Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh với vấn đề đại đoàn kết dân tộc
lượt xem 138
download
Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là nền tảng chính trị trong đường lối đổi mới của Đảng ta. Thấm nhuần Tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng trong những năm đổi mới đều khẳng định sự cần thiết phải vận dụng sáng tạo tư tưởng kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại do Người nêu lên. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng (1991) khẳng định "Trong điều kiện mới càng phải coi trọng vận dụng bài học kết hợp...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh với vấn đề đại đoàn kết dân tộc
- Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh với vấn đề đại đoàn kết dân tộc
- MỤC L ỤC Phần Mở Đầu ....................................................................................................................................................... 3 I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc ............................................................................................. 4 1. Nội dungcơ bản tư tưởng đạ i đoàn kết toàn dân của Hồ Chí Minh ............................................................ 4 2. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đạ i đoàn kết dân tộc.......................................................... 4 2.1 Đạ i đoàn kết là vấn đề chiến lược, quyết định thành công của cách mạng............................................. 4 2.2. Đạ i đoàn kết dân tộc là mục tiêu, mộ t nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. ........................................... 5 2.3. Đạ i đoàn kết là đạ i đoàn kết toàn dân: ...................................................................................................... 5 2.4. Đạ i đoàn kết phải có tổ chức, có lãnh đạo ................................................................................................. 6 2.5. Đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế: ............................................................................... 6 II. Sự vận dụng của Đảng ta về đạ i đoàn kết dân tộc theo Tư tưởng Hồ Chí Minh trong .............................. 6 1. Thực trạng khối đại đoàn kết dân tộc ở n ước ta trong thời gian qua ......................................................... 7 1.1 Mặ t tích cực : ................................................................................................................................................. 7 1.2 Mặ t hạn ch ế :................................................................................................................................................. 9 a. Chia rẽ khố đạ i đoàn kết dân tộc.................................................................................................................... 9 b. Bấ t bình đẳng giàu nghèo .............................................................................................................................11 2. Giải pháp cho việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộ c ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh : ...........................................................................................................................................................................12 a. Phải coi đại đoàn kết dân tộc là sự nghiệp của toàn dân, của hệ thông chính tri ( Nhà nước, Đảng, Hộ i….) .................................................................................................................................................................12 b. Coi đạ i đoàn kết dân tộc là động lực đảm bảo thắng lợi trong sự nghiệp đổi mới : ................................14 C. Phần kết luận .................................................................................................................................................15 Tài liệu tham khảo: ............................................................................................................................................16
- P h ầ n Mở Đ ầ u Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sứ c mạnh thời đại là nền tảng chính trị trong đường lố i đổ i mới của Đảng ta. Th ấm nhu ần Tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện củ a Đảng trong những năm đổ i mới đ ều kh ẳng đ ịnh sự cần thiết phải vận dụng sáng tạo tư tưởng kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại do Người nêu lên. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII củ a Đảng (1991) khẳng định "Trong điều kiện mới càng phải coi trọng vận dụng bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sứ c mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quố c tế, yếu tố truyền thống với yếu tố h iện đại để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa". Trong những năm đổi mới, quan điểm "Làm bạn với các nước dân chủ và không gây thù oán với một ai" của chủ tịch Hồ Chí Minh được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và vận dụng sáng tạo. Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã khẳng định "Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đố i tác tin cậy củ a các nước trong cộng đồng quố c tế, ph ấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển". Trước nguy cơ "diễn biến hoà bình", trư ớc việc mộ t số thế lực phản động lợi dụng vai trò giúp đỡ, viện trợ, đ ặt nhân quyền cao hơn chủ quyền để can thiệp vào công việc nội bộ các nước, hiện nay, hơn lúc nào hết chúng ta cần quán triệt lời dạy của Hồ Chí Minh "Mỗi một người phải nhớ rằng có độc lập mới có tự lập, có tự cường mới có tự do". Ngư ời còn ch ỉ rõ "Cố nhiên sự giúp đỡ củ a các nước là quan trọng nhưng không được ỷ lại, không được mong ch ờ ngư ời khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộ c khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập". Vận dụng tư tưởng trên đây củ a Hồ Chí Minh phù hợp với xu thế toàn cầu hoá và thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đ ất nước. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định "Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh th ần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ n ghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường". Thực tiễn công cuộc đổi mới vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" ở nư ớc ta trong suốt thời gian qua đã chứng minh rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sứ c mạnh thời đại luôn được Đảng ta quán triệt, vận dụng một cách sáng tạo và đưa lại những thành tựu to lớn, tạo th ế và lực cho dân tộc ta vững bước vào thế kỉ XXI. Hoàn thành bài tiểu luận này , em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ths.Nguyễn Văn Tuân đã trực tiếp hướng d ẫn và chỉ bảo tận tình cho em trong quá trình xây d ựng đ ề tài.
- Do điều kiện về thời gian, về tài liệu cũng như trình độ h iểu biết vấn đề của em còn h ạn ch ế nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ quý thầy cô để bài tiểu luận này củ a em được hoàn thiện hơn! Em xin chân thành cảm ơn! I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc 1. Nội dungcơ bản tư tưởng đại đoàn kết toàn dân của Hồ Chí Minh .Một là, Đảng Cộng sản có vai trò to lớn trong khối đ ại đoàn kết dân tộc. Hai là, phát huy vai trò của Nhà nước với đoàn kết toàn dân tộc. Ba là, xây d ựng Mặt trận dân tộc thống nhất. 2. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. 2.1 Đại đoàn kết là vấn đề chiến lược, quyết định thành công của cách mạng - Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc củ a Người có ý nghĩa chiến lược. Đó là một tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. - Đại đoàn kết dân tộc là chiến lược tập hợp lực lượng dân tộ c. Tập hợp mọ i lực lượng có thể tập hợp được nhằm hình thành sức mạnh to lớn của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù. - Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề sống còn của cách mạng. Tuy nhiên trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phải điều ch ỉnh chính sách và phương pháp tập hợp với những đối tượng khác nhau
- 2.2. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. + Tư tư ởng đại đoàn kết dân tộc được quán triệt trong mọ i chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng. + Đại đoàn kết dân tộc chính là đòi hỏi khách quan của quần chúng nhân dân. Trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng, Đảng có nhiệm vụ thức tỉnh, tập hợp, hư ớng dẫn quần chúng đấu tranh một cách tự giác, có tổ chức thành sức mạnh vô địch trong cuộc đ ấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người . 2.3. Đại đoàn kết là đại đoàn kết toàn dân: Vai trò của dân: HCM chỉ rõ dân là gốc củ a CM, là nền tảng của đất nước, là chủ thể củ a ĐĐK, là lực lượng quyết đ ịnh mọi thắng lợi của CM. Phương châm: ĐĐK theo HCM là ai có tài, có đức, có lòng phụng sự tổ quốc và nhân dân, thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì ta th ật thà đoàn kết với họ. Ba nguyên tắc đoàn kết: + Muốn đoàn kết thì phải hiểu dân, tin dân, dựa vào dân, tránh phân biệt giai cấp đơn thuần, cứng nhắc, không nên phân biệt tôn giáo, dân tộ c, cần xóa bỏ thành kiến, cần thật thà đoàn kết rộng rải. Ngư ời thường nói: Năm ngón tay có ngón vắn ngón dài, nhưng vắn dài đều hợp lại nơi bàn tay. Trong mấy mươi triệu người cũng có người thế này người thế khác, dù thế này, th ế khác cũng đều là dòng dõi của tổ tiên ta. + Muốn ĐĐK phải khai thác yếu tố tương đồng, hạn chế những điểm khác biệt giữa các giai tầng dân tộc, TG. . . Theo HCM, đã là người Việt nam (trừ Việt gian bán nước) điều có những điểm chung: Tổ tiên chung, nòi giống chung, kẻ thù chung là CN thực dân, nguyện vọng chung là độc lập, tự do, hòa bình thống nhất. . . . giai cấp và dân tộc là một thể thống nh ất, giai cấp nằm trong dân tộc và phải gắn bó với dân tộc, giải phóng giai c ấp công nhân là giải phóng cho cả dân tộc. + Phải xác định rõ vai trò, vị trí của mỗi giai tầng XH, nhưng phải đoàn kết với đại đa số người dân lao động (CN, ND, Tri thức, các tầng lớp lao động khác . . .), Người ch ỉ rõ: “Lự c lượng chủ yếu trong khối đoàn kết dân tộc là công nông, cho nên liên minh công nông là nền
- tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất”.Về sau Ngư ời có nêu thêm: lấy liên minh công nông – lao động trí óc làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân. Nền tảng càng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng có thể mở rộng, không e ngại bất cứ thế lực nào có thể làm suy yếu khố i đại đoàn kết dân tộc 2.4. Đại đoàn kết phải có tổ chức, có lãnh đạo Đoàn kết là vấn đề chiến lược, sống còn, không ph ải là tập hợp ngẫu nhiên, cảm tính, tự phát, mà được xây dựng trên một cơ sở lý luận khoa học. Do đó phải có tổ chức, lãnh đạo đ ể hoàn thành mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Cả dân tộc, toàn dân ch ỉ trở thành lực lượng to lớn, sức mạnh vô địch khi được giác ngộ về mục tiêu chiến đấu chung, và được tổ chức thành một khố i vững ch ắc và hoạt động theo mộ t đường lối chính trị đúng đắn. 2.5. Đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế: Đại đoàn kết dân tộc phải đi đến đại đoàn kết quốc tế và là cơ sở cho việc thực hiện đoàn kết quốc tế. Ngư ợc lại, đại đoàn kết quốc tế là một nhân tố hết sức quan trọng giúp cho cách mạng Việt Nam hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nh ất đ ất nước, đưa cả nư ớc quá độ lên chủ nghĩa xã hộ i.Tư tưởng ĐĐK không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời, không phải là sách lược mà là vấn đề mang tính chiến lược. Người xác đ ịnh “đoàn kết là lẽ sinh tồn dân tộc ta, lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập tự do, trái lại thì nước ta bị xâm lấn. Đoàn kết trên lập trường giai cấp CN nghĩa là bao hàm c ả đoàn kết quố c tế, tạo sự thống nh ất giữ a lợi ích dân tộc với lợi ích quốc tế, chủ nghĩa yêu nước chân chính gắn với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. II. Sự vận dụng của Đảng ta về đại đoàn kết dân tộc theo Tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạ n hiện nay
- 1. Thực trạng khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta trong thời gian qua 1.1 Mặt tích cực : Đảng và nhà nư ớc trong th ời kỳ hiện nay về cơ bản đ ã xây d ựng được khối đại đoàn kết dân tộc, khố i đại đoàn kết toàn dân cụ thể : Chủ tịchUBTWMTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm kh ẳng đ ịnh, đ ại đoàn kết dân tộc trong mặt trận thống nhất là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong đường lố i cách mạng củ a Đảng Cộng sản Việt Nam, là truyền thống quý báu trong sự n ghiệp đ ấu tranh giải phóng dân tộc, thống nh ất đ ất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. “ Đại đoàn kết ” là truyền thống ngàn đời củ a dân tộ c ta, là đường lối chiến lược xuyên suố t của Đảng ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân mẫu mực, vĩ đại củ a khố i đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Trong những năm qua đảng , Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương , đường lối về đại đoàn kết dân tộc, chăm lo cho các giai cấp, các tầng lớp xã hội, cũng như các tôn giáo và người định cư ở nước ngoài, đố i với 4 triệu đồng bào ta ở nước ngoài, Đảng và Nhà nước cũng rất quan tâm đến bà con. Điều đó đư ợc thể hiện qua việc ban hành Nghị quyết số 36/NQ- TW ngày 26-3-2004 củ a Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nư ớc ngoài. Tại kỳ h ọp thứ tư, Quốc hội khóa XII (tháng 11 -2008) đã thông qua Luật Quốc tịch (sửa đổ i) và tại kỳ họp thứ n ăm, Quốc hộ i khóa XII (tháng 6-2009), đ ã thông qua Lu ật sửa đổ i, bổ sung Điều 126 của Lu ật Nhà ở và Điều 121 củ a Luật Đất đai, theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho bà con kiều bào trở về quê hương chung tay góp sức xây dựng đất nước. Tại Đại hội lần thứ VII Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (tháng 9-2009) đại biểu kiều bào cũng đư ợc mời tham dự, góp tiếng nói trong Đại hội. Nhiều địa phương, địa bàn trong cả nước đã có nhiều cách làm hay và sáng tạo để thu hút nguồn trí tuệ, nhân tài, vật lự c đáng kể củ a kiều bào đóng góp cho quê hương, đồng thời giúp bà con hiểu rõ hơn về chính sách đại đoàn kết mà Đảng, Nhà nước đã kiên trì thực hiện.được thể chế hóa trong các chính sách, pháp lu ật của nhà nư ớc, trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hộ i, an ninh, quốc phòng, đối ngoại và đáp ứng cơ bản những lợi ích, nguyện vọng chính đáng củ a các giai cấp tầng lớp xã hộ i Trong xã hội nước ta có nhiều thành phần, giai cấp, tầng lớp, hình thức, sỏ hữu về tư liệu sản xu ất song về cơ b ản đang thay đổi theo chiều hướng tích cực, với phương châm “Đại đoàn kết toàn dân ” thì mối quan h ệ giữa các giai cấp, các tầng lớp là mối quân hệ hợp tác, chung sức chung lòng vì mộ t nước Việt Nam độc lập, tự do, ấm no, h ạnh phúc. Sự đồng thuận xã hộ i trong các vấn đề lớn củ a đất nước ngày càng được tăng cường, việc thực hành dân chủ trong Đảng và trong xã hội có nhiều tiến bộ , môi trường xã hội và các yếu tố giải phóng con người ngày càng được xác lập đầy đủ hơn. Các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hộ i từng bước đư ợc thực hiện hài hòa, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung và hòa hiếu của dân tộc được đề cao, đời sống vật chất và tinh thần của đ ại bộ phận nhân dân được cải thiên rõ rệt ….từ đó tạo điều kiện thuận lợi để tập hợp rộng rãi các tầng lớp
- nhân dân, khối “ Đại đoàn kết dân tộc ” tiếp tục được mở rộng và thống nhất theo mục tiêu chung, tính chủ động sáng tạo và tính tích cự c củ a nhân dân được phát huy. Đảng và nhà nước tìm ra đ iểm tương đồng trong 54 dân tộ c đó là vì mụ c tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ngày càng được tăng cường. Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam với các tầng lớp nhân dân ngày càng mật thiết đây là kết quả đ ạt được của việc xây d ựng khối “ Đại đoàn kết toàn dân ” trong xã hội. Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc, kể cả người Kinh (Việt) đều lưu giữ nh ững hình thức tín ngưỡng, tôn giáo riêng của mình. Ở Việt Nam, do đặc điểm lịch sử liên tục bị xâm lư ợc từ bên ngoài nên việc Lão giáo, Nho giáo - những tôn giáo có nguồn gốc ở phía B ắc thâm nh ập; Công giáo - một tôn giáo gắn với văn minh Châu Âu vào truyền đ ạo và sau này đạo Tin lành đã khai thác điều kiện chiến tranh ở miền Nam để truyền giáo thu hút ngư ời theo đạo . hiện nay ở Việt Nam có khoảng 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có khoảng gần 20 triệu tín đồ của 6 tôn giáo đang ho ạt động bình thường, ổn đ ịnh, chiếm 25% dân số . Cụ thể: - Phật giáo: Gần 10 triệu tín đồ (những người quy y Tam Bảo), có mặt h ầu hết ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó tập trung đông nhất ở Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Thừa Thiên -Hu ế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Lâm Đồng, Sóc Trăng, Trà Vinh, thành phố Cần Thơ... - Thiên chúa giáo: Hơn 5,5 triệu tín đồ, có mặt ở 50 tỉnh, thành phố, trong đó có một số tỉnh tập trung đông như Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Kon Tum, Đắk Lắk, Khánh Hoà, Bình Thuận, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, thành phố Cần Thơ... - Đạo Cao Đài: Hơn 2,4 triệu tín đồ có mặt chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ như Tây Ninh, Long An, Bến Tre, TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau, An Giang.. . - Phật giáo Hoà Hảo: Gần 1,3 triệu tín đồ, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ như: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long. - Đạo Tin lành: khoảng 1 triệu tín đồ, tập trung ở các tỉnh: Đà Nẵng, Qu ảng Nam, TP Hồ Chí Minh, Bến Tre, Long An, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Bình Phước... và một số tỉnh phía Bắc. - Hồ i Giáo: Hơn 60 nghìn tín đồ, tập trung ở các tỉnh: An Giang, TP Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Ninh Thu ận... Ngoài 6 tôn giáo chính thức đang ho ạt động bình thường, còn có một số nhóm tôn giáo địa phương, hoặc mới được thành lập có liên quan đến Phật giáo, ho ặc mới du nh ập ở bên ngoài vào như: Tịnh độ cư sỹ, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tổ Tiên Chính giáo, Bàlamôn, Bahai và các h ệ phái tin lành.
- Với sự đa d ạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo nói trên, người ta thường ví Việt Nam như bảo tàng tôn giáo củ a thế giới. Về khía cạnh văn hoá, sự đ a dạng các lo ại hình tín ngưỡng tôn giáo đã góp ph ần làm cho nền văn hoá Việt Nam phong phú và đặc sắc. Tuy nhiên đó là những khó khăn đặt ra trong việc thực hiện chủ trương, chính sách đố i với tôn giáo nói chung và đối với từng tôn giáo giáo cụ thể. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng năm 1991 đã khẳng định: "Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh th ần củ a một bộ phận nhân dân. Đảng và Nhà nư ớc ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình đ ẳng, đoàn kết lương giáo và giữ a các tôn giáo. Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo, chống những hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại độc lập dân tộc và đoàn kết dân tộc, chống phá chủ ngh ĩa xã hội, ngăn cản tín đồ làm ngh ĩa vụ công dân". Cương lĩnh xây dựng đất nư ớc trong th ời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hộ i cũng ghi rõ: "Tín ngư ỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ ph ận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đ ảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, đồng thời chống việc lợi dụng tín ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân". 