intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiếp cận mô hình chất lượng dịch vụ (SERVQUAL) trong việc đánh giá sự hài lòng của học viên tại trường cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày việc tiếp cận mô hình chất lượng dịch vụ (SERVQUAL) trong việc đánh giá sự hài lòng của học viên tại trường cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh. Việc vận dụng phương pháp phân tích thành phần để thu gọn dữ liệu và xác định các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng bao gồm: chương trình đào tạo; đội ngũ giảng viên; cơ sở vật chất, nguồn lực hỗ trợ và công tác tổ chức quản lý đào tạo để đánh giá sự hài lòng của học viên tại Trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiếp cận mô hình chất lượng dịch vụ (SERVQUAL) trong việc đánh giá sự hài lòng của học viên tại trường cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh

  1. TRẦN KIỂU DUNG - ĐINH THỊ KIM LOAN TIẾP CẬN MÔ HÌNH CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ (SERVQUAL) TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA HỌC VIÊN TẠI TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN KIỂU DUNG (*) ĐINH THỊ KIM LOAN  TÓM TẮT Từ việc nghiên cứu mô hình SERVQUAL trong đánh giá sự hài lòng của người học tại Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết tiếp cận mô hình SERVQUAL như một thang đo có giá trị lý thuyết và thực tiễn trong đánh giá sự hài lòng của học viên. Việc vận dụng phương pháp phân tích thành phần để thu gọn dữ liệu và xác định các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng bao gồm: chương trình đào tạo; đội ngũ giảng viên; cơ sở vật chất, nguồn lực hỗ trợ và công tác tổ chức quản lý đào tạo để đánh giá sự hài lòng của học viên tại Trường. Từ khoá: sự hài lòng, chất lượng dịch vụ. ABSTRACT Researching model SERVQUAL (service quality) to assess the satisfaction of learner in institude educational menagement of Ho Chi Minh city (IEMH), article approaches SERVQUAL model as a valuable theory and real of scale in the assessment of student satisfaction. Applying analytical methods to minimize component data and determine the basic factors affecting the quality of training, including: training programs; teaching staff; facilities, and resources to support the organization of training managers that assess the satisfaction of students in IEMH. Keywords: satisfaction, service quality. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xu thế giáo dục đang dần được Nghiên cứu vấn đề này có rất nhiều mô chấp nhận như là một loại hình dịch vụ, một hình để đánh giá chỉ số hài lòng của người áp lực không thể tránh khỏi đối với các học như mô hình chỉ số hài lòng khách hàng trường đào tạo, bồi dưỡng hiện nay là việc của Mỹ ( ACSI-American Customer tuân thủ các nguyên tắc quản lý chất lượng Satisfaction Index); Mô hình chỉ số hài lòng hiện đại mà trong đó triết lý hướng đến khách hàng các quốc gia châu Âu (ECSI- người học đang đóng vai trò chủ đạo. Cho European Customer Satisfaction Index). Tuy nên, một trong những yếu tố quyết định cho nhiên, để đánh giá chất lượng ở các trường sự tồn tại và phát triển của nhà trường là sự đào tạo, bồi dưỡng thì việc sử dụng mô hình hài lòng của người học về chất lượng đào thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL tạo, bồi dưỡng. (service quality) thông qua các ý kiến đánh (*) Thạc sĩ, Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. Thạc sĩ, Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. 54
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC Số 03 (07) / 2015 giá của người học có nhiều ưu điểm hơn. dục Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng Theo tác giả Parasuraman và các cộng sự khẳng định vai trò quan trọng của mình trong (1985) cho rằng, bất kỳ dịch vụ nào, chất hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cũng như đáp lượng dịch vụ cảm nhận bởi khách hàng có ứng nhu cầu học tập của xã hội. Tuy nhiên, thể mô hình thành 10 thành phần, đó là: tin Trường cũng còn những mặt chưa đạt được cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ, tiếp cận, do hạn chế về một số nguồn lực chương lịch sự, thông tin, tín nhiệm, an toàn, hiểu trình đào tạo, chuyên môn đào tạo, nội dung biết khách hàng và phương tiện hữu hình. Vì các môn học, phương pháp giảng dạy, đánh vậy, SERVQUAL được thừa nhận như một giá kết quả học tập, cơ sở vật chất… phục thang đo có giá trị lý thuyết cũng như thực vụ cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. tiễn và việc vận dụng phương pháp phân Tiến hành nghiên cứu định lượng bằng tích thành phần để thu gọn dữ liệu, đồng thời cách khảo sát lấy ý kiến học viên thông qua xác định các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến bảng hỏi đối với 410 học viên các của 15 lớp chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. bồi dưỡng tổ chức tại Trường Cán bộ quản Trên cơ sở lý luận về đánh giá chất lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh năm học lượng đào tạo, bồi dưỡng theo mô hình 2013 - 2014; 2014 - 2015 đồng thời phỏng SERQUAL bài viết phân tích thực trạng chất vấn sâu học viên, cựu học viên và người sử lượng đào tạo, bồi dưỡng của Trường Cán dụng là cán bộ Phòng Giáo dục - Đào tạo, bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh cán bộ Sở Giáo dục - Đào tạo. Sau khi phân qua một số nhân tố như sau: chương trình tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bồi dưỡng; đội ngũ giảng viên; các nguồn thông qua việc xử lý hồi quy đối với chất lực hỗ trợ; công tác tổ chức quản lý, đào tạo. lượng đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường. Kết quả thu được như sau: 2. TIẾP CẬN MÔ HÌNH SERVQUAL TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA HỌC Sự hài lòng của học viên về chất lượng VIÊN TẠI TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ đào tạo, bồi dưỡng GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH = 0,287 x F1 + 0,259 x F2 + 0,273 x F3 + Sau quá trình hình thành và phát triển, 0,188 x F4 - 0,049 cho đến nay Trường Cán bộ quản lý giáo Sơ đồ 2.1: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng 55
  3. TRẦN KIỂU DUNG - ĐINH THỊ KIM LOAN (F1) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng; (F2) nay được xây dựng dựa trên cơ sở mục tiêu đã Đội ngũ giảng viên; đề ra, chương trình khung và văn bản hướng dẫn thiết kế chương trình của Bộ Giáo dục - Đào (F3) Các nguồn lực hỗ trợ; (F4) Tổ chức tạo. Nội dung chương trình một phần dựa vào quản lý đào tạo. chương trình khung của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Trong giới hạn bài viết này, chúng tôi chỉ một phần Nhà trường tự xây dựng cho phù hợp tập trung phân tích nhân tố ảnh hưởng nhiều với yêu cầu của từng chương trình đào tạo và nhất đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của đối tượng bồi dưỡng. Như vậy, khi xây dựng trường. Đó chính là nhân tố chương trình chương trình đào tạo, bồi dưỡng riêng của Khoa, đào tạo, bồi dưỡng, được thể hiện qua Bảng các chuyên đề thuộc các khối kiến thức được bổ 2.1. sung theo khung đã định sẵn và phù hợp với Chương trình là một trong những yếu tố cốt năng lực đào tạo cũng như nhu cầu của cán bộ lõi, quyết định chất lượng của quá trình đào tạo, quản lý và địa phương. bồi dưỡng; nhất là chương trình đào tạo bồi Hàng năm, Trường đã tiến hành rà soát dưỡng cho đối tượng đang là cán bộ quản lý chương trình bồi dưỡng của mình, Phòng Đào giáo dục. Trường Cán bộ quản lý giáo dục tạo đã phối hợp cùng Khoa điều chỉnh và bổ Thành phố Hồ Chí Minh xác định mục tiêu đào sung chương trình đào tạo, bồi dưỡng như số tạo, bồi dưỡng như sau: lượng chuyên đề, việc phân bổ thời gian học trên - Đảm bảo tất cả các học viên đến Trường đều lớp và thực hành, một số chuyên đề do Khoa đề có cơ hội tốt trong việc tiếp thu kiến thức và rèn nghị thay đổi hoặc tách riêng từng phần đều luyện kỹ năng cần thiết để trở thành người cán được điều chỉnh, bổ sung và đưa vào áp dụng. bộ đáng tin cậy, có trách nhiệm chăm lo và đóng Những điều chỉnh này dựa trên nhu cầu thay đổi góp cho sự nghiệp giáo dục ở địa phương. cho phù hợp với sự phát triển của xã hội, với nhu cầu công việc từ các địa phương và phù hợp với - Là nơi đón nhận sự trở lại của học viên trong năng lực đào tạo, bồi dưỡng của Trường. quá trình công tác sau này để cập nhật, nâng cao kiến thức và năng lực; Thông qua hội nghị, những cuộc giao lưu và đi nghiên cứu thực tế tại các Sở/ Phòng các tỉnh - Là nơi mà các nhà trường, các cơ quan quản lý phía Nam, Trường đã tổng kết được những yêu giáo dục, các nhà giáo, cha mẹ học sinh và cầu, góp ý của địa phương về chương trình đào những người quan tâm đến giáo dục có thể thu tạo, bồi dưỡng của Trường. Từ đó, có những nhận được những thông tin khoa học; điều chỉnh thích hợp đối với chương trình bồi - Là nơi các vấn đề nảy sinh và các giải pháp dưỡng cho phù hợp hơn với thực tiễn. trong thực tiễn giáo dục cũng như quản lý giáo Để thuận tiện cho việc đánh giá, phân dục được xác định, được trao đổi và được tư tích số liệu được hợp lý và hiệu quả hơn, vấn giải quyết; chúng tôi dựa vào giá trị trung bình trong - Là nòng cốt về chuyên môn cho các cơ sở bồi thang đo Likert 5 với mức ý nghĩa: giá trị dưỡng cán bộ quản lý và công chức giáo dục khoảng cách = (Maximum - Minimum) : n = của các địa phương. (5-1) : 5 = 0,8 nên ý nghĩa các mức như sau: Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng này được quán 1,00 - 1,80: Rất không hài lòng triệt rõ nét trong các chương trình đào tạo, bồi 1,81 - 2,60: Không hài lòng dưỡng của nhà trường. Đối với mỗi khoa thì mỗi 2,61 - 3,40: Không ý kiến mô đun và chuyên đề đào tạo, bồi dưỡng đều có 3,41 - 4,20: Hài lòng mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. 4,21 - 5,00: Rất hài lòng Bên cạnh đó, về chương trình đào tạo hiện 56
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC Số 03 (07) / 2015 Bảng 2.1: Sự hài lòng của học viên về chương trình đào tạo, bồi dưỡng STT Nội dung Lớp 1 2 3 4 5 Mean Ngắn hạn1† 5 0,9 8,6 80,5 5 3,79 1 Mục tiêu Dài hạn2‡ 0 1,1 13,2 79,9 5,8 3,90 Ngắn hạn 0 8,6 10 67,9 13,6 3,86 2 Nội dung Dài hạn 0 9 5,8 78,8 6,3 3,82 Tủy lệ phân bố lý Ngắn hạn 0 0 29,4 58,8 11,8 3,82 3 thuyết và thực hành Dài hạn 0 2,6 14,8 69,8 12,7 3,92 Thời lượng các Ngắn hạn 3,2 2,7 27,6 61,5 5,0 3,62 4 chuyên đề Dài hạn 0 3,2 16,9 75,1 4,8 3,81 Cấu trúc các Ngắn hạn 17,6 0 20,8 56,6 5,0 3,48 5 chuyên đề Dài hạn 9,0 0 14,8 71,4 4,8 3,71 Ngắn hạn 0 1,8 17,2 69,7 11,3 3,88 6 Tính hệ thống Dài hạn 0 0 11,1 75,1 13,8 4,02 Ngắn hạn 3,2 1,8 19,5 60,6 14,9 3,82 7 Nội dung tài liệu Dài hạn 0 3,7 15,3 75,1 5,8 3,83 Từ bảng số liệu thống kê trên (Bảng 2.1) Nguyên nhân là do tài liệu chưa kịp cập cho thấy, mức độ hài lòng của học viên theo nhật các văn bản mới. Tiết tham quan và báo trị số trung bình từ 3,48 đến 4,02. Điều này cáo thực tế về công tác chủ nhiệm lớp ở cho thấy học viên hài lòng về những nội nhiều lớp chưa được triển khai nên nhiều dung bồi dưỡng tại các lớp ngắn hạn và dài học viên cảm thấy nội dung học chưa gắn hạn ở Trường. với thực tiễn ở trường phổ thông. Tuy nhiên, ở các lớp học theo chương Trên cơ sở kết quả phân tích phương trình ngắn hạn còn có 5,9% ý kiến không hài sai ANOVA, có thể thống kê các mức ý lòng về thời lượng các chuyên đề; 17,6% nghĩa (hệ số Sig) khi so sánh sự khác biệt về không hài lòng về cấu trúc hiện tại của các kết quả đánh giá chất lượng nội dung chuyên đề. Ở các lớp bồi dưỡng công tác chương của các nhóm đối tượng khảo sát chủ nhiệm trường trung học, có 5% học viên khác nhau theo yếu tố đặc điểm cá nhân không hài lòng về nội dung của tài liệu. trong Bảng 2.2. †1 Ngắn hạn: Chương trình do Nhà trường xây dựng, cấp chứng nhận. ‡2 Dài hạn: Chương trình khung do Bộ Giáo dục - Đào tạo xây dựng, cấp chứng chỉ. 57
  5. TRẦN KIỂU DUNG - ĐINH THỊ KIM LOAN Bảng 2.2: Kết quả phân tích kiểm định ANOVA về chất lượng chương trình đào tạo, bồi dưỡng STT Nội dung Sig. Kết luận 1 Mục tiêu, rõ ràng, phù hợp 0,153 Không có ý nghĩa thống kê Nội dung chương trình phù hợp với mục 2 0,000 Có ý nghĩa thống kê tiêu bồi dưỡng của ngành Tỷ lệ phân bố giữa lý thuyết và thực hành 3 0,000 Có ý nghĩa thống kê hợp lý 4 Thời lượng các chuyên đề phù hợp 0,032 Có ý nghĩa thống kê Cấu trúc chương trình mềm dẻo, linh hoạt 5 thuận lợi cho việc học tập, nghiên cứu của 0,002 Có ý nghĩa thống kê học viên 6 Tính hệ thống các chuyên đề 0,091 Không có ý nghĩa thống kê 7 Nội dung tài liệu 0,001 Có ý nghĩa thống kê Mặc dù giá trị trung bình về mục tiêu rõ Cấu trúc chương trình mềm dẻo, linh ràng phù hợp ở các lớp ngắn hạn được học hoạt thuận lợi cho việc học tập của học viên. viên đánh giá ở mức độ hài lòng với TB = Đối với những học viên mới được bổ nhiệm 3,79 và dài hạn hạn là TB = 3,90. Tính hệ quản lý, chưa có kinh nghiệm trong công tác thống của chuyên đề ở lớp ngắn hạn là TB = quản lý thì cần trang bị thêm nhiều tình huống 3,88 và dài hạn TB = 4,02. Tuy nhiên, khi quản lý, kỹ năng quản lý như: lập kế hoạch và kiểm định ý nghĩa mức độ trung bình ở hai kỹ năng ra quyết định. Ngoài ra, đa số các nội dung trên lần lượt là 0,153 > 0,05 và học viên mong muốn tăng thời lượng thực 0,091 > 0,05 nên không có ý nghĩa về mặt hành và tạo điều kiện đi thực tế tại các trường thống kê. phổ thông. Trao đổi thêm với một số cựu học viên Để đánh giá một cách đầy đủ về chất của Trường, nhìn chung họ đánh giá khá cao lượng đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường, về chất lượng chương trình đào tạo, bồi chúng tôi cũng đã khảo sát thêm một số dưỡng. Đặc biệt yếu tố nội dung chương giảng viên tham gia giảng dạy các lớp bồi trình phù hợp với mục tiêu đào tạo của dưỡng được tổ chức tại trường. Kết quả thể ngành và phù hợp với yêu cầu công việc. hiện qua Bảng 2.3 như sau: 58
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC Số 03 (07) / 2015 Bảng 2.3: Kết quả đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên về chất lượng chương trình, đào tạo bồi dưỡng Chương trình đào tạo Tần số Trung bình Độ lệch chuẩn Mục tiêu, rõ ràng, phù hợp 15 3,66 0,855 Nội dung chương trình phù hợp với mục tiêu 15 3,56 0,883 bồi dưỡng của ngành Tỷ lệ phân bố giữa lý thuyết và thực hành 15 3,00 0,873 hợp lý Các chuyên đề phù hợp 15 3,07 0,940 Cấu trúc chương trình mềm dẻo, linh hoạt thuận lợi cho việc học tập, nghiên cứu của 15 3,37 0,854 học viên Trung bình 3,35 Nhìn chung cán bộ quản lý, giảng viên tố giảng viên có phương pháp giảng dạy ở đánh giá chương trình đào tạo, bồi dưỡng các lớp dài hạn được học viên đánh giá cao hiện nay của Trường với trị số trung bình là (99,5%). Hai yếu tố còn lại cũng được học 3,35. Trong đó, yếu tố mục tiêu của ngành viên đánh giá khá cao đó là yếu tố giảng viên học rõ ràng, phù hợp với yêu cầu của xã hội có kiến thức chuyên môn và giảng viên (TB = 3,66) và nội dung chương trình phù thường xuyên động viên khuyến khích học hợp với mục tiêu đào tạo của ngành (TB = viên học tập và nghiên cứu. 3,56) được đánh giá ở mức khá cao. Yếu tố Về cơ sở vật chất và các nguồn lực hỗ cấu trúc chương trình mềm dẻo, linh hoạt trợ, Trường đã chú trọng đến việc đầu tư, đổi thuận lợi cho việc học tập của sinh viên (TB = mới, hiện đại hóa hệ thống cơ sở vật chất 3,37). Hai yếu tố còn lại đó là tỷ lệ phân bổ trong trường hỗ trợ giảng dạy và học tập. Đa giữa lý thuyết và thực hành hợp lý (TB = 3,00) số học viên hài lòng các nội dung về chất và môn học trong chương trình là phù hợp (TB lượng nguồn lực hỗ trợ. Tuy nhiên, học viên = 3,07). Trao đổi với một số giảng viên về còn chưa hài lòng ở một số yếu tố như trang vấn đề này, được biết, đối với các chương thông tin website của Trường 59,8%, nhân trình ngắn hạn giảng viên chưa quan tâm viên phục vụ 25,4%, hình thức tiếp cận tài nhiều đến việc thiết kế và xây dựng chương liệu 23,8%, thư viện 21,3%. trình do một số quy định chế độ đối với hoạt động này còn chưa hợp lý. Các chương trình Về tổ chức quản lý đào tạo, đa số học dài hạn phải chịu sự chi phối theo chương viên hài lòng với công tác tổ chức quản lý trình khung do Bộ Giáo dục - Đào tạo quy đào tạo, tuy nhiên có một số vấn đề học viên định. không hài lòng như áp lực kiểm tra, đánh giá (49,7%) do lịch kiểm tra quá sát nhau và có Về đội ngũ giảng viên, học viên cũng những chuyên đề học sau hơn một tháng đánh giá cao năng lực chuyên môn của đội mới tổ chức kiểm tra. Kế đến là tiêu chí đánh ngũ giảng viên và hài lòng với những kiến giá kết quả học tập chưa rõ ràng (22,8%) vì thức mà giảng viên cung cấp. Trong đó, yếu mỗi giảng viên có những quy định về đánh 59
  7. TRẦN KIỂU DUNG - ĐINH THỊ KIM LOAN giá khác nhau. đào tạo, bồi dưỡng. 3. KẾT LUẬN Ngoài ra, muốn hệ thống đảm bảo chất Trong những năm qua, Trường Cán bộ lượng của Trường được chuyên sâu cần quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh đã phải có những cán bộ chuyên môn trong lĩnh thực hiện việc đánh giá hoạt động giảng dạy vực quản lý giáo dục, đo lường và đánh giá của giảng viên thông qua các phiếu hỏi ý trong giáo dục… để thường xuyên theo dõi kiến học viên về chương trình, nội dung, chất lượng học viên, đánh giá và giám sát phương pháp, cơ sở vật chất… tuy nhiên, chất lượng giảng dạy, thu thập ý kiến học vẫn chưa khảo sát lấy ý kiến phản hồi của viên về các vấn đề liên quan đến chất lượng học viên về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đào tạo, bồi dưỡng… Đồng thời cần tiến của nhà trường. Sự khảo sát này hết sức hành tự đánh giá toàn bộ hoạt động của Nhà cần thiết, vì đây là một trong những kênh trường để kịp thời điều chỉnh mặt hạn chế, thông tin giúp nhà trường điều chỉnh hoạt nâng cao dần chất lượng đào tạo, bồi dưỡng động quản lý, nâng cao tinh thần trách nhiệm nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới giáo của giảng viên trong việc thực hiện mục tiêu dục của xã hội hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Kiều Dung, Phùng Đình Dụng, Đinh Thị Kim Loan (2015), Nghiên cứu sự hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo - bồi dưỡng tại Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, mã số B.2013.30.02, Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Thành Long (2006), Sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo đại học tại Trường Đại học An Giang, Báo cáo nghiên cứu khoa học, Trường Đại học An Giang. 3. Phạm Xuân Thanh (2005), Hai cách tiếp cận trong đánh giá, Giáo dục đại học - Chất lượng và đánh giá. 4. G.V. Diamantis và V.K. Benos, University of Piraeus, Greece (2007), Measuring student satisfaction with their studies in an International and European Studies Departerment, Operational Research, An International Journal. Vol.7. No 1, pp 47 - 59. 5. http://vi.wikipedia.org/wiki/Thang_%C4%91o_SERVQUAL. Ngày nhận bài: 04/5/2015. Ngày biên tập xong: 24/7/2015. Duyệt đăng: 28/7/2015 60
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2