YOMEDIA
ADSENSE
Tiểu luận: Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới
288
lượt xem 79
download
lượt xem 79
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tiểu luận: Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới nhằm trình bày tổng quan về kinh tế thế giới và kinh tế Nhật Bản trong thời gian gần đây, hiệu quả và hạn chế của chính sách kinh tế Abenomics tại Nhật Bản, ảnh hưởng của Abenomics đến nền kinh tế thế giới, thúc đẩy làn sóng đầu tư mới sang thị trường Châu Á, đặc biệt là Asean.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới
- Tiểu luận Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới
- Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới LỜI NÓI ĐẦU Đã bốn năm trôi qua kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát, song kinh tế thế giới vẫn đang phục hồi chật vật. Giới phân tích nhận định trong tình cảnh còn nhiều bất ổn, nguy cơ thách thức rình rập và triển vọng bị chi phối bởi không ít rủi ro, mà trước mắt là việc đưa ra kịp thời các quyết sách liên quan đến cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone và "vách đá tài chính" ở Mỹ, bức tranh kinh tế thế giới sẽ khó tiến triển trong vòng hai năm tới. Năm 2012, trong khi kinh tế Châu Âu vẫn loay hoay với việc tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công, kinh tế Mỹ có phục hồi nhưng khá chậm chạp thì suy thoái kinh tế vẫn đang hiện hữu đối với nền kinh tế Nhật Bản, đặc biệt là cuối nửa năm. Xuất khẩu của Nhật Bản phải đối mặt với những cơn sóng ngược mạnh mẽ từ sự sụt giảm trong nhu cầu toàn cầu và đồng Yên tăng giá, thâm hụt thương mại đi đôi với thâm hụt ngân sách, tình hình giảm phát vẫn bao trùm nền kinh tế, áp lực chi ngân sách và nợ công đang gia tăng đi đôi với lãi s uất trái phiếu chính phủ khá cao. Mặc dù Nhật bản đã đưa ra các gói kích thích kinh tế và nới lỏng chính sách tiền tệ nhiều lần trong năm nhưng cũng không đủ để tạo ra một tác động lớn đến nền kinh tế. Trong gần 2 thập kỷ qua, Nhật Bản gần như đã trở thành một quốc gia ít ảnh hưởng đối với nền kinh tế toàn cầu. Sự trì trệ không có lối thoát đã khiến nền kinh tế một thời lớn thứ 2 thế giới không còn tào được nhiều lực tác động đối với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, theo nhận định của tờ Wall Street Journal, thời kỳ đó nước Nhật đang đi vào hồi kết với những ảnh hưởng có thể là tốt mà cũng cố thể là xấu. Báo cáo cho rằng, thủ tướng Shinzo Abe đang đưa ra một chính sách lớn để đưa đất nước thoát khỏi quỹ đạo của tăng trưởng èo uột và giảm phát. Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 2
- Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ KINH TẾ NHẬT BẢN THỜI GIAN GẦN ĐÂY………………………………………………………..................3 1.1 Tổng quan về kinh tế thế giới…………………………………………………………3 1.1.1 Kinh tế thế giới năm 2012…………………………………………………..................3 1.1.2 Những xu hướng kinh tế thế giới năm 2013………………………………………….7 1.2 Tổng quan về kinh tế Nhật Bản……………………………………………………...12 1.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế……………………………………………………………12 1.2.2 Triển vọng kinh tế Nhật bản………………………………………………................14 CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHÍNH SÁCH KINH TẾ ABENOMICS TẠI NHẬT BẢN………………………………………………………16 2.1 Giới thiệu về chính sách Abenomics và nhận định của IMF về nền kinh tế Nhật Bản………………………………………………………………………………………16 2.1.1 Giới thiệu về chính sách Abenomics và so sánh với Reaganomics……………….16 2.1.2 Nhận định của IMF về nền kinh tế Nhật bản………………………………………18 2.2 Hiệu quả của chính sách Abenomics đối với nền kinh tế Nhật Bản………………..19 2.3 Hạn chế của chính sách Abenomics và dự báo nền kinh tế của Nhật Bản nếu Abenomics không thành công…………………………………………………………..21 2.3.1 Hạn chế của chính sách Abenomics…………………………………………………..22 2.3.2 Dự báo nền kinh tế Nhật Bản nếu Abenomics không thành công…………………23 CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA ABENOMICS ĐẾN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI…………………………………………………………………………………….25 3.1 Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, Abenomics và chính sách xoay trục qua Châu Á của Mỹ…………………………………………………………………………..25 3.2 Thúc đẩy làn sóng đầu tư mới sang thị trường Châu Á, đặc biệt là Asean…………..27 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………30 Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 3
- Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ KINH TẾ NHẬT BẢN THỜI GIAN GẦN ĐÂY 1.1 Tổng quan về kinh tế thế giới 1.1.1 Kinh tế thế giới năm 2012 Sau 5 năm vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái trầm trọng nhất từ trước đến nay, nền kinh tế thế giới bắt đầu le lói phục hồi, mặc dù chưa thật vững chắc do Mỹ và các nước khu vực euro tiếp tục phải đối mặt với khó khăn tài chính. Theo đánh giá đưa ra vào tháng 11/2012 và thông tin cập nhật trong những ngày cuối năm của IMF và các tổ chức tài chính khu vực cùng các báo cáo quốc gia, kinh tế toàn cầu năm 2012 tiếp tục suy giảm và chỉ tăng 3,3%; các nền kinh tế mới nổi BRICS tăng 5-5,3%, thấp hơn kết quả đạt được 6,2% vào năm 2011; kinh tế châu Phi tăng 4,5%; kinh tế khu vực Mỹ La tinh và Caribê tăng 3,7%; riêng châu Á – Thái Bình Dương vẫn là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất 5,6% nhờ kinh tế Trung Quốc vẫn giữ được động lượng. Kinh tế các nước ASEAN cũng đạt tốc độ khá cao 5,2% nhờ nhu cầu nội địa tăng mạnh đã góp phần giảm nhẹ nhiều tác động tiêu cực do suy giảm xuất khẩu bắt nguồn từ suy thoái toàn cầu và tăng trưởng kinh tế chậm lại tại Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2012 VÀ DỰ BÁO NĂM 2013 (% ) Quốc gia, khu vực Năm 2012 Năm 2013 Toàn cầu 3,3 3,6 Các nước phát triển 1,3-1,4 1,6 Các nước EU -0,3 0,4 Khu vực euro -0,4 0,1 Các nước BRICS 5,0-5,3 5,5 Các nước đang phát triển - 5,6 Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 4
- Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới Châu Á – Thái Bình Dương 5,6 - Các nước ASEAN 5,2 5,5 Châu Phi 4,5 4,8 Trung Đông – Bắc Phi 5,1 3,7 Các nước Mỹ latinh và Caribê 3,7 4,7 Các nước trung Âu 1,9 2,9 Cộng đồng các quốc gia độc lập CIS 4,2 4,1 Mỹ 1,5 2,3-3,0 Nhật Bản 2,2 1,0 Trung Quốc 8,0 7,5 Ấn Độ 5,7-5,9 6,3 CHLB Nga 3,5-4,0 3,9 CH Nam Phi 2,7 3,6 (Nguồn: IMF, các tổ chức tài chính k hu vực, báo cáo quốc gia) Mặc dù có tín hiệu phục hồi, nhưng kinh tế toàn cầu năm 2012 vẫn tăng thấp hơn so với những năm trước, nguyên nhân là do tăng trưởng thấp tại Mỹ và châu Âu và hai khu vực kinh tế này vẫn gặp khó khăn trong việc tái cân bằng thu chi tài chính. Nhìn chung, tình hình tại các nước công nghiệp phát triển không mấy sáng sủa, nên kinh tế tiếp tục suy giảm và chỉ tăng 1,4% trong năm nay, s au khi trượt dốc xuống 3,0% vào năm 2010 và xuống 1,6% trong năm 2011, mặc dù có thể nhích lên và tăng 1,6% vào năm 2013. Tăng trưởng thấp và bất ổn tại các nước phát triển đang tác động đến các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển thông qua các hoạt động thương mại và đầu tư. Đáng chú ý, do nhu cầu nhập khẩu yếu ớt tại các nước phát triển, thương mại toàn cầu năm 2012 chỉ tăng 3,2%, trong khi năm 2011 tăng 5,8% và năm 2010 tăng 12,6%. Tại các nền kinh tế mới nổi BRICS, tăng trưởng cũng giảm từ 6,2% năm 2011 xuống 5,3% trong năm nay. Dẫn đầu nhóm BRICS là Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng năm 2012 là 8,0% và có thể vẫn tăng Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 5
- Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới 7,5% vào năm 2013. Triển vọng kinh tế Ấn Độ không rõ ràng và chỉ tăng dưới 6%, mức thấp nhất trong 9 năm qua, kỳ vọng năm 2013 sẽ phục hồi và tăng trên 6%. Tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi, các nước nhập khẩu dầu mỏ tiếp tục đối mặt với bất ổn kinh tế và chính trị, dự kiến chỉ tăng 1,25% trong năm 2012 trước khi phục hồi vào năm sau. Riêng các nước xuất khẩu dầu mỏ vẫn tăng khá và đạt 6,25% trong năm 2012 nhờ giá dầu tăng cao và sự phục hồi sản lượng dầu khai thác tại Arập Xêút và Libya, nhưng sau đó sẽ giảm tốc và chỉ tăng 3,75% trong năm 2013. Tại khu vực Mỹ latinh và Caribê, GDP tăng 3,7% vào nửa cuối năm 2012 và 4,7% trong nửa cuối năm 2013. Các nước trung Âu sẽ tăng 4% vào cuối năm 2013, cộng đồng các quốc gia độc lập tăng 4% vào cuối năm 2013, trong đó CHLB Nga tăng 3,7%. Các nước cận Sahara tăng trung bình 5%, riêng Nam Phi vẫn trì trệ do có mối liên hệ chặt chẽ với châu Âu. Nhiều nhà đầu tư và phân tích tài chính cho rằng, kinh tế thế giới năm 2012 đã chạm đáy và sẽ phục hồi mạnh từ nửa cuối năm 2013, chủ yếu bắt nguồn từ các chỉ số kinh tế vĩ mô tươi sáng tại Mỹ, nổi bật là tỉ lệ thất nghiệp trong tháng 11 đã giảm xuống 7,7%, mặc dù còn cao hơn con số 6,5% vào thời điểm trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính năm 2008. Đáng chú ý, mục tiêu giảm tỉ lệ thất nghiệp xuống 6,0-6,5% vào cuối năm 2015 do NHTW Mỹ đưa ra cũng tạo tâm lý phấn khích cho các nhà đầu tư. Đây là tín hiệu tích cực, góp phần giảm nhẹ tâm trạng lo âu của các nhà đầu tư. Theo báo cáo do Fed đưa ra tại cuộc họp trong 2 ngày 10-11/12, kinh tế Mỹ dự báo sẽ tăng 1,5% trong năm nay, trước khi tăng 2,3-3% vào năm 2013. Theo đánh giá của cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) đưa ra ngày 06/12/2012, kinh tế khu vực euro năm 2012 suy giảm 0,4%, nhưng sẽ tăng 0,1% trong năm 2013; số liệu tương ứng tại 27 nước thành viên EU là -0,3% và 0,4%. Những ngày cuối năm 2012, các nước EU và khu vực euro đã thông qua nhiều giải pháp hiệu quả, đặc biệt là tiếp tục hỗ trợ Hy Lạp để vượt qua khủng hoảng nợ công. Nhờ Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 6
- Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới đó, lãi suất trái phiếu của chính phủ Hy Lạp đã giảm đáng kể, đây là điều kiện thuận lợi để quốc gia này giảm chi phí vay vốn và có thể giảm tỉ lệ nợ công theo lộ trình đề ra. Tại cuộc họp ngày 13/12 mới đây, các bộ trưởng tài chính EU đã nhất trí thành lập một cơ quan giám sát ngân hàng duy nhất trên toàn khu vực euro, một tổ chức cần thiết để đảm bảo ổn định tài chính tại khu vực euro và toàn EU, tiến tới thành lập liên minh ngân hàng và các bước tiếp theo trong quá trình nhất thể hóa châu Âu. Tuy nhiên, khu vực euro còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến nguồn lực tài chính, năng lực cạnh tranh và thị trường lao động. Theo nhận định của nhiều chuyên gia và nhà đầu tư, việc thắt chặt chi tiêu quá mức là nguyên nhân cơ bản đẩy khu vực euro lún sâu vào suy thoái, tỉ lệ thất nghiệp tăng từ 11,1% trong năm nay lên 12% vào năm 2012 và sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Bên cạnh triển vọng khả quan, kinh tế thế giới vẫn chứa đựng nhiều rủi ro, đòi hỏi các nước phải đẩy mạnh cải cách, nếu không kinh tế toàn cầu có thể sẽ rơi vào suy thoái và năm 2013 chỉ tăng 2%. Giới quan sát tiếp tục tập trung sự chú ý vào các động thái của Trung Quốc, đặc biệt là khả năng thay thế mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu hiện nay bằng các động lực tăng trưởng trong nước theo hướng tăng cường cải cách thể chế, cải thiện cấu trúc công nghiệp và áp dụng tiến bộ công nghệ. Đây là tiền đề cần thiết để thay đổi đặc tính tiết kiệm và tiêu dùng toàn cầu, vốn bị mất cân bằng trầm trọng trong những năm gần đây, tỉ lệ tiết kiệm cao ở Trung Quốc cùng với mức tiêu thụ tương tự ở Mỹ đã nhanh chóng biến Trung Quốc thành chủ nợ của Mỹ. Tuy nhiên, nguồn tài sản tài chính khổng lồ với dự trữ ngoại tệ khoảng 3.200 tỉ USD và tài sản ngân hàng trị giá trên 15.000 tỉ USD tại Trung Quốc lại tương phản với chất lượng khá thấp, nên quốc gia này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình chuyển đổi từ một cường quốc thương mại sang một cường quốc tài chính. Tương tự, nhiều nền kinh tế khác tại châu Á – Thái Bình Dương cũng đang đối mặt với yêu cầu phải thoát khỏi sự lệ thuộc vào xuất khẩu, góp phần giảm nhẹ ảnh hưởng tiêu cực từ những biến động kinh tế toàn cầu trong tương lai. Vì thế, tăng trưởng kinh tế năm Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 7
- Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới 2013 tại khu vực này vẫn nằm dưới mức tiềm năng, không còn đạt tốc độ tăng trưởng cao như đã đạt được trong thập kỷ qua. Châu Á – Thái Bình Dương cũng là khu vực tập trung phần lớn dân số thế giới, nên tăng trưởng cao là đòi hỏi cần thiết, nhưng việc chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng bền vững theo hướng cân bằng cung cầu đòi hỏi phải có thời gian, trong khi đói nghèo đang hoành hành nhiều nước Nam Á và Tây Nam Á với trên 500 tiệu người sống dưới mức nghèo theo tiêu chuẩn của Liên hiệp quốc, chiếm khoảng 44% số người nghèo trên toàn thế giới. Nhìn chung, tình hình kinh tế thế giới năm 2012 và những năm tiếp theo phụ thuộc vào nỗ lực cải cách tại Mỹ, khu vực euro và Trung Quốc, đây là những khu vực trọng điểm trong nền kinh tế thế giới. 1.1.2 Những xu hướng kinh tế thế giới năm 2013 Năm 2012 là thời điểm mà nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng "u ám nhất" kể từ năm 2009 đến nay; tuy nhiên, năm 2013, nhất là từ nửa cuối năm, sẽ đậm dần xu hướng có sự cải thiện nhẹ và sẽ được tiếp nối bởi với những điểm nhấn nổi bật. Thứ nhất, xu hướng cải thiện nhẹ về tăng trưởng kinh tế sẽ đậm dần ở hầu hết các khu vực, khối và quốc gia trước khi đạt mức bình thường trong giai đoạn 2014-2015 và tiếp theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, năm 2013 kinh tế toàn cầu tăng trưởng 3,6% so với mức dưới 3,5% của năm 2012; trong đó, các nền kinh tế phát triển tăng 1,5%; các nền kinh tế mới nổi tăng 5.6%; Eurozone tăng 0.5%; châu Phi tăng 5.31-%; Trung Đông tăng 3.7%. Còn Ngân hàng châu Á (ADB) thì cho rằng kinh tế Nhật Bản sẽ chỉ còn tăng trưởng 1,3%; kinh tế Ấn Độ sẽ tăng trưởng 6,7%; Đông Á tăng trưởng 7,1% và nhìn chung châu Á vẫn còn không gian cho việc mở rộng chính sách tài chính-tiền tệ nhằm kích thích tăng trưởng năm 2013. Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 8
- Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới Về tổng thể, khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ lên tới đỉnh điểm vào nửa đầu năm 2013 và sẽ sáng sủa dần từ nửa cuối 2013 do tác động tích cực lan toả của các chính sách nới lỏng, kích thích kinh tế của các nước, nhưng với một số nước lại dường như xấu đi rõ rệt nếu không kịp thời tiến hành những giải pháp và phuơng án chủ động ứng phó hữu hiệu với nguy cơ này. Trọng tâm ưu tiên kinh tế của thế giới năm 2013 vẫn là giải quyết cuộc khủng hoảng tại Eurozone, duy trì niềm tin vào đồng euro, củng cố và khai thác tiềm năng đổi mới, phối hợp vượt qua khủng hoảng của mỗi nước và trên toàn cầu. Đặc biệt, gói QE3 của FED sẽ kích thích sự phục hồi kinh tế Mỹ, từ đó có tác động tích cực tới kinh tế toàn cầu; nước Mỹ có nhiều kỳ vọng trở lại vị trí tạo nguồn động lực phát triển cho thế giới thay và bổ sung cho sự suy giảm ít nhiều vai trò này của các nước BRICs. Đồng thời, với mức tăng trưởng 4,5% trong năm 2013 so với mức 4,2% trong năm 2012 (trong đó Đông - Nam Á tăng trưởng tới 5,6% thay vì 5,2% như năm 2012), APEC đã, đang và sẽ vẫn là khu vực kinh tế động lực ổn định của thế giới. Thứ hai, xu hướng thất nghiệp và nợ công cao sẽ còn tiếp diễn Do mức tăng trưởng kinh tế chưa đủ mạnh, nên tốc độ tăng trưởng việc làm ở các quốc gia hàng đầu thế giới hiện nay là không đủ. Mức tăng của nhóm G20 chỉ khoảng 1% mỗi năm, trong khi nhu cầu tối thiểu là 1,3% trong 4 năm tới; Vì vậy, nhìn chung năm 2013 sẽ tiếp tục xu hướng thất nghiệp cao và nợ công cao, với mức thất nghiệp ở Mỹ và châu Âu sẽ ở mức 8-10% trong cả năm 2013. Nợ công sẽ tiếp tục đè nặng lên hầu hết các nước trên thế giới trong năm 2013, thậm chí nợ ngày càng trở thành căn bệnh mãn tính, phổ biến và đặc trưng có tính chất thời đại, hầu như không loại trừ bất kỳ doanh nghiệp và quốc gia nào. Thực tế đang cho thấy ngày càng đậm hơn xu hướng tương tác lợi ích giữa các chủ nợ và con nợ, cũng như sự chuyển hóa và chế định lẫn nhau giữa nợ công và nợ tư. Một mặt, nợ công được tài trợ bởi nguồn vốn tư nhân đã trở thành phổ biến qua việc phát hành các công cụ nợ công, như trái phiếu Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 9
- Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới chính phủ, trái phiếu kho bạc nhà nước và các chứng khoán nợ khác. Mặt khác, khi có sự cố lớn trên thị trường nợ tư nhân, gây nguy cơ đổ vỡ kinh tế và sự giảm mạnh các nguồn thu NSNN trong nước, thì dù muốn hay không, sớm hay muộn, chính phủ đều buộc phải viện đến các gói hỗ trợ và tăng chi tiêu công trị giá nhiều tỷ USD nhằm phong tỏa các nguy cơ và hệ quả tiêu cực, bảo đảm an sinh xã hội, kích cầu, giải cứu nợ và giữ ổn định nền kinh tế. Điều này trực tiếp và gián tiếp dẫn đến áp lực tăng nợ công, cũng như nợ nước ngoài ở hàng loạt nước. Thị trường nợ và các hoạt động mua-bán nợ dường như ngày càng là thị trường sôi động nhất, đồng thời, đang và sẽ không ngừng gia tăng cả về yêu cầu, quy mô và sự đa dạng hoá các sản phẩm, cùng các dịch vụ hỗ trợ cần thiết. Nợ và các điều kiện về nợ ngày càng trở thành tác nhân và công cụ mạnh mẽ chi phối đời sống chính trị và chính sách quốc gia. Quan điểm và quá trình xử lý nợ không chỉ phản ánh quan điểm chính trị, lợi ích và tương quan lực lượng xã hội trong nước và quốc tế, mà còn phản ánh vị thế của con nợ và chủ nợ. Trong quá trình xử lý nợ, nhiều nuớc cần đến các gói giải cứu của các nước, tổ chức tài chính khu vực và quốc tế, s ong không phải lúc nào cũng “xuôi chèo mát mái”. Những điều kiện tín dụng ngày càng ngặt nghèo, nhất là tạo áp lực thắt chặt chi tiêu, sẽ kéo theo những hệ quả khôn lường nhiều mặt, từ sự suy giảm kinh tế, những cuộc biểu tình đòi tăng chi hỗ trợ an sinh xã hội, giúp doanh nghiệp vượt khó, đến những cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm và kiến nghị đòi từ chức, thay đổi nhân sự chính quyền cấp cao… Đặc biệt, từ vấn đề kinh tế thuần tuý, nợ đang có khuynh hướng nâng cấp và “đổi màu” trở thành vấn đề kinh tế-xã hội, thậm chí, tạo áp lực làm sụp đổ cả ê-kíp chính phủ hoặc liên minh chính trị. Thứ ba, xu hướng nới lỏng tài chính-tiền tệ và áp lực lạm phát sẽ tiếp tục Năm 2013, song song với việc thực thi những biện pháp thắt lưng buộc bụng để cắt giảm nợ và thâm hụt ngân sách, sẽ có sự tiếp tục duy trì xu hướng nới lỏng chính sách tài Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 10
- Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới chính-tiền tệ chung trên phạm vi toàn cầu mà đã được tăng cường đáng kể từ nửa cuối năm 2012, đặc biệt từ 3 sự kiện: (1) Ngày 6/9/2012, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định mua không hạn chế trái phiếu chính phủ của các nước thành viên trên thị trường thứ cấp với thời gian đáo hạn 1-3 năm và giữ nguyên lãi suất chủ chốt ở mức thấp kỷ lục 0,75%; (2) Ngày 12-9-2012, Tòa án Hiến pháp Đức tuyên bố mở đường cho Đức tiếp vốn cho khu vực đồng Euro châu Âu vượt qua khủng hoảng thông qua cơ chế ESM - quỹ cứu trợ vĩnh viễn quy mô 500 tỷ EUR của Eurozone và thay thế quỹ cứu trợ tạm thời mang tên Cơ chế Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) hết hiệu lực từ tháng 7/2012; (3) Ngày 13/9/2012, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ quyết định sẽ áp dụng Chương trình nới lỏng định lượng mở (QE3) bằng việc mua vào các chứng khoán thế chấp với quy mô 40 tỷ USD mỗi tháng cho tới khi thị trường việc làm cải thiện; Đồng thời, FED giữ nguyên lãi suất cơ bản gần bằng 0% được FED thực hiện từ tháng 12/2008 cho tới giữa năm 2015, thay vì cuối năm 2014 như những cam kết trước đây để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ. Ngoài ra, cùng thời gian này các ngân hàng trung ương ở Anh, Brazil, Hàn Quốc và Trung Quốc cũng liên tiếp tuyên bố duy trì lãi suất ở mức thấp và triển khai các gói hỗ trợ quy mô lớn để kích thích kinh tế mỗi nước trước sức ép suy giảm đang đè nặng lên mỗi nước… Ủy ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) trong tháng 9/2012 cũng tuyên bố duy trì lãi s uất ở mức thấp lịch sử 0.5% từng được BoE áp dụng trong 3 năm qua. Đồng thời, BoE còn quyết định giữ nguyên quy mô của chương trình nới lỏng định lượng (QE) ở mức 375 tỷ bảng Anh (596 tỷ USD). Giữa tháng 9/2012, Ủy ban Cải cách và Đổi mới quốc gia Trung Quốc (NDRC) đã chấp thuận gói kích thích kinh tế mới khoảng 1.000 tỷ NDT (158 tỷ USD), tương đương 2% GDP để xây dựng 25 dự án đường sắt đô thị, 13 dự án đường cao tốc, 7 đường thủy giao thông và 9 nhà máy xử lý nước thải trong vài bai năm tới... Hàn Quốc đầu tháng 09/2012 đã công bố một kế hoạch trị giá 5,23 tỷ USD để kích thích tăng trưởng kinh dưới dạng giảm thuế thu nhập cho cá nhân và thuế đánh vào các giao dịch mua nhà hoặc xe, đồng thời mở rộng các chương trình phúc lợi xã hội. Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 11
- Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới Mới đây nhất, ngày 11/1/2013, Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe - Nhật bản đã chính thức thông qua gói kích thích kinh tế kết hợp của tăng chi tiêu công và nới lỏng tiền tệ trị giá hơn 20.200 tỷ Yên (226,5 tỷ USD) nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững bằng cách khuyến khích đầu tư tư nhân, tăng khả năng cạnh tranh toàn cầu của doanh nghiệp Nhật Bản, cũng như tiến hành các dự án công quy mô lớn tái thiết đất nước sau thảm họa động đất-sóng thần hồi tháng 3/2011. Cùng với xu hướng nới lỏng chính sách tài chính-tín dụng nêu trên là những quan ngại ngày càng gia tăng về mức lạm phát trên thế giới. Thứ tư, xu hướng đàm phán FTA và hoạt động M&A và sẽ được tăng cường hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh khó khăn phát triển khiến thị trường các quốc gia đều thu hẹp do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, cũng như do sự gia tăng hàng rào bảo hộ kỹ thuật, thì năm 2013 sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều nỗ lực thành lập các FTA ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm tăng cường quan hệ đối tác của một loạt nước, như thành lập Khu vực tự do thương mại xuyên Thái Bình Dương-TPP, sự mời gọi tham gia FTA 3 nước Nga-Belarut- kazacxtan; cũng như ý tưởng vận động thành lập FTA bao quát 16 nước khu vực châu Á- TBD; khởi động đàm phán FTA Việt Nam-Hàn Quốc, Việt Nam-EU triển khai các hoạt động và cam kết giữa các nước về duy trì các thị trường tự do và thị trường mở, thực hiện cam kết bãi bỏ các biện pháp hạn chế hiện hành, chống các biện pháp bảo hộ mậu dịch mới nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế khu vực cũng như toàn cầu. Những năm tới sẽ chứng kiến sự gia tăng khá mạnh mẽ các hoạt động dịch chuyển các dòng vốn quốc tế cả trực tiếp và gián tiếp, các hoạt động M&A quốc tế. Các quỹ đầu tư nước ngoài đang tích cực điều chỉnh định hướng đầu tư của mình theo hướng gia tăng nguồn vốn đổ vào các thị trường Đông - Nam Á. Đầu tư vào các nước đang phát triển thông qua hình thức M&A giữa các tập đoàn kinh tế sẽ tăng thêm và ngay trong từng quốc gia hình thức M&A cũng gia tăng, các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia (TNC) s ẽ tăng thêm không chỉ về số lượng mà cả về quy mô. Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 12
- Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới Các liên kết kinh tế song phương, khu vực và đa phương tiếp tục mở rộng, trở thành một trong những nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế và khu vực. Các vấn đề phát triển được giải quyết trên phạm vi toàn cầu, song lợi ích quốc gia đều được các nước coi trọng và đặt lên hàng đầu… 1.2 Tổng quan về kinh tế Nhật Bản 1.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản năm 2012 có 2 chiều hướng khá rõ rệt. Nửa đầu năm là sự tăng trưởng GDP khá ngoạn mục chủ yếu nhờ công cuộc tái thiết và phục hồi từ thảm họa động đất và sóng thần năm 2011. GDP quý 1 của nước này tăng 1% so với quý 4/2011, tăng 4,7% s o với cùng kỳ năm 2011; và quý 2 đạt 1,3% so với quý 1. Sự phục hồi ổn định của các ngành nghề sau thảm họa động đất – sóng thần là nguyên nhân chính khiến kinh tế Nhật Bản đạt mức tăng trưởng cao trong nửa đầu năm. Tuy nhiên, tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc, cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu và đồng yên liên tục tăng giá mạnh so với đô la Mỹ làm xói mòn những nguồn thu từ nước ngoài khiến GDP quý 3 và quý 4 liên tiếp suy giảm. Tăng trưởng GDP quý 2 của Nhật Bản đạt mức 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ chưa đầy 1/3 con số 5,5% của quý 1. Trong quý 3 vừa qua, GDP đã giảm 0,9% s o với quý trước và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là quý thứ 2 liên tiếp nền kinh tế nước này suy giảm. Nền kinh tế của Nhật Bản có thế đã rơi vào giai đoạn suy thoái do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu và kinh tế toàn cầu suy yếu. - Sản xuất công nghiệp sụt giảm mạnh: Giá trị sản xuất công nghiệp và xuất khẩu năm 2012 của Nhật tăng mạnh trong tháng 3 và tháng 4 chủ yếu do nhu cầu bên ngoài và tái thiết đất nước sau thảm họa sóng thần đã thúc đẩy sản lượng của các nhà máy, nhưng liên tiếp sụt giảm trong các tháng tiếp theo. Sản lượng công nghiệp tháng 9 của nước này giảm 4,1% s o với tháng trước đó. Trong tháng 8, tốc độ này chỉ là 1,6%, nhưng trong tháng 10 lại tăng 1,8% so với tháng 9 Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 13
- Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới - Thặng dư tài k hoản vãng lai của Nhật Bản ở mức thấp nhất trong lịch sử Tính đến hết tháng 10/2012, mức thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật đạt 5273 tỷ Yên. Năm 2011, do ảnh hưởng của khủng hoảng kép động đất, sóng thần, thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật là 9628,9 tỷ Yên, giảm 44% so với năm 2010 và là mức giảm mạnh nhất trong 15 năm. Xuất khẩu của Nhật đã giảm xuống đến mức thấp kỷ lục do hậu quả của động đất, sóng thần năm 2011, cũng như do suy thoái kinh tế thế giới, đồng Yên mạnh và cuộc trang chấp lãnh thổ kéo dài với Trung Quốc, do đó, thâm hụt thương mại của Nhật Bản tăng vọt. - Tình trạng giảm phát vẫn bao trùm Khi nói về tỷ lệ lạm phát ở Nhật Bản, điều này thường đề cập đến tỷ lệ lạm phát trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng. Chỉ số CPI của Nhật cho thấy sự thay đổi trong giá của một gói tiêu chuẩn hàng hóa và dịch vụ mà các hộ gia đình Nhật mua để tiêu thụ - Nợ công Nhật Bản cao kỷ lục Số liệu được Bộ tài chính Nhật công bố ngày 9/11 cho thấy, nợ công của nước này tăng lên mức cao kỷ lục 983.3 ngàn tỷ Yên vào cuối tháng 9/2012. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí tài thiết đất nước sau thảm họa động đất và sóng thần đầu tháng 3/2011. Trong đó bao gồm 803.74 ngàn tỷ Yên trái phiếu Chính Phủ; 125.37 ngàn tỷ Yên tín phiếu đảm bảo cho nhu cầu vốn ngắn hạn và 54.19 nghìn tỷ Yên dưới dạng các khoản vay từ các tổ chức tài chính. So với nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ với quy mô nợ công thấp hơn Nhật Bản, nhưng lại đang phải loay hoay xử lý nguy cơ vỡ nợ kỹ thuật, trong khi nợ công của Nhật Bản có quy mô lên tới hơn 229% GDP, được đánh giá là cao nhất trong số các nước phát triển, nhưng nợ công của Nhật vẫn được đánh giá ở ngưỡng an toàn do: trái phiếu chính phủ ổn định và ít phụ thuộc vào giới đầu tư trái phiếu quốc tế; phần lớn nợ công Nhật nằm trong tay các nhà đầu tư nội địa; hệ số sử dụng vốn đầu tư ICOR của Nhật hiệu quả và nguồn dự trữ ngoại tệ mạnh. Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 14
- Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới 1.2.2 Triển vọng kinh tế Nhật Bản Đánh giá về triển vọng kinh tế Nhật Bản, tất cả các tổ chức như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Liên Hiệp Quốc, chính phủ Nhật Bản, tạp chí kinh tế :L’Expansion” của Pháp … đều cắt giảm dự báo tăng trưởng của nước này trong năm tới. Trong báo cáo triển vọng kinh tế thế giới năm 2013, Liên hiệp quốc đánh giá nền kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng chậm do việc loại bỏ dần các biện pháp khuyến khích tiêu dùng cá nhân cùng với biện pháp tăng thuế tiêu dùng mới, cắt giảm lợi ích hưu trí, và cắt giảm chi tiêu của chính phủ. GDP được dự báo tăng trưởng ở mức 0.6% vào năm 2013 và 0.8% vào năm 2014, giảm từ 1.5% trong năm 2012. Tạp chí “L’Expansion” của Pháp dự báo nền kinh tế Nhật sẽ gặp khó khăn trong năm 2013 vì sẽ không còn tận dụng được ưu thế của việc tái xây dựng thời kỳ hậu thảm họa sóng thần, đồng yên sẽ tiếp tục tăng giá làm ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu của nước này. Thêm vào đó, khủng hoảng ngoại giao giữa Nhật Bản và Trung Quốc còn nhiều dư chấn. Hãng sản xuất ô tô Toyota của Nhật đã từ bỏ chi tiêu 10 triệu sản phẩm trong năm 2012 do phong trào bài Nhật nổi lên ở Trung Quốc khiến doanh số bán ra của Toyota ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bị sụt giảm. Số du khách Trung Quốc đến Nhật bản đã và sẽ tiếp tục giảm. Quỹ tiền tế Quốc tế (IMF) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của Nhật trong năm 2012 và năm 2013, do lại ngại sự suy giảm trong chi tiêu tái thiết sau thảm họa sẽ đè nặng lên nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Theo dự báo mới nhất về triển vọng kinh tế thế giới, IMF dự báo nền kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng tương ứng 2,2% và 1,2% năm 2012 và 2013; giảm so với dự bảo tháng bẩy 2,4% và 1,5%. Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã giảm 0,7% vào năm 2011 do trận động đất sóng thần vào tháng 3 dẫn đến cuộc khủng hoảng hạt nhân. Phần lớn sự tăng trưởng gần đâu là do hoạt động tái thiết và phục hồi một số hoạt động sản xuất trong nửa đầu của năm sau các cú sốc năm 2011. Các chi tiêu liên quan đến tái thiết sau trận động đất đã hỗ trợ cho sự tăng trưởng trong năm 2012 nhưng sẽ giảm mạnh trong Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 15
- Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới năm 2013. Nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Nhật Bản cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm đơn đặt hàng từ thị trường Châu Âu. Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 16
- Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHÍNH SÁCH KINH TẾ ABENOMICS TẠI NHẬT BẢN 2.1 Giới thiệu về chính sách Abenomics và nhận định của IMF về nền kinh tế Nhật Bản 2.1.1 Giới thiệu về chính sách Abenomics và so sánh với Reaganomics Hai tháng sau khi lên nhậm chứ Thủ tướng thứ 96 của Nhật Bản, Thủ tướng S.A - bê đã trình bày trước Quốc hội nước này về chiến lược kinh tế “ba mũi tên” – Abenomics, gồm chính sách tiền tệ mạnh mẽ, chính sách tài khóa linh hoạt và chiến lược tăng trưởng khuyến khích đầu tư tư nhân nhằm đưa nền kinh tế thứ ba thế giới thoát khỏi trì trệ, suy thoái. Trước hết, việc sử dụng ngân sách linh hoạt là một trong “ba mũi tên” của học thuyết này. Theo đó, Chính phủ Nhật Bản sẽ tập trung vốn cho các công trình công cộng khổng lồ bất chấp nguồn ngân sách hạn chế. Trong chính sách tài khóa linh hoạt, giữa tháng 5 vừa qua, Nhật Bản đã thông qua khoản ngân sách 92,610 tỷ yên cho tài khóa 2013 nhằm thúc đẩy các chính sách kinh tế của thủ tưởng S.A-bê. Đây là lần đầu trong 17 năm qua khoản ngân sách ban đầu của Nhật Bản được kích hoạt vào tháng 5. Theo đó, lần đầu trong bốn năm qua, ngân sách cho các dự án công ích tăng lên mức 5,290 tỷ yên, tăng 15,6% so với năm trước. Chính phủ cũng dành 4,390 tỷ Yên dưới dạng ngân sách đặc biệt nhằm đẩy nhanh tiến độ tái thiết sau thảm họa kép động đất – sóng thần hồi tháng 3/2011, tăng 16,1% so với ngân sách ban đầu năm 2012 dành cho kế hoạch này. Chính phủ hy vọng, nhờ khoản ngân sách khổng lồ đã thông qua hồi đầu năm, kinh tế Nhật Bản sẽ có sự bứt phá ngoạn mục. Thứ hai, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) quyết định duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm chống giảm phát trong bối cảnh mức tiêu dùng và xuất khẩu của Nhật Bản đang bắt đầu phục hồi nhờ đồng Yên giảm giá và sự khởi sắc trên thị trường chứng khoán. BOJ nhất trí tăng cơ số tiền tệ lưu thông trên thị trường với tốc độ hằng năm khoảng Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 17
- Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới từ 583 đến 680 tỷ USD. Chính sách này sẽ được triển khai kết hợp cùng các biên pháp tài chính khác với mục tiên đưa ra lạm phát trên 2% trong vòng hai năm thông qua tăng cường mua trái phiếu chính phủ và các tài sản tài chính có sự rủi ro hơn như các quỹ đầu tư tín thác. Thứ ba, Chính phủ Nhật Bản cam kết sẽ nỗ lực thúc đẩy đầu tư cho lĩnh vực tư nhân và hoạt động của khối doanh nghiệp. Thủ tướng A-bê cũng cam kết lập các đặc khu kinh tế và nhấn mạnh vai trò của lĩnh vực kinh tế tư nhân trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung. Ông đặt các mục tiên cụ thể, như tăng tổng vốn đầu tư cho doanh nghiệp thêm 10% trong ba năm tới, lên mức khoảng 70 nghìn tỷ Yên; tăng tổng thu nhập bình quân đầu người (hiện ở mức 3,84 triệu Yên trong tài khóa 2012) thêm hơn 1,5 triệu Yên trong 10 năm tới… Ngoài ra, chính phủ đặt mục tiêu tới năm 2020, tăng gấp ba lần kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng lên 30 nghìn tỷ yên và tăng gấp hai lần kim ngạch xuất khẩu nông phẩm và thực phẩm, lên 1.000 tỷ Yên. Chiến lược này là mũi tên cuối cũng trong “ba mũi tên” của Abenomics. Qua gần nửa năm triển khai, chiến lược trên đang trở nên quen thuộc với tên gọi “học thuyết kinh tế Abenomics:, với một số thành quả khả quan bước đầu, tạo lợi thế cho liên minh cầm quyền do đảng Dân chủ tự do (LDP) đứng đầu trong cuộc bầu cử Thượng viện vào hôm 21/07/2013. Các chuyên gia phân tích kinh tế cho rằng, kinh tế Nhật Bản đang được khôi phục đúng hướng và có thể tiếp tục tăng trưởng nhờ xuất khẩu và đầu tư của doanh nghiệp có khả năng phục hồi. IMF dự kiến kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng 1,6% trong năm 2013. Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến lo ngại rằng, gói kích thích liên tục, có quy mô lớn của Chính phủ Nhật bản có giúp vực dậy nền kinh tế số ba thế giới một cách bền vững hay không, nhất là nó tiềm ẩn nguy co dẫn đến nợ công tăng cao, kìm hãm tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế … - So sánh với Reaganomics Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 18
- Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới Abenomics và Reaganomics là hai học thuyết kinh tế được ra đời trong bối cảnh khác nhau. Năm 1981, Ronald Reagan được bầu lên và trở thành vị tổng thống thứ 40 của Mỹ trong bối cảnh tỷ lệ lạm phát tới 13,5%. Ngược lại, tình cảnh Nhật Bản phải chịu đựng cho đến tận khi ông Shinzo Abe trở lại ghế thủ tướng năm ngoái, chính là 2 thập kỷ giảm phát. Suốt 2 nhiệm kỳ tổng thống của mình, Ronald Reagan đã chèo chống con thuyền nước Mỹ bằng học thuyết kinh tế được các học giả đặt tên là Reaganomics. Trong khi lần trở lại ghế nóng này của thủ tướng Shinzo Abe, ông cũng không quên mang theo “ba mũi tên” trong chiến lược phục hưng kinh tế Nhật Bản mang tên Abenomics. Nhưng có vẻ như, Abenomics giống như 1 bản sao của Reaganomics, chỉ khác ở 2 chính sách tiền tệ trái chiều nhau. Một bên muốn giảm lạm phát xuống, còn bên kia muốn lạm phát tăng càng nhanh càng tốt. Nói một cách ngắn gọn nhất tinh thần chung của Reaganomics theo lời của Milton Friedman là: “Reaganomics có 4 điểm chính cơ bản: giảm thuế, giảm luật lệ, giảm chi tiêu ngân sách và sử dụng chính sách tiền tệ để giảm lạm phát”. Tương tự như vậy, kế hoạch “ba mũi tên” của thủ tướng Abe cũng nhằm khôi phục lại sức mạnh kinh tế của Nhật Bản và đều đã được bắn đi. Lần lượt hướng đến các mục tiêu về tài khóa, tiền tệ và tái cấu trúc nền kinh tế, “ba mũi tên” chủ yến dựa trên những nguyên tắc dài hạn kết hợp với cắt giảm chi tiêu phúc lợi xã hội, giảm thuế cho người giàu và tập đoàn kinh tế, bãi bỏ quy định, dỡ bỏ dần dần rào cản thương mại và cải cách thị trường lao động, hướng đến sự linh hoạt hơn bằng cách tạo điều kiện dễ dàng cho việc sa thải nhân công. Bởi vậy, Nhật Bản hiện tại chẳng khác nào thời kỳ mà mọi nhà đầu tư từ lâu đã mơ về, như thời kỳ Reaganomics còn trị vì tại Mỹ trong những năm 1980 2.1.2 Nhận định của IMF về nền kinh tế Nhật Bản Theo IMF, những nỗ lực kích cầu mạnh mẽ của Thủ tướng Shinzo Abe đã mang lại một cú hích mạnh mẽ đối với tăng trưởng. IMF dự đoán nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này sẽ có mức tăng trưởng 2% trong cả năm 2013 trong khi lạm phát sẽ tăng dần. IMF nhận Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 19
- Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới định chính sách Abenomics, bắt đầu được triển khai từ đầu năm 2013 với một sự kết hợp chi tiêu chính phủ dựa vào nguồn vốn vay gia tăng và các biện pháp nới lỏng định lượng từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ), với việc thúc đẩy nền kinh tế nước này tăng trưởng 4,1% trong quý 1/2013. Theo IMF, những nỗ lực trên cũng mang lại kết quả về khía cạnh thúc đẩy lạm phát, mà BOJ muốn nâng lên 2% có thể duy trì tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế nói chung. Những nỗ lực kích cầu của Nhật Bản đã làm giảm giá trị đồng Yên, tăng cường xuất khẩu và nâng giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Tokyo cũng như giá bất động sản. Bên cạnh đó, với việc tăng số việc làm mới, tăng tính linh hoạt của thị trường lao động, giảm bớt những quy định rườm rà trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ, đồng thời nâng cao vai trò của lĩnh vực tài chính trong việc hỗ trợ tăng trưởng, sẽ là nhân tố chủ chốt cho sự thành công của nỗ lực làm hồi sinh nền kinh tế Nhật Bản. Tuy vậy, IMF cảnh báo rằng bên cạnh những nỗ lực kích cầu thông qua chính sách tiền tệ và tài khóa, chính phủ Nhật Bản cần phải theo đuổi tiến trình cải cách kinh tế. 2.2 Hiệu quả của chính sách Abenomics đối với nền kinh tế Nhật Bản Sau gần hai thập kỷ chìm trong giảm phát, Nhật Bản đang cần đến một liều thuốc mạnh mẽ và hiệu quả nhằm điều trị triệt để căn bệnh trầm kha của nền kinh tế. Chính sách Abenomics của thủ tướng Shinzo Abe có lẽ là liều thuốc duy nhất mà “xưa sở hoa anh đào” đang kỳ vọng cho đến thời điểm này. - Thị trường chứng khoán Nhật Bản với những pha tăng điểm kỷ lục tới 35% kể từ đầu năm, trái ngược hẳn với bức tranh màu xám của chứng khoán khu vực và thế giới. Chỉ số nikkei 225 đã tăng từ mức 10.688,11 điểm hồi đầu năm lên ngưỡng 11.000 điểm, 12.000 điểm, rồi 15.000 điểm. Trong phiên giao dịch ngày 20/5, Nikkei 225 leo lên 15.360,81 điểm – mức cao nhất trong hơn nửa thập kỷ qua. Thị trường chứng khoán Tokyo ngày 28/6 vừa qua chứng kiếm pha tăng điểm ấn tượng, lên hơn 3%. Chốt phiên giao dịch, chỉ số Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn