đất. “Đập Tam Hiệp cách tâm chấn động đất Vấn Xuyên khoảng 700km, đầu nguồn hồ chứa cũng cách tâm chấn trên 300km. Vì vậy tích nước hồ chứa Tam Hiệp không liên quan đến động đất ở Vấn Xuyên” Viện sĩ Trần khẳng định. (theo Vương Tĩnh - Thời báo khoa học) Vũ Hoàng Hưng dịch
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2