Tiểu luận "Dinh dưỡng cho bệnh loãng xương"
lượt xem 50
download
Với sự gia tăng của tuổi thọ , mỗi chúng ta đều muốn được tận hưởng một cuộc sống lâu dài hơn, đầy đủ hơn, hạnh phúc hơn. Tuy nhiên,chúng ta cần phải đương đầu với không ít khó khăn của cuộc sống hiện đại, trong đó có bệnh lý của con người khi có tuổi là các bệnh tim mạch,xương khớp và chuyển hóa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận "Dinh dưỡng cho bệnh loãng xương"
- CNTP - K11 Mở đầu Với sự gia tăng của tuổi thọ và sự phát tri ển c ủa xã h ội, mỗi chúng ta đ ều muốn được tận hưởng một cuộc sống lâu dài hơn, đầy đủ hơn, hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, chúng ta cần phải đương đầu với không ít khó khăn của cuộc sống hiện đại, trong đó có bệnh lý của con người khi có tuổi là các bệnh tim m ạch, x ương khớp và chuyển hóa. Tuổi già đang là một thách thức lớn của nhân lo ại, c ải thi ện chất lượng cuộc sống cho những người có tuổi là yêu cầu rất chính đáng của xã hội. Riêng đối với ngành thấp khớp học, loãng xương hiện đang là vấn đề mang tính toàn cầu, rất cần được quan tâm để góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao tuổi thọ cho người có tuổi và giảm bớt các chi phí về y t ế xã h ội cho việc điều trị các biến chứng mà bệnh có thể gây nên như: gãy lún cột sống, gãy c ổ xương đùi,… I. Thực trạng bệnh loãng xương. Hiện nay, loãng xương đang được xem là một "b ệnh d ịch âm th ầm" (Osteoporosis: The Silent Epidemic Disease) lan rộng kh ắp thế giới, ngày càng có xu hướng gia tăng và trở thành gánh nặng cho y tế cộng đồng. D ự báo t ới năm
- 2050, toàn thế giới sẽ có tới 6,3 triệu trường hợp gãy cổ xương đùi do loãng xương, và 51% số này sẽ ở các nước châu Á nơi mà kh ẩu phần ăn hàng ngày còn rất thiếu canxi, nơi mà việc chẩn đoán sớm và điều trị tích c ực b ệnh loãng x ương còn gặp rất nhiều khó khăn. Loãng xương là một rối loạn chuy ển hóa của bộ xương làm tổn thương sức mạnh của xương đưa đến tăng nguy cơ gãy x ương cho con người. Sức mạnh của xương bao gồm sự toàn vẹn cả về khối lượng và chất lượng của xương. II. Giới thiệu chung về bệnh loãng xương. 1. Bệnh loãng xương. Loãng xương là bệnh lý của toàn hệ th ống xương làm suy y ếu s ức m ạnh c ủa toàn khung xương, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của số đông người có tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Bệnh loãng xương diễn biến từ t ừ và không có tri ệu chứng rõ rệt, làm cho người bị loãng xương thường không biết mình bệnh. Căn bệnh này được ví như “một kẻ cắp thầm lặng”, từng chút một, đánh cắp đi các khoáng chất trong ngân hàng xương của cơ thể. Khi xương bị loãng, cơ thể sẽ mất đi một số lượng lớn tổ chức xương trong toàn bộ thể tích xương làm độ đ ặc c ủa tổ chức xương giảm đi. Các yếu tố ảnh hưởng tới độ đặc của xương bao gồm: thiếu oestrogen, thiếu hoạt động, chế độ dinh dưỡng thấp, nh ất là nghèo canxi, bệnh làm cho xương dễ gãy sau những va chạm rất nhẹ ở người cao tuổi, và rất khó liền trở lại, ở mức độ nặng hơn có thể gây tàn phế su ốt đời và gi ảm tu ổi th ọ của người bệnh. Loãng xương và bình thường Phân loại bệnh loãng xương: Loãng xương người già (loãng xương tiên phát): Đặc điểm: Tăng quá trình hủy xương, giảm quá trình tạo xương. Loãng xương sau mãn kinh
- CNTP - K11 Đặc điểm: Tăng hóa trình hủy xương, quá trình tạo xương bình thường. Loãng xương thứ phát Bệnh loãng xương sẽ trở nên nặng nề hơn, sớm hơn, nhi ều bi ến ch ứng hơn… nếu người bệnh có thêm một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ dưới đây : - Kém phát triển thể chất từ khi còn nhỏ, đặc biệt là còi xương, suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu Protid, thiếu Canxi. - Ít hoạt động thể, ít hoạt động ngoài trời (các ti ền vitamin D nên ảnh h ưởng tới việc hấp thu Canxi). - Sinh đẻ nhiều lần, nuôi con bằng sữa mẹ mà không ăn uống đ ủ ch ất đ ặc biệt là Protid và Canxi để bù đắp lại. - Bị các bệnh mãn tính đường tiêu hoá (dạ dày, ruột,..) làm h ạn ch ế hấp thu canxi, vitamin D, protid… - Có thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… làm tăng th ải canxi qua đường thận và giảm hấp thu canxi ở đường tiêu hóa. - Thiểu năng các tuyến sinh dục nam và nữ (suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm, cắt buồng trứng, thiểu năng tinh hoàn…). - Bất động quá lâu ngày do bệnh tật (chấn thương c ột s ống, b ị b ất đ ộng), do nghề nghiệp (những người du hành vũ trụ khi tàu vũ trụ đi ra ngoài không gian) vì khi bất động lâu ngày các tế bào huỷ xương tăng hoạt tính. - Bị các bệnh nội tiết: Cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, tiểu đường. - Bị bệnh suy thận mãn tính hoặc phải chạy th ận nhân tạo lâu ngày gây r ối loạn chuyển hóa và mất canxi qua đường tiết niệu. - Mắc các bệnh xương khớp mãn tính khác đặc biệt là viêm khớp dạng th ấp và thoái hóa khớp. 2. Biểu hiện của bệnh loãng xương. Quá trình loãng xương diễn ra từ từ nên không gây triệu chứng gì. Cho tới khi loãng xương nặng, xương bị gãy hoặc bị xẹp mới có biểu hiện. Ba triệu chứng loãng xương hay gặp là đau cột sống (vì loãng xương ở chi th ường không đau), biến dạng cột sống và gãy xương. Đau cột s ống l ưng hay c ột s ống thắt lưng cấp tính thường xảy ra sau khi gắng sức nhẹ, ngã hay một tác động sai. Nhiều khi có tiếng kêu rắc kèm theo sau khi vận đ ộng. Bi ến d ạng c ột s ống thường thấy lưng còng, sụp cột sống, vẹo cột sống. Chiều cao giảm dần theo tuổi với mức giảm khoảng 12 cm hoặc khi sờ thấy xương sườn cuối cùng chạm vào mào chậu thì sự giảm chiều cao dừng lại. Trường hợp b ị x ẹp đ ốt sống bệnh nhân thấy đau lưng, đau âm ỉ, hoặc có khi đau nhói khi v ận động. Đối với người không bị gãy xương mà nghi là loãng xương thì xác định bằng phương pháp đo tỷ trọng của xương.
- 3. Nguyên nhân bệnh loãng xương. Loãng xương hay còn gọi là xốp xương, tức là tỷ trọng khoáng chất của bộ xương ở một cơ thể bị suy giảm một cách đáng kể, trong đó hormone sinh dục (estrogen, androgen), các chất protein, vitamin D và canxi đóng vai trò đáng kể. Người ta thấy rằng, chