intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiếp cận việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển bền vững

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Tiếp cận việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển bền vững trình bày các nội dung: Giáo dục vì sự phát triển bền vững và yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học; Mục đích, định hướng và cách thức đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yếu cầu của phát triển bền vững; Một số giải pháp đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiếp cận việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển bền vững

  1. Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” TIẾP CẬN VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG PGS. TS. Nguyễn Đức Vũ Trường Đại học Sư phạm Huế I. GIÁO DỤC VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ YÊU CẦU VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 1. Giáo dục vì sự phát triển bền vững “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau” (WCED, 1987). Về bản chất, mục đích của phát triển bền vững nhằm vào việc đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt hơn cho các thế hệ cả hôm nay lẫn mai sau. Phát triển bền vững là sự phát triển bao hàm các khía cạnh môi trường, xã hội và kinh tế. Sự phát triển được xem là bền vững nếu nếu đảm bảo cho sự cân bằng giữa các yếu tố khác nhau góp phần vào chất lượng tổng thể của cuộc sống. Trong những năm cuối thế kỉ XX, nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam đã xây dựng và phê duyệt Chiến lược Quốc gia về phát triển bền vững phụ thuộc rất lớn vào sự tham gia có trách nhiệm của tất cả mọi người, trên cơ sở sự hiểu biết và những kĩ năng cần thiết. Kinh nghiệm của hầu hết của các nước trên thế giới cho thấy việc giáo dục và tăng cường nhận thức là công cụ quan trọng để hướng tới sự phát triển bền vững. Giáo dục vì sự phát triển là giáo dục nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và cải thiện khả năng của con người đáp ứng với những vấn đề môi trường và phát triển. Mục tiêu chung là của giáo dục phát triển bền vững là đưa con người vào vị trí đóng vai trò tích cực trong việc tạo ra một hiệu quả bền vững về mặt sinh thái và kinh tế tạo nên một môi trường xã hội công bằng…Bằng cách sử dụng các tình huống , những phương pháp và cấu trúc học tập thích hợp , giáo dục phát triển bền vững cí nhiệm vụ đổi mới quá trình học tập ở tất cả các khu vực mà nó giúp cho các cá nhân chiếm lĩnh được các kĩ năng phân tích, đánh giá và năng lực hành động mà phát triển bền vững đòi hỏi [3, tr4]. Dựa vào tuyên bố Tblixi, UNESCO 1977, có thể xác định được 3 mục tiêu quan trọng mà giáo dục vì sự phát triển bền vững cần đáp ứng là: 131 (138)
  2. Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” Bồi dưỡng nhận thức và sự hiểu biết về mối quan hệ giữa các yếu tố sinh thái, xã hội và kinh tế của sự phát triển, ở các vùng đô thị và nông thôn và yêu cầu giải quyết một cách toàn diện các vấn đề chính trị, công nghệ, pháp luật, văn hóa và thẩm mỹ. Tạo cho mọi người cơ hội để tiếp thu các kiến thức, giá trị, thái độ, sự cam kết và kĩ năng cần thiết để đóng góp cho sự phát triển bền vững. Tạo ra hành vi mới trong các cá nhân, các nhóm, tòan thể xã hội đối với các vấn đề môi trường, xã hội kinh tế. Giáo dục phát triển bền vững không chỉ cung cấp các kĩ năng mà còn cung cấp các động lực, xây dưng các giá trị, hình thành nên thái độ, lối sống vì một tương lai bền vững (giáo dục phát triển bền vững được tích hợp vào trong các chương trình dạy học ở các trường phổ thong với năm thành phần là: kiến thức, kĩ năng, triển vọng, giá trị, các vấn đề). Điều đó phù hợp với bốn trụ cột giáo dục đầu thế kỉ XXI là: học để biết, học để làm học để cùng sống với nhau và học để làm người. Thời kì 2005 – 2014 được LHQ xem là thập kỉ giáo dục vì sự phát triển bền vững, trong đó các hoạt động để vượt qua đói nghèo, cải thiện sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em, mở rộng quyền giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển chiến lược quốc gia vì sự phát triển bền vững, … được coi trọng. 2. Yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học Giáo dục phát triển bền vững với những mục tiêu như vậy, không thể dựa chủ yếu vào kiểu dạy học truyền thống “thầy nói – trò nghe, thầy viết – trò ghi” được. Chiến lược dạy học trong giáo dục vì sự phát triển bền vững phải dựa trên nền tảng của tâm lý học hoạt động, hay nói rộng hơn là tâm lý học xã hội – văn hóa, trong đó vai trò của hoạt động xã hội và văn hóa đối với việc học được nhấn mạnh. Hoạt động học không phải là quá trình người học tự khám phá môi trường một cách đơn độc. Đó là quá trình hợp tác, cùng hoạt động với thầy và những bạn học có khả năng cao hơn. Giáo viên và học sinh cùng hoạt động liên tục và tác động qua lại lẫn nhau để cùng kiến tạo tri thức cho học sinh. Trong quá trình đó, ban đầu người học bắt chước những phương thức hành động đã được nền văn hóa chấp nhận với sự giúp đỡ của giáo viên và những học sinh có khả năng cao hơn. Sau đó sự giúp đỡ này được rút dần để học sinh có thể tự thực hiện những phương thức đó và dần dần nội tâm hóa chúng. Như vậy hoạt động học chính là quá trình người học chiếm lĩnh những phương thức hoạt động đã tồn tại trong một nền văn hóa nhất định thông qua việc tham gia vào những hoạt động xã hội – văn hóa được giáo viên tổ chức. 132 (138)
  3. Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” II. MỤC ĐÍCH, ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁCH THỨC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐÁP ỨNG YẾU CẦU CỦA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1. Mục đích Mục đích nhằm nâng cao được chất lượng dạy học ở THPT, cụ thể là nhằm làm cho học sinh tiếp thu bài tốt hơn, nắm kiến thức vững chắc hơn, vận dụng được các kiến thức trong thực tế có hiệu quả hơn; các kỹ năng thực hành và trí tuệ được hình thành và phát triển cao hơn; các phẩm chất, các giá trị quan trọng của người học sinh được hình thành, củng cố và phát triển mạnh mẽ hơn. 2. Định hướng đổi mới Nghị quyết TW 2 (khóa VIII) nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sang tạo của người học. từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào trong quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học.” Điều 24.2. Luật Giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thong phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2100 (Ban hành kèm theo Quyết định số 201/2001/QĐ – TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ), ở mục 5.2 ghi rõ: “Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người đọc chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập, …” Dựa vào trên, việc đổi mói phương pháp dạy học ỏ trường trung học phổ thông được diễn ra theo bốn hướng chủ yếu: - Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh - Bồi dưỡng phương pháp tự học - Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn - Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh 133 (138)
  4. Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” Trong đó, hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh là cơ bản, chủ yếu, chi phối đến ba hướng sau. 3. Cách thức đổi mới a. Dạy học trung học phổ thông theo định hướng đổi mới trên được tiến hành theo cách thức: giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo, điều khiển; học sinh tích cực, tự giác, củ động làm việc với các nguồn tri thức dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Cách dạy học như vậy có thể được biểu diễn theo mô hình 1. b. Đổi mới toàn diện các yếu tố của quá trình dạy học. Quá trình dạy học được tạo thành từ các yếu tố: mục đích, nội dung, thầy và hoạt động dạy (phương pháp, hình thức), trò và hoạt động học (phương pháp, hình thức), phương tiện, kết quả. Tất cả các yếu tố này tồn tại trong mối liên hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau, trong đó mục đích quyết định đến nội dung và phương pháp, nội dung quyết định đến phương pháp, phương tiện và đến lượt mình, phương pháp và phương tiện dạy học có tác động tích cực (hay tiêu cực) đến thực hiện mục đích và nội dung dạy học. Việc đổi mới PPDH cần phải được xem xét ở tất cả các yếu tố của quá trình giáo dục, dạy học trong một chỉnh thể thống nhất liên quan chặt chẽ với nhau. c. Đổi mới soạn giáo án và dạy học trên lớp. Việc dạy học theo cách thức mới như vậy, đối với giáo viên đứng lớp, đòi hỏi phải thay đổi khâu soạn giáo án và tổ chức dạy học trên lớp. - Soạn giáo án: + Quan tâm cả kiến thức, lẫn phương pháp, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá; + tập trung chủ yếu vào hoạt động của HS với các nguồn tri thức dưới sự hướng dẫn, tổ chức, điều khiển của GV. - Dạy học trên lớp: + HS làm việc với các nguồn tri thức theo cá nhân, nhóm, lớp. GV tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động của HS. + Những kiến thức khó, then chốt, hoặc HS không tự làm được – GV giảng giải, làm rõ. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1. Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phổ biến theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh Các phương pháp dạy học thuyết trình (giảng giải, giảng thuật, diễn giảng), đàm thoại, sử dụng phương tiện trực quan… hiện nay được sử dụng phổ biến trong dạy học ở các trường trung học phổ thông. Về bản chất, hoạt động dạy học trong các phương pháp này diễn ra theo kiểu giải thích – minh họa, hay thông báo – thu nhận, tác dụng phát triển tính tích cực, chủ động của học sinh không cao. Hoạt 134 (138)
  5. Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” động nhận thức của học sinh diễn ra ở mức thông hiểu, ghi nhớ, tái hiện. Để khắc phục nhược điểm thụ động trong học tập, giáo viên dựa vào vốn tri thức, kỹ năng và khả năng học tập của học sinh, đề ra các bài tập hay nhiệm vụ phù hợp, có nâng cao hơn so với khả năng hiện có của học sinh, đòi hỏi các em phải có một sự cố gắng trong học tập, nỗ lực về trí tuệ để hoàn thành. Nhờ vậy, tư duy được phát triển, tính tích cực học tập được đề cao. Một cách cụ thể, , sử dụng các PPDH phổ biến theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh, đòi hỏi giáo viên bên cạnh nhiệm vụ truyền thụ tri thức cho học sinh, phải chú trọng nêu các câu hỏi nhận thức để thu hút sự chú ý và kích thích tư duy của học sinh, giao cho học sinh các bài tập nhỏ, vừa sức, giải quyết nhanh trong thời gian ngắn ở trong lớp, tạo điều kiện cho các em làm việc với phương tiện trực quan để hiểu nhanh hơn, hiểu sâu thêm kiến thức bài giảng. 2. Tích cực sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề Dạy học giải quyết vấn đề là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra trước học sinh một vấn đề về nhận thức, chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề sau đó giáo viên phối hợp cùng học sinh giải quyết vấn đề đi đến nội dung cần học tập. Dạy học giải quyết vấn đề không phải chỉ sử dụng đối với tiết bài mới trong lớp, mà còn được sử dụng để củng cố, ôn tập bài nhà của học sinh. Dạy học giải quyết vấn đề có thể thực hiện xen kẽ hay kết hợp với các phương pháp dạy học khác. Ngòai ra, dạy học giải quyết vấn đề cũng chỉ có thể sử dụng trong một số nội dung của bài, không nhất thiết phải sử dụng toàn bài. 3. Tăng cường vận dụng các phương pháp dạy học tiên tiến đề cao đề cao chủ thể nhận thức của học sinh Các phương pháp dạy học đề cao chủ thể nhận thức của học sinh được xác định dựa vào cách thức họat động nhận thức của học sinh. Trong học tập, bằng các họat động thảo luận, tranh lụân, hay điều tra đóng vai… các em có được những tri thưc kĩ năng cần thiết. Trong mỗi phương pháp, có thể sử dụng nhiều họat động khác nhau, nhưng có một họat động được xem là chủ đạo, bao trùm. Tên của phương pháp dạy học được đặt theo tên họat động đó. Phù hợp với thực tế dạy học ở trường phổ thông hiện nay, có thể sử dụng rộng rãi một số phương pháp dạy học tiên tiến như: nghiên cứu, thảo luận, tranh luận, đóng vai, viết báo cáo. 4. Sử dụng phương tiện dạy học theo hướng đề cao vai trò chủ thể nhận thức của học sinh Các phương tiện dạy học chứa trong bản than nó dưới dạng vật chất cả hình ảnh bên ngòai lẫn những dấu hiệu, thuộc tính bên trong của các đối tượng học tập, nhờ 135 (138)
  6. Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” các thao tác tư duy của học sinh, các đặc điểm đó dần lộ ra bên ngòai. Như vậy phương tiện dạy học thực sự là nguồn trí thức, đòi hỏi một sự khám phá, tìm tòi của người học. Từ đó dẫn đến việc sử dụng các phương tiện trực quan trong dạy học cũng phải theo hướng mới: đó là xem chúng như công cụ của giáo viên tổ chức chỉ đạo họat động nhận thức của học sinh, đồng thời xem chúng là nguồn tri thức để học sinh tìm tòi, khám phá rút ra những nội dung cần thiết cho nhận thức của mình. Trong những năm gần đây, các phương tiện hiện đại về nghe nhìn, thông tin vi tính đã nhanh chóng xâm nhập vào nhà trường và trở thành phương tiện dạy học có hiệu quả cao. Một mặt, chúng góp phần làm mở rộng các nguồn tri thức cho học sinh, giúp cho việc lĩnh hội các tri thức của các em nhanh chóng hơn với một khối lượng tri thức đa diện và to lớn: mặt khác chúng góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên trong học phổ thông hiện nay. Một học sinh có khả năng nhanh chóng thu nhận kiến thức từ các nguồn khác nhau, thì việc thuyết giảng của giáo viên theo kiểu thông báo – thu nhận trở nên không cần thiết, phương pháp dạy học phải chuyển đến cho việc tổ chức cho học sinh khai thác tri thức từ các nguồn khác nhau, chọn lọc hệ thống hóa và sử dụng chúng. Như vậy, phương tiện dạy học hiện đại tạo điều kiện rộng rãi cho việc dạy học theo hướng tích cực hóa họat động nhận thức của học sinh. Các thiết bị kĩ thuât hiện đại được sử dụng phổ biến trong dạy học hiện nay gồm có: video, máy chiếu Overhead, vi tính… 5. Phối hợp cáchình thức tổ chức dạy học một cách linh họat Trong dạy học ở trường turng học phổ thông có nhiều hình thức tổ chức khác nhau, như: dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học theo lớp, dạy ngòai trời, tham quan, khảo sát địa phương ngoại khóa, mỗi hình thức tổ chức dạy học có chức năng và ý nghĩa khác nhau đối với việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học đòi hỏi phải phối hợp chúng 1 cách linh họat. 6. Kết hợp nhiều lọai hình kiểm tra, đánh giá trong dạy học Một bài kiểm tra cần đạt các yêu cầu sau: + Nội dung kiểm tra là những kiến thức và kỹ năng cơ bản, trọng tâm của bài, chương, có ý nghĩa thiết thực đối với học sinh; + Chú trọng cả kiến thức, kĩ năng thái độ. Trong kiến thức có cả câu hỏi sự kiện, kiểm tra trí nhớ và câu hỏi suy luận; + Độ khó của bài phù hợp với chuẩn đánh giá của môn học, nội dung bài làm phù hợp với thời lượng quy định; + Có sự phân hóa học sinh, tạo cơ hội bộc lộ sự sáng tạo của các em. Tùy mục đích, đối tượng và điều kiện, có các hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau: quan sát, câu hỏi kiểm tra (kiểm tra nói, kiểm tra viết), bài tập, học sinh tự 136 (138)
  7. Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” đánh giá, thực hành, trắc nghiệm khách quan. Cần có sự kết hợp một cách linh họat các lọai hình kiểm tra với nhau. IV. KẾT LUẬN Đổi mới PPDH hướng vào việc giáo dục vì sự phát triển bền vững cần phải được xác định như một trách nhiệm cụ thể của tòan giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý và cán bộ phục vụ giáo dục ở nhà trường, chứ không riêng của giáo viên đứng lóp, mặc cho người trực tiếp tác chiến từng bài học, tiết học, lớp học với học sinh của mình. Đổi mới PPDH với mục tiêu gần gũi là chuyể học sinh từ học thụ động sang học chủ động, tích cực là một quá trình đòi hỏi sự nổ lực, kiên trì và cả sự dũng cảm của mỗi cán bộ giáo viên. Không vì chạy theo thành tích mà làm vội, làm ẩu, nhân danh đổi mới để làm những việc không đáng làm. Việc đổi mới vừa có thể diễn ra đồng lọat, vừa có thể bắt đầu từ những trọng điểm từ những yếu tố cốt lõi, tiền đề; có thể diễn ra trong toàn thể giáo viên, nhưng cũng có thể bắt đầu từ một số giáo viên có năng lực và kinh nghiệm dạy học; sau đó mở rộng dần. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2100 ( Ban hành kèm theo quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính Phủ). 2. Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen, Đổi mới phương pháp dạy học địa lý ở trung học phổ thông, Nxb Giáo Dục, 2004. 3. Rederal Ministry of Education and Research. Report of the Federal Government on education of a sustainable development, 1/2002 (Nguồn: Kỷ yếu hội thảo khoa học “Giáo dục vì sự phát triển bền vững trong thời đại toàn cầu hóa” – Đại học Sư phạm Hà Nội – 12/2005) 137 (138)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2