Tiềm năng phát triển điện mặt trời áp mái tại Hà Nội
lượt xem 5
download
Bài viết Tiềm năng phát triển điện mặt trời áp mái tại Hà Nội được nghiên cứu nhằm tập trung giải quyết vấn đề việc đầu tư hệ thống ĐMTMN tại Hà Nội sẽ đem lại hiệu quả về hiệu quả đầu tư trong điều kiện giá mua ĐMTMN hợp lý, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề về môi trường; mang lại hiệu quả về mặt truyền thông, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp của Thủ đô Hà Nội với bạn bè quốc tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiềm năng phát triển điện mặt trời áp mái tại Hà Nội
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC NĂM 2022 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN ĐIỆN MẶT TRỜI ÁP MÁI TẠI HÀ NỘI ASSESSMENT OF ROOFTOP SOLAR POWER DEVELOMPMENT POTENTIAL IN HANOI Chu Thanh Hà Văn phòng Tập đoàn Điện lực Việt Nam, 0966983356, hact@evn.com.vn Tóm tắt: Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch và vô tận mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người; ngay từ thủa sơ khai, con người đã biết tận dụng nguồn năng lượng mặt trời để sưởi ấm, sấy khô, đun nước nóng, làm bếp nấu ăn … và phát điện. o o Nước ta có lãnh thổ trải dài khoảng 15 vĩ độ từ 23 23’B đến 8 34’B nên có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, đặc biệt là năng lượng mặt trời; trung bình, tổng bức xạ năng lượng mặt trời ở Việt Nam vào khoảng 5 kW/h/m2/ngày ở các tỉnh miền Trung và miền Nam và vào khoảng 4 kW/h/m2/ngày ở các tỉnh miền Bắc. Từ dưới vĩ tuyến 17, bức xạ mặt trời không chỉ nhiều mà còn rất ổn định trong suốt thời gian của năm, giảm khoảng 20% từ mùa khô sang mùa mưa. Số giờ nắng trong năm ở miền Bắc vào khoảng 1.500 - 1.700 giờ trong khi ở miền Trung và miền Nam Việt Nam, con số này vào khoảng 2000 - 2600 giờ mỗi năm. Thủ đô Hà Nội là một trong hai đầu tàu kinh tế lớn nhất của cả nước, với tốc độ phát triển GDP năm 2020 đạt 7,39 % và tăng trưởng đều hàng năm; do đó, nhu cầu về năng lượng của Thủ đô là rất lớn, nhìn vào số liệu thống kê số giờ nắng so với các tỉnh phía Nam thì Hà Nội cũng như đa số các tỉnh phía Bắc, số giờ nắng không nhiều (1600 - 1750) về lý thuyết hiệu quả khai thác điện năng lượng mặt trời sẽ không cao. Tuy nhiên với mật độ dân cư cao, Hà Nội hiện có rất nhiều các nhà cao tầng (khu chung cư kết hợp văn phòng và nhà ở), có diện tích mặt bằng đủ lớn, không bị hạn chế che lấp, thông thoáng có tiềm năng rất lớn để khai thác điện năng lượng mặt trời; nếu khai thác và tính toán hợp lý, điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tại Hà Nội sẽ đem lại những hiệu quả kinh tế nhất định, góp phần làm giảm phát thải, xây dựng hình ảnh Thủ đô là thành phố hoà bình, phát triển và thân thiện với môi trường. Bằng số liệu khảo sát thực tế (ghi chép) 01 hệ thống ĐMTMN tại quận Hà Đông, tác giả nhận định việc khai thác ĐMTMN tại Hà Nội có tính khả thi và mang lại hiệu quả về truyền thông, kinh tế và môi trường. Từ khoá: Điện mặt trời mái nhà; năng lượng mặt trời; số giờ nắng. Abstract: Solar energy is a clean and unlimited source of energy offered by the nature; primitively, solar energy was taken advantage to heat, dry, boil water, cook and … energize. The mainland territory of Vietnam is characterized by 15 latitudes from latitude 8o 34’ to 23o 23’ N. Vietnam has been favored by a series of natural conditions, specially solar energy; On average, total solar radiation varies within 5 kW/h/m2/day and 4 606
- CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA kW/h/m2/day in the Central and Northern provinces and the Northern provinces, respectively. From the Seventeenth parallel or lower, the solar radiation is not only abundant but also extremely stable throughout the year, degreasing by approximately 20% due to transition from dry season to rainy season. The sunshine hours in the North range from 1,500 to 1,700 h per year, meanwhile the sunshine hours in the Central and Southern region of Vietnam range from 2000 to 2600 h per year. Vietnam’s capital Hanoi is one of the two largest economies, featured by 2020 average annual GDP growth rate of 7.39% and steadily annual increase. As a result, Hanoi’s extremely high demand on energy is recognized. In the light of statistics on sunshine hours with the Southern provinces, Hanoi and most of Northern provinces are characterized by modest sunshine hours (1600-1750), heoretically, its solar energy operation efficiency may not be high. However, thanks to high population density, Hanoi is the home of a series of high-rise buildings (office & apartment complexes), characterized by large enough ground area, unrestricted cover, ventilation and ventilation and great potential to develop solar power; If it is properly calculated and exploited, Hanoi-based rooftop solar power (RSP) will offer certain economic benefits, facilitate emission reduction, development of Hanoi Capital image as a City for Peace, Development and Environmental Friendliness. By actual survey data (recording) of 01 RSP systems in Ha Dong District, Hanoi-based RSP development is believed to be feasible and effective in terms of communication, economy and environment by the author. Keyword: Rooftop solar power; solar energy; sunshine hours. CHỮ VIẾT TẮT ĐMT Điện mặt trời ĐMTMN Điện mặt trời mái nhà NLMT Năng lượng mặt trời PV Quang điện 1. GIỚI THIỆU Hiện nay, nhu cầu sử dụng điện cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là tại các thành phố như Hà Nội, Hải phòng, Quảng Ninh … và các tỉnh/thành ở miền Bắc là rất lớn, bên cạnh đó giá nhiên liệu đầu vào như than đá, dầu mỏ, khí đốt … ngày càng tăng do tình trạng cạn kiệt dần nguồn tài nguyên này và tình hình bất ổn chính trị trên thế giới dẫn tới xu hướng tăng giá năng lượng (điện) ở Việt Nam để đảm bảo cho chi phí sản xuất đem lại lợi nhuận. Vì vậy, điện năng được ngành Điện khuyến cáo người dân sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và không khuyến khích người dân sử dụng nhiều; năng lượng điện trở thành mặt hàng đặc thù, giá điện sinh hoạt được tính bậc thang với đơn giá/kWh của bậc sau cao hơn bậc trước. 607
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC NĂM 2022 Bảng 1. Sản lượng điện tiêu thụ của Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh/thành ở miền Bắc tăng dần theo các năm ĐVT: kWh STT Năm Hà Nội Hải phòng Quảng Ninh Bắc Ninh 1 2019 19.520.444.339 6.180.038.206 4.681.451.845 6.942.154.335 2 2020 20.033.370.258 6.403.421.867 4.738.544.513 7.534.951.990 3 2021 20.674.886.901 7.415.337.850 4.989.210.318 7.905.864.759 Bảng 2. Số liệu minh họa giá nhiên liệu đầu vào tăng ĐVT: VNĐ STT Thời điểm Loại than Giá than (VNĐ/tấn) Khu vực 1 1/1/2022 Than cám 5a.10 2.431.000 Thái Bình 2 27/9/2022 Than cám 5a.10 2.889.000 Thái Bình Bảng 3. Bảng giá bán lẻ điện sinh hoạt theo Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 của Bộ Công Thương VNĐ/kWh Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 (101- Bậc 4 (201- Bậc 5 (301- Bậc 6 (0-50) (51-100) 200) 300) 400) (>400) 1.678 1.734 2.014 2.536 2.834 2.927 Đánh giá thực tế việc phát triển ĐMTMN tại Thủ đô Hà Nội và các tỉnh/thành phố lớn ở miền Bắc sẽ có vai trò hết sức quan trọng trong những năm tiếp theo; đặc biệt tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26), Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra cam kết Việt Nam phấn đấu đạt phát thải ròng bằng ‘0’ vào năm 2050, do đó việc phát ĐMTMN các trở nên cấp thiết trong các đô thị lớn phía Bắc. Như đã trình bày trong phần mở đầu của báo cáo, Thủ đô Hà Nội cũng như hầu hết các tỉnh/thành phố ở miền Bắc có số giờ nắng thấp hơn so với các tỉnh miền Trung và miền Nam, về mặt lý thuyết việc khai thác ĐMT tại khu vực này sẽ không đem lại hiệu quả cao, tuy nhiên nếu so sánh với mốt số quốc gia ở Châu Âu có ngành công nghiệp sản xuất điện từ NLMT rất phát triển như tại Đức (số giờ nắng trung bình ở Đức đối với hệ thống ĐMTMN là 892h/năm) thì với số giờ nắng trung bình ở miền Bắc còn cao hơn rất nhiều (khoảng 1200h/năm), như vậy tiềm năng phát triển điện NLMT vô cùng lớn. Bên cạnh đó, công nghệ bán dẫn hiện nay đã giúp cho những tấm pin NLMT đạt hiệu xuất chuyển đổi quang năng thành điện năng rất cao (ví dụ: 21,4% Jinko solar), các inverter đạt được hiệu suất cao hơn (ví dụ: 98,6% đối với inverter của Huawei) với giá 608
- CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA thành ngày cảng giảm do đó việc đầu tư hệ ĐMTMN tại Hà Nội hoàn toàn khả thi. Với những nội dung trình bày ở trên, báo cáo nhằm tập trung giải quyết vấn đề việc đầu tư hệ thống ĐMTMN tại Hà Nội sẽ đem lại hiệu quả về hiệu quả đầu tư trong điều kiện giá mua ĐMTMN hợp lý, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề về môi trường; mang lại hiệu quả về mặt truyền thông, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp của Thủ đô Hà Nội với bạn bè quốc tế. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT/PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Năm 2020, theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam; ở các tỉnh miền Trung và miền Nam, các hệ thống ĐMTMN được các hộ dân và các chủ trang trại đầu tư triển khai lắp đặt hàng loạt, phần nào đã bổ sung nguồn điện cho một số khu vực. Tuy nhiên, tại một số địa phương đã xuất hiện tình trạng dư thừa nguồn điện cục bộ do hệ thống ĐMTMN phát hết công xuất vào buổi trưa và điện tự dùng của các trang trại không nhiều, một số trang trại nông nghiệp chưa kịp triển khai phần nông nghiệp bên dưới mái nhà dẫn đến tình trạng nêu trên. Tại các tỉnh phía Bắc, hệ thống ĐMTMN được đầu tư có sự kiểm soát tính toán cân nhắc hợp lý, tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp có mái nhà xưởng rộng, thông thoáng và trên mái nhà của các hộ dân, ĐMTMN của các trang trại nông nghiệp tập trung nhiều ở tỉnh Sơn La, Điện Biên, Bắc Ninh …, các tỉnh có số giờ nắng cao nhất miền Bắc. Bảng 4. Thống kê số lượng khách hàng và công suất lắp đặt hệ thống ĐMTMN tại một số tỉnh phía Bắc ĐVT: kWp Số lượng khách hàng lắp Tổng công suất lắp STT Đơn vị đặt ĐMT mái nhà (T9- đặt (kWp) 2022) 1 Sơn La 701 61.479 2 Điên Biên 475 28.896 3 Bắc Ninh 491 20.222 4 Hưng Yên 378 26.404 Tổng số liệu toàn miền Bắc 8.732 583.058 Với giá mua điện cố định trong 20 năm đối với hệ thống ĐMTMN là 8,38Uscent/kWh, đối với các hộ dân lắp đặt điện mái nhà đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt; khả năng hoàn vốn trong khoảng từ 5 - 6 năm; nếu tính toán chi tiết đối việc sử dụng điện của hộ gia đình thời gian hoàn vốn có thể dưới 5 năm do “cắt” được số điện có giá bậc thang 609
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC NĂM 2022 cao, điều này còn phụ thuộc nhiều vào sản lượng tiêu thụ điện của khách hàng lắp đặt ĐMTMN, khách hàng có sản lượng điện sử dụng càng cao, chi phí “tiết kiệm” được do hệ thống ĐMTMN tự cung cấp càng lớn. Qua kháo sát thực tế mức tiêu thụ điện của 01 hệ thống ĐMT mái nhà tại Hà Nội tác giả nhận định chủ trương đúng đắn cũng như các khuyến nghị của ngành điện về ĐMTMN là hoàn toàn phù hợp. Bài viết được đánh giá dựa trên số liệu vào việc khảo sát thực tế 1 hệ thống ĐMTMN tại được lắp đặt tài Hà Nội có công xuất lắp đặt 5,28kWp. Bảng 5. Thông số cơ bản của hệ thống ĐMT mái nhà được lắp đặt tại Hà Nội S T Thôn Hãng sản Hiệu Số Ghi T Hệ thống g số Đơn vị xuất suất lượng chú 1 Công suất lắp đặt (PV) 5.28 kW Tấm pin quang điện Canadian 19.92 2 (PV) 0.44 kW - solar % 12 98.40 3 Min 5000 TL-X 5 kW Growatt % 1 4 Diện tích che phủ mái 28 m2 Hướng Bắc 5 Hướng trục hệ thống 11o - Nam Thời gian bắt đầu vận 6 hành hệ thống 02/9/2020 7 Tổng mức đầu tư 62.000.000 (VNĐ) Khi triển khai lắp đặt hệ thống, chủ đầu tư đã nghiên cứu thực tế về mức độ tiêu thụ điện của gia đình, các thiết bị sử dụng trong nhà và diện tích mái, hướng mái để khảo sát lắp đặt. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU/TÍNH TOÁN/MÔ PHỎNG VÀ THẢO LUẬN Hệ thống được ĐMTMN được khảo sát số liệu có thời điểm lắp đặt vào tháng 9/2020. Số liệu về sổng sản lượng điện hàng tháng phát ra từ hệ thống tính đến tháng 10/2022 được thống kê theo bảng số liệu sau: 610
- CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA Bảng 6. Sản lượng ĐMTMN (kWh) của hệ thống 5,28kWp tính đến thời điểm tháng 10/2022 ĐVT: VNĐ Tổng Giá Năm T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Doanh thu số điện 2020 464 497 416 1.377 1.940 2.671.380 2021 353 383 286 437 718 684 746 586 581 420 459 411 6.064 1.938 11.752.032 2022 273 284 347 517 501 649 650 612 518 552 4.903 1.939 9.506.917 23.930.329 Doanh thu trung bình 01 tháng: 01M = 23.930.329/25 = 957.213 (VNĐ) Doanh thu trung bình 01 năm: 01Y = 12*957.213 = 11.486.556 (VNĐ) Với mức đầu tư 62.000.000 VNĐ thì thời gian hoàn vốn theo lý thuyết sẽ là: Thv = 62.000.000/11.486.556 = 5,4 năm (Thv : thời gian hoàn vốn) Tuy nhiên, lợi nhuận thực tế nếu bù trừ với số diện hộ gia đình tự dùng (giảm chi phí mua các số điện có giá bậc thang cao) thì hiệu quả đầu tư sẽ tốt hơn thời gian hoàn vốn rút ngắn hơn, ước tính dưới 5 năm để hoàn vốn. Phương pháp tính toán cụ thể như sau: Lợi nhuận thu về thực tế được tính bằng công thức: LN = Tbđ + Tcl (1) Trong công thức (1): LN: lợi nhuận thu về của dự án, tính theo 12 tháng. Tbd: tiền bán điện cho Điện lực. Tcl: tiền chênh lệch do hộ gia đình không phải trả tiền điện cho các số điện bậc thang. Tbd được thống kê theo thực tế tiền điện được điện lực chi trả theo Bảng 7: Bảng 7. Sản lượng điện phát được lên lưới của hệ thống ĐVT: VNĐ Giá Năm T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Tổng số điện 2021 291 241 404 444 447 432 411 424 274 546 3.914 1.938 7.585.332 2022 58 192 250 1.939 484.750 8.070.082 611
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC NĂM 2022 Tbđ = 8.070.082 (VNĐ) (2) Tiền chênh lệch do hộ gia đình không phải trả tiền điện cho các số điện bậc thang được tính theo công thức: Tcl = ToĐMT – Ttt (3) Trong công thức (3): Ttt: Tiền điện thanh toán thực tế theo ghi nhận chỉ số công tơ với Công ty điện lực. To ĐMT: Tiền điện phải thanh toán nếu không lắp đặt hệ thống ĐMTMN; số tiền này được tính bằng tổng số điện mà hộ gia đình tiêu thụ từ lưới điện quốc gia và số điện tự dùng do hệ thống ĐMTMN phát mà hộ gia đình đã sử dụng ( đơn vị tính kWh) và nhân với giá điện bậc thang. Ttt được thống kê thực tế theo Bảng 8 Bảng 8. Tổng số tiền điện thanh toán cho Công ty điện lực ĐVT:VNĐ Tháng Số tiền Tháng Số tiền Tháng Số tiền Tháng Số tiền 1 534.732 4 478.940 7 893.908 10 548.680 2 325.631 5 371.538 8 923.091 11 520.784 3 502.753 6 781.682 9 579.174 12 409.200 Ttt = 6.870.113 VNĐ (4) Tính toán To ĐMT Bảng 9 cho ta số liệu về sản lượng điện mà hệ thống đã phát ra, thời điểm thống kê từ tháng 3 năm 2021 đến tháng 2 năm 2022 (12 tháng). Bảng 9. Sản lượng điện phát ra từ hệ thống trong 12 tháng ĐVT: kWh Năm T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 2021 286 437 718 684 746 586 581 420 459 411 2022 273 284 Theo dõi số liệu mà hệ thống ĐMTMN phát được lên lưới theo chỉ số công tơ ghi được ở đồng hồ đo đếm, ta có thống kê như Bảng 10. 612
- CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA Bảng 10. Sản lượng điện phát được lên lưới điện quốc gia ĐVT: kWh Năm T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 2021 291 241 404 444 447 432 411 424 274 546 2022 58 192 Từ Bảng 9 và Bảng 10, ta có bảng sản lượng điện tự dùng hay sản lượng điện mà hộ gia đình đã dùng từ hệ thống ĐMTMN (Bảng 12.) Bảng 12. Sản lượng điện tự dùng của hộ gia đình ĐVT:kWh Năm T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 2021 -5 196 314 240 299 154 170 -4 185 -135 2022 215 92 Sử dụng app EVNHN để tra cứu, thống kê số lượng điện năng mà hộ gia đình đã sử dụng qua lưới điện của Công ty điện lực từ tháng 3/2021 đến tháng 2/2022 ta có Bảng 13. Bảng 13. Sản lượng điện tiêu thụ từ điện lưới của hộ gia đình ĐVT:kWh Năm T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 2021 241 225 183 330 366 408 284 250 240 200 2022 245 165 Từ Bảng 12 và Bảng 13, ta có bảng tổng hợp sản lượng điện tiêu thụ của hộ gia đình trong 12 tháng bao gồm điện tự dùng (từ hệ thống ĐMTMN) và điện từ lưới điện của Công ty điện lực (Bảng 14). Bảng 14. Tổng sản lượng điện của hộ gia đình trong 12 tháng ĐVT: kWh Năm T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 2021 236 421 497 570 665 562 454 246 425 65 2022 460 257 613
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC NĂM 2022 Theo giá điện bậc thang tại Bảng 3, căn cứ vào số liệu ở Bảng 14, tác giả tính toán được số tiền điện phải trả của hộ gia đình khi không lắp hệ thống ĐMTMN như Bảng 15. Bảng 15. Tính toán tiền điện phải trả của hộ gia đình theo giá điện bậc thang ĐVT:VNĐ Tháng Số tiền Tháng số tiền Tháng số tiền Tháng số tiền 1 1.084.620 4 970.467 7 1.684.655 10 488.656 2 516.552 5 1.192.919 8 1.383.174 11 982.175 3 463.296 6 1.406.590 9 1.067.058 12 109.910 ToĐTM: được tính bằng tổng số tiền điện trong 12 tháng theo Bảng 15: ToĐTM = 11.350.072 (VNĐ) (5) Từ công thức (3) và kết quả tính toán số (4), số (5) ta có: T cl = 11.350.072 – 6.870.113 = 4.479.959 (VNĐ) (6) Từ công thức (1) và kết quả tính toán số (2), số (6) ta có: LN = Tbđ + Tcl = 8.070.082 + 4.479.959 = 12.550.041 (VNĐ) (7) Từ kết quả tính toán số (7) với tổng mức đầu tư là 62.000.000 VNĐ, như vậy thời gian hoàn vốn thực tế có thể tính toán được là: Thv = 62.000.000/12.550.041 = 4,9 (năm). Từ các số liệu thực tế và kết quả tính toán trên cho thấy việc phát triển điện ĐMTMN tại Hà Nội mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt; nếu hộ gia đình trong khảo sát trên có mức tiêu thụ điện đều hơn trong ngày và mức tiêu thụ điện lớn hơn thì thời gian hoàn vốn lại càng nhanh. Số liệu và phương pháp tính toán trên cũng có thể làm cơ sở để tham khảo, tính toán lắp đặt cho các hệ thống ĐMTMN khác ở Hà Nội để hệ thống đem lại hiệu quả khai thác tối ưu. 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Việc xây nghiên cứu, xây dựng chính sách riêng phát triển ĐMTMN ở Hà Nội và các tính phía Bắc nếu xét về tiềm năng khai thác là hoàn toàn khả thi, đem lợi ích về kinh tế, môi trường và hiệu quả truyền thông như phần mở đầu tác giả đã đề cập. Tuy nhiên các chủ trương, chính sách, quy định cần có sự ràng buộc chặt trẽ để đảm bảo phát triển hệ thống ĐMTMN đúng định hướng mới đem lại hiệu quả rõ rệt. Các ràng buộc về mặt quy định có thể xem xét như: giới hạn về công suất lắp đặt, mức tiêu thụ điện tự dùng, diện tích mái nhà, nhà xưởng; có quy định riêng với khu vực khu công nghiệp, khu trang trại, sinh hoạt hộ gia đình, kinh doanh nhà hàng, khách sạn… 614
- CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, ủng hộ của Anh/Chị/Em đồng nghiệp ở Văn phòng, Ban KHCNMT, Ban KTSX của Tập đoàn; Văn phòng EVNNPC, EVN HN; Công ty Điện lực Hà Đông và các đồng nghiệp khác đã giúp đỡ tác giả hoàn thành bài viết này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] [STT]. Tạp chí năng lượng Việt Nam, 2020. Cập nhật số liệu khảo sát cường độ bức xạ mặt trời ở Việt Nam. Truy cập ngày 10/10/2022. 615
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà và khách sạn
3 p | 260 | 67
-
Năng lượng gió ngoài khơi
175 p | 209 | 53
-
Các nguồn năng lượng mới có tính tái tạo các cơ sở và những khả năng phát triển
112 p | 165 | 52
-
Đánh giá tiềm năng phát triển dự án điện mặt trời nối lưới quốc gia tại Việt Nam tới năm 2020, tầm nhìn 2030
120 p | 114 | 25
-
Nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy sự phát triển, tiềm năng và thực trạng khai thác năng lượng tái tạo ở Việt Nam
6 p | 175 | 17
-
Năng lượng mặt trời ở Việt Nam và đề xuất hướng phát triển
6 p | 72 | 14
-
Bình Thuận - Tiềm năng phát triển điện gió
2 p | 86 | 13
-
Đánh giá tiềm năng năng lượng mặt trời cho phát điện ở Việt Nam – triển vọng và nhận định
12 p | 72 | 11
-
Mô hình điện mặt trời cho Việt Nam
3 p | 79 | 9
-
Tiềm năng khai thác và triển vọng thúc đẩy sự phát triển năng lượng điện mặt trời tại Việt Nam
6 p | 67 | 9
-
Nghiên cứu đánh giá điện áp và tổn thất công suất xuất tuyến 378-E17.2 (Sơn La) có tích hợp điện mặt trời phân tán
9 p | 14 | 5
-
Tiềm năng và cơ hội phát triển điện mặt trời ở Việt Nam
4 p | 14 | 5
-
Năng lượng mặt trời ở Việt Nam: Tiềm năng cho phát triển đô thị bền vững
12 p | 32 | 5
-
Đánh giá tiềm năng điện mặt trời áp mái ở thành phố Huế
12 p | 10 | 5
-
Phương pháp phân tích kinh tế của hệ thống điện mặt trời áp mái
4 p | 36 | 4
-
Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam: Số 33/2019
33 p | 46 | 4
-
Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam: Số 8/2017
33 p | 62 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn