intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiêu chảy kéo dài (Phác đồ ngoại trú Nhi khoa)

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, các nguyên nhân thường gặp, cách tiếp cận, xử trí cấp cứu, điều trị ngoại trú và theo dõi bệnh nhi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiêu chảy kéo dài (Phác đồ ngoại trú Nhi khoa)

  1. TIÊU CHẢY KÉO DÀI 1. ĐỊNH NGHĨA Tiêu chảy kéo dài (TCKD) được định nghĩa là phân lỏng hoặc phân nước xảy ra ít nhất 3 lần/ngày hoặc: lượng phân > 10 gram/kg/ngày ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, lượng phân > 200 gram/ngày ở trẻ lớn và kéo dài hơn 14 ngày. Sự thay đổi tính chất phân quan trọng hơn số lần đi tiêu. 2. NGUYÊN NHÂN 2.1. Cơ chế Ở các nước đang phát triển, đa phần tiêu chảy kéo dài khởi phát sau một đợt nhiễm trùng do nhiều cơ chế khác nhau: - Tình trạng nhiễm trùng kéo dài: tác nhân gây nhiễm trùng đặc biệt, chậm hồi phục. - Tình trạng nhiễm trùng dễ tái phát trong điều kiện vệ sinh kém. Trẻ tiếp xúc với tác nhân gây bệnh nhiều đến mức các đợt nhiễm trùng mới với tác nhân gây bệnh khác nhau xảy ra trước khi trẻ có cơ hội để phục hồi và những đợt tiêu chảy cấp liên tiếp hợp nhất thành một đợt tiêu chảy kéo dài. - Hội chứng ruột kích thích sau nhiễm trùng: tình trạng nhiễm trùng có thể gây ra tổn thương đường ruột, gây giảm hấp thu một số chất, đặc biệt là carbonhydrate. Điển hình là tình trạng bất dung nạp lactose thứ phát do sự phá hủy nhung mao nơi có các enzyme lactase. - Tình trạng rối loạn chức năng ruột mắc phải do sự tác động của nhiều yếu tố phối hợp (nhiễm khuẩn ruột, suy dinh 136
  2. dưỡng, tổn thương cơ chế bảo vệ của ký chủ): làm giảm diện tích hấp thu của ruột, giảm bài tiết và chức năng acid mật, rối loạn nhu động ruột, quá phát vi khuẩn ruột. Tình trạng quá phát vi khuẩn ruột non (SIBO- Small Intestinal Bacterial Overgrowth) có thể khởi phát bệnh ruột do dị ứng thức ăn (đặc biệt ở trẻ dưới 12 tháng). Thực tế, tiêu chảy có thể do nhiều cơ chế cùng một lúc, như nhiễm trùng-suy dinh dưỡng-suy giảm miễn dịch phối hợp lẫn nhau. 2.2. Yếu tố nguy cơ tiêu chảy kéo dài - Nhiễm trùng: + Vi trùng: E.coli, Shigella, Cryptosporidium, Yersinia, Campylobacter. + Ký sinh trùng: Cyclospora, Isospora, Microsporidium, Entamoeba histolytica, Giardia lamblia. + Virus: Adenovirus, Norovirus, Cytomegalovirus, Rotavirus, HIV. - Suy dinh dưỡng: + Thiếu dinh dưỡng cấp tính và mạn tính làm suy giảm sự phát triển và chức năng của hệ miễn dịch. + Thiếu các chất dinh dưỡng như Vitamin A và kẽm, có liên quan đến tiêu chảy kéo dài. - Chế độ dinh dưỡng không phù hợp ngưng bú sữa mẹ sớm, cho trẻ ăn dặm sớm, ăn kiêng không phù hợp, thói quen pha loãng sữa. Cho con bú, đặc biệt là bú mẹ hoàn toàn, bảo vệ trẻ chống lại bệnh tiêu chảy bằng cách giảm cơ hội tiếp xúc, và vì sữa mẹ có chứa một loạt các chất có tác dụng bảo 137
  3. vệ gồm, Lactolysozyme, và Oligosaccharides chống lại các tác nhân gây bệnh, cũng như các kháng thể. Tiêu chảy cấp và tiêu chảy kéo dài cũng ít gặp hơn ở những trẻ bú sữa mẹ. - Thói quen dùng thuốc không đúng: dùng kháng sinh rộng rãi và kéo dài, dùng thuốc giảm nhu động ruột… - Nhiễm HIV: là một sự kết hợp giữa nhiễm trùng-suy dinh dưỡng-suy giảm miễn dịch. 3. CÁCH TIẾP CẬN Nhằm đánh giá tình trạng mất nước, tình trạng dinh dưỡng, phân loại tiêu chảy, xác định tác nhân đặc biệt có thể gây bệnh. 3.1. Lâm sàng - Đánh giá biến chứng. - Bước đầu tiên trong đánh giá là đánh giá tình trạng mất nước và nhiễm trùng huyết, vì cả hai cần điều trị khẩn cấp. - Đánh giá tình trạng dinh dưỡng. - Trẻ em cần được cân, đo và kiểm tra xem có bị phù, để nhận ra trẻ suy dinh dưỡng nặng cần chăm sóc đặc biệt. - Đánh giá bệnh lý đi kèm. Tất cả trẻ em nên được đánh giá các bệnh nhiễm trùng ngoài đường tiêu hóa, bao gồm viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng huyết, và viêm tai giữa. Điều trị các bệnh nhiễm trùng nên thực hiện theo phác đồ. Nên xem xét các bệnh đi kèm có là nguyên nhân cơ bản gây suy dinh dưỡng, chẳng hạn như bại não, xơ nang, bệnh tim bẩm sinh, bệnh HIV, bệnh lao phổi. 138
  4. 3.2. Cận lâm sàng - Không cần thiết thực hiện xét nghiệm để điều trị. - Thực hiện xét nghiệm tìm tác nhân gây bệnh tùy từng trường hợp. - Cấy phân tìm vi trùng (Shigella spp, Campylobacter) nếu phân có lẫn máu hoặc nhầy máu. - Phân nước kéo dài: soi phân tìm thể hoạt động hay bào nang Entamoeba histolytica, Giardia. Tiêu chảy kéo dài Đánh giá biến chứng: mất nước, Nếu không có biểu nhiễm trùng huyết, hiện các biến chứng rối loạn điện giải Nhập cấp cứu hoặc Đánh giá các bệnh Đánh giá tình trạng lý đi kèm - có là Tác nhân nhập viện tùy tình dinh dưỡng nguyên nhân gây gây bệnh trạng suy dinh dưỡng Nếu biểu hiện suy dinh dưỡng thể phù: kết hợp bù dịch + nuôi ăn đường miệng và đường tĩnh mạch 4. XỬ TRÍ 4.1. Chỉ định nhập cấp cứu - Mất nước nặng. - Rối loạn điện giải. - Tình trạng nhiễm trùng nặng. 139
  5. 4.2. Chỉ định nhập viện - Trẻ mất nước > 5%. - Trẻ không mất nước nhưng có nguy cơ thất bại đường uống, có các biến chứng nặng khác của tiêu chảy hoặc có bệnh lý nặng khác đi kèm. - Tiêu chảy nặng hơn và/hoặc vẫn mất nước dù đã điều trị bằng đường uống. - Các chỉ định khác: bệnh đi kèm chưa rõ, nghi ngờ bệnh ngoại khoa, trẻ có nguy cơ cao diễn tiến nặng (suy dinh dưỡng, trẻ có bệnh đi kèm như viêm phổi, tim bẩm sinh, hậu môn tạm hồi tràng, bệnh mạn tính, béo phì khó đánh giá tình trạng mất nước…). - Trẻ suy dinh dưỡng vừa và nặng. - Trẻ nhỏ hơn 4 tháng tuổi. 4.3. Khám chuyên khoa - Tùy theo bệnh lý đi kèm. - Khám thêm dinh dưỡng nếu có suy dinh dưỡng. 4.4. Điều trị ngoại trú 4.4.1. Bù nước: tùy tình trạng mất nước WHO khuyến cáo sử dụng ORS độ thẩm thấu thấp trong tất cả các giai đoạn tiêu chảy trừ bệnh tả (dung dịch chứa 75 mmol/L của glucose, 75 mEq/L natri, 20 mEq/L kali và độ thẩm thấu 245 mOsm/L). Cho trẻ uống thêm dịch (càng nhiều càng tốt nếu trẻ muốn): - Bú mẹ tăng cường. 140
  6. - ORS giảm áp lực thẩm thấu: bù bằng đường uống, trẻ < 02 tuổi: 50-100 ml sau mỗi lần đi tiêu; > 02 tuổi: 100-200 ml sau mỗi lần đi tiêu. - Các dung dịch khác: nước sạch, cháo, súp, nước dừa, nước hoa quả không đường. - Các dung dịch nên tránh: nước uống ngọt có đường gây tiêu chảy thẩm thấu, các chất kích thích gây lợi tiểu… Tiếp tục cho trẻ ăn phòng ngừa suy dinh dưỡng. 4.4.2. Chế độ dinh dưỡng: đổi sữa thủy phân hoàn toàn đối với trẻ dị ứng đạm sữa bò. - Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết trường hợp tiêu chảy kéo dài tại các nước đang phát triển và là mục tiêu hàng đầu để điều trị. Cần cho ăn uống ngay sau khi trẻ đã bù nước. Sự chậm trễ trong việc cho ăn làm nặng hơn tình trạng suy dinh dưỡng. Cần cung cấp khoảng 150 kCals/kg/ngày và 10% calo từ protein. Bổ sung kali nên được thêm vào chế độ ăn uống. - Tuy nhiên, nhiều trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ bị tiêu chảy kéo dài có thiếu hụt disaccharidase thứ phát, do tổn thương các tế bào biểu mô ruột. Do đó, một chế độ ăn ít lactose và đôi khi một chế độ ăn uống ít sucrose hoặc carbohydrates là cần thiết. - Đổi sữa thủy phân hoàn toàn đối với trẻ dị ứng đạm sữa bò. 141
  7. 4.4.3. Thuốc - Bổ sung Vitamin, khoáng chất. - Bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy: 10 mg/ngày cho trẻ < 6 tháng tuổi và 20 mg/ngày cho trẻ > 6 tháng tuổi trong vòng 14 ngày. - Bổ sung Acid folic, Vitamin A, sắt, đồng, Magne cũng được khuyến cáo trong 02 tuần. - Kháng sinh: chỉ định trong một số trường hợp, đặc biệt ở trẻ tiêu máu (thường do Shigella, Campylobacter, ký sinh trùng) hoặc nhiễm trùng ngoài đường tiêu hóa. 4.4.4. Probiotics: các Probiotics được nghiên cứu là Saccharomyces boulardi và Lactobacillus rhamnosus GG. Theo dõi ngoại trú trên những bệnh nhân tiêu chảy kéo dài: đa phần các xét nghiệm là không cần thiết trừ soi phân thường quy. Cấy phân khi bệnh nhân tiêu đàm máu kéo dài. 4.5. Hẹn tái khám Hẹn tái khám: tái khám sau 5 ngày hoặc sớm hơn nếu tiêu chảy tăng hoặc có dấu mất nước. v Tái khám ngay khi có những dấu hiệu: - Đi tiêu rất nhiều lần phân lỏng. - Ói tất cả mọi thứ sau ăn. - Trở nên rất khát. - Ăn uống kém hoặc bỏ bú. - Trẻ không tốt lên sau hai ngày điều trị. - Sốt cao hơn. - Có máu trong phân. - Co giật. 142
  8. v Hướng dẫn chăm sóc tại nhà: - Hướng dẫn cho bà mẹ cách uống thêm dịch, cách pha ORS. - Hướng dẫn cho trẻ ăn khi tiêu chảy và khi hết tiêu chảy. - Hướng dẫn cho bà mẹ bổ sung kẽm đủ liều. - Hướng dẫn khi nào tái khám ngay. - Hướng dẫn các biện pháp phòng tiêu chảy: nuôi con bằng sữa mẹ, chế độ dinh dưỡng, rửa tay thường quy, thực phẩm an toàn, sử dụng hố xí và xử lý phân an toàn, phòng bệnh bằng vaccine. 143
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2