Tiềm năng du lịch của Ninh Bình<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tiềm năng du lịch của Ninh<br />
Bình<br />
Bởi:<br />
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân<br />
<br />
<br />
Giới thiệu về du lịch Ninh Bình<br />
<br />
Ninh Bình là một tỉnh giàu tiềm năng về du lịch , với vị trí cách thủ đô Hà nội 90km,<br />
nằm trên trục giao thông chính Bắc Nam . Diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.420,77 km2,<br />
dân số là 902 nghìn người . Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này tài nguyên du lịch<br />
phong phú , đa dạng , độc đáo với nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú , nhiều hang động<br />
và khu du lịch nổi tiếng như: Vườn quốc gia Cúc Phương, cố đô Hoa Lư , Khu bảo tồn<br />
thiên nhiên đất ngập nước Vân Long , suối nước khoáng Kênh Gà , động Vân Trình ,<br />
nhà thờ đá Phát Diệm , khu du lịch hang động Tràng An , khu du lịch Tam Cốc Bích<br />
Động…Tất cả những di tích và danh lam thắng cảnh này đã trở thành những điểm đến<br />
du lịch trong những tour du lịch mà du khách trong và ngoài nước rất ưu chuộng .<br />
<br />
Ninh Bình cũng là một địa danh có nhiều di tích lịch sử văn hoá . Trên toàn tỉnh đã thống<br />
kê được 975 di tích , trong đó có 80 di tích được xếp hạng và cấp bằng di tích quốc gia .<br />
<br />
Ninh Bình cũng có nhiều lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá làng quê Việt<br />
Nam được kế thừa và phát triển từ phong tục tập quán của nền văn minh lúa nước , văn<br />
hoá Hoà Bình, văn hoá Đông Sơn đã trải qua hàng ngàn năm về trước<br />
<br />
Với tài nguyên phong phú như vậy , ở Ninh Bình có thể tổ chức và phát triển du lịch với<br />
nhiều sản phẩm du lịch thuộc các loại hình sau:<br />
<br />
• Du lịch văn hoá lịch sử<br />
• Du lịch lễ hội tâm linh<br />
• Du lịch thể thao leo núi , làng nghề<br />
• Du lịch tắm ngâm , chữa bệnh<br />
• Du lịch cuối tuần giải trí câu cá<br />
• Du khảo làng quê<br />
• Du lịch sinh thái<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1/9<br />
Tiềm năng du lịch của Ninh Bình<br />
<br />
<br />
Loại hình du lịch nào cũng hấp dẫn và có thể thu hút khách đến thăm quan dài ngày .Du<br />
lịch một vùng non nước Ninh Bình là đến nơi một không gian sinh vật cảnh thiên nhiên<br />
kỳ thú . Đặc biệt là vườn quốc gia Cúc Phương và khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước<br />
Vân Long. . .<br />
<br />
Các khu du lịch trọng điểm của Ninh Bình<br />
<br />
Với rất nhiều khu du lịch và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh nhưng đã chia ra làm<br />
6 khu du lịch trọng điểm sau đây:<br />
<br />
Khu du lịch vườn quốc gia Cúc Phương<br />
<br />
Khu rừng nguyên sinh có diện tích tự nhiên rộng lớn 22 ngàn ha trên địa bàn 3 tỉnh là<br />
Ninh Bình, Hoà Bình, Thanh Hoá . Theo những kết luận đã được các nhà khoa học dày<br />
công nghiên cứu qua nhiều năm : Rừng Cúc phương còn giữ được nguyên vẹn một khu<br />
rừng nhiệt đới , với sự hiện diện phong phú của các loài động thực vật tiêu biểu .<br />
<br />
Đến Cúc Phương là đến với vườn bách thảo khổng lồ , tổng số thống kê được ở trong<br />
bảng danh mục thực vật cho đến thời điểm này là 1944 loài thuộc 912 chi , 219 họ ,<br />
86 bộ của 7 ngành gồm ngành rêu, ngành quyết , ngành thông đất , ngành cỏ tháp bút ,<br />
dương xỉ , hạt trần, hạt kín …So với số loài ở Việt nam số loài thực vật ở Cúc Phương<br />
chiếm 17,27%.<br />
<br />
Từ cửa vườn , ta lần lượt đến với động người xưa , đồi Kim Giao , được chứng kiến<br />
tận mắt dấu ấn của người cổ đại còn lưu lại ở động , được nghe tình tiết về câu chuyện<br />
tình huyền thoại trên đồi Kim Giao . Luồn theo những vách núi , cánh rừng , trong âm<br />
thanh kỳ ảo của gió , lảnh lót tiếng chim rừng , qua những bụi dây leo ta đến với cây<br />
Chò Chiến Thắng đồ sộ ngàn năm tuổi , cao tới 70m , ta còn gặp ở đây cây sấu cổ , gốc<br />
sù sì với chi vi là 60m đã ngàn tuổi thọ xong sức sống của nó chưa hề có tuôỉ , cành lá<br />
vẫn sum suê vươn xa toả rộng che chở cho muôn loài .<br />
<br />
Cây Chò Chỉ vẫn vươn cao sừng sững vượt lên không gian , kiêu hãnh sánh vai với các<br />
bậc đại thụ như cây Sấu , Chò chiến thắng . Hoa lá, cỏ cây ở rừng Cúc Phưong như bức<br />
tranh thuỷ mạc của thiên nhiên làm du khách đắm say thưởng thức . Chỉ riêng phong lan<br />
đã có trên 50 loài , có loài trông mềm mại , e ấp , có loài trông đài các , kiêu sa … Nhìn<br />
lên cao những chùm phong lan đủ mầu đỏ , vàng , tím như những chiếc đèn lồng treo<br />
trên những thân cây , điểm tô cho cảnh sắc thêm sinh động . Đến với Cúc Phương là đến<br />
với vườn bách thú đa dạng , quý hiếm . Động vật Cúc Phương có tới 255 loài động vật<br />
có xương sống . Trong đó , chim là 140 loài , thú 64 loài , bò sát 36 loài , lưỡng thể 17<br />
loài và một số loài cá . Đó là chưa kể đến côn trùng và nhiều loại khác .<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2/9<br />
Tiềm năng du lịch của Ninh Bình<br />
<br />
<br />
Đến Cúc Phương du khách còn được đến với những địa danh mà mới được nghe đã thấy<br />
gợi cảm như hoà quyện với thiên nhiên như : Động Trăng Khuyết , động Vui Xuân ,<br />
động Người xưa … và xin được” Ngủ lại cùng cỏ cây hoa lá”…<br />
<br />
Khu du lịch Tam Cốc – Hoa Lư<br />
<br />
Khu du lịch Tam Cốc – Hoa Lư bao gồm : Khu du lịch hang động Tràng An ( mới được<br />
phát hiện và đang trong quá trình đầu tư xây dựng ) , Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động<br />
.<br />
<br />
Khu du lịch Tam Cốc- Bích Động nằm trên địa bàn xã Ninh Hải , huyện Hoa Lư , tỉnh<br />
Ninh Bình . Với vị trí địa lý thuận lợi , cách thị xã Ninh Bình 7 km , cách quốc lộ 1A<br />
2,5 km và cách cố đô Hoa Lư 10km , lại có hệ thống tài nguyên du lịch phong phú , đa<br />
dạng với 16 hang động , 7 đền , đình , chùa ( trong đó có 3 đình , đền , chùa đã được<br />
Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hoá quốc gia ) . Tại đây có thể khai thác đồng<br />
thời nhiều loại hình du lịch như :Du lịch tham quan , du lịch tìm hiểu văn hoá lịch sử ,<br />
du lịch sinh thái , leo núi , du lịch nghỉ núi cuối tuần …<br />
<br />
Khu du lịch nằm trên địa bàn khu dân cư nên các hoạt động du lịch cũng đan xen với<br />
hoạt động cộng đồng dân cư . Công ty cổ phần du lịch Ninh Bình xác định , sự tham<br />
gia trực tiếp của người dân vào hoạt động du lịch được xem như một tiềm năng là tăng<br />
thêm tính hấp dẫn cho hoạt động du lịch tại Tam Cốc , bởi khách du lịch được tham gia<br />
trực tiếp vào các hoạt động của cộng đồng dân cư , được tìm hiểu những nét đặc trưng<br />
của văn hoá địa phương …Nhưng đó cũng là một thách thức lớn trong quá trình tổ chức<br />
hoạt động trên địa bàn .<br />
<br />
Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động là khu du lịch quan trọng trong bản đồ du lịch Ninh<br />
Bình và đã được quan tâm và đầu tư mạnh mẽ : Vốn đầu tư được duyệt là 199,85 tỷ<br />
đồng , ước thực hiện đến 31/12/2005 là 103,45 tỷ đồng . Vốn đầu tư kế hoạch giao năm<br />
2005 là 14 tỷ đồng .<br />
<br />
Khu du lịch Tràng An mới được khám phá và đang đầu tư khai thác du lịch nằm ở phía<br />
Đông Bắc tỉnh Ninh Bình . Khu du lịch Tràng An là quần thể di tích danh thắng , có thể<br />
gọi là một “Vịnh Hạ Long trên cạn”của Ninh Bình . Tràng An một vùng non nước ẩn<br />
chứa nhiều di tích thới Đinh , Lê một thời dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam<br />
. Với hệ thống núi non , hang động kỳ ảo đan xen giữa các dòng sông và thung lũng tạo<br />
nên một kỳ quan thiên nhiên tráng lệ cho Ninh Bình<br />
<br />
Theo quy hoạch tổng thể bảo tồn , tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử , văn hoá<br />
Cố đô Hoa Lư đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số82/2003/QĐ-<br />
TTg ngày 29/4/2003 thì khu hang động Tràng An là một dự án thành phần nằm trong dự<br />
án quy hoạch bảo tồn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3/9<br />
Tiềm năng du lịch của Ninh Bình<br />
<br />
<br />
Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch Tràng An : Vốn đầu tư được duyệt là 579.457 tỷ<br />
đồng , ước thực hiện đến 31/12/2005 là 183 tỷ đồng , kế hoạch đươc giao năm 2005 là<br />
170 tỷ đồng , thực hiện trong năm 2005 là 170 tỷ đồng .Doanh nghiệp xây dựng Xuân<br />
Trường đầu tư và xây dựng với tổng mức đầu tư là 630,937 tỷ đồng , hiện dự án đang<br />
được thi công các hạng mục .<br />
<br />
Chắc chắn rằng trong thời gian tới , khu du lịch Tràng An hoàn thành và đi vào hoạt<br />
động thu hút được đông đảo du khách đến tham quan sẽ tạo cho Du lịch Ninh Bình một<br />
bước tăng trưởng mới , góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và phát triển<br />
kinh tế xã hội trên địa bàn.<br />
<br />
Khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình<br />
<br />
Khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình thuộc huyện Gia Viễn , bao gồm các khu du lịch và<br />
danh lam thắng cảnh sau :<br />
<br />
• Suối nước nóng Kênh Gà<br />
• Động Vân Trình<br />
• Khu du lịch sinh thái Vân Long<br />
• Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng<br />
• Đền Nguyễn Minh Không<br />
• Chùa Địch Lộng<br />
<br />
Trong đó đặc biệt là Suối nước nóng Kênh Gà luôn sôi ở nhiệt độ là 53 C , các nhà khoa<br />
học đã qua khảo sát cho biết dòng khoáng này là một tài nguyên có nhiều canxi và muối<br />
đicacbonat có thể đóng chai nước khoáng và ngâm tắm để chữa bệnh hiệu quả . Vân<br />
Trình là một trong những hang động đẹp và lớn nhất ở nơi đây , trảI qua bao thăng trầm<br />
và mưa nắng , thiên nhiên đã tạo nên những bức tranh cổ tích trong lòng hang và con<br />
người cảm nhận vẻ đẹp ấy bằng những liên tưởng xúc động lãng mạn của riêng mình mà<br />
đặt tên cho những bức tranh được khắc tạo bởi bàn tay vô giá của thiên nhiên đó là hình<br />
ảnh tượng phật , tiên nữ , mâm xôi, hoa quả , con vật …muôn hình vạn dạng sinh động.<br />
<br />
Vân Long là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất đồng bằng Bắc Bộ , Vân<br />
Long có nhiều cảnh đẹp và độ đa dạng sinh học cao nên đã trở thành khu du lịch sinh<br />
thái của tỉnh Ninh Bình . Với diện tích trải dài trên 7 xã của huyện Gia Viễn , với 1643<br />
ha đất ngập nước có núi đá vôi tạo thành một vùng non nước hữu tình , có nhiều hanh<br />
động đẹp và có giá trị du lịch như : Hang vồng , Hang bóng các hang có nước ngầm chảy<br />
qua tạo thành hệ thống xuyên thuỷ động xen lẫn những thung lũng . Chính vì thế nên<br />
vùng này đựoc ví như “Vịnh Hạ Long không sóng “. Khu du lịch sinh thái Vân Long là<br />
một quần thể núi đá hang động với núi Quản Bút , núi Nghiên , núi Hóm Sách và đặc<br />
biệt là có hai dãy núi chạy song song là Hoàng Quyển và Mèo Cào làm nên bức tường<br />
thành thiên nhiên tuyệt đẹp . Theo thống kê ở đây có gần 32 hang động lớn nhỏ với<br />
nhiều nhũ đá lấp lánh mang nhiều hình thù kỳ thú . Tại đây có năm có 5 hồ và đầm lưu<br />
<br />
<br />
4/9<br />
Tiềm năng du lịch của Ninh Bình<br />
<br />
<br />
giữ gần như nguyên vẹn những loài thuỷ sinh như rong đuôi Chó , lá Bàn Trang , Năn<br />
Lác , Cà Cuống , Ba Ba…Trên núi là nơi sinh sống của loài Voọc quần đùi trắng , khỉ<br />
vàng , đại bàng, xâm cầm đen , cò , sít , le le , các loài chim … và nhiều loại gỗ quý như<br />
Lim, Trác , Sến …<br />
<br />
Chùa Địch Lộng bao gồm hang và chùa Địch Lộng , được biết tới bởi thắng cảnh đẹp<br />
thứ 3 trời Nam “ Nam thiên đệ tam động” . Du khách từ Hà Nội về thăm Ninh Bình qua<br />
Cầu Khúât rẽ phải là đến Địch Lộng tuyệt đẹp với 2 hang Sáng và hang Tối . Hang Sáng<br />
thờ Phật , trên vòm hang nhiều nhũ đá lấp lánh như voi chầu , hổ phục , sư tử nằm …<br />
Hang Tối trông như một cung điện có ngai vàng của Vua , rồng vàng , cây vàng , cây<br />
bạc …giữa hang nhũ đá thắt lại tạo thành cửa gió vi vu như tiếng sáo thổi , chính vì vậy<br />
nơi đây được đặt tên là Địch Lộng ( Sáo trời)<br />
<br />
Khu du lịch thị xã Ninh Bình<br />
<br />
Khu du lịch thị xã Ninh Bình thuộc thị xã Ninh Bình bao gồm các địa điểm sau:<br />
<br />
• Núi Kỳ Lân<br />
• Núi Ngọc mỹ nhân<br />
• Đền thờ Trương Hán Siêu<br />
• Núi Non Nước<br />
• Bảo tàng Ninh Bình<br />
<br />
Khu du lịch thị xã Ninh Bình đã đi vào hoạt động và khai thác du lịch phục vụ du khách<br />
trong và ngoài nước và góp phần vào sự phát triển của du lịch Ninh Bình . Đặc biệt là<br />
Núi Non Nước đã đi vào sử sách , thơ ca của nhiều nhà văn và nhà thơ khi đứng trước<br />
cảnh đẹp “ sơn thuỷ hữu tình” trong đó phải kể đến là : Nguyễn Trãi , “ Bà chúa thơ nôm<br />
“ Hồ Xuân Hương và nhiều nhà văn , thơ khác.<br />
<br />
Khu du lịch Phát Diệm<br />
<br />
Khu du lịch Phát Diệm thuộc huyện Kim Sơn , tỉnh Ninh Bình bao gồm các địa điểm<br />
sau :<br />
<br />
• Nhà thờ đá Phát Diệm<br />
• Chùa Đồng Đắc<br />
• Đền thờ Nguyễn Công Trứ<br />
<br />
Trong đó đặc biệt là nhà thờ đá Phát Diệm được xây dựng chủ yếu bằng đá , với kiến<br />
trúc và nghệ thuật điêu khắc đặc biệt tạo nên một nét riêng biệt của Phát Diệm với các<br />
nhà thờ khác ở miền Bắc và Việt Nam . Phát Diệm là điểm đến lý thú và hấp dẫn cho du<br />
khách muốn khám phá nét cổ kính của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ , hàng năm<br />
thu hút rất nhiều khách đến tham quan .<br />
<br />
<br />
5/9<br />
Tiềm năng du lịch của Ninh Bình<br />
<br />
<br />
Khu du lịch thị xã Tam Điệp<br />
<br />
Khu du lịch Tam Điệp bao gồm các địa điểm và khu du lịch mới được phát hiện vá đang<br />
trong quá trình đầu tư xây dựng để phục vụ cho du lịch bao gồm :<br />
<br />
• Khu du lịch hồ Yên Thắng<br />
• Khu du lịch hồ Đồng Thái<br />
• Khu du lịch sinh thái hồ Đồng Chương<br />
<br />
Phát triển du lịch sinh thái , và có thể phát triển dịch vụ câu cá giải trí cuối tuần . Ngoài<br />
ra với địa hình gồm chủ yếu là đồi núi trong tương lai có thể phát triển được hình thức<br />
du lịch tham quan trang trại – kết hợp phát triển kinh tế trang trại và khai thác du lịch .<br />
<br />
Tình hình hoạt động du lịch năm 2005<br />
<br />
Năm 2005 là năm đất nước có nhiều sự kiện mới , năm kết thúc kế hoạch 5 năm . Theo<br />
kế hoạch đề ra , năm 2005 du lịch Ninh Bình phấn đấu đón được 1.000.000 lượt người<br />
. Doanh thu là 61 tỷ , nộp ngân sách 6,1 tỷ đồng . Với nỗ lực phấn đấu đạt vượt mức kế<br />
hoạch đề ra . Năm 2005 toàn ngành du lịch Ninh Bình đã đạt được các kết quả sau :<br />
<br />
Kết quả kinh doanh<br />
<br />
Lượt khách : Toàn ngành phục vụ 1.021.236 lượt khách , đạt 102,12% , tăng 19.6% so<br />
với năm 2004 , trong đó khách quốc tế 329,847 lượt , đạt 106,4%, tăng 16% so với năm<br />
2004.<br />
<br />
Doanh thu toàn ngành đạt 63,117 tỷ đồng , bằng 104% kế hoạch năm , tăng 24,5% so<br />
với năm 2004 .<br />
<br />
Nộp ngân sách đạt 7.463,98 triệu đồng , đạt 105% kế hoạch năm , tăng 10,4% so với<br />
năm 2004.<br />
<br />
Công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh<br />
<br />
Tham mưu cho UBND tỉnh bổ sung quy hoạch chi tiết khu du lịch Tam Cốc – Bích<br />
Động, khu du lịch sinh thái hồ Đồng Thái - Động Mã Tiên.<br />
<br />
Tổ chức triển khai có hiệu quả Thông báo số 21/TB-UB ngày 13/5/2005 thông báo của<br />
UBND tỉnh về kết luận của Chủ tịch tỉnh tại Hội nghị kiểm điểm bàn biện pháp tháo gỡ<br />
khó khăn đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6/9<br />
Tiềm năng du lịch của Ninh Bình<br />
<br />
<br />
Phối hợp với viện nghiên cứu và phát triển du lịch hoàn thành công tác điều tra 70 cơ sở<br />
lưu trú du lịch giai đoạn II năm 2005 . Nghiên cứu xây dựng kế hoạch phát triển nguồn<br />
nhân lực du lịch Ninh Bình đến năm 2015 theo hướng của Tổng cục du lịch.<br />
<br />
Tổ chức thẩm định và xếp hạng 2 khách sạn 2 sao và 2 khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu<br />
. Tư vấn cho các doanh nghiệp , tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển du lịch tại Ninh Bình.<br />
<br />
Tham mưu cho ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch tỉnh báo cáo tổng kết chương trình hành<br />
động quốc gia về du lịch Ninh Bình năm 2000-2006.<br />
<br />
Xây dựng dự thảo nhiệm vụ cho UBND xã , phường , thị trấn về công tác quản lý Nhà<br />
nước về du lịch trình UBND tỉnh quyết định .<br />
<br />
Tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng đề án thành lập Ban quản lý khu du lịch Kênh Gà-<br />
Vân Trình , Vân Long , Địch Lộng, Động Hoa Lư . Phối hợp với Sở Tài chính và các<br />
ngành liên quan xây dựng phí tham quan , phí chở đò ở các khu du lịch trên địa bàn tỉnh<br />
trình HDND, UBND tỉnh phê duyệt . Phối hợp với Khoa Khách Sạn và Du Lịch trường<br />
Đại học Kinh Tế Quốc Dân , Viện Asia của Nhật Bản , Vụ Lữ hành Tổng cục du lịch<br />
nghiên cứu chương trình phát triển du lịch láng nghề dọc hành lang Đông Tây tại làng<br />
nghề thêu ren Ninh Hải.<br />
<br />
Tổ chức nghiên cứu đề tài “ Cơ sở khoa học và giải pháp khai thác hanh động karst phục<br />
vụ phát triển du lịch Ninh Bình .<br />
<br />
Hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển du lịch<br />
<br />
Tuyên truyền quảng bá , chào bán sản phẩm du lịch Ninh Bình tại lễ hội Trường Yên và<br />
tham gia các hội chợ du lịch quốc tế tại Hà Nội và Quảng Nam .<br />
<br />
Phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam xây dựng hoàn chỉnh một số bộ phim tuyên<br />
truyền cho du lịch Ninh Bình.<br />
<br />
Cùng với Đài truyền hình Ninh Bình mở các chuyên mục du lịch Ninh Bình , phát sóng<br />
hàng tháng trên Đài truyền hình Ninh Bình.<br />
<br />
Thay một số biển quảng cáo tấm lớn tại cầu Lim ( TXNB) và xã Gia Xuân ( Gia viễn) .<br />
<br />
Phối hợp cùng với Nhà xuất bản Thế giới thiết kế , xây dựng nội dung sa bàn điện tử về<br />
du lịch Ninh Bình , áp dụng công nghệ vi tính 3D.<br />
<br />
Phối hợp cùng với trường Cao đẳng du lịch Hà Nội mời giảng viên về giảng các lớp bồi<br />
dưỡng giáo dục du lịch cộng đồng tại các xã như : Gia Vân , Đông Sơn , Gia Sinh, số<br />
người tham gia 3 đợt là 1500 người .<br />
<br />
<br />
<br />
7/9<br />
Tiềm năng du lịch của Ninh Bình<br />
<br />
<br />
Các dự án đầu tư xây dựng CSHT và đầu tư cơ sở kinh doanh vào các khu du lịch<br />
.<br />
<br />
Ninh Bình là một tỉnh giàu tiềm năng du lịch , nhằm khai thác tốt tiềm năng thế mạnh<br />
về du lịch , UBND tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo công tác phát triển du lịch tại địa phương<br />
. Tỉnh chỉ đạo các huyện , thị xã xây dựng quy hoạch , dành quỹ đát thích hợp xây dựng<br />
các khu du lịch kêu gọi đầu tư , xây dựng cơ sỏ hạ tầng . Năm 2002, UBND tỉnh đã ban<br />
hành quyết định 568/QĐ-UB về quy định ưư đãi khuyến khích đầu tư vào các khu công<br />
nghiệp , khu du lịch trên địa bàn tỉnh . Theo tinh thần của cơ chế khuyến khích đầu tư<br />
phát triển du lịch của tỉnh thì ngoài những ưu đãi chung đang áp dụng tại Luật khuyến<br />
khích đầu tư trong nước , khi đầu tư vào du lịch Ninh Bình nhà đầu tư sẽ được hưởng<br />
những ưu đãi riêng của tỉnh , nhữngưu đãi đầu tư phát triển du lịch gồm : Ưu đãi về thuê<br />
đất, ưu đãi về vốn đầu tư , ưu đãi về lãi suất vay vốn, ưu đãi về đầu tư xây dựng các<br />
công trình hạ tầng khu du lịch , hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phương<br />
…<br />
<br />
Từ khi ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư , tỉnh Ninh Bình đã thu hút được<br />
rất nhiều đầu tư xây dựng CSHT các khu du lịch và các khu công nghiệp ;Tình từ năm<br />
2001 đến nay đã thu hút được gần 40 dự án du lịch đầu tư vào Ninh Bình<br />
<br />
Trong năm 2005 có 5 dự án được cấp giấy phép đầu tư vào hoạt động du lịch , với tổng<br />
mức đầu tư là 1.020,387 tỷ đồng :<br />
<br />
• Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch Tràng An của doanh nghiệp xây dựng Xuân<br />
Trường với tổng mức vốn là 630,937 tỷ đồng , hiện doanh nghiệp đang đầu tư<br />
các hạng mục chính .<br />
• Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Vân Long của Công ty TNHH<br />
Thương mại và Vận tải Hoàng Gia – Hà Nội với tổng mức đầu tư là 18,4 tỷ<br />
đồng , hiện đang tổ chức san lấp mặt bằng .<br />
• Dự án đầu tư khu văn phòng siêu thị , khách sạn cao tầng , địa điểm phường<br />
Tân Thành , TXNB của công ty TNHH Đầu tư và phát triển Thương mại sản<br />
xuất Hoàng Phát , tổng mức đầu tư là 199 tỷ đồng -Dự án mở rộng cơ sở dịch<br />
vụ khu du lịch sinh thái Vân Long của công ty TNHH Thảo Sơn với tổng mức<br />
đầu tư là 22,25 tỷ đồng .<br />
• Dự án khu giao lưu nghỉ dưỡng Vân Long của công ty Cổ phần bất động sản<br />
Hợp Phát – Hà Nội với tổng vốn đầu tư là 149,8 tỷ đồng , hiện đang tổ chức<br />
đền bù giải phóng mặt bằng .<br />
<br />
Ngoài ra có các dự án đang làm thủ tục cấp giấy phép đầu tư như :<br />
<br />
• Dự án xây dựng sân golf Gia Sinh của sông ty Hwasung Spa Co.ltd Hàn quốc ,<br />
tổng vốn đầu tư là 9,5 triệu USD (100% vốn nước ngoài).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8/9<br />
Tiềm năng du lịch của Ninh Bình<br />
<br />
<br />
• Dự án của tập đoàn đầu tư Việt Nam Hotel Project BT ( Hà Lan) với tổng vốn<br />
đầu tư là 5 triệu USD đầu tư tại xã Ninh Hải , huyện Hoa Lư , tỉnh Ninh Bình (<br />
100% vốn nứơc ngoài).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9/9<br />