intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý quá trình dạy học ở trường phổ thông theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

100
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Muốn nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường phổ thông phải chú ý tới nhiều mặt; trong đó, mặt quản lý quá trình dạy học của nhà trường chiếm vai trò quan trọng. Bài báo này trình bày việc quản lý dạy học của nhà trường trên cơ sở tiếp cận, vận dụng mô hình quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management - TQM).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý quá trình dạy học ở trường phổ thông theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE IER., 2011, Vol. 56, pp. 103-112 QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ Phạm Quang Huân Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: huankhgd@gmail.com Tóm tắt. Muốn nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường phổ thông phải chú ý tới nhiều mặt; trong đó, mặt quản lý quá trình dạy học của nhà trường chiếm vai trò quan trọng. Bài báo này trình bày việc quản lý dạy học của nhà trường trên cơ sở tiếp cận, vận dụng mô hình quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management - TQM). Đó là cách quản lý theo một hệ thống hữu hiệu nhằm thống nhất những nỗ lực của mọi thành viên trong nhà trường, từ hiệu trưởng, các giáo viên (GV) tới từng học sinh (HS), khuyến khích các thành viên nỗ lực duy trì và cải tiến chất lượng các hoạt động giáo dục, ứng dụng các tiến bộ của khoa học quản lý, khoa học giáo dục vào mọi hoạt động để cùng hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo. 1. Mở đầu TQM phát triển mạnh ở Nhật từ những năm 50 của thế kỷ XX, dựa trên sự vận dụng sáng tạo những tư tưởng và phương pháp quản lý (QL) tập trung vào chất lượng (CL) của E. Deming – giáo sư quản trị người Mỹ. Có thể chọn ra một định nghĩa tiêu biểu về TQM của Giáo sư Mỹ Armand V. Eigenbaum:"TQM là một hệ thống hữu hiệu nhằm thống nhất những nỗ lực của nhiều cá nhân, tổ nhóm trong một tổ chức để triển khai chất lượng, duy trì chất lượng và cải tiến chất lượng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và cung ứng dịch vụ một cách tốt nhất, nhằm thoả mãn hoàn toàn các yêu cầu của khách hàng". 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Quản lý chất lượng quá trình dạy học theo tiếp cận TMQ 2.1.1. Tiếp cận các đặc điểm cơ bản của mô hình TQM vào nhà trường phổ thông Triết lý và đặc trưng của TQM thể hiện rõ nét qua 8 đặc điểm sau: i) Mọi thành viên trong tổ chức thống nhất nhận thức CL là hàng đầu và cam kết thực hiện; ii) Định hướng vào khách hàng; iii) Các quá trình là khách hàng nội bộ của 103
  2. Phạm Quang Huân nhau; iv) Đảm bảo tính đồng bộ trong QLCL; v) Coi trọng yếu tố con người trong QLCL; vi) Thực hiện QL theo cơ chế phối hợp các bộ phận chức năng và hoạt động của nhóm CL; vii) Liên tục cải tiến CL; viii) Thường xuyên sử dụng các công cụ QLCL để kiểm soát quá trình. Khi nghiên cứu, tiếp cận TQM vào thực tiễn nhà trường phổ thông ở nước ta, có thể thấy rằng, việc đổi mới công tác QLCL giáo dục trong mỗi nhà trường cần đảm bảo 4 định hướng cốt yếu sau: (1) Mọi chủ thể quản lý trong nhà trường đều đồng thuận cam kết tập trung vào nâng cao chất lượng dạy học và hướng vào khách hàng của mình (trong đó HS là khách hàng số một), là yếu tố nền tảng về tư tưởng và nhận thức của quản lý chất lượng tổng thể; (2) Mọi thành viên, mọi bộ phận trong nhà trường cùng tham gia quản lý chất lượng quá trình dạy học theo cơ chế phù hợp với sự phân cấp quản lý, thông qua cơ cấu nhóm chất lượng (trong GV và HS), là yếu tố tạo sức mạnh lực lượng có tính quyết định trong quản lý chất lượng ở một nhà trường; (3) Mọi quá trình, hoạt động, mọi công việc, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình dạy học đều được quản lý bằng hệ thống QLCL phù hợp, thực hiện chức năng quản lý chất lượng: P-D-C-A (P (plan): hoạch định – D (do): thực hiện – C (check): kiểm tra – A (action): tác động cải tiến) và theo hệ thống các giai đoạn của quá trình (đầu vào - quá trình - đầu ra). Có thể coi đây là yếu tố phương pháp có tính quyết định hiệu quả của TQM; (4) Mọi thành viên trong nhà trường đều cần và phải cải tiến liên tục chất lượng dạy học trong tổ, nhóm của trường mình thông qua quá trình đào tạo, huấn luyện thường xuyên, nâng cao kiến thức và kỹ năng sử dụng các biện pháp kỹ thuật và công cụ quản lý chất lượng dạy học. Đây không chỉ là yếu tố công nghệ, kỹ thuật đơn thuần dù yếu tố này có vai trò hỗ trợ quan trọng trong quản lý chất lượng tổng thể mà còn là yếu tố nhân văn trong QLCL, dựa trên vai trò của yếu tố con người, được thực hiện thông qua các chủ thể QLCL. 2.1.2. Quản lý quá trình dạy học theo mô hình TQM * Các yếu tố cơ bản của quá trình dạy học. Quá trình dạy học tổng thể hay cụ thể đều được cấu thành bởi 8 yếu tố cơ bản trong mối quan hệ tương tác: (1) mục đích, nhiệm vụ dạy học; (2) nội dung dạy học; (3) người dạy với hoạt động dạy; (4) người học với hoạt động học; (5) phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học; (6) kiểm tra đánh giá kết quả dạy học; (7) môi trường dạy học và, (8) quản lý dạy học. Trong sự phát triển của quá trình dạy học, các yếu tố cấu thành trên luôn vận động, tương tác và chuyển hoá lẫn nhau và tương tác với môi trường theo 3 giai đoạn, tương ứng với 3 trạng thái sau: (1) trạng thái ban đầu (đầu vào của quá trình); (2) trạng thái diễn biến (diễn biến quá trình); (3) trạng thái kết thúc (đầu ra của quá trình). • Trong trạng thái ban đầu (đầu vào) của quá trình dạy học, các chủ thể (GV 104
  3. Quản lý quá trình dạy học ở trường phổ thông theo tiếp cận quản lý và học sinh) tham gia trực tiếp quá trình nghiên cứu nội dung dạy học để nắm vững: a) mục tiêu và nội dung dạy học; b) lựa chọn hợp lý phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức để HS có thể tham gia tốt nhất các hoạt động học tập; c) lựa chọn con đường và cách thức đánh giá kết quả học tập; d) xem xét ảnh hưởng của môi trường tới quá trình dạy học... Trên cơ sở đó, chủ thể của quá trình dạy học (đặc biệt là GV) hình thành bản thiết kế kế hoạch hoạt động dạy và hoạt động học. Thiết kế dạy học là một hình thức biểu hiện rõ rệt nhất của việc lập kế hoạch quản lý của người GV trong dạy học. • Trong trạng thái diễn biến (quá trình), các yếu tố diễn biến của quá trình dạy học chuyển hóa và thẩm thấu vào mối quan hệ tương tác giữa hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS. Hoạt động nào cũng bao gồm cấu trúc mục tiêu - phương pháp, phương tiện - kết quả cần chiếm lĩnh, đi đôi với những phẩm chất như động cơ, ý chí, sự mềm dẻo tâm lý. . . ; tất cả được diễn tiến theo logic nội dung dạy học và logic nhận thức của HS. • Trong trạng thái kết thúc (đầu ra), các yếu tố mục tiêu, nội dung, phương pháp - phương tiện dạy học trải qua chuỗi hoạt động dạy và học kế tiếp nhau, đã vận động, chuyển hoá thành kết quả dạy học (với các giá trị: kiến thức - kỹ năng - thái độ . . . ). HS vừa là chủ thể hoạt động học tập, vừa là “khách hàng” trực tiếp hưởng thụ những giá trị gia tăng do chính lao động học của mình và lao động dạy của thầy cung ứng. Cùng với các yếu tố bên trong quá trình, yếu tố môi trường học tập ở lớp, ở trường, ở gia đình và cộng đồng xã hội xung quanh đều có ảnh hưởng hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp tới quá trình dạy học. * Thực hiện các chức năng QLCL (PDCA) trong quá trình dạy học. a) Thực hiện các chức năng QLCL trong các giai đoạn của quá trình dạy học: Nhìn tổng quát, quản lý quá trình dạy học được phân giải thành bốn giai đoạn theo bốn chức năng quản lý chất lượng: Hình 1. Sơ đồ mô hình thực hiện chức năng QLCL quá trình dạy học theo P-D-C-A Phân tích mô hình trên: - Chức năng hoạch định, thiết kế phương án (Plan) cho các yếu tố đầu vào của quá trình dạy học. Đây là trạng thái ban đầu: thiết kế kế hoạch dạy học. - Chức năng thực hiện (Do): Trong quan hệ tương tác do GV chủ đạo, người 105
  4. Phạm Quang Huân dạy và người học cùng thực hiện các nội dung hoạt động đã được hoạch định cho phù hợp với quy luật dạy học và logic vận động của các hoạt động dạy và học nhằm tạo ra sự biến đổi cho người học. Vai trò tổ chức và hướng dẫn của GV có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng các hoạt động học tập của HS. - Chức năng kiểm tra, kiểm soát, đánh giá (Check) các yếu tố đầu ra không chỉ làm rõ kết quả của quá trình dạy học (kiến thức - kỹ năng - thái độ) mà cần còn thu thập những thông tin ngược từ “khách hàng” để nắm được mức độ hài lòng của HS và các bên liên quan (phụ huynh, đồng nghiệp và cơ sở sử dụng nhân lực đã qua đào tạo. . . ). - Chức năng tác động - cải tiến (Action): Sử dụng và phân tích thông tin của tất cả các giai đoạn, tìm ra điểm không phù hợp với mục tiêu, chuẩn mực, từ đó có những tác động ngược trở lại nhằm cải tiến các hoạt động của từng giai đoạn để đảm bảo mức chất lượng tốt hơn trong chu kỳ hoạt động sau. b) Thực hiện các chức năng QLCL trong mỗi giai đoạn của quá trình dạy học: Mỗi giai đoạn, mỗi trạng thái của quá trình dạy học không phải chỉ thực hiện một chức năng của quá trình quản lý nói chung, quá trình quản lý chất lượng nói riêng. Về bản chất, mỗi giai đoạn, trạng thái ấy là một chỉnh thể có tính chất như một hệ thống nhỏ, như một quá trình con, bao gồm nhiều hoạt động diễn ra có mở đầu (trạng thái đầu vào), diễn biến (trạng thái quá trình) và kết thúc (trạng thái kết quả đầu ra). Từng quá trình con như vậy đều cần và phải được quản lý bằng các chức năng quản lý chất lượng P-D-C-A. Như vậy, mỗi giai đoạn là một chu trình khép kín của những chức năng QLCL: - Quản lý chất lượng giai đoạn hoạch định (đầu vào) bằng PDCA; - Quản lý chất lượng giai đoạn thực hiện (quá trình) bằng PDCA; - Quản lý chất lượng giai đoạn kết thúc (đầu ra) bằng PDCA; - Quản lý chất lượng các hoạt động cải tiến chất lượng bằng PDCA. Sự phân giải chi tiết như vậy làm rõ sự vận động của chu trình QLCL (vòng tròn quản lý chất lượng Deming P-D-C-A) qua các giai đoạn, các trạng thái của quá trình dạy học. Thực hiện quản lý chất lượng theo nguyên lý TQM vận hành có hiệu quả các chức năng quản lý PDCA trong từng giai đoạn, từng bước đi của quá trình. Ở mỗi giai đoạn của quá trình, chủ thể quản lý đều cần phải thực hiện đầy đủ chu trình: hoạch định- thực hiện- kiểm tra- cải tiến. Với cách thức quản lý như vậy, khâu kiểm tra (Check) không còn thụ động nằm ở cuối quá trình mà chủ động “len lỏi” vào từng giai đoạn của quá trình để kiểm soát, phát hiện kịp thời sai hỏng, từ đó mà kịp thời có các tác động cải tiến. Cũng theo đó, chức năng cải tiến (Action) trở nên năng động, hiệu quả hơn vì liên tục bám sát và điều chỉnh cho từng bước đi của quá trình đúng định hướng, do đó nâng cao được chất lượng quá trình và sản phẩm giáo dục. Từ mô hình vận hành quản lý chất lượng theo chu trình PDCA qua các giai đoạn của quá trình dạy học, có thể trực quan hoá qua sơ đồ sau để thấy rõ hơn sự vận động biện chứng của chu trình PDCA: 106
  5. Quản lý quá trình dạy học ở trường phổ thông theo tiếp cận quản lý Hình 2. Sơ đồ mô hình vận hành các chức năng quản lý chất lượng trong quá trình dạy học 2.2. Nội dung quản lý quá trình dạy học ở trường phổ thông theo tiếp cận TQM 2.2.1. Khái quát * Các chủ thể quản lý quá trình dạy học. Ở trường phổ thông, các chủ thể quản lý quá trình dạy học bao gồm: (1) Hiệu trưởng, quản lý quá trình dạy học vĩ mô của nhà trường; (2) GV, quản lý quá trình dạy học ở trên lớp và định hướng quá trình học ở nhà của HS theo từng đơn vị bài học của từng môn học; (3) HS, quản lý quá trình học tập của bản thân ở trên lớp cũng như ở ngoài lớp, dưới sự hướng dẫn của GV và các lực lượng khác. Nếu nhà trường nào xác lập rõ ràng và đảm bảo sự tồn tại hiện thực của 3 chủ thể trên cũng như thiết lập mối quan hệ quản lý giữa các chủ thể ấy, sẽ đảm bảo cho việc quản lý quá trình dạy học và giáo dục thực sự được dân chủ hóa, nhờ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục một cách thực sự. * Sự phân cấp quản lý quá trình dạy học ở trường phổ thông. Trên cơ sở xác định 3 chủ thể quản lý nói trên, có thể xác lập tường minh sự phân cấp quản lý quá trình dạy học ở trường phổ thông theo 3 mô hình tương ứng: Mô hình a) Hiệu trưởng QL quá trình dạy học tổng thể trong nhà trường. Trong nhà trường phổ thông có nhiều quá trình, nhiều hoạt động là đối tượng QL của người Hiệu trưởng. Nhưng quá trình dạy học là quá trình trung tâm mang tính đặc thù của nhà trường. Quá trình này tập hợp những hoạt động liên tiếp của GV và của HS được GV hướng dẫn. Bởi vậy quản lý quá trình này cũng là nội dung và nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý của hiệu trưởng. Mô hình b) GV quản lý quá trình dạy học trên lớp. Trong nhà trường, do quá trình dạy học là một hệ thống vừa có tính chất điều khiển được, lại vừa có khả năng tự điều khiển, nên GV vừa là đối tượng vừa là chủ thể quản lý. 107
  6. Phạm Quang Huân Quan hệ giữa GV và HS trong hoạt động dạy và hoạt động học là quan hệ điều khiển, GV là người điều khiển, tổ chức, hướng dẫn, là người quản lý đích thực quá trình dạy học. Công việc chủ đạo của người GV là quản lý, tổ chức quá trình dạy học ở trên lớp. Quá trình này chia thành 3 khâu, với 3 trạng thái: - Quản lý khâu soạn bài, tương ứng với việc tổ chức trạng thái đầu vào cho quá trình; - Quản lý khâu lên lớp, thực chất là trạng thái diễn biến của quá trình dạy học; - Quản lý khâu kiểm tra đánh giá kết quả của quá trình dạy học tương ứng việc tổ chức trạng thái cuối cùng của quá trình. Ở trạng thái đầu ra này, sản phẩm của quá trình dạy học đã được hình thành, đó là tri thức, kỹ năng, thái độ và giá trị thể hiện mức độ của mục tiêu bài học. HS vừa là đối tượng tham gia quá trình chiếm lĩnh, tạo ra sản phẩm tri thức, vừa là người hưởng thụ, lĩnh hội sản phẩm đó, góp phần làm gia tăng giá trị, phát triển bản thân. Mô hình c) HS tự quản lý hoạt động học tập của mình. - Trong quá trình dạy học, HS không chỉ là đối tượng chịu sự quản lý điều khiển của GV, mà còn là chủ thể của hoạt động học. Việc học là phải do người học quyết định, người học là gốc, học là nội lực trung tâm. 2.2.2. Những nội dung cụ thể Có thể mô tả những nội dung của 3 mô hình quản lý chất lượng quá trình dạy học cụ thể theo tiếp cận TQM như sau: Bảng 1. Nội dung quản lý chất lượng quá trình dạy học tổng thể trong nhà trường của hiệu trưởng Nội dung Nội dung cụ thể Phương pháp quản lý khái quát 1) Sự cam kết và quyết tâm của lãnh đạo nhà trường về vấn đề nâng cao chất lượng dạy học; 2) Xác định tầm nhìn chiến lược về phát triển chất lượng dạy - học của nhà trường; 3) Xác định hệ thống mục tiêu dạy - học Hoạch định (khái quát - cụ thể) của các môn học, các - Thực hiện 4 bước P-D- chất lượng khối lớp; C-A trong hoạch định; dạy học 4) Xác định các quá trình, các hoạt động - Mọi thành viên cùng tổng thể chính để thực hiện và phát triển chất lượng tham gia lập kế hoạch; trong nhà dạy - học; - Sử dụng các công cụ lập trường 5) Xây dựng hệ thống yêu cầu, chuẩn mực kế hoạch. (Plan) chất lượng cho các quá trình, các hoạt động dạy và học; 6) Xây dựng quy trình thực hiện các quá trình, các hoạt động dạy học; 7) Xây dựng kế hoạch tổng thể để thực hiện từng quá trình, hoạt động dạy học. 108
  7. Quản lý quá trình dạy học ở trường phổ thông theo tiếp cận quản lý 8) Tổ chức thực hiện theo kế hoạch, quy trình các hoạt động dạy học; 9) Tổ chức các quá trình hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ dạy học và quản lý chất lượng cho đội ngũ GV; - Thực hiện P-D-C-A Thực hiện 10) Tổ chức thực hiện các quá trình hoạt trong mỗi hoạt động; chất lượng động xây dựng hệ điều kiện và cung ứng - Tất cả mọi thành viên dạy học kịp thời các nguồn lực phục vụ dạy học; cùng tham gia; thông qua 11) Chỉ đạo thực hiện theo dõi, đo lường - Tổ chức hiệu quả hoạt tổ nhóm để kiểm soát, điều chỉnh chất lượng dạy và động của tổ nhóm chuyên chuyên môn học; môn; (Do) 12) Tạo động lực cho đội ngũ bằng các biện - Thực hành các công cụ pháp đồng bộ, pháp lý, tâm lý tư tưởng, kiểm soát chất lượng. kinh tế, văn hoá; 13) Tổ chức kết hợp và phát huy ảnh hưởng của các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường. 14) Đo lường, đánh giá các hoạt động trong - Thực hiện chu trình quá trình dạy học; kiểm tra theo P-D-C-A. 15) Đo lường, đánh giá sản phẩm của quá - Tạo cơ chế để mọi người Kiểm tra trình dạy học (kết quả học tập); cùng tham gia kiểm tra; đánh giá 16) Đo lường, đánh giá hoạt động quản lý - Xây dựng quy trình chất lượng của chủ thể quản lý; kiểm tra trong nhóm, tổ dạy - học 17) Đo lường, đánh giá chất lượng môi chuyên môn; (Check) trường dạy học trong và ngoài trường; - Sử dụng các công cụ 18) Đo lường, đánh giá ý kiến khách hàng kiểm soát, đo lường và bên trong và bên ngoài; phân tích chất lượng. 19) Phân tích kết quả kiểm tra, đo lường để Tổ chức các điều chỉnh, cải tiến trong mỗi hoạt động, - Thực hiện PDCA; hoạt động công việc, giai đoạn của quá trình dạy học; - Mọi người cùng tham cải tiến 20) Cải tiến các hoạt động tự phản ánh, gia kết hợp tổ, nhóm chất lượng hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy chuyên môn; dạy - học học trên lớp; - Công cụ cải tiến chất (Action) 21) Tổ chức quá trình nghiên cứu, đúc rút lượng. kinh nghiệm hàng kỳ, hàng năm. Bảng 2. Nội dung quản lý chất lượng quá trình dạy học trên lớp của GV Nội dung Nội dung cụ thể Phương pháp quản lý khái quát 109
  8. Phạm Quang Huân 1) Xác định hệ thống mục tiêu của bài học; 2) Xác định các yêu cầu, chuẩn mực cho quá trình dạy học; 3) Xác định logic các hoạt động dạy học; 4) Xác định quy trình tiến hành từng hoạt - Thực hiện chu trình P- động; D-C-A trong lập kế hoạch Hoạch định 5) Xác định kế hoạch sử dụng nguồn lực giảng dạy; chất lượng thực hiện từng hoạt động; - Kết hợp quy trình làm dạy học 6) Xác định cách thức kiểm tra - đánh giá việc của cá nhân và nhóm theo đơn kết quả dạy học; chuyên môn; vị bài học 7) Xây dựng hệ thống yêu cầu, chuẩn mực - Vận dụng biện pháp, (Plan) chất lượng cho các quá trình, các hoạt động công cụ lập kế hoạch bài dạy và học; học. 8) Xây dựng quy trình thực hiện các quá trình, các hoạt động dạy học; 9) Xây dựng kế hoạch tổng thể để thực hiện từng quá trình, hoạt động dạy học. 10) Thiết kế phương án tiến hành giờ học. 11) Tổ chức thực hiện các hoạt động trong giờ lên lớp theo quy trình tiến hành đã xác - Thực hiện PDCA (khởi lập; động - thực hiện - kích Thực hiện 12) Tổ chức hướng dẫn HS nhận biết, thực thích - kiểm tra); dạy học hiện vận dụng và khái quát hoá các phương - GV HS thực hiện các trên lớp pháp, kỹ năng học tập; nhiệm vụ học tập bằng như đã 13) Phát huy cơ chế “cùng tham gia”, kích “Phiếu hướng dẫn học”; hoạch định thích, động viên, cổ vũ mọi HS tham gia - Các phương pháp và kỹ (Do) hoạt động học tập; thuật dạy học (nêu vấn 14) Theo dõi, kiểm soát tình hình học đề, hoạt động nhóm. . . ). tập của HS điều chỉnh kịp thời nội dung, phương pháp dạy - học. 15) Kiểm tra đánh giá kết quả nắm nội dung - Thực hiện chu trình P- bài học của HS (kiến thức - kỹ năng, thái Kiểm tra, D-C-A trong KT-ĐG; độ); đánh giá - Sử dụng các công cụ 16) Đo lường, đánh giá mức độ hài lòng và kết quả kiểm soát chất lượng của sự đáp ứng nhu cầu người học qua: dạy - học TQM; + ý kiến phản hồi của người học. (Check) - Thực hiện cơ chế mọi + ý kiến tự đánh giá của người dạy. người tham gia đánh giá. + ý kiến đánh giá của người dự. 17) Cá nhân tự phản ánh (rút kinh nghiệm, - Thực hiện công cụ P- bổ sung thiết kế ngay sau mỗi giờ lên lớp, D-C-A để cải tiến chất Cải tiến ghi nhật ký dạy học, . . . ); lượng; chất lượng 18) Trao đổi ý kiến đồng nghiệp, bàn - Kết hợp “Phiếu tự phản dạy học phương án tiến hành mới để điều chỉnh ánh” của cá nhân và (Action) khiếm khuyết ; “Phiếu góp ý dự giờ” của 19) Sưu tầm bổ sung tư liệu, dự giờ đồng đồng nghiệp . nghiệp. 110
  9. Quản lý quá trình dạy học ở trường phổ thông theo tiếp cận quản lý Bảng 3. Nội dung quản lý chất lượng quá trình học tập của HS Nội dung Nội dung cụ thể Phương pháp quản lý khái quát 1) Xác định động cơ học tập; - Biết vận dụng chu trình 2) Xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập; P-D-C-A trong dự kiến kế Lập kế 3) Xác định yêu cầu CL cần đạt về bài học; hoạch học tập; hoạch học 4) Xác định quy trình thực hiện các hoạt - Cá nhân tự xây dựng kế tập (Plan) động học tập (trên lớp ở nhà); hoạch học tập kết hợp với 5) Xây dựng kế hoạch học tập và chuẩn bị nhóm. điều kiện học tập. 6) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ học tập theo - Tổ chức công việc học quá trình kế hoạch đã lập; Thực hiện tập theo P-D-C-A; 7) Nắm chắc và vận dụng những nội dung nhiệm vụ - Kết hợp giữa cá nhân tự về phương pháp, kỹ năng GV đã hướng dẫn học tập học với học nhóm; vào từng công việc học tập; (Do) - Kết hợp GV bộ môn với 8) Tạo ra sự khích lệ để kiên trì và quyết gia đình. tâm trong học tập. - Xây dựng cơ chế kết hợp 9) HS được hướng dẫn và biết vận dụng kỹ kiểm tra giữa cá nhân - năng tự kiểm tra-đánh giá từng nhiệm vụ bạn bè - GV - gia đình; học tập; Kiểm tra - Hướng dẫn HS thực hiện 10) Nhóm, tổ, đội thi đua của lớp, trường đánh giá các bước P-D-C-A trong kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ học việc học kiểm tra; tập ở trên lớp; (Check) - Vận dụng các công cụ 11) GV kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra chất lượng đơn của HS ở trên lớp; giản trong công việc học 12) Gia đình phối hợp kiểm tra. tập; - Thực hiện các bước P- 13) HS tự xác định những vấn đề khiếm D-C-A trong từng hoạt khuyết về nội dung, phương pháp học tập động rút kinh nghiệm và cần phải cải tiến; Cải tiến nâng cao kỹ năng học 14) Trao đổi, học tập kinh nghiệm học tập việc thực tập; của bạn bè; hiện nhiệm - Vận dụng quy trình cải 15) Tham gia hoạt động báo cáo, trao vụ học tập tiến chất lượng công việc; đổi kinh nghiệm học tập ở tổ, nhóm, lớp, (Action) - Thực hiện cơ chế kết trường; hợp cá nhân - tổ nhóm - 16) Vận dụng các biện pháp cải tiến học tập thầy cô - gia đình trong trong từng việc nhỏ. cải tiến học tập. 3. Kết luận TQM được xây dựng trên nền những triết lý QLCL nền tảng. Mô hình này có thể coi là sự giao thoa văn hóa quản lý giữa những tư tưởng khoa học Châu Âu và truyền thống QL Á đông. Nếu chúng ta biết cách quản lí hệ thống hữu hiệu nhằm thống nhất mọi nỗ lực của tất cả các thành viên trong nhà trường thì nâng cao chất lượng đào tạo sẽ là hiệu quả tất yếu. 111
  10. Phạm Quang Huân TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Thị Dung (chủ biên), 1999. Quản lý chất lượng đồng bộ. Nxb Giáo dục. [2] Peter F. Drucker, 2003. Những thách thức của quản lý trong thế kỷ XXI, (Người dịch: Vũ Tiến Phúc). Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh. [3] Phạm Quang Huân, 2006. Một số vấn đề cơ bản về quản lý quá trình dạy học ở trường phổ thông. Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 5 năm 2006. [4] Nguyễn Trung Tín, Phạm Phương Hoa, 1996. Quản lý có hiệu quả theo phương pháp Deming (Phần ứng dụng). Nxb Thống kê. [5] Jonh S. Oakland, 1994. Quản lý chất lượng đồng bộ, (Nguyễn Văn Biên, Võ Viết Cẩm, Nguyễn Lâm Hòe, Lưu Đoàn Huynh dịch). Nxb Thống kê, Hà Nội. [6] Sallis, Eward, 1993. Total Quality Management in Education. Kogan Page Edu- cation Management Series Philadelphia, London. ABSTRACT Management of teaching in schools based on the approach Total Quality Management (TQM) For the quality of education in general schools to be improved, great attention must be paid to various aspects, one of which is the management of the school teaching process. This article is aimed at presenting the management of teaching in schools based on the approach to and application, of Total Quality Management (TQM). This is a way of management in an effective system to reunify the efforts of all staff members of the school, from the Principal, teachers to every student to encourage each of them to sustain their efforts to upgrade the quality of educational activities and apply advances in managerial sciences and educational sciences to all activities towards constantly improved educational quality. 112
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2