1.2 Mặt hạn chế : a. Chia rẽ khố đại đoàn kết dân tộc Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch xác định tôn giáo là vấn đề nhạy cảm, tín đồ tôn giáo là lực lượng xã hội dễ lừa bịp, kích động để tạo dựng “ngọn cờ”, tập hợp lực lượng chống đối. Ngay từ khi đặt chân vào Việt Nam, chủ nghĩa đế quốc đã tính toán đến âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta. Chúng tìm cách mua chuộc, lôi kéo các giáo sĩ, tín đồ các tôn giáo để thực hiện mục đích chính trị phản động. Các thế lực thù đ ịch luôn xác định vấn đề “tự do tôn giáo” là hướng ưu tiên chính trong chính sách đối với Việt Nam, chúng tìm mọi cách tách tôn giáo ra kh ỏi sự quản lý của Nhà nước. Quốc hội Mỹ đ ã ra một số nghị quyết và tổ chức nhiều cuộc điều trần về vấn đề tôn giáo ở việt Nam; xếp Việt Nam vào danh sách các quốc gia “đàn áp tôn giáo”! Gần đây, Uỷ ban Tự do tôn giáo của Mỹ tiếp tục công bố báo cáo đánh giá tiêu cực về tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Trong khi đó, bọn phản động lợi dụng tôn giáo trong nước, nhất là số cực đoan, quá khích trong công giáo, phật giáo Ấn Quang, phật giáo Hoà Hảo,... lợi dụng những diễn biến phức tạp trên thế giới, hoạt động ngày càng quá khích hơn; câu kết với các thế lực thù
- địch b ên ngoài lôi kéo, tập hợp tín đồ để kích động biểu tình, gây rối, tạo cớ cho bên ngoài can thiệp. Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam, tập trung vào một số hoạt động chủ yếu sau đây: Một là, tìm cách ủng hộ và thông qua các đạo luật mang tính pháp lý nhằm lợi dụng vấn đề tôn giáo để hoạt động can thiệp, chống phá. Hai là, dung túng, giúp đỡ lực lượng phản động trong tôn giáo người Việt ở hải ngoại tổ chức hoạt động chống Việt Nam. Ba là, h ỗ trợ, kích động và ch ỉ đạo các đối tượng cực đoan, phản động trong tôn giáo ở trong nước tổ chức các hoạt động chống phá. Các thế lực thù địch đã chỉ đạo cho một số đối tượng cực đoan, núp dưới danh nghĩa những nhà truyền đạo, như “mục sư”, “tình nguyện viên”,... để đi sâu vào nội bộ quần chúng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, nh ằm lừa phỉnh, dụ dỗ, xúi giục, kích động các tín đồ bỏ lao động sản xuất để tham gia hoạt động biểu tình chống đối chính quyền. Được chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch hậu thuẫn, bọn phản động trong các tôn giáo ở Tây Nguyên ra sức lợi dụng việc Đảng và Nhà nư ớc ra thực hiện chủ trương xoá các tổ chức Tin Lành trái phép để vu cáo chính quyền Nhà nước Việt Nam “Vi phạm tự do tôn giáo”, kêu gọi “cầu nguyện cho Tin Lành Tây Nguyên”, đồng thời kích động các hoạt động chống đối. Hiện nay và trong thời gian tới, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù đ ịch đã, đang và sẽ tăng cường chỉ đạo, giúp đỡ mọi mặt để phát triển đạo trong các vùng dân tộc ít người, bao gồm cả phát triển các đạo giáo mới và cả số người theo đạo, biến các tổ chức và hoạt động tôn giáo thành các tổ chức và hoạt động chính trị chống lại cách mạng Việt Nam. Chúng ta phải thường xuyên nêu cao cảnh giác, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền để nhân dân th ấy rõ âm mưu thâm độc của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. Ví dụ như : Nguyễn Công Chính (tên gọi khác là Nguyễn Thành Long, SN 1969), hiện đang cư trú tại phường Hoa Lư, TP Pleiku, Gia Lai. Trong suốt khoảng thời gian từ năm 2003 cho đến nay, Chính thường xuyên trả lời phỏng vấn các báo, đài, cơ quan truyền thông của nước ngoài, phát tán trên mạng internet các tài liệu có nội dung tuyên truyền, chống phá nhà nư ớc, chia rẽ các tầng lớp nhận dân với lực lư ợng vũ trang, chia rẽ các khối đại đoàn kết dân tộc… Ngoài ra, Nguyễn Công Chính còn liên kết với các đối tượng khác như Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Trần Khải Thanh Thủy để tuyên truyền các nội dung sai sự thật, kích động và tham gia vào các tổ chức khiếu kiện đông người, vượt cấp lên trung ương. Các linh mục ở giáo xứ Thái Hà đã phớt lờ những ý kiến chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, tiếp tục kích động, xúi giục gây rối trật tự công cộng, tụ tập đông người, kích động giáo dân mang nhiều tranh ảnh, tượng đặt vào bên trong khu đất, dựng lều bạt trong khu đất này. Hành vi cố ý vi phạm pháp luật trong thời gian dài cho th ấy động cơ mưu lợi của một số cá nhân trong vụ việc là rất rõ.
- QĐND – Trong âm mưu “diễn biến hòa bình” chống Việt Nam, các thế lực thù địch, ph ản động luôn tìm cách lợi dụng vấn đề dân tộc để phá hoại khối đại đoàn kết, kích động chống đối, nhằm gây mất ổn định chính trị – xã hội, tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của ta. Một trong những tổ chức được các thế lực triệt để lợi dụng để chống phá Việt Nam là FULRO, một trong những nhân vật đư ợc xem “tiên phong” thực hiện mưu đồ n ày là Lok Ksor (ở Mỹ). Trong dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2 - 9 vừa qua, thêm một hành động chống phá của chúng đ ã bị ta phát hiện, ngăn chặn kịp thời… Điểm đáng chú ý trong âm mưu của chúng là tuyên truyền: “Đất Tây Nguyên là của người Thượng”, kích động người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên “đuổi người Kinh về đồng bằng”. Đây không chỉ là lu ận điệu cố tình phủ nhận chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta, mà còn nhằm chia rẽ mối đoàn kết giữa người Kinh với ngư ời dân tộc thiểu số, tạo ra các vụ đòi đất, biểu tình, b ạo loạn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển KT-XH, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. b. Bất bình đẳng giàu nghèo Bất bình đẳng giàu nghèo sự khác biệt về thu nhập dẫn đến sự khác biệt rõ ràng về chất lượng sống giữa nhóm giàu với nhóm nghèo. Điều mà chúng ta thấy rõ là ngư ời giàu thì sẽ có điều kiện để nâng cao chất lượng cuộc sống tốt hơn nhiều so với người nghèo.Như vậy có thể thấy sự phân hóa giàu nghèo vừa là nguyên nhân của sự phân tầng xã hội và ngược lại. Ảnh hưởng của phân hóa giàu nghèo đến vấn đề ANTT trong xã hội hiện nay An ninh trật tự là một vấn đề cốt yếu quan trọng của mọi xã hội loài người. Đó là yếu tố dẫn đến sự ổn định về chính trị, an ninh, quốc phòng. Trong bối cảnh hiện nay, khi chúng ta ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới thì vấn đề ANTT ngày càng được đặt ra với vai trò quan trọng hàng đ ầu. Tuy nhiên khi phân hóa giàu nghèo đang có xu hướng diễn ra ngày càng sâu sắc thì thật khó có thể đảm bảo vấn đề ANTT. Bởi lẽ phân hóa giàu nghèo sẽ dẫn đến những tác động sau đây: Thứ nhất, phân hóa giàu nghèo kh ắc sâu thêm hố sâu ngăn cách giữa nhóm giàu với nhóm nghèo, từ đó dẫn tới mối liên kết giữa các nhóm xã hội ngày càng lỏng lẻo. Đây là một yếu tố gây ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc - yếu tố cơ bản trong việc đảm bảo vấn đề an ninh chính trị. Thứ hai, phân hóa giàu nghèo là tiền đề tác động đến tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội. Vì vậy, để ổn định tình hình TTATXH thì một trong những biện pháp mang tính phòng ngừa là ổn định nền kinh tế vĩ mô, tạo nhiều công ăn việc làm ổn định, đảm bảo cuộc sống cho mọi ngư ời dân trong cả nước. Thứ ba, cùng với tệ n ạn tham nhũng, phân hóa giàu nghèo là 2 hiện tượng có tác động trực tiếp đến bất bình đ ẳng xã hội. Tạo ra tâm lý bất bình đối với tệ nạn tham nhũng và sự phân hóa giàu nghèo. Cùng với xu hướng tất yếu của nền kinh tế thị trường là sự thương mại hóa các lĩnh vực y tế, giáo dục sẽ làm cho người nghèo khó có thể tiếp cận. Vì th ế, họ không được hưởng các phúc lợi xã hội mà lẽ ra họ có quyền được hư ởng... dẫn tới người dân suy giảm lòng tin vào sự lãnh đ ạo của Đảng và Nhà nước, vào chế độ; tạo ra
- tâm lý chống đối, làm phát sinh “khiếu kiện” và những “điểm nóng” với những biến phức tạp về an ninh xã hội. Thứ tư, phân hóa giàu nghèo vừa là điều kiện làm cho nội bộ cán bộ đảng viên tự diễn biến theo chiều hướng xấu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh chính trị nội bộ; dẫn đến tình trạng bộ máy nhà nước hoạt động kém hiệu lực; các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bị vô hiệu hóa và bị xuyên tạc; sự lãnh đạo của Đảng suy yếu. Thứ năm, phân hóa giàu nghèo có mối quan hệ chặt chẽ với tăng trư ởng và phát triển. Nếu giải quyết tốt vấn đề phân hóa giàu nghèo sẽ tác động tích cực tới mục tiêu phát triển nền kinh tế một cách bền vững. Tránh được những hệ lụy do quá trình đ ẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nền kinh tế như môi trường, tài nguyên b ị phá hoại, chuyển đổi mục đích sử dụng tài nguyên không đúng d ẫn tới sự lãng phí trong việc khai thác sử dụng tài nguyên. Như vậy, phân hóa giàu nghèo có mối liên hệ chặt chẽ với vấn đề an ninh môi trường. 2. Giải pháp cho việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh : a. Phải coi đại đoàn kết dân tộc là sự nghiệp của toàn dân, của hệ thông chính tri ( Nhà nước, Đảng, Hội….) - Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà h ạt nhân lãnh đạo là các tổ chức đảng, trong đó các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu cần quán triệt, thực hiện tốt một số nội dung: 1- T ăng cường lãnh đạo, giáo dục và vận động làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của đại đoàn kết dân tộc. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc phải được thể hiện trong mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại. Các chủ trương, chính sách, pháp lu ật đó phải tạo điều kiện và môi trường thuận lợi nhằm khai thác mọi tiềm năng, khuyến khích mọi người, mọi tổ chức phát huy cao độ mọi nguồn lực và tài năng sáng tạo, đóng góp thiết thực cho sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ đất nước, không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh th ần của nhân dân. 2- Đẩy mạnh việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm Nhà nư ớc ta thực sự là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, thật sự là công bộc của nhân dân, có năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; tích cực phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm, quyết tâm tạo cho đư ợc chuyển biến mạnh mẽ, thiết thực trong cuộc đấu tranh hết sức khó khăn này.
- 3- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tư cách là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội; tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo và ngư ời Việt Nam định cư ở nước ngoài, là một bộ phận của hệ thống chính trị và là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, góp ph ần tăng cường sự đồng thuận trong xã hội, đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nh à nước, các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại vào cuộc sống. 4- Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên vừa là ngư ời lãnh đạo Mặt trận. Đảng tôn trọng tính tự chủ, ủng hộ mọi hoạt động tự nguyện, tích cực, sáng tạo và chân thành lắng nghe ý kiến đóng góp của Mặt trận và các đoàn thể. Th ấm nhuần tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lấy đại nghĩa dân tộc làm trọng, đo àn kết, tập hợp trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng th ành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam yêu quý. a. Tiếp tục đổi mới chinh sách giai cấp tôn giáo để tăng c ường khối đại đoàn kết dân tộc : Ph ải triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ tiếp tục phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đổi mới và nâng cao ch ất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn th ể nhân dân. Trong lĩnh vực này, quan điểm và chủ trương của Đảng ta là : Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và mở rộng Mặt trận Dân tộc thống nhất trong bối cảnh mới; Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng; tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung... để tập hợp, đo àn kết mọi người vào Mặt trận Dân tộc thống nhất, tăng cường đồng thuận xã hội. Bảo đảm công bằng, b ình đẳng xã hội, chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng, hợp pháp của các tầng lớp nhân dân, kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội; thực hiện dân chủ gắn liền với giữ gìn kỷ cương, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; không ngừng bồi dư ỡng nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tinh thần tự lực tự cường xây dựng đất nư ớc. Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà h ạt nhân lãnh đạo là các tổ chức Đảng, được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức, trong đó các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.
- b. Coi đại đoàn kết dân tộc là động lực đảm bảo thắng lợi trong sự nghiệp đổi mới : Động lực chủ yếu để phát triển đ ất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết h ợp hài hòa lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọ i tiềm năng và nguồn lực củ a các thành phần kinh tế, củ a toàn xã hội. b. Phát huy sức mạ nh dân tộc : Khơi dậy và phát huy cao độ sức manh nội lực, phải xuất phát từ lợi ích dân tộc, từ phát huy nội lực dân tộc mà mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tranh thủ mọi khả năng có thể tranh thủ được để xây dựng, phát triển đất n ước. - trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa, để khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, nâng cao ý chí tự cường dân tộc, trong chính sách đ ại đoàn kết, phải chú ý phát huy tính năng động của mỗi người, mỗi bộ phận để mọi việc từ lãnh đạo, quản lý, đến sản xuất kinh doanh, học tập và lao động đều có năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao. Đồng thời, phải khắc phục được những tiêu cực của kinh tế thị trường, đặc biệt tâm lý chạy theo đồng tiền, cạnh tranh không lành mạnh làm phai nh ạt truyền thống đo àn kết, tình nghĩa tương thân tương ái của dân tộc, giải quyết đói ngh èo, thu hẹp khoảng cách, ranh giới giữa kinh và thượng, giữa nông thôn và thành thị, cũng cố khối đại đoàn kết 54 dân tộc anh em, chăm lo đời sống đồng bào dân tộc ít người, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo, các tập quán tốt đẹp của dân tộc, kiên quyết loại bỏ những âm mưu lợi dụng tôn giáo, tà giáo để gây rối. - p hải xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Phải chống các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn tham nhũng, quan liêu, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, ph ải biết lắng nghe những ý nguyện chính đáng của nhân dân, phải kịp thời giải quyết những oan ức của nhân dân, làm cho lòng dân được yên. Ph ải tiếp tục đổi mới chính sách giai cấp, chính sách xã hội, đặc biệt coi trọng việc xây dựng mặt trận, đổi mới, hoàn thiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sách đối với công nhân, với nông dân, với trí thức, chính sách đối với cộng đồng người việt nam ở nư ớc ngoài, chính sách đối với các thành phần kinh tế, tập hợp đến mức rộng rãi nh ất mọi nhân tài, vật lực vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nư ớc. - trong điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa kinh tế ngày càng phát triển, đòi hỏi phải củng cố sự đoàn kết với phong trào cách mạng các nư ớc, đồng thời phải nắm vững phương châm ngoại giao mềm dẻo, có nguyên tắc nh ằm thực hiện thắng lợi chính sách đối ngoại hiện nay của đảng và nhà nước ta là: việt nam muốn là b ạn và đói tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, vì hòa bình, hợp tác và phát triển. trong tình hình thế giới hiện nay, đ òi hỏi chúng ta phải có những chủ trương đúng đắn, sáng tạo trong việc nắm bắt cơ hội, vượt qua thử thách, đẩy lùi nguy cơ, để vừa
- nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, vừa giữ vững bản sắc dân tộc, giữ vững đinh hư ớng xã hội chủ nghĩa. ngoài ra, đảng và nhà nư ớc ta phải chủ trương phát huy mạnh mẽ sức mạnh dân tộc - sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, sức mạnh của người làm chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, trên cơ sở sức mạnh bên trong mà tranh thủ và vận dụng sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của lực lượng ben ngoài. Xóa bỏ mọi thành kiến, phân biệt đố i xử để phát huy sức mạnh dân tộc C. Phần kết luận Trong tất cả mọi người việt nam sống ở trong nước hay ở nước ngo ài đều luôn luôn tiềm ẩn tinhthần, ý thức dân tộc trong tâm thức của họ. Vì vậy, khơi nguồn và phát triển đến đỉnh cao
- sứcmạnh dân tộc và trí tuệ của con người việt nam, thực thi chiến lược đại đo àn kết dân tộc của hồchí minh một cách sáng tạo, quy tụ lực lượng dân tộc bằng nội dung và hình thức tổ chức thíchhợp với mọi đối tượng tập thể và cá nhân trên cơ sở lấy liên minh công nông và trí thức làm nòngcốt do đảng cộng sản lãnh đạo, phấn đấu vì độc lập của tổ quốc, tự do, hạnh phúc của của toàndân là một bài học kinh nghiệm lịch sử có giá trị bền vững lâu dài, đặc biệt có ý nghĩa chính trịquan trọng trong sự nghiệp thực thi đ ường lối đổi mới, thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nư ớctrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay. cách mạng nước ta đã bước sang giai đoạn mới có sự khác biệt về chất so với thời kỳ đấutranh bảo vệ tổ quốc và giải phóng đất nư ớc, thậm chí cũng đã khác rất nhiều so với 20 năm trước.Đại hội ix và x của đảng ta đã xác định đại đoàn kết toàn dân tộc là một động lực chủ yếu của sựphát triển đất nước. Do vậy, công tác cán bộ phải quán triệt hơn nữa quan điểm và bài học kinhnghiệm của đảng và bác hồ về việc kết hợp quan điểm giai cấp và phát huy truyền thống đại đoànkết toàn dân tộc. Từ thực tiễn lịch sử chứng minh rằng giữa giai cấp công nhân và đại đoàn kếtdân tộc có quan hệ biện chứng, không hề đối lập nhau: nếu là công nhân (và chỉ có công nhânthực sự) th ì mới thực hiện đư ợc đại đoàn kết toàn dân tộc. Đứng trên lập trường khác không thểđại đoàn kết toàn dân tộc thực sự được. Ngược lại, thực hiện đại đo àn kết dân tộc chính là thựchiện quan điểm của giai cấp công nhân, phù hợp với lợi ích của giai cấp công nhân. Theo quanđiểm này, làm thế nào tận dụng được hết tất cả tài năng không phân biệt giai cấp, nguồn gốc xu ấtthân, là người việt nam trong nước hay người việt nam ở nước ngoài, chính là thể hiện quan điểmgiai cấp công nhân của đảng ta. Lựa chọn cán bộ phải căn cứ chủ yếu vào nhận thức và hành độngthực tiễn của mỗi người chứng tỏ rằng đang phấn đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,phấn đấu cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tài liệu tham khảo:
- 1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đ ảng lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, Nxb Chính trị Qu ốc gia; 2. Giáo trình Đ ường lối cách mạng của Đ ảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nộ i 2009; 3. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quố c gia, Hà Nộ i 2009; 4. Tìm hiểu môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh dưới dạng hỏi và đáp, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội 2007; 5. Tìm hiểu môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam dưới dạng hỏi và đáp, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nộ i 2007; 6. Trần Quang Cơ, tạp chí Qu ốc phòng toàn dân, tháng 4/2005; 7. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam 8. http://www.baomoi.com 9. http://www.canbotre.danang.vn 10. h ttp://www.tuyengiao.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn