intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiết 25: Thực hành ghép nối chi tiết

Chia sẻ: Nguyen Ngoc Son Son | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

147
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau khi học xong người học có khả năng:  Hiểu được cấu tạo và biết cách tháo lắp ổ trục trước và trục sau xe đạp  Rèn luyện được kỹ năng quan sát các chi tiết  Biết cách sử dụng đúng dụng cụ, tháo lắp an toàn  Có kỹ năng làm việc theo quy trình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiết 25: Thực hành ghép nối chi tiết

  1. TRƯỜNG THCS DÂN TIẾN BỘ MÔN : CÔNG NGHỆ 8 Giáo án số: 26 Số tiết: 01 Tiết 25 THỰC HÀNH GHÉP NỐI CHI TIẾT MỤC TIÊU I. Sau khi học xong người học có khả năng:  Hiểu được cấu tạo và biết cách tháo lắp ổ trục trước và trục sau xe đạp  Rèn luyện được kỹ năng quan sát các chi tiết  Biết cách sử dụng đúng dụng cụ, tháo lắp an toàn  Có kỹ năng làm việc theo quy trình. II. CHUẨN BỊ GIẢNG DẠY 1. Chuẩn bị nội dung  Chuẩn bị của giáo viên: Nghiên cứu nội dung bài học dựa vào sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài ở nhà, liên hệ với thực tiễn.  2. Chuẩn bị đồ dùng học tập  Một bộ moay ơ trước và sau xe đạp  Mỏ lết hoặc cà lê 14-15-16, tua vít, kìm nguội  Giẻ lau dầu mỡ, xà phòng  Mẫu báo cáo thực hành TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY III. Ổn định tổ chức 1. − Lớp 8A: Sĩ số: Vắng: Ngày / / 2009 − Lớp 8B: Sĩ số: Vắng: Ngày / / 2009 Kiểm tra bài cũ 2. ? 1. Thế nào là khớp động? Nêu công dụng của khớp động? ? 2. Thế nào là khớp quay? Trong chiếc xe đạp của em, khớp nào thuộc khớp quay? Bài mới 3. a. Đặt vấn đề
  2. Mỗi thiết bị do nhiều bộ phận, nhiều chi tiết hợp thành. Bằng phương pháp gia công ghép nối ta có thể liên kết các chi tiết lại với nhau để tạo thành những bộ phận máy.Để hiểu rõ hơn về cách ghép nối chi tiết ở ổ trục trước và trục sau xe đạp chúng ta cùng nghiên cứu bài : “Thực hành: Ghép nối chi tiết” b. Nội dung bài HOẠT ĐỘNG 1: HƯỚNG DẪN BAN ĐẦU A. Giáo viên giới thiệu mục tiêu của tiết học: Hết giờ thực hành , mỗi nhóm (hoặc mỗi học sinh) phải biết được cách tháo, lắp ổ trục trước và sau của xe đạp , hoàn thành bản báo cáo B. Giáo viên giới thiệu nội dung và quy trình thực hành Tìm hiểu cấu tạo ổ trục trước và sau xe đạp 1. Cấu tạo cụm trục trước xe đạp 1: Trục ; 2: Đai ốc ; 3: Vòng đệm 4: Đai ốc hãm côn; 5: Côn  Ổ trước và sau xe đạp gồm: − Moay ơ: Để lắp nan hoa ( đũa xe) đồng thời để lắp nồi ổ trục − Trục: Hai đầu có ren M10x1, hoặc M8x1 − Côn xe : Cùng với bi và nồi tạo thành ổ trục − Đai ốc hãm: Giữ côn ở vị trí cố định
  3. − Đai ốc, vòng đệm: Bắt cố định trục vào càng xe. Quy trình tháo, lắp ổ trục trước và sau 2. a. Quy trình tháo − Hướng dẫn học sinh cách chọn và sử dụng dụng cụ để tháo, lắp − Giới thiệu một số thao tác cơ bản để học sinh quan sát. − Một số chú ý khi tháo:  Khi tháo côn chỉ cần tháo một bên( trái hoặc phải) còn bên kia vẫn để nguyên với trục.  Để thuận tiện cho việc lắp, khi tháo nên đặt riêng rẽ các chi tiết bên phải, bên trái theo trật tự tháo trước, tháo sau.  Khi tháo xong, dùng giẻ lau kĩ các viên bi và côn, nồi( mỗi bên ổ thường có 10 viên bi rời) rồi đặt vào giẻ sạch theo trình tự quy định Quy trình lắp b. − Ngược với quy trình tháo. − Một số chú ý:  Chi tiết nào tháo sau thì lắp trước  Khi lắp, trước hết phải lắp nắp nồi vào trục rồi mới lắp côn vào trục Trước khi lắp bi, phải bôi mỡ vào nồi rồi mới đặt bi theo chu vi của nồi. Yêu cầu sau khi tháo lắp c. − Các ổ trục phải quay trơn, nhẹ, không đảo − Các mối ghép ren phải được siết chặt, chắc chắn.
  4. − Các chi tiết không được hư hại, không để dầu mỡ bám bẩn vào moay ơ Phân chia dụng cụ và vị trí, phương tiên thực hành cho từng học sinh hay từng nhóm.  HOẠT ĐỘNG 2: TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HÀNH Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên − − Gi¸o viªn quan s¸t, theo dâi, uèn Quan sát cụm trục trước và sau của xe đạp n¾n qu¸ tr×nh thùc hµnh cña häc − Sau đó bắt đầu thực hiện các sinh.Cã thÓ ghi nhËt ký vÒ qu¸ tr×nh bước tháo theo quy trình theo sơ đồ trên. vµ kÕt qu¶ ®Þnh tÝnh cña tõng häc − Thực hiện việc bảo dưỡng các sinh...Gi¸o viªn chØ can thiÖp khi häc chi tiết, lau sạch, tra lại dầu mỡ những sinh gÆp khã kh¨n hoÆc khi häc sinh bộ phận cần thiết. yªu cÇu − Thực hiện các bước lắp, tháo theo sơ đồ mà các em đã lập ra (Làm xong thành thạo sau đó mời giáo viên kiểm tra kết quả) HOẠT ĐỘNG 3: TỔNG KẾT BÀI THỰC HÀNH  Hết giờ thực hành,yêu cầu học sinh ngừng làm việc và nộp báo cáo lại cho lớp trưởng.  Học sinh thu dọn phương tiện,thu dọn vật liệu, dụng cụ, vệ sinh lớp học  Giáo viên nhận xét chung về sự chuẩn bị của học sinh, về ý thức học tập và làm việc trong quá trình thực hành. Kết quả cụ thể có thể thông báo vào giờ học sau.
  5. BÁO CÁO THỰC HÀNH GHÉP NỐI CHI TIẾT Họ và tên:…………………………………………………………………………… Lớp :…………………………………………………………………………… 1. Lập sơ đồ lắp và tháo cụm trục trước và sau của xe đạp 2. Có thể lắp các viên bi có đường kính khác nhau vào cùng một ổ không? Tại sao? 3. Khi cụm trục trước( sau) bị đảo hoặc quá chặt không quay được, cần phải điều chỉnh như thế nào? 4. Nhận xét và đánh giá bài thực hành ( Học sinh tự nhận xét và đánh giá bài thực hành theo hướng dẫn của giáo viên) Thông qua tổ bộ môn Người soạn Giáo viên hướng dẫn Trần Thanh Hoài
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2