intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TIẾP CẬN CỘNG ĐỒNG part 3

Chia sẻ: Ashfjshd Askfaj | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

122
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 2: Câu hỏi truyền thống 35. Các yếu tố gây nguy hại cho sức khỏe môi trường được phân tâm mấy loại? Đó là những loại nào? 36. Trình bày đặc điểm từng loại yếu tố gây hại đến sức khỏe môi trường. 37. Trình bày những thông tin cơ bản giáo dục sức khỏe môi trường cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. 38. Nêu một số biện pháp bảo vệ sức khỏe môi trường. 39. Tại sao cần bảo vệ môi trường? ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TIẾP CẬN CỘNG ĐỒNG part 3

  1. Phần 2: Câu hỏi truyền thống 35. Các yếu tố gây nguy hại cho sức khỏe môi trường được phân tâm mấy loại? Đó là những loại nào? 36. Trình bày đặc điểm từng loại yếu tố gây hại đến sức khỏe môi trường. 37. Trình bày những thông tin cơ bản giáo dục sức khỏe môi trường cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. 38. Nêu một số biện pháp bảo vệ sức khỏe môi trường. 39. Tại sao cần bảo vệ môi trường? 2. Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá Sinh viên đọc tài liệu, tìm các ý đúng cho các câu trả lời. Sau khi trả lời các câu hỏi, sinh viên xem đáp án cuối tài liệu. Phần nào không hiểu gặp thầy cô để trao đổi. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ 1. Phương pháp học - Các em sinh viên Y1 cần thay đổi cách học khi chuyển từ các môn học cơ bản sang học các môn học y học cơ sở. Hơn nữa trong giai đoạn bùng nổ thông tin, các em nhất thiết cần phải thay đổi cách học thụ động sang cách học chủ động, tiếp thu kiến thức bằng cách tích cực tham gia vào quá trình dạy học. Nghiên cứu mục tiêu đọc tài liệu để tìm những điểm mấu chốt đáp ứng mục tiêu học tập, ghi lại những nội dung, phần cụ thể trong bài học chưa rõ, cần làm rõ hơn để đến lớp trao đổi với giáo viên. Tự nghiên cứu test lượng giá để hoàn thành cũng là một cách học những nội dung mấu chốt của bài học, do đó sau đọc xong tài liệu, các em có thể tự hoàn thiện test để tự đánh giá, sau khi hoàn thành đối chiếu lại phần đáp án cuối tài liệu, xem lại những câu chưa đúng, đọc kỹ lại những nội dung mình chưa chắc. Bằng cách như vậy các bạn sẽ tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. - Để phục vụ cho việc thực hành tiếp cận cộng đồng các em sinh viên cần có thời gian tự đọc tài liệu, xem trước các phần tài liệu liên quan để hiểu rõ các yếu tố môi trường liên quan đến bệnh tật như thế nào, nhận thức rõ người cán bộ y tế là người giúp người bệnh nhận ra các yếu tố của môi trường sống liên quan đến người bệnh thì việc khám và điều trị, giải quyết bệnh tật mới triệt để và có kết quả tốt. 2. Hướng dẫn vận dụng thực tế Khi đến thăm hộ gia đình, sinh viên ứng dụng kiến thức bài này để nhận xét, phân tích môi trường sống thực tế của hộ gia đình (ví dụ: khi đến thăm hộ gia đình cần quan sát môi trường sống của gia đình, nhà ở, nguồn nước, công trình vệ sinh như: giếng nước, nhà tắm, hố xí, hố rác...) có đảm bảo vệ sinh không. 15
  2. Ngoài ra khi hỏi về bệnh tật trong gia đình (ví dụ: có trẻ ốm đến viện mà được chẩn đoán tiêu chảy...) cần quan sát, hỏi, phân tích thông tin thu được về môi trường, bệnh tật, xem xét mối liên quan bệnh tật trong gia đình và môi trường sống của họ như thế nào. 3. Tài liệu tham khảo 1. Bộ môn Y học cộng đồng. Giáo dục và nâng cao sức khỏe, tr. 50 - 56, Thái Nguyên - 2004. 2. Bộ môn Môi trường và độc chất, Trường Đại học Y khoa - Đại học Thái Nguyên. Bài giảng sức khoẻ môi trường, Thái Nguyên - 2004. 3. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. Bài giảng vệ sinh - môi trường - dịch tễ, tr. 78 - 90, Nhà xuất bản Y học - 1998. 4. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. Bài giảng định hướng sức khoẻ - môi trường, Nhà xuất bản Y học - 1997, tr. 50 - 60 16
  3. KỸ NĂNG GIAO TIẾP MỤC TIÊU Sau học xong bài này, sinh viên có khả năng 1. Nhận thức được tầm quan trọng của giao tiếp trong tiếp cận cộng đồng. 2. Liệt kê được các bước chủ yếu trong giao tiếp giữa một cán bộ y tến với một đối tượng. 3. Trình bày được các kỹ năng giao tiếp chủ yếu thường sử dụng. 4. Thực hành đóng vai được các tình huống giao tiếp thường gặp trong quá trình điều tra cộng đồng. 5. Thực hiện được các tình huống giao tiếp gặp trong quá trình điều tra cộng đồng. 1. Khái niệm giao tiếp Giao tiếp là hoạt động trao đổi những ý kiến, những cảm nghĩ và những thông tin với người khác. Giao tiếp là kỹ năng, là nghệ thuật. Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng quan trọng hàng đầu trong các kỹ năng sống cơ bản của con người, kỹ năng giao tiếp được coi là công cụ cơ bản của con người. Kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh, tích cực cho phép chúng ta đối mặt với những thách thức của cuộc sống, công việc hàng ngày. Kỹ năng sống bao gồm: - Kỹ năng giao tiếp - Kỹ năng ra quyết định - Kỹ năng quan hệ - Kỹ năng giải quyết vấn đề - Thiết lập mục tiêu - Suy nghĩ tích cực - Kiểm soát tinh thần - Quyết đoán - Phát triển lòng tự trọng. Mục đích của giao tiếp như sau: - Nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần. - Hình thành mối quan hệ giữa con người với nhau và qua đó tình cảm giữa các cá nhân được thiết lập. - Khi trao đổi giúp chúng ta thu thập, so sánh và xử lý thông tin. 17
  4. - Hoàn thành nhiệm vụ, mục đích công việc (ví dụ: truyền thông - giáo dục sức khỏe, tư vấn thay đổi hành vi, cũng như các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe khác...). Có hai loại hình giao tiếp cơ bản: - Giao tiếp bằng lời: ngôn ngữ nói và viết là loại hình giao tiếp phổ biến giữa con người và con người. Nhưng thông thường để đạt hiệu quả trong giao tiếp, người ta thường kết hợp giao tiếp bằng lời và giao tiếp không lời (ví dụ: khi gặp một người khách mới quen, kèm theo câu chào hỏi xã giao, thông thường kèm theo động tác bắt tay, bắt tay chính là loại hình giao tiếp không lời). Bắt tay là giao tiếp không lời nhưng nó đem lại hiệu quả giao tiếp rất lớn. - Giao tiếp không lời: + ánh mắt, nét mặt, nụ cười. + Cử chỉ, điệu bộ. + Những vận động hoặc sự va chạm cơ thể khi cần thiết như: vỗ vai, bắt tay, ôm hôn v.v.. Qua giao tiếp không lời, người nhận thông tin có thể hiểu được cảm xúc buồn, mệt mỏi, thích thú, tức giận, lo lắng, sung sướng, sợ hãi, sự cảm thông... Người cán bộ y tế luôn nhớ rằng trong buổi đầu tiếp xúc với cộng đồng, người dân theo dõi đánh giá chúng ta qua ánh mắt, nụ cười, điệu bộ, thái độ tác phong... và qua những thông tin này đều có thể ảnh hưởng đến kết quả công tác của chúng ta. Ví dụ: bắt tay là loại hình giao tiếp không lời mang lại hiệu quả trong giao tiếp nếu chặt vừa phải thì nó mang tính thân thiện, xã giao; bắt tay chặt giữ lâu một chút thể hiện sự gần gũi thân thiết khi gặp người quen đã lâu không gặp lạn bắt tay lòng, nhanh thể hiện sự thờ ơ không thân thiết trong giao tiếp. Do vậy, bắt tay cũng là nét văn hóa của rất nhiều dân tộc, quốc gia và được sử dụng như một trong các nghệ thuật của giao tiếp. Bắt tay lúc nào? khi nào? như thế nào, thời gian bao lâu? mức độ chặt lỏng khi bắt tay?....cũng là cả một vấn đề cần nghiên cứu, xem xét, học hỏi 2. Các bước chủ yếu trong giao tiếp giữa một cán bộ y tế với một đối tượng - Chào hỏi, giới thiệu mục đích cuộc gặp gỡ: mục đích, để hai bên hiểu rõ về nhau, hiểu rõ về mục đích của cuộc giao tiếp, trên cơ sở đó hai bên sẽ định hướng về sự đóng góp của mỗi bên đến sự thành công của cuộc giao tiếp. - Trao đổi một cách thân mật: việc tạo ra không khí cởi mở, thân thiện trong giao tiếp là rất cần thiết. Không khí cởi mở, chân thành, sẵn sàng hợp tác, phối hợp giữa hai bên, sự thân thiện trong giao tiếp tạo ra hiệu quả giao tiếp tốt hơn. Ví dụ: một bác sĩ A, trong người đang bực bội, lo lắng về chuyện gia đình vì có con trai lớn đang học lớp 12 bỏ học 4 ngày nay rồi nhưng sáng nay cô giáo chủ nhiệm mới thông báo cho gia đình biết. Sáng nay BS A vẫn phải đến phòng khám bệnh của 18
  5. Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên làm việc. Bệnh nhân đầu tiên bước vào với thái độ thờ ơ, nét mặt căng thẳng, cau có, BS A hỏi bệnh qua loa; bệnh nhân cũng cảm thấy lo lắng, không hài lòng và đành trả lời qua loa cho xong chuyện. Câu hỏi thảo luận: liệu mục đích của cuộc giao tiếp này là tìm các triệu chứng, dấu hiệu để chẩn đoán bệnh có đạt được không nếu trong không khí, cách trao đổi như vậy? tại sao? - Tìm hiểu xem đối tượng đã biết gì? Mục đích của cuộc giao tiếp đã rõ ràng nếu ta chủ động. Nhưng trong thực tế, nhiều cuộc giao tiếp ta bị động, đối tượng giao tiếp với ta chủ động tìm đến, trong trường hợp như vậy, khi giao tiếp cần hiểu rõ đối tượng là ai, mục đích cuộc giao tiếp là gì? Qua trao đổi, tìm hiểu bằng nhiều cách (ví dụ: cháu có thể giúp gì được bác đây? anh chị cần gì? v.v.) tuy nhiên cần tế nhị, tránh làm phật ý đối tượng giao tiếp. - Bổ sung những điều cần biết, cần làm chính xác, đầy đủ, có hệ thống: trong giao tiếp, nhiều khi mục tiêu giao tiếp không đạt được vì hai bên chưa hiểu đúng nội dung giao tiếp và mục tiêu giao tiếp, do vậy cần phải cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác có hệ thống về vấn đề, nội dung giao tiếp để mọi người hiểu rõ, có như vậy mục tiêu giao tiếp mới đạt được. Ví dụ: trong khi đi đến điều tra hộ gia đình, nhiều khi gia đình đã hiểu lầm mục tiêu của cuộc điều tra nên họ không hợp tác; do vậy sinh viên đến hộ gia đình cần nói rõ lý do, mục tiêu của cuộc điều tra hộ gia đình là giúp sinh viên học tập kỹ năng giao tiếp, giúp sinh viên có được các thông tin cơ bản của hộ gia đình để làm cơ sở cho hoạt động tiếp theo là tư vấn sức khỏe gia đình (trong năm thứ 2 và thứ 3). Nếu giải thích rõ nội dung và mục tiêu thì chắc chắn gia đình sẽ sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ sinh viên. - Đưa ra lời khuyên phù hợp: trong giao tiếp, khi đưa ra các lời khuyên, bình luận là rất cần thiết, tuy nhiên cần thận trọng để đưa ra các lời khuyên nhủ phù hợp. Ví dụ: khi đến điều tra hộ gia đình, bạn gặp một gia đình có trẻ 3 tuổi bị tiêu chảy, gia đình đó vẫn để trẻ ở nhà và mua thuốc về điều trị. Vì bạn mới học Yl nên chưa có kiến thức gì về bệnh tiêu chảy, nếu bạn đưa ra lời khuyên về xử lý bệnh tiêu chảy là không được mà nhiều khi rất nguy hiểm, do vậy lời khuyên phù hợp nhất trong tình huống này là: khuyên gia đình đưa trẻ đến trạm y tế gần nhất khám và điều trị. Một ví dụ minh hoạ khác: trong quá trình giao tiếp (đặc biệt giao tiếp trong truyền thông giáo dục sức khỏe) muốn gây ấn tượng mạnh cho đối tượng để đối tượng thay đổi hành vi có hại cho sức khỏe, xây dựng hành vi lành mạnh có lợi cho sức khỏe thì một trong những cách tiếp cận phù hợp nhất là đưa ra các ví dụ về tác hại của hành vi đó đến sức khỏe bằng những bằng chứng thực tế (ví dụ: khi bạn đến một gia đình có em A mới 13 tuổi hút thuốc lá, đã bỏ học, sau khi làm quen mang tính thân mật rồi, bạn sẽ hỏi em bé đó về những hiểu biết tác hại của thuốc lá đến sức khỏe, nếu em A không biết gì về tác hại của hút thuốc lá thì em sẽ cung cấp những hiểu biết của mình về thuốc lá vì là sinh viên Y1 em cũng thừa biết hút thuốc lá với ung thư phổi, vì đó là 19
  6. thông tin đại chúng đã có rồi, sau đó em có thể đưa ra một số ví dụ ông A, B... hút thuốc lá 20 năm đã chết vì ung thư phổi, có thể thông tin đó không thực sự có thật, tuy nhiên mục đích đưa ra ví dụ là để gây ấn tượng cho đối tượng, không có hại gì trong trường hợp này). - Tạo điều kiện cho đối tượng thắc mắc: tạo điều kiện cho đối tượng thắc mắc là cần thiết trong giao tiếp, có như vậy hai bên mới hiểu rõ nhau, nội dung giao tiếp được rõ ràng, có như vậy mục tiêu giao tiếp mới đạt được. - Kiểm tra sự hiểu biết của đối tượng và bổ sung nếu cần: trong giao tiếp cần thiết phải kiểm tra hiểu biết của đối tượng (ví dụ: trường hợp em A hút thuốc lá ở ví dụ trên, sau khi hỏi : em biết gì về tác hại của thuốc lá? em đó có thể trả lời: em chẳng thấy thuốc lá có hại gì? bố em đã hút 30 năm, hiện nay ông đã 53 tuổi rồi, em thấy ông vẫn khỏe? do vậy em A đã có niềm tin là thuốc lá không có hại gì đến sức khỏe). Như vậy khi cung cấp thêm thông tin, bằng chứng về tác hại của hút thuốc lá, dần dần từng bước em A sẽ nhận ra vấn đề, tuy nhiên không nóng vội đối với những trường hợp như vậy. Nếu họ chưa hiểu rõ vấn đề, bắt dừng ngay thuốc lá, em A chắc vẫn hút chỗ khác cùng bạn bè khi không ai kiểm soát. 3. Các kỹ năng thường sử dụng trong giao tiếp 3.1. Kỹ năng nói Nói là công cụ trong giao tiếp thông thường hàng ngày của mọi người. Đặc biệt trong truyền thông - giáo dục sức khoẻ, lời nói trực tiếp thường mang lại hiệu quả nhất. Trên thực tế, không phải ai cũng biết sử dụng lời nói có hiệu quả. Nói như thế nào để người nghe hiểu, ủng hộ thì cần phải rèn luyện. Khi nói, không chỉ nói bằng lời mà cần kết hợp với các giao tiếp không lời như ánh mắt, nét mặt, các động tác cơ thể... - Trong lời nói, không phải chỉ cần quan tâm đến nói cái gì mà cả nói như thế nào: chuẩn bị tốt những nội dung cần nói, trao đổi theo những trật tự cần thiết, lựa chọn cách trình bày để đạt được mục đích của cuộc giao tiếp. - Âm lượng, tốc độ giọng nói có thể ảnh hưởng đến giao tiếp: cần phải nói to vừa phải, rõ ràng, chú ý âm lượng trong những nội dung mấu chốt, không nên nói quá to, quá nhỏ. - Ngôn ngữ sử dụng khi giao tiếp phải thống nhất: cần nói rõ ràng, mạch lạc, dùng ngôn nữ trong sáng, dễ hiểu cho mọi đối tượng. - Trong khi nói không nên dùng từ một cách cầu kỳ, hoa mỹ mà nên dùng từ dễ hiểu. - Nói đúng lúc, đúng chỗ: chọn nội dung giao tiếp đã khó nhưng cũng rất thận trọng nói khi nào, chỗ nào là hợp lý nhất. Ví dụ: bà A, hôm sinh nhật con gái 15 tuổi, nhân tiện có nhiều ban bè của con gái đến chơi. Mục đích muốn răn dạy con gái, thông qua bạn bè nên bà A đã kể đủ thứ tội 20
  7. của con gái mình trước đám bạn bè, cả nhóm bạn đang vui, bỗng nhiên buồn thiu. Ngay sau khi đám bạn ra về cô gái vào phòng mình và đóng sập cửa, khóc thút thít một mình. Theo bạn, tại sao cô gái khóc? bà mẹ làm như vậy đúng hay sai? tại sao? - Thời gian giao tiếp phải thích hợp. - Không khí giao tiếp cởi mở, thân mật. Khi nói cần tránh các yếu tố có thể gây khó chịu cho người nghe như lặp lại một số từ đệm quá nhiều, nói sai văn phạm, phát âm không chuẩn, dùng từ khó hiểu, từ chuyên môn, cử chỉ, động tác không phù hợp với lời nói, không chú ý và tôn trọng người nghe. 3.2. Kỹ năng lắng nghe Nghe là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp. Cần biết lắng nghe đối tượng giao tiếp của mình để thu nhận được đúng đủ thông tin phản hồi và khích lệ được đối tượng nói nhiều hơn. Yêu cầu khi làng nghe: - Phải tập trung vào người nói. - Lắng nghe tích cực sẽ giúp ta phát hiện được nhu cầu và quan tâm của cộng đồng. - Không ngắt lời. - Không làm việc riêng khi nghe. 3.3. Kỹ năng hỏi lấy thông tin Hỏi cũng là một kỹ năng mà chúng ta cần rèn luyện, hỏi nhằm có được thông tin, cần tỏ thái độ đúng khi hỏi. Yêu cầu khi đặt câu hỏi: - Câu hỏi cần thể hiện được những điều cơ bản là: cái gì, ở đâu, khi nào, ai và như thế nào? - Câu hỏi phải rõ ràng, súc tích. - Câu hỏi ngắn, không cần phải giải thích để trả lời. - Sau khi đặt câu hỏi cần giữ im lặng. - Chỉ nên hỏi từng câu một. - Nên hỏi xen kẽ câu hỏi đóng và câu hỏi mở để thu nhận thông tin. 3.4. Kỹ năng quan sát Khi giao tiếp, đặc biệt giao tiếp giữa cán bộ y tế với bệnh nhân hay người dân khi đến thăm hộ gia đình, việc sử dụng khéo léo kỹ năng quan sát cũng đóng vai trò hết 21
  8. sức quan trọng. Quan sát giúp người cán bộ y tế phán đoán được thái độ của đối tượng để từ đó có những lời khuyên hợp lý. Ngoài ra, quan sát cũng giúp kiểm tra chéo thông tin có được từ các câu trả lời của đối tượng. Lưu ý: khi quan sát cần khéo léo, tự nhiên để tránh làm cho bệnh nhân hay người dân hiểu lầm về mục đích của việc quan sát. 3.5. Kỹ năng thuyết phục Khi tiếp cận cộng đồng, muốn vận động, thuyết phục, động viên cộng đồng hợp tác, giúp đỡ, cũng như làm theo những điều mà chúng ta muốn khuyên họ, cần làm cho cộng đồng tin tưởng vào những thông điệp của người gửi là đúng đắn và cần phải làm theo. Cũng cần lưu ý là người ta thường có khuynh hướng đáp ứng tốt hơn theo hướng các lý do về tình cảm hơn là chỉ có lý do thực hành đơn thuần và vì thế chúng ta cần sử dụng tình cảm đúng đắn để thuyết phục. Để thuyết phục được đối tượng thì cần có nhiều kỹ năng phối hợp khác như làm quen, nói, hỏi, nghe và cần biết giải thích được cho đối tượng hiểu rõ hơn về vấn đề. Yêu cầu khi giải thích: - Nắm chắc vấn đề cần giải thích. - Giải thích đầy đủ, rõ ràng vấn đề. - Giải thích ngắn gọn, súc tích. - Sử dụng từ dễ hiểu. - Giải thích mọi câu hỏi mà đối tượng nêu ra. - Bằng cử chỉ thể hiện sự đồng cảm, tôn trọng đối tượng. 4. Một số trở ngại trong giao tiếp Có nhiều yếu tố có thể gây trở ngại trong giao tiếp thông thường, nhưng trong giao tiếp để tiếp cận cộng đồng cần lưu ý một số trở ngại sau: - Thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng. - Ít tiếp xúc với người dân dẫn đến thiếu hiểu biết về những vấn đề mà người dân gặp phải. - Đưa ra quá nhiều thông tin trong cùng một lúc. - Chuẩn bị nội dung chưa tốt, chưa phù hợp, trình bày khó hiểu. - Chỉ đưa ra thông tin một chiều, mà không chịu lắng nghe thông tin phản hồi. - Từ ngữ khó hiểu, ngôn ngữ bất đồng. - Thời gian, không gian, địa điểm. - Phong tục tập quán, tôn giáo. 22
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2