intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiếp cận đau tai (H92.0)

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Tiếp cận đau tai (H92.0)" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, các nguyên nhân thường gặp, cách tiếp cận (lưu đồ), chỉ định cấp cứu, chỉ định nhập viện, điều trị ngoại trú, hướng dẫn chăm sóc tại nhà. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiếp cận đau tai (H92.0)

  1. TIẾP CẬN ĐAU TAI (H92.0) 1. ĐỊNH NGHĨA Đau tai là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở trẻ em, có thể xuất phát từ tai hoặc thứ phát từ nơi khác lan đến tai. 2. CÁC NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP 2.1. Tai ngoài - Viêm tai ngoài. - Áp-xe tai ngoài. - Viêm tai ngoài hoại tử. - Chấn thương tai ngoài. - Dị vật tai. - Nút ráy tai. - Herpes zoster. - U hạt. - Viêm khớp sụn xương ống tai ngoài. - Ung thư. 2.2. Tai giữa - Viêm tai giữa cấp, mạn. - Viêm tai xương chũm. - Viêm tiền đình, ốc tai. - Viêm màng não. - Áp-xe não. - Chấn thương áp lực. - Thủng màng nhĩ. 477
  2. 2.3. Đau quy chiếu (nguyên nhân thứ phát) Do các cơ quan khác sử dụng chung đường thần kinh cảm giác với tai ngoài hoặc tai giữa: - Viêm khớp thái dương hàm. - Viêm, áp-xe nướu răng. - Đau dây thần kinh tam thoa, thần kinh mặt. - Viêm amiđan. - Đau sau cắt amiđan. - Viêm thanh quản cấp. - Viêm xoang cấp. - Viêm tuyến mang tai. - Ung thư vùng hầu họng. - GERD. - Chấn thương, viêm cột sống cổ C2-C3. - Viêm động mạch thái dương. - Tâm lý. 3. CÁCH TIẾP CẬN (LƯU ĐỒ) Đau tai Rối loạn tri giác, huyết động Khoa Cấp cứu Khám Tai Mũi Họng Bệnh lý tai ngoài, tai giữa + Tai ngoài, tai giữa bình thường Nội soi, X quang Schuller, CT Scan Liệt mặt Điều trị theo nguyên nhân Khám Thần kinh Khám Răng Hàm Mặt 478
  3. 4. XỬ TRÍ 4.1. Chỉ định nhập cấp cứu: đau tai kèm các triệu chứng ảnh hưởng tri giác, huyết động. 4.2. Chỉ định nhập viện: viêm tai xương chũm, viêm tai có biến chứng viêm màng não, áp-xe não, viêm tai ngoài hoại tử. 4.3. Khám chuyên khoa: Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt, Thần kinh. 4.4. Điều trị ngoại trú - Điều trị triệu chứng: hạ sốt, giảm đau, lấy dị vật, vệ sinh tai… tùy theo nguyên nhân. - Điều trị đặc hiệu: kháng sinh, kháng viêm, rạch dẫn lưu áp-xe, phẫu thuật… - Theo dõi ngoại trú: + Thời gian tái khám: sau 2 ngày. + Thời gian đánh giá định kỳ: nội soi lần đầu chẩn đoán, sau 5 ngày, sau 10 ngày điều trị, đến khi hết triệu chứng. - Dấu hiệu tái khám ngay: sốt cao không hạ, ói nhiều, đau đầu, chóng mặt, liệt mặt. - Hướng dẫn chăm sóc tại nhà: vệ sinh tai bằng nước muối hoặc oxy già, nhỏ thuốc nhỏ tai đúng cách, vệ sinh mũi họng. 5. NHỮNG LƯU Ý - Không tự ý nhỏ thuốc nhỏ tai khi chưa có chỉ định (đặc biệt những trường hợp thủng nhĩ). - Khi nghi ngờ dị vật tai nên đến chuyên khoa Tai Mũi Họng, không cố gắng lấy dị vật vì nguy cơ thủng màng nhĩ. 479
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2