intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiếp cận đối tượng "có vấn đề"

Chia sẻ: Hai Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

91
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo kinh nghiệm của bản thân tôi cũng như qua quan sát cách làm của các đồng nghiệp, thông thường, giám đốc một công ty đang thực sự "có vấn đề" sẽ có một số phản ứng khác nhau khi có đề nghị phỏng vấn của phóng viên. Một khả năng là ông ta từ chối ngay lập tức và một khả năng khác là muốn gặp gỡ để "giải thích cho rõ" hoặc có khi là để... lo lót.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiếp cận đối tượng "có vấn đề"

  1. Tiếp cận đối tượng "có vấn đề" Theo kinh nghiệm của bản thân tôi cũng như qua quan sát cách làm của các đồng nghiệp, thông thường, giám đốc một công ty đang thực sự "có vấn đề" sẽ có một số phản ứng khác nhau khi có đề nghị phỏng vấn của phóng viên. Một khả năng là ông ta từ chối ngay lập tức và một khả năng khác là muốn gặp gỡ để "giải thích cho rõ" hoặc có khi là để... lo lót. Nếu gặp phải khả năng thứ 2 - có thể gặp được ông giám đốc nọ
  2. hoặc ít nhất là quan chức điều hành cấp cao - thì câu chuyện cũng đơn giản hơn. Ít nhất cũng gặp được "chính chủ" để xem có khai thác được thông tin gì không, hoặc dù ông ta chỉ tìm cách bao biện này nọ thì cũng có khả năng hé lộ những đầu mối nào đó. Nhưng nếu bị "từ chối phắt" thì phải làm thế nào? Tôi cho rằng khả năng này dễ xảy ra hơn và nên coi đó là phản ứng hết sức bình thường. Nhiều công ty làm ăn đúng đắn cũng không thích gặp giới báo chí cho đỡ "rách việc," huống hồ có vấn đề thật thì càng phải e dè cánh nhà báo vốn bị coi là "có ít xít ra nhiều." Nhiều công ty làm
  3. Trong những trường hợp như thế, nếu tiếp ăn đúng đắn cũng tục tiếp cận thẳng với ông giám đốc nọ, lại không thích gặp chỉ qua điện thoại, thì khả năng thất bại là giới báo chí cho đương nhiên. Tôi có gợi ý với anh bạn đồng đỡ "rách việc," nghiệp là nên tìm cách gặp thư ký hay các huống hồ có vấn cán bộ có quyền hạn nhất định trong công ty đề thật thì càng - ví như phó giám đốc, chánh, phó văn phải e dè cánh nhà phòng hay người đứng đầu mấy cái phòng báo vốn bị coi là quan trọng là kế hoạch, kinh doanh. Đại loại "có ít xít ra nhiều." phải tiếp cận để những lời thuyết phục của phóng viên ít nhiều lọt tai người nghe và hy vọng là một phần ít hơn sẽ đến tai ông giám đốc. Điều quan trọng tiếp theo là làm thế nào để lời nói thuyết phục.
  4. Tôi nghĩ rằng phóng viên chuyên nghiệp hay không thể hiện ở chính hoàn cảnh này. Mỗi người đều có quan điểm cá nhân riêng của mình về một vấn đề hoặc một người nào đó nhưng không được để nó lẫn vào công việc. Một phóng viên từng hồ hởi kể với tôi chuyện gây khó dễ cho một đối tượng phỏng vấn vì "ngày xưa chính tay này cướp bồ của bạn thân em." Một cô khác mê "tít thò lò" một anh diễn viên, thế là cứ ra sức bao biện cho anh này trên báo. Tôi có nói với người bạn rằng nếu tự thấy mình không tách bạch được tình cảm với công việc với một vấn đề hay đối tượng nào đó thì tốt nhất là nên tránh đi chứ đừng cố viết. Chẳng hạn nếu đối tượng đang bị rắc rối lại là bạn thân của tôi, hoặc thậm chí là anh em với tôi, thì liệu tôi có nói cho công bằng được không?
  5. Nhiều trường hợp là ngược lại, phóng viên đang "ghét" sẵn, lại không gặp được thì lại càng bực bội. Phóng viên đặt lợi ích của độc giả lên hàng đầu thì khi viết một bài nào đó không nên đặt mục tiêu là ca ngợi hay chê bai một doanh nghiệp, một cá nhân, một vấn đề. Nếu trong đầu đã định chê thì dù có giấu diếm mấy thì cái ý định đó cũng có thể bị phát hiện bởi một đối tượng "tinh ý." Và họ không muốn gặp là điều chẳng có gì lạ. Là một nhà báo, điều cần thiết trước hết là phải gặp và phỏng vấn được đối tượng. Có gặp thì mới ra được chuyện. Vậy hãy tiếp cận mà không có một chút thiên kiến thì cơ hội gặp được sẽ cao hơn./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2