Tiểu đường ở trẻ em (Type 1:E10, Type 2: E1)
lượt xem 1
download
Tài liệu "Tiểu đường ở trẻ em (Type 1:E10, Type 2: E1)" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, các nguyên nhân thường gặp, cách tiếp cận chẩn đoán, xử trí cấp cứu, chỉ định nhập viện, điều trị ngoại trú, tái khám ngoại trú, hướng dẫn chăm sóc tại nhà. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu đường ở trẻ em (Type 1:E10, Type 2: E1)
- TIỂU ĐƯỜNG Ở TRẺ EM (TYPE 1:E10, TYPE 2: E1) 1. ĐỊNH NGHĨA Tiểu đường là tập hợp các rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính do bất thường trong cơ chế tiết insulin hoặc hoạt động của insulin hay cả hai. Sự tiết insulin không đầy đủ và/hoặc giảm đáp ứng của tế bào đích với insulin, đưa đến bất thường chuyển hóa carbohydrate, lipid và protein. 2. CÁC NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP - Đột biến đa gen gặp trong tiểu đường típ 1, típ 2. - Đột biến đơn gen gặp trong tiểu đường đơn gen ở trẻ em và thanh thiếu niên. 3. CÁCH TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN 3.1. Bệnh sử - Triệu chứng chung: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân, tiểu dầm... - Triệu chứng nhiễm ceton acid: nôn ói, đau bụng, suy kiệt, mất nước, sụt cân, lơ mơ, hôn mê… - Triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đi kèm. 304
- 3.2. Lâm sàng - Dấu hiệu sinh tồn: biểu hiện sốc gồm mạch (tăng), tụt huyết áp (sốc giảm thể tích, sốc nhiễm trùng), thở nhanh sâu (Kussmaul), nhiệt độ tăng (nhiễm trùng), tri giác (lơ mơ, hôn mê do hạ/tăng đường huyết)… - Dấu hiệu toàn thân: dấu mất nước, ổ nhiễm trùng… - Dấu hiệu toan chuyển hóa: thở nhanh sâu, hơi thở mùi aceton, tri giác bứt rứt. - Dấu hiệu của biến chứng mạn: mờ mắt, tê tay chân, loạn dưỡng mỡ tại vị trí tiêm insulin. 3.3. Cận lâm sàng ban đầu tại phòng khám - Đường huyết tĩnh mạch lúc đói/bất kỳ. - Tổng phân tích nước tiểu tìm đường niệu và ceton niệu. - Urê, Creatinine, Ion đồ, Magne, Phosphat, AST, ALT, CRP… - HbA1c. 3.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán Thỏa một trong bốn tiêu chuẩn sau: 1. Các triệu chứng của bệnh tiểu đường (uống nhiều, tiểu nhiều, tiểu đêm, đái dầm, sụt cân, mờ mắt) hay cơn khủng hoảng tăng đường huyết cộng với nồng độ glucose huyết tương ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l) 2. Đường huyết đói (không ăn thức ăn có calo ít nhất 8 giờ) ≥ 126 mg/dl (7,0 mmol/l). Trong trường hợp không tăng đường huyết rõ ràng, xét nghiệm này nên được lặp lại vào một ngày khác 3. Đường huyết sau 2 giờ ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l) với xét nghiệm dung nạp đường huyết. 305
- Xét nghiệm thực hiện bằng cách cho uống một lượng đường tương đương với 75 g glucose khan hòa tan trong nước hoặc 1,75 g/kg trọng lượng cơ thể, tối đa là 75 g. 4. HbA1c > 6,5% 3.4.1. Phân loại Đặc điểm lâm sàng của bệnh tiểu đường típ 1, bệnh tiểu đường típ 2 và tiểu đường đơn gen ở trẻ em và thanh thiếu niên Đặc điểm Type 1 Type 2 Đơn gen Di truyền học Đa gen Đa gen Đơn gen Tuổi khởi Thường Thường sau Thường sau tuổi phát bệnh trước tuổi tuổi dậy thì dậy thì trừ tiểu dậy thì đường sơ sinh và glucokinase Uống nhiều Có từ vài Không có; hay và tiểu nhiều ngày đến có từ vài tuần vài tuần đến vài tháng Cân nặng Sụt cân Béo phì Gai đen Không có Có Không có Nhiễm ceton Thường gặp Ít gặp Thường gặp ở tiểu đường sơ sinh, hiếm gặp ở các thể khác Tự kháng thể Có Không Không Cha mẹ bị 2-4% 80% 90% bệnh tiểu đường Tần suất > 90% < 10% 1-2% 4. XỬ TRÍ 4.1. Chỉ định nhập cấp cứu ngay: có biểu hiện rối loạn tri giác, sốc, mất nước nặng, nghi ngờ nhiễm toan mức độ nặng. 306
- 4.2. Chỉ định nhập viện: có một trong các tiêu chuẩn sau: - Những ca mới khởi phát: để điều trị và hướng dẫn chăm sóc. - Tiểu đường đã chẩn đoán có nghi ngờ nhiễm toan mức độ nhẹ và trung bình. - Tiểu đường kèm với một bệnh lý cấp tính (sốt, tiêu chảy cấp, viêm phổi…). - Tiểu đường không thể kiểm soát được đường huyết ở ngoại trú. 4.3. Khám chuyên khoa: nghi ngờ mắc tiểu đường mới với một trong các tiêu chuẩn sau: - Xuất hiện triệu chứng 4 nhiều: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhiều. - Glycemie bất kỳ > 200 mg/dl hay glycemie đói > 126 mg/dl. - Xuất hiện đường niệu. 4.4. Điều trị ngoại trú v Điều trị đặc hiệu • Tiểu đường típ 1 Phác đồ chuẩn điều trị insulin ở những bệnh nhân mới được chẩn đoán có thể bao gồm một trong hai phác đồ dưới đây Phác đồ ít tăng cường Phác đồ tăng cường Tiêm hai lần mỗi ngày hỗn hợp Tiêm nhiều lần mỗi ngày insulin insulin tác dụng ngắn và tác tác dụng kéo dài vào buổi sáng dụng trung bình trước ăn sáng và insulin tác dụng nhanh trước và trước ăn tối các bữa ăn Tổng liều insulin hàng ngày 1. 0,7-1,0 IU/kg/ngày. 307
- 2. < 0,5 IU/kg/ngày ở trẻ nhỏ hay bệnh nhân ở giai đoạn hồi phục một phần. 3. 1,2-2,0 IU/kg/ngày ở trẻ dậy thì. Phân loại insulin Insulin Bắt đầu có Đỉnh tác Thời gian tác tác dụng dụng dụng (giờ) (giờ) (giờ) Nhanh 0,5-1 2-4 5-8 (Regular) Trung bình 2-4 4-12 12-24 (NPH) Kéo dài 2-4 không khoảng 24 (Glargine) Phân bố liều insulin 1. 2/3 tổng liều hàng ngày 1. 40% tổng liều hàng ngày là tiêm vào buổi sáng insulin tác dụng kéo dài 2. 1/3 tổng liều hàng ngày 2. 60% tổng liều hàng ngày là tiêm vào buổi tối insulin tác dụng nhanh, được 3. Trong đó 2/3 là Insulin tác chia đều cho 3 cữ ăn dụng trung bình, 1/3 là Insulin tác dụng ngắn • Tiểu đường típ 2 - Điều trị ban đầu là thay đổi lối sống bằng chế độ ăn khỏe mạnh và tập thể dục. - Điều trị thuốc khi thất bại với thay đổi lối sống, giảm cân (dư cân, béo phì) hoặc khi bệnh nhân có triệu chứng tăng đường huyết (4 nhiều). - Tình trạng chuyển hóa ổn định (HbA1c < 8,5% và không có triệu chứng): đơn trị liệu với Metformin 500 mg/ngày x 7 ngày. Tăng dần 500 mg mỗi tuần trong 3-4 tuần đến liều tối đa là 2.000 mg/ngày. 308
- - Đường huyết không ổn định (HbA1c > 8,5% hay tăng đường huyết > 250 mg/dl): + Insulin NPH hay insulin nền với liều khởi đầu là 0,25-0,5 IU/kg. + Metformin có thể dùng cùng lúc với insulin trừ khi có tình trạng nhiễm toan. + Chuyển dần sang chế độ đơn trị liệu với Metformin, khi tình trạng nhiễm toan đã ổn và đường huyết trở về bình thường/gần bình thường với insulin, đồng thời các yếu tố nguy cơ gây rối loạn đường huyết cũng đã được giải quyết ổn (sốt nhiễm trùng, triệu chứng mất nước…), thường đạt được sau 2-4 tuần. + Giảm 30-50% liều insulin mỗi khi tăng liều Metformin. v Tái khám ngoại trú: - Tái khám định kỳ mỗi 4 tuần, cấp thuốc Insulin mới và/hoặc Metformin. - Đánh giá định kỳ (tái khám, ngoại trú): + Mỗi tháng: Chiều cao, cân nặng, đường huyết tại nhà, dấu hiệu loạn dưỡng mô mỡ. § Triệu chứng hạ đường huyết trên lâm sàng. § Xét nghiệm: tổng phân tích nước tiểu, đường huyết đói. + Mỗi 3 tháng: HbA1c. + Mỗi 6 tháng: Bilan lipid, chức năng thận, chức năng gan. + Mỗi năm: microalbumin niệu, khám mắt, chức năng tuyến giáp. 309
- v Tái khám ngay (bệnh viện địa phương hoặc Nhi Đồng 2 tùy điều kiện): - Hạ đường huyết sau khi đã xử trí tại chỗ (đã được hướng dẫn lúc nhập viện nội trú): uống sữa có đường, ngậm kẹo, uống nước đường, ăn bánh ngọt… - Kèm bệnh lý cấp tính: sốt nhiễm trùng, ho, ói, tiêu chảy, bú kém, ăn uống kém… - Đường huyết tăng cao bất thường. - Rối loạn tri giác: bứt rứt, kích thích, ngủ li bì, lơ mơ, bú kém, bỏ bú và hôn mê (gặp trong bệnh cảnh nhiễm toan ceton/tăng áp lực thẩm thấu máu do bỏ điều trị insulin). v Hướng dẫn chăm sóc tại nhà (được hướng dẫn trong thời gian nhập viện nội trú) - Phát tài liệu hướng dẫn chăm sóc bệnh tiểu đường cho gia đình bệnh nhi. - Hướng dẫn cách: + Sử dụng insulin: thời gian tác dụng, cách tiêm, cách bảo quản thuốc, cách tăng giảm liều insulin theo đường huyết, chế độ ăn, vận động. + Khám dinh dưỡng và thiết lập chế độ ăn tiểu đường tại nhà. + Theo dõi đường huyết ít nhất 4 lần/ngày với tiểu đường típ 1 và 2 lần/ngày với tiểu đường típ 2, ít nhất 2 ngày/tuần và thử vào những thời điểm nghi hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết (do ăn uống không tuân thủ chế độ ăn), đường niệu và cetone niệu (thử que nước tiểu). + Phát hiện và xử trí biến chứng hạ đường huyết hay hôn mê nhiễm toan ceton. 310
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
7 p | 945 | 143
-
Cơ chế sinh bệnh đái tháo đường type 1
5 p | 876 | 78
-
Phân loại Đái tháo đường
5 p | 287 | 71
-
DIKAMO - BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐỪNG ĐỂ BIẾN CHỨNG!
18 p | 250 | 50
-
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TRẺ EM
2 p | 266 | 42
-
Nguy cơ bệnh Đái tháo đường Typ 2
8 p | 173 | 31
-
Thuốc điều trị : INSULIN
8 p | 149 | 20
-
Bạn biết gì về Đái tháo đường Type 2 (Kỳ 2)
6 p | 155 | 15
-
Dấu hiệu của đái tháo đường type 1
5 p | 179 | 15
-
Bài giảng Bệnh tiểu đường trẻ em
15 p | 156 | 8
-
Trẻ thiếu vitamin D có nguy cơ bị tiểu đường
5 p | 83 | 3
-
Trẻ bú mẹ giúp giảm nguy cơ bị tiểu đường
3 p | 68 | 3
-
Trẻ sơ sinh thiếu Vitamin D có thể nhũn hộp sọ
3 p | 91 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn