Tiểu luận "Bản năng săn mồi của rắn”
lượt xem 39
download
Rắn là loài sát thủ máu lạnh. Thuộc lớp động vật cổ xưa, nhưng rắn được xem là những chuyên gia trong lĩnh vực săn mồi. Là một trong những sinh vật đa dạng nhất thế giới với hơn 2.500 loài, sinh sống khắp nơi trên hành tinh, rắn quả là một loài ăn thịt có sức bền bỉ rất cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận "Bản năng săn mồi của rắn”
- ĐỀ TÀI Bản năng săn mồi của rắn 1
- MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................... 2 1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 3 1.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU................................................................... 3 PHẦN II. NỘI DUNG ...................................................................................... 3 2.1. NGUỒN GỐC TIẾN HOÁ CỦA RẮN................................................... 3 2.2. ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI VỚI HOẠT ĐỘNG BẮT MỒI.................... 4 2.3. TẬP TÍNH BẮT MỒI CỦA MỘT SỐ LOẠI RẮN ................................ 8 2.3.1. RẮN HỔ MANG ............................................................................. 8 2.3.2. RẮN MAMBA ĐEN ........................................................................ 9 2.3.3. RẮN ĐUÔI CHUÔNG....................................................................12 2.3.4. RẮN NƯỚC....................................................................................13 2.3.5. RẮN LỤC .......................................................................................16 2.3.6. RẮN CẠP NONG ...........................................................................17 PHẦN III. KẾT LUẬN....................................................................................19 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................20 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Rắn là loài sát thủ máu lạnh. Thuộc lớp động vật cổ xưa, nhưng rắn được xem là những chuyên gia trong lĩnh vực săn mồi [5]. Là một trong những sinh vật đa dạng nhất thế giới với hơn 2.500 loài, sinh sống khắp nơi trên hành tinh, rắn quả là một loài ăn thịt có sức bền bỉ rất cao. Với sự đa dạng kỳ diệu, rắn có nhiều kích cỡ khác nhau: một số loài nhỏ bé chỉ vài centimét, nhưng có những loài khổng lồ dài đến vài mét. Một số loài thích sống dưới nước, một số loài lại thích sống trên cây, một số khác thích 2
- sống trong lòng đất hoặc hốc núi. Chúng là con cháu của thằn lằn không chân, sống trong hang cách đây 250 triệu năm và thật sự là những tên sát thủ máu lạnh. Tất cả chúng đều săn bắt mồi sống. Với những giác quan cực kỳ tinh nhạy và cách săn mồi cực kỳ lạ, chúng thật sự là loại động vật có bản năng săn mồi rất đặc biệt. Rắn không có tay chân, vậy chúng bắt mồi như thế nào? Tại sao rắn được mạnh danh là các sát thủ máu lạnh…? Vì vậy chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : “Bản năng săn mồi của rắn” để trả lời cho những câu hỏi như vậy. 1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thu thập tài liệu có liên quan từ sách, báo, thông tin trên các trang web… Xử lý tài liệu thu thập được. 1.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nhằm biết được nguồn gốc tiến hoá của rắn. Hiểu được các đặc điểm cấu tạo nhằm thích nghi với việc bắt mồi của rắn. Phần nào biết được các bản nănng bắt mồi của một số loài rắn. PHẦN II. NỘI DUNG 2.1. NGUỒN GỐC TIẾN HOÁ CỦA RẮN Loài rắn phát hiện cách đây khoảng 40 triệu năm về trước – một thời gian dài sau sự tuyệt chủng của loài khủng long. Đó là khoảng thời gian mà nhóm thú trở nên chiếm ưu thế và diễn ra ngay sau sự xuất hiện của các loài gặm nhấm. Rất nhiều loài rắn đã tiến hoá theo hướng chuyên ăn các loài gặm nhấm với những giác quan phù hợp cho việc phát hiện động vật máu nóng. Nhờ không có chân, chúng có thể chui vào các khe hở, các đường nứt và những cái hốc chật hẹp. Cùng với việc các chi bị thoái hóa, loài rắn chỉ còn lại cái thân dài và cái miệng – hai công cụ để bắt và giết con mồi [6]. 3
- Sự phát sinh của loài rắn được biết rất ít do một thực tế là bộ xương rắn rất nhỏ và dễ vỡ, khiến cho việc tạo thành hoá thạch khó xảy ra. Tuy nhiên có sự thống nhất chung trên cơ sở hình thái học: Loài rắn tiến hoá từ tổ tiên của loài thằn lằn. Nghiên cứu gần đây dựa trên công nghệ gen và sinh hoá xác nhận điều này: rắn tạo ra loại nọc độc có chung một nguồn gốc với một vài họ thằn lằn còn tồn tại. 2.2. ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI VỚI HOẠT ĐỘNG BẮT MỒI Tất cả các loài rắn đều ăn thịt (trừ con rắn Râu) [6]. Chúng có thể ăn cả những con rắn khác và những động vật có vú, động vật nhỏ như thằn lằn, chim, trứng các loài khác hay sâu bọ…Để phù hợp với loại thức ăn này, rắn có những đặc điểm cấu tạo thích nghi tương ứng. Cụ thể: Cơ thể loài rắn được cấu tạo bởi hàng trăm đốt sống và hàng trăm cặp xương sườn. Xương sườn được nối với nhau bởi các cơ kéo dài dọc cơ thể từ đầu tới đuôi, một đầu gắn với mấu ngang của cột sống, đầu kia tự do và tỳ vào tấm vảy bụng [4]. Ngực rắn không có xương mỏ ác xuyên tới xương sườn, nên xương sườn có thể tự do cử động, vì vậy thức ăn từ hầu xuống họng, vào thẳng nơi da bụng có thể phình to. Bao phủ bên ngoài là lớp da, gắn với xương sườn bởi hàng trăm cơ nhỏ hơn được kéo dài ra. Cơ nối giữa xương sườn và các cơ bao quanh chúng có thể kết lại cục bộ hoặc toàn bộ, và điều này cũng diễn ra tương tự đối với các cơ nối giữa da và xương sườn. Vì rắn có khả năng co và giãn một cách chọn lọc hàng ngàn cơ riêng biệt, nên rắn có khả năng di chuyển rất đa dạng, từ uốn lượn cơ thể ngoằn ngoèo theo chiều rộng đến phóng về phía trước theo đường thẳng. Khả năng điều khiển các cơ như vậy cũng cho phép rắn sử dụng cơ thể như là một cái nêm trong khi leo dọc thân cây hoặc trườn xuống bề mặt đá dốc đứng. Nó làm được điều này bằng cách co rút vài phần cơ thể để bám vảy vào các các lỗ và khe nứt nhỏ, trong khi đó toàn bộ phần còn lại của cơ thể tiếp tục dò tìm các điểm mấu tiếp theo. Thực ra mà nói, rắn chính là một cái xích xe sống [6]. 4
- Hình 1. Cấu tạo của rắn Tính đồng bộ của cơ cũng giúp rắn phát triển một trong những hình thức bắt mồi sớm nhất, đó là siết chặt con mồi – thể hiện rõ nhất trong nhóm bò sát cổ xưa gồm các loài trăn và đặc biệt là trăn Nam Mĩ. Rắn tấn công con mồi và sau đó nhanh chóng quấn chặt lấy cơ thể con mồi. Vòng quấn càng lúc càng chặt hơn bởi sự co các cơ riêng biệt nối giữa các xương sườn làm cho con mồi không thể thoát được. Khi cơ quan cảm giác ở trong vảy của rắn phát hiện con mồi vẫn còn thở, rắn sẽ siết chặt thêm các cơ, làm phổi con mồi bị tê liệt. Trước đây, suốt một thời gian dài, người ta vẫn cho rằng sự ngạt thở là nguyên nhân dẫn đến cái chết của con mồi do bị rắn quấn, nhưng các nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng cái chết của con mồi xảy ra nhanh hơn nhiều (chỉ khoảng 4 phút), trước cả khi chúng bị ngạt. Hóa ra các cơ quan cảm giác của rắn cũng tìm ra mạch máu của con mồi, và sự co rút của cơ rắn đủ mạnh để ngăn cản máu lưu thông. Vì tim con mồi không nhận và bơm máu được nữa, nhịp tim bị rối loạn, và chỉ khi nó hoàn toàn ngừng đập, con rắn mới buông ra [6]. 5
- Cấu tạo miệng và hàm đặc biệt, các xương của bộ hàm đều khớp động với nhau, không những xương hàm mà xương khẩu cái, xương cánh, xương ngang đều nối với nhau bằng dây chằng rất đàn hồi, vì vậy miệng rắn không những có thể mở ra thật to, mà còn mở được ra hai bên phải trái không bị hạn chế [2]. Rắn nhận biết kẻ lạ đang tới dựa vào cái lưỡi của chúng, nó thè ra, thụt vào rất nhanh, lấy mẫu các phần tử không khí và đưa chúng vào một vị trí ở vòm miệng. Đó được gọi là cơ quan Jacobson, nó rất nhạy cảm với các phần tử không khí và có khả năng gửi các xung động tín hiệu tới não để nhận biết. Đầu lưỡi rắn được tách ra làm đôi, mỗi phần có nhiệm vụ thu tín hiệu mỗi hướng vì thế chúng có biết được tín hiệu đến từ phía nào. Khi mục tiêu đến gần, lưỡi rắn hoạt động nhanh hơn, các tín hiệu mùi được truyền đến bộ phận Jacobson càng nhiều hơn, tạo nên hình ảnh về con mồi đang đến [6]. Để tăng cường hình ảnh trong trí óc, trăn Nam Mỹ và rắn lục có các hốc cảm ứng nhiệt có thể xác định vật lạ từ xa là con mồi hay mối nguy hiểm. Trăn Nam Mỹ và các loài trăn khác có hàng loạt hốc cảm ứng dọc theo mép và chúng có thể cảm nhận những thay đổi nhiệt độ thấp hơn 0.0030C. Khi mục tiêu di chuyển, nhiệt của mục tiêu phóng ra đi qua các hốc, và con rắn có thể biết được mục tiêu di chuyển tới đâu. Các loài rắn lục, bao gồm cả rắn Fer-de-lance và rắn chuông Mojave, chỉ có hai hốc, mỗi hốc ở dưới mỗi mắt. Các hốc này nhạy cảm hơn nhiều so với các hốc ở trăn Nam Mỹ và các loài trăn khác, chúng giống như camera cắm lỗ - phát nhiệt thông qua cái hốc nhỏ mở ra màng rộng dạng lưới. Phạm vi hoạt động của cơ quan cảm giác này được cho là có thể mở rộng tới 1 m, và mạnh dần lên khi con mồi đi đến. Các cơ quan này được rắn sử dụng ngay trước khi tấn công con mồi, hướng đầu nó đến tiêu điểm trên cơ thể con mồi – đó là phần ngực. Răng luôn luôn hướng vào trong có tác dụng giữ mồi. Xương hàm trên của nhiều loài rắn có răng độc với ống hay rãnh dẫn nọc độc (do tuyến nước bọt biến đổi thành) [3]. 6
- Thành phần nọc độc rắn rất phức tạp. Nọc độc của bất cứ loài rắn nào cũng có thể chứa đến 300 hợp chất khác nhau, tấn công nhiều mục tiêu trên cơ thể con mồi . Ví dụ, loài rắn fer-de-lance một loài rắn lục vùng Trung và Nam Mỹ, trong nọc độc của chúng chứa đựng các chất neurotoxin - chất hóa học tấn công tế bào sống. Một số chất tác động đến thành tế bào, là nguyên nhân làm vỡ thành tế bào, số khác đi đến tế bào máu và mạch máu, gây nên hiện tượng chảy máu ồ ạt [6]. Ngay cả những con rắn cùng loài cũng có thể có thành phần nọc độc khác nhau, do các con rắn có sự thay đổi môi trường sống theo thời gian đã làm cho thành phần chất độc của chúng thay đổi để phù hợp với các loại con mồi. Gần đây, các nhà khoa học phân chia rắn chuông Mojave thành hai quần thể khác biệt với các dạng nọc độc khác nhau. Một quần thể có thức ăn chủ yếu là thằn lằn bởi vậy nó cần neurotoxin có tác động nhanh để nhanh chóng làm chết con mồi (các loài thằn lằn cũng giống như các loài bò sát khác thường có sự trao đổi chất chậm hơn 10 lần so với các loài thú cùng kích thước, và vì thế không bị nhiễm độc nhanh như các động vật có vú). Quần thể còn lại ăn chủ yếu các loài gặm nhấm, không cần neurotoxin có tác dụng nhanh, và vì vậy nọc độc chủ yếu chứa cytotoxin [6]. Hơn nữa, nhiều xương của sọ cũng khớp với nhau lỏng lẻo, nên sọ có thể cong, mất đối xứng theo kích thước con mồi mà rắn đang ngậm nuốt. Nhờ đó, rắn nuốt được mồi lớn hơn cả đường kính cơ thể của chính nó [1]. Trong khi nuốt mồi chậm chạp, rắn vẫn hô hấp được. Khí quản mở ra và đẩy về phía trước, nằm giữa hai mảnh hàm dưới. Không khí đi qua khí quản vào phổi khi rắn đang ngậm mồi lớn [2]. Sau khi ăn, rắn trở nên lười biếng và thụ động trong khi hệ tiêu hóa bắt đầu làm việc. Lúc này, hệ tiêu hóa hoạt động rất mạnh, nhất là khi phải tiêu thụ 1 con mồi lớn. Ở một số loài rắn, toàn bộ hệ thống tiêu hóa sẽ nghỉ ngơi giữa những bữa ăn để tránh thất thoát năng lượng do rắn ăn khá ít; trong vòng 48 giờ hệ tiêu hóa sẽ hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng từ con mồi. Ở loài rắn đuôi chuông Mêhicô, năng lượng được chuyển hóa rất nhiều trong khi tiêu hóa, cơ thể chúng có thể tăng lên đến 14 độ C so với môi trường xung quanh. Vì vậy, 7
- khi đang tiêu hóa mồi mà bị tấn công đột ngột, rắn có thể nôn con mồi ra để đối phó với sự đe dọa bất ngờ đó. Tuy nhiên, khi không có động tĩnh, bộ tiêu hóa của rắn hoạt động rất hiệu quả, có thể hấp thụ mọi thứ trừ lông và móng của con mồi, chúng sẽ chuyển 2 thứ này xuống hệ bài tiết của rắn. Thỉnh thoảng khi cố nuốt một con mồi quá lớn rắn có thể chết. Axít trong dạ dày rắn phần lớn không chuyển hóa được các loại thực vật thành chất dinh dưỡng. 2.3. TẬP TÍNH BẮT MỒI CỦA MỘT SỐ LOẠI RẮN 2.3.1. RẮN HỔ MANG (Naja naja (Linnaeus,1758)) Rắn hổ mang là loài rắn sống dưới đất. Chúng có thể di chuyển trên mọi địa hình. Các cơ rắn chắc kết hợp với bộ xương tạo cho cơ thể chúng một lực rất mạnh. Bên trong cơ thể có từ 100 đến 600 đốt xương sống, chống đỡ cho bộ xương sườn dài nhất trong tất cả các loài vật. Không có chi, rắn buộc phải đẩy cơ thể trên mặt đất để di chuyển về phía trước. Một số loài sống trên cây di chuyển bằng cách quấn xung quanh một vật thể nào đó để bò. Khi săn mồi, chúng di chuyển rất lặng lẽ. Khi con mồi phát hiện được chúng thì đã muộn. Chúng giết chết con mồi bằng nọc độc. Nọc đi vào mạch máu, tàn phá cơ thể bên trong, tác động đến hệ thần kinh khiến cho con mồi bị liệt và chết ngay sau đó. Tuy nhiên, không phải loại nọc nào cũng có cơ chế giống như vậy. Có một số nọc độc chỉ làm cho con mồi bị hôn mê và khi tỉnh dậy, chúng đã ở trong bụng rắn [5]. Hình 2. Rắn hổ mang 8
- Hình 3. Nọc rắn 2.3.2. RẮN MAMBA ĐEN Mamba đen là loài vật hoàn hảo và nguy hiểm nhất châu Phi. Khi săn mồi, rắn mamba đen bò rất nhanh qua các bụi cây hay trên những cành cây thấp. Nọc của chúng đủ mạnh để giết chết hầu như mọi thứ. Sinh vật nguy hiểm này dường như có thể di chuyển đến khắp mọi nơi. Khi cảm thấy bị đe dọa, nó sẽ ngóc cao đầu lên khỏi mặt đất, há to miệng và bành mang ra. Đây là loài rắn di chuyển nhanh nhất thế giới, đạt vận tốc 11km/giờ trong khoảng cách rộng và hơn 20km/giờ trong khoảng cách ngắn. Người ta còn tin rằng, chúng di chuyển nhanh hơn cả con người. Trong khi di chuyển, rắn mamban đen có thể ngóc cao đầu cách mặt đất đến 1 mét. Rắn mamba đen thường bò lên cây để tìm kiếm mồi. Giống như nhiều loài rắn khác, chúng cũng bơi rất giỏi. Mamba đen là loài rắn độc dài nhất ở châu Phi. Cách nay chỉ 30 năm, một nhát cắn của rắn mamba đen có tỷ lệ gây chết người là 100%. Nếu không được chữa trị kịp thời và hiệu quả thì ngày nay vẫn thế [5]. Trong thế giới loài rắn, cuộc tấn công của rắn mamba đen là một trong những cuộc tấn công nhanh nhất, với cự ly xa nhất. Chúng có thể phóng đi rất xa để với tới mục tiêu tấn công. Không loài rắn nào có kiểu cơ thể được thiết kế 9
- nguy hiểm như loài rắn mamba đen. Răng nanh của chúng nằm ngay trước miệng. Nọc độc làm tê liệt con mồi bằng cách cắt đứt sự liên lạc giữa dây thần kinh và cơ. Cái chết sẽ đến ngay sau đó. So sánh thích hợp nhất mà bạn có thể ví với nhát cắn của con rắn mamba đen là việc uống viên thuốc độc gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Nạn nhân rơi vào trạng thái hôn mê ngay sau cảm giác choáng váng [5]. Điều đầu tiên khiến bạn chú ý đến con rắn mamba đen là nó chẳng hề đen. Nó ít hiếu chiến và ít nguy hiểm hơn loài rắn mamba xanh họ hàng. Mamba đen chỉ có màu đen ở trong miệng. Giác quan dẫn dắt rắn mamba đen trong việc săn tìm mồi. Qua các giác quan cực kỳ tinh nhạy của mamba đen, mỗi cử động của con thú gặm nhấm đều để lại tín hiệu cho biết nó đang ở đâu. Mamba đen dùng lưỡi nếm các phân tử mùi trong không khí để lần theo dấu vết của con thú gặm nhấm. Tất cả các loài rắn đều có cái lưỡi hình nĩa, dùng để nếm không khí. Đầu lưỡi hình nĩa sẽ thu nhận các phân tử mùi, sau đó truyền đến bộ phận xử lý nằm ở cuối miệng. Rắn mamba tấn công và tiêm nọc độc gây tê liệt vào mạch máu của nạn nhân. Khi con mồi không còn cử động được nữa thì bữa tiệc của nó bắt đầu. Với cái miệng ngoạm đầy thức ăn và răng nanh tạm thời không hoạt động, con rắn mamba lúc này rất dễ bị tấn công. 10
- Hình 4. Rắn mamba đen Trong tự nhiên, nọc độc của rắn mamba là một trong những chất độc hữu hiệu nhất. Nọc có thể làm tê liệt con chuột trước khi nó tìm được cơ hội chạy thoát. Lượng nọc độc đó dường như cũng quá nhiều. Chỉ một nhát cắn, rắn mamba có thể tiết ra 100 miligam nọc độc, đủ để giết chết 10 người trưởng thành. Một số rắn mamba đen là những tên sát thủ rất đáng sợ. Có một con nổi tiếng giết chết đến 11 người. Và trong một tai nạn, có đến 7 người dân làng bị rắn cắn chết ở một nơi. Thói quen của rắn mamba đen là ngóc một phần ba cơ thể phía trước lên khỏi mặt đất, nghĩa là một con rắn dài 4 mét có thể dựng đứng lên và cắn vào một người cao gần 2 mét. Khi bị đe doạ, con rắn sẽ ngóc mình lên không trung, uốn cong lưng rồi sau đó cân bằng trên phần cơ thể còn lại. Nó bò rất nhanh về phía trước và há to miệng, để lộ phần màu đen ở bên trong. Ngay cả khi đang di chuyển, rắn mamba vẫn ngóc đầu lên cao. Với tư thế này, nó luôn sẵn sàng bò lên cây. Phần lớn những con đáng sợ nhất đều phát triển kỹ năng giết chết bất kỳ con vật nào mà chúng bắt được. Và cho dù sự thật thế nào thì loài rắn 11
- mamba đen cũng thật sự rất nguy hiểm. Khi tấn công, chúng có thể đưa ra nhiều nhát cắn cùng lúc. Và khi bị cắn, nạn nhân sẽ bị rối thật sự. Cái đầu hình cỗ quan tài của nó như còn muốn khẳng định thêm sự nguy hiểm của loài vật này. Một con rắn mamba thậm chí còn được ghi nhận là đã tấn công cả kính chắn gió của một chiếc xe hơi đang chạy trên đường. 2.3.3. RẮN ĐUÔI CHUÔNG Con rắn đuôi chuông dùng bộ cảm nhận hơi nóng kỹ thuật cao lần theo dấu vết con mồi, ngay cả trong bóng tối. Hai cái lỗ nằm trên mặt cho phép rắn đuôi chuông nhìn thấy thế giới xung quanh qua những hình ảnh bằng hơi nóng. Ban đêm, khả năng quan sát của nó rất tuyệt vời. Não của rắn đuôi chuông có thể kết hợp các thông tin thu thập từ thị giác và hơi nóng. Đây là loài ăn thịt rất dữ tợn. Hơi nóng tỏa ra từ cơ thể con chuột lóe sáng trên phông nền tối đen và lạnh lẽo của sa mạc. Qua hình ảnh bằng hơi nóng, con rắn sẽ cắn vào ngực con chuột và nhấm vào trái tim con mồi để làm tăng tối đa hiệu quả. Nó liên tục rung đuôi để cảnh báo những kẻ xâm nhập nên tránh xa. Tín hiệu này dễ nhận biết từ khoảng cách xa. Nếu có kẻ phớt lờ lời cảnh báo thì điều không hay sẽ xảy ra [6]. Hình 5. Rắn đuôi chuông Trên sa mạc, vào ban ngày trời nóng như thiêu đốt, còn ban đêm rất lạnh lẽo. Nhờ sức nóng rực lửa của ban ngày mà con mồi mới tồn tại. Vào ban ngày, 12
- khi trời quá nóng khiến chẳng có loài vật nào muốn bước ra ngoài thì rắn đuôi chuông cũng ẩn trú dưới đất hay trong các khe đá, nơi nhiệt độ mát mẻ hơn. Ở đây, quá trình trao đổi chất của nó giảm xuống để bảo tồn nguồn năng lượng quý giá. Khi mặt trời bắt đầu lặn thì con rắn sẽ bò ra ngoài hấp thu chút hơi ấm từ mặt trời. Dường như cả cuộc đời của rắn đuôi chuông có liên quan đến hơi nóng. Khi cuộn mình lại, nó sẽ hấp thụ được hơi nóng từ mặt trời và mặt đất ấm bên dưới. Đây là một quá trình rất quan trọng đối với rắn đuôi chuông. Vận tốc và độ chính xác của các cuộc tấn công tùy thuộc vào việc đạt được thân nhiệt phù hợp [5]. Khi màn đêm buông xuống, con rắn bò ra ngoài, đi tìm dấu vết theo mùi của những con thú gặm nhấm sống trên sa mạc. Rắn đuôi chuông là loài ăn thịt, chuyên phục kích bắt mồi. Nó thường tìm nơi có những dấu vết mới để lại để làm tăng cơ hội con mồi bước vào phạm vi tấn công. Giống như kẻ hủy diệt sinh học, những cái lỗ cảm nhận hơi nóng của rắn đuôi chuông dò biết mọi cử động của con mồi. Khi con thú gặm nhấm bước vào phạm vi tấn công, cái chết sẽ đến ngay sau đó. Con rắn lập tức giật lùi lại. Con chuột bỏ chạy vào bụi cây. Con rắn đã tiêm nọc độc vào cơ thể nó. Khi con rắn lần theo dấu vết con mồi, nó có thể phân biệt được con nào đã bị cắn và con nào vẫn còn khỏe mạnh. Chỉ khi con chuột đã bị nọc độc tác động hoàn toàn, con rắn mới bắt đầu ăn thịt. Trong các loài rắn độc, có một số loài có khả năng tiêu hóa rất kỳ lạ. Chúng có thể ăn con mồi chiếm đến 129% trọng lượng cơ thể, giống như chúng ta ăn một lần đến 200 cái bánh hambơgơ. 2.3.4. RẮN NƯỚC Loài rắn nước nhỏ bé đã tìm ra cách đánh động con mồi khiến nó di chuyển về phía đầu của rắn để chạy trốn. Thêm vào đó, phản ứng của con mồi rất dễ đoán trước khiến loài rắn này hướng trước nhát cắn của mình về vị trí đầu của con mồi thay vì việc dõi theo chuyển động của nó. Kenneth Catania, giáo sư khoa học sinh học tại Đại học Vanderbilt, người đã sử dụng video tốc độ cao để tái hiện kỹ thuật săn mồi đặc biệt của loài rắn này, cho biết: “Tôi chưa tìm thấy bất cứ báo cáo nào về các loài săn mồi khác thể hiện khả năng tác động và dự đoán hành vi của con mồi như loài rắn 13
- này”. Những quan sát của ông được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences ngày 15 tháng 4. Cantania, người nhận giải thưởng “thiên tài” MacArthur, nghiên cứu não và tập tính của các loài vật có độ chuyên môn hóa rất cao. Ông bị cuốn hút bởi loài rắn có xúc tua này vì nó là loài rắn duy nhất được trang bị một cặp xúc tua ngắn trên mũi, và ông rất tò mò về chức năng của chúng. Cantania giải thích: “Trước khi tôi bắt đầu nghiên cứu về một loài vật mới, tôi thường dành một khoảng thời gian để quan sát những hành vi cơ bản của chúng”. Loài rắn tạo thành hình dạng chữ “J” lạ thường với đầu nằm ở đáy chữ “J” khi nó săn mồi. Sau đó nó giữ nguyên vị trí, không hề chuyển động cho đến khi một con cá bơi vào khu vực gần cái móc của chữ “J”. Đó chính là khi con rắn tấn công. Chuyển động của loài rắn này chỉ cần đến vài phần trăm của một giây và quá nhanh để mắt người có thể theo kịp. Tuy nhiên, con mồi của nó phản ứng còn nhanh hơn, chỉ vài phần nghìn của một giây. Trên thực tế, cá rất nổi tiếng vì khả năng trốn thoát rất nhanh và đây là một đề tài được nghiên cứu rộng rãi. Những nghiên cứu này phát hiện rằng rất nhiều loài cá có một đường thần kinh đặc biệt trong não phát động sự chạy trốn, các nhà sinh vật học gọi nó là “khởi động C”. Tai của cá cảm nhận áp lực âm thanh ở hai bên cơ thể. Khi tai ở một bên nhận thấy sự xáo động, nó gửi một thông điệp đến các cơ khiến cơ thể cong thành hình chữ C và hướng về phía đối diện để nó có thể trốn thoát khỏi nguy hiểm một cách nhanh chóng nhất [5]. 14
- Hình 6. Hình minh họa làm thế nào rắn có xúc tua sử dụng một phần cơ thể để kích thích khởi động C của cá và khiến chúng bơi thẳng về phía miệng của rắn. (Ảnh: Ken Cantania) Catania là nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu sự tương tác giữa con mồi và kẻ săn mồi với trợ giúp của một camera tốc độ cao. Khi ông bắt đầu nghiên cứu chuyển động của con rắn và con mồi của nó ở tốc độ chậm, ông phát hiện một điều rất kỳ lạ. Khi con cá chạy trốn, hầu hết đều quay về phía đầu của con rắn và rất nhiều con lao thẳng vào miệng của nó! Trong 120 lần thử với 4 con rắn khác nhau, ông phát hiện thấy 78% con mồi quay về phía đầu rắn. Tiếp sau đó, nhà sinh vật học nhân thấy phần đầu tiên chuyển động trên cơ thê của con rắn không phải đầu có nó. Thay vào đó, nó uốn cong một điểm nằm giữa thân. Sử dụng một ống nghe dưới nước ông đã khẳng định rằng phần cơ thể này tạo ra một sóng âm thanh đủ mạnh để kích thích phản ứng “khởi động C” của con cá. Vì những sóng này đến từ phía đối diện với đầu của rắn nên phản ứng của con mồi đã tự dẫn chúng thẳng vào miệng rắn. Catania cho biết: “Khi khởi động C bắt đầu thì con cá không thể quay lại. Loài rắn này đã tìm ra một cách sử dụng khả năng trốn thoát của loài cá để làm lợi cho bản thân”. Khi tiếp tục nghiên cứu sâu thêm, ông còn phát hiện một điều đáng chú ý hơn. Khi tấn công con mồi, loài rắn này không nhắm đến vị trí đầu tiên của con cá và điều chỉnh hướng theo hướng chuyển động của con cá – cách mà hầu hết các loài săn mồi thực hiện. Thay vào đó, đầu của nó hướng thẳng vào vị trí mà nó dự đoán đầu của cá sẽ di chuyển tới. 15
- Catania giải thích: “Bằng chứng rằng nhất cho nhận định này đó là khi con rắn vồ trượt. Không phải tất cả các con cá mục tiêu đều phản ứng bằng khởi động C, và con rắn luôn luôn vồ trượt những con cá như vậy”. Bước tiếp theo của Cantania sẽ là xác định liệu khả năng dự đoán này là có sẵn hay do học hỏi. Để thực hiện được điều này, ông hy vọng sẽ thu thập được một số rắn con vừa mới nở và ghi lại nỗ lực bắt mồi đầu tiên của chúng. 2.3.5. RẮN LỤC (Trimeresurus stejnegeri schmidt) Rắn lục xanh hay rắn lục tre. Rắn lục có đầu hình tam giác, phủ tấm nhỏ. Lưng có màu xanh lá cây, bụng nhạt hơn lưng, ở sườn (gần sát bụng) có một đường trắng viền da cam hay nâu [6]. Rắn lục ăn chuột và ếch nhái và chúng thường sống ở trên cây trong rừng, đẻ từ 3 - 12 trứng/lứa. Chúng có nhiều ở khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Tuy là loại rắn độc song chúng vẫn được con người săn bắt và nuôi làm cảnh [6]. Rắn lục là một trong hai nhóm rắn độc, miệng có hai móc độc dài, bình thường gấp theo hai bên xoang hàm trên, khi bị tấn công hai móc độc giương lên. Nọc rắn gồm hơn 20 thành phần khác nhau, chủ yếu là protein chứa các men và độc tố polypeptide. 16
- Hình 7. Rắn lục Nọc gây ra các hậu quả lâm sàng gây không đông máu, gây chảy máu hệ thống tự phát, phù nề, độc tố thần kinh-cơ… Nếu nọc phun vào mắt, sẽ xuất hiện ngay các triệu chứng: đau như kim chích, bỏng rát dữ dội liên tục, chảy nước mắt, ghèn trắng, kết mạc sung huyết, sưng nề mi mắt, sợ ánh sáng, nhìn mờ; có các biến chứng: loét giác mạc, sẹo giác mạc vĩnh viễn, viêm nội nhãn thứ phát. Rắn lục là loài cực độc, trọng lượng chỉ trên dưới 300gam và dài 30cm đối với con trưởng thành nên rất khó phát hiện, thông thường rắn lục sống ở trong các khu rừng rậm và rất hiếm ở đồng bằng [6]. 2.3.6. RẮN CẠP NONG (Bungarus fasciatus) Các loài rắn này thường có chiều dài khoảng 1-1,5 m, mặc dù có cá thể dài tới 2 m đã được quan sát thấy. Cạp nong (B. fasciatus) có thể dài tới 2,5 m. 17
- Phần lớn các loài rắn này có lớp vảy trơn và bóng được sắp xếp thành các khoang đậm màu, bao gồm các khoang đen và khoang màu sáng xen kẽ. Điều này giúp chúng ngụy trang khá tốt tại môi trường sinh sống của chúng tại các đồng cỏ và các cánh rừng có nhiều bụi rậm. Các vảy dọc theo sống lưng có hình lục giác. Đầu thon mảnh và các mắt có con ngươi tròn. Chúng có tiết diện ngang hình tam giác và phẳng ở phần lưng - hông. Đuôi hẹp dần thành điểm nhọn [6]. Chúng là loại động vật đẻ trứng và rắn cái đẻ khoảng 6 -12 trứng trong ổ bằng lá cây và sống ở đó cho đến khi trứng nở. Các loài rắn trong chi này là các loại động vật ăn thịt rắn, con mồi chủ yếu của chúng là các loài rắn khác (bao gồm cả những loài có nọc độc) và chúng ăn thịt cả đồng loại. Chúng cũng ăn thịt cả các loài thằn lằn nhỏ [6]. Tất cả các loài thuộc chi này đều kiếm ăn về đêm. Ban ngày chúng khá hiền lành, nhưng trở nên hung dữ hơn về đêm. Tuy nhiên, nói chung chúng khá nhút nhát và thông thường hay ẩn giấu đầu của chúng trong phần thân được cuộn tròn lại để tự vệ. Trong tư thế như vậy, đôi khi chúng sẽ quất đuôi như một dạng của sự tiêu khiển và cảnh báo. Hình 8. Rắn cạp nong 18
- Các loài trong chi Bungarus có nọc độc với độc tính đối với hệ thần kinh, có hiệu lực cao hơn nhiều lần so với nọc rắn hổ mang. Cú cắn của chúng rất nguy hiểm và gây ra trụy hệ hô hấp đối với nạn nhân. Trước khi có thuốc chữa rắn cắn có tác dụng được điều chế ra, thì tỷ lệ tử vong của nạn nhân lên tới 75%. Các vết cắn của chúng cực kỳ đau đớn; một điều may mắn là chúng rất ít khi hung hãn. Năm 2001, tiến sĩ Joe Slowinski đã bị một con cạp nia non cắn trong khi tiến hành nghiên cứu thực địa về chúng tại Myanma, do không kịp nhận sự hỗ trợ y tế nên đã chết. PHẦN III. KẾT LUẬN Sở dĩ, rắn được xem là loài sát thủ máu lạnh là vì chúng có những đặc điểm cấu tạo phù hợp với việc bắt mồi. Cụ thể: Cấu tạo miệng và hàm đặc biệt, các xương của bộ hàm đều khớp động với nhau, không những xương hàm mà xương khẩu cái, xương cánh, xương ngang đều nối với nhau bằng dây chằng rất đàn hồi, vì vậy miệng rắn không những có thể mở ra thật to, mà còn mở được ra hai bên phải trái không bị hạn chế. Rắn nhận biết kẻ lạ đang tới dựa vào cái lưỡi của chúng, nó thè ra, thụt vào lấy mẫu các phần tử không khí và đưa chúng vào một vị trí ở vòm miệng. Ngoài ra để phát huy khả năng này thì một số loài rắn độc còn có các hốc cảm ứng nhiệt có thể xác định vật lạ từ xa là con mồi hay mối nguy hiểm. 19
- Răng luôn luôn hướng vào trong có tác dụng giữ mồi. Xương hàm trên của nhiều loài rắn có răng độc với ống hay rãnh dẫn nọc độc (do tuyến nước bọt biến đổi thành). Xương sườn được nối với nhau bởi các cơ kéo dài dọc cơ thể từ đầu tới đuôi. Ngực rắn không có xương mỏ ác xuyên tới xương sườn, nên xương sườn có thể tự do cử động, vì vậy thức ăn từ hầu xuống họng, vào thẳng nơi da bụng có thể phình to... Bản năng bắt mồi của các loài khác nhau là không giống nhau TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Đắc Chứng, 1997. Giáo trình động vật học, phần động vật có xương sống, NXBGD. 2. Lê Vũ Khôi, 2005. Động vật có xương sống, NXBGD 3. Võ Văn Phú, 2008. Bài giảng sinh thái, sinh học và quản lý động vật hoang dã, NXB ĐH Huế. 4. Võ Văn Phú, 2002. Giải phẫu so sánh động vật có xương sống, NXB ĐH Huế. 5. http://krfilm.net. 6. http://thiennhien.net. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Môi trường: Nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn tại các chợ trên địa bàn xã Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên và ứng dụng sản xuất phân bón hữu cơ trong nông nghiệp
71 p | 76 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Đánh giá hiện trạng và dự báo chất thải rắn trên địa bàn thành phố móng cái phục vụ cho giai đoạn vận hành của nhà máy xử lý chất thải rắn tại thành phố Móng Cái
106 p | 40 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn