Mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu "Tiếp cận dựa trên thuyết sinh thái" dưới đây để nắm bắt được khái niệm, vai trò, nội dung thuyết sinh thái, ứng dụng trong công tác xã hội. Với các bạn đang học chuyên ngành Xã học thì đây là tài liệu tham khảo hữu ích.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Tiếp cận dựa trên thuyết sinh thái
- Tiếp cận dựa trên thuyết sinh thái.
1. Khái niệm.
Lý thuyết hệ thống sinh thái ra đời từ những năm 70 của thế kỷ trước, lý
thuyết này giúp những người thực hành công tác xã hội phân tích thấu đáo sự
tương tác giữa thân chủ và hệ thống sinh thái – môi trường xã hội mà thân chủ
đang sinh sống và mức độ ảnh hưởng như thế nào đến hành vi của con người
trong đời sống xã hội.
Mỗi cá nhân đều có một môi trường sống và một hoàn cảnh sống, họ chịu tác
động của các yếu tố trong môi trường sống và họ cũng ảnh hưởng đến môi
trường xung quanh của họ. Như vậy, các cá nhân và các yếu tố liên hệ trực
thuộc lẫn nhau rất chặt chẽ.
Trong môi trường sinh thái, các hệ thống hoạt động vừa có tính chất riêng biệt
và phức tạp, vừa có sự trao đổi, liên kết chặt chẽ giữa chúng.
2. Vai trò.
Để hiểu một yếu tố nào đó trong môi trường, ta phải nghiên cứu cả hệ thống
môi trường xung quanh con người. Vì vậy bất cứ việc can thiệp hoặc giúp đỡ
một cá nhân của một tổ chức nào đó liên quan và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ
thống đó, Lý thuyết hệ thống sinh thái có ảnh hưởng rất nhiều đến các phương
thức thực hiện trong công tác xã hội như tư vấn, xử lý ca, tư vấn nhóm, tổ chức
và phát triển cộng đồng,… “Bất cứ một việc can thiệp hoặc giúp đỡ một cá
nhân của một tổ chức nào đó, đều có liên quan và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ
thống”.
3. Nội dung thuyết sinh thái.
Theo thuyết này thì một hệ thống có thể là bao gồm những phần tử nhỏ,
nhưng thuộc về một hệ thống lớn hơn.
1
- Ví dụ: Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội và nhiều gia đình gộp lại thành
một hệ thống môi trường xã hội, trong gia đình mỗi thành viên là một phần tử.
Tất cả vấn đề của con người phải được nhìn nhận một cách tổng thể như
triển khai nhiều phương diện và mức độ khác nhau, lĩnh vực cảm xúc, gia đình,
cộng đồng, xã hội và thế giới.
Nó ảnh hưởng lớn đến phương thức thực hiện: Tư vấn, xử lý ca, tư vấn gia
đình,…
Quan điểm sinh thái nhìn nhận hành vi và phát triển của mỗi cá nhân, trong bối
cảnh của một chuỗi hệ thống các mối quan hệ tạo nên môi trường sinh thái của
con người ấy. Quan niệm này, chỉ ra các lớp cắt của môi trường sinh thái, bao
gồm ba cấp độ: vi mô, trung mô, vĩ mô. Sự thay đổi, hoặc xung đột trong bất kỳ
lớp cắt nào của môi trường, cũng có thể gây ảnh hưởng đến các lớp khác.
Nó thể hiện 3 cấp độ: Vi mô, trung mô, vĩ mô.
(1) Cấp độ vi mô: Là các quan hệ trực tiếp của từng cá nhân, hay nói cách khác,
nó chính là cuộc sống của cá nhân mỗi con người.
Ví dụ: gia đình là nơi cá nhân sinh ra và lớn lên có ảnh hưởng trực tiếp, lớp học
là nơi cá nhân tham gia hàng ngày để thu thập kiến thức, kỹ năng; cơ quan là nơi
cá nhân cống hiến sức lao động và sự sáng tạo để khẳng định mình…
(2) Cấp độ trung mô bao gồm hai loại: Cấp trung mô nội sinh và cấp trung mô
ngoại sinh.
+ Cấp trung mô nội sinh: là sự tương tác giữa hai hệ thống ở cấp vi mô và có
ảnh hưởng trực tiếp lên đối tượng.
Ví dụ: mối liên lạc giữa gia đình và nhà trường, gây nên sự ảnh hưởng trực tiếp
tới sinh viên.
2
- + Cấp trung mô ngoại sinh: là môi trường mà đối tượng không nằm trong đó,
tuy nhiên môi trường này có ảnh hưởng đến họ.
Ví dụ: nơi làm việc của người cha. Mặc dù con của anh ta không có vai trò ở cơ
quan, thậm chí chưa bao giờ tới nơi này. Song những sự kiện xảy ra tại nơi làm
việc của người cha có thể ảnh hưởng đến đứa trẻ. Ví dụ, nếu cha bị sa thải,
hoặc tăng lương, hoặc có xô xát với đồng nghiệp, tất cả điều đó sẽ ảnh hưởng
đến thái độ của anh ta với con mình khi anh ta trở về nhà.
+ Cấp độ vĩ mô: Là những yếu tố là những bản chất hay quy định của xã hội,
cộng đồng có ảnh hưởng đến cá nhân nằm trong đó. Nói cách khác, tổng thể đó
được xem xét trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hóa tác động tới cuộc
sống các thành viên.
Quan điểm sinh thái nhấn mạnh rằng, hành vi và sự phát triển của con
người là hệ quả của một chuỗi các tương tác giữa các lớp cắt của môi
trường. Vì thế để tìm hiểu hành vi và sự phát triển của một cảm xúc, không
thể chỉ đổ lỗi cho bản thân cảm xúc đó mà còn cần xem xét sự tác động từ
phía môi trường.
* Mối liên hệ công tác xã hội và xã hội được hiểu dưới 4 mẫu hình thức
sau (cowger,1977):
+ Công tác xã hội như là một tác nhân đại diện xã hội làm nhiệm vụ kiểm soát
xã hội.
+ Công tác xã hội như là tác nhân đối lập hay cải cách xã hội.
+ Công tác xã hội như là một ngành tách rời khỏi xã hội.
+ Công tác xã hội như là người trung gian giữa cá nhân và xã hội.
Theo quan điểm sinh thái học, thì công tác xã hội gần gũi nhất với khái niệm
công tác xã hội như là một tiến trình tăng sức mạnh, hay hợp tác vì một kế
hoạch thay đổi, một sự thay đổi cả cho cá nhân và xã hội. Xa hơn, hiểu biết và
3
- thực hiện những nguyên tắc cơ bản của hợp tác, tăng quyền lực sẽ tạo nên sức
mạnh kiểm soát xã hội và chuyển hóa xã hội.
4. Ứng dụng trong công tác xã hội.
Giúp Nhân viên xã hội đứng trên lập trường cảm xúc, tìm ra cách xử lý phù
hợp, không nhìn theo một chiều mà phán xét cảm xúc đó, tìm hiểu nhiều yếu tố,
nguyên nhân mà cảm xúc đó gây lên.
Nhân viên xã hội có thể biện hộ để giúp bảo vệ quyền lợi của thân chủ.
Giúp Nhân viên xã hội đưa ra nhiều biện pháp, lập luận để giải quyết vấn đề.
Giúp Nhân viên xã hội nâng cao năng lực cho thân chủ.
Nhân viên công tác xã hội vẽ biểu đồ sinh thái cùng với thân chủ. Khi tham gia
thân chủ/gia đình thân chủ hiểu và nhận thức rõ vấn đề mà trước đây có thể họ
chưa hề để ý.
* Biểu đồ sinh thái.
Thân chủ:
Ngày:
Chú thích:
Quan hệ tốt nhưng chỉ một phía.
Quan hệ xấu khó tiếp cận.
Quan hệ hai chiều.
Quan hệ tốt (mức độ dài ngắn thể hiện mối quan hệ xa gần,
thân mật nhiều hay ít).
4
- Dịch vụ
Tôn giáo Bạn bè
chăm sóc sức
khỏe
Hàng xóm
Khác
Thân
Đoàn thể
chủ/gia
Chính đình
quyền
địa
Cơ quan
phương
An sinh xã
hội
Khu vui chơi
giải trí
Gia Trường
đinh học
mở
rộng
5
- * Một ca:
Gia đình chị Thanh sinh được 2 người con, một trai và một gái. Do công việc
của mình nên chồng chị Thanh suốt ngày phải đi xa, một mình chị Thanh ở nhà
vừa nuôi con vừa phải làm kinh tế. Chị làm nghề buôn bán vì vậy việc học tập
của các con chị cũng ít có thời gian quan tâm, chăm sóc. Hiện nay con trai chị
Thanh đang học lớp 9, ở tuổi này có nhiều suy nghĩ, hành vi khác thường. Vì
vậy, bố mẹ rất cần chú ý và quan tâm. Do mải bận công việc của mình nên vợ
chồng Thanh ít quan tâm tới con trai. Trong một lần đi chơi với bạn, con trai chị
Thanh đã bị bạn rủ rê hút thử thuốc phiện. Do tính tò mò của mình cũng như
chưa biết vấn đề nguy hại của thuốc phiện nên con trai chị Thanh đã thử hút.
Sau lần đó con trai chị Thanh càng hút nhiều hơn, thấy con mình có dấu hiệu lạ
thường và chị thường bị mất tiền. Trong một lần chị thử không khóa hòm xem
sao thì thấy con trai mình lấy trộm tiền. Chị bắt quả tang và đánh em một trận.
Vậy theo bạn tình huống trên sẽ giải quyết như thế nào?
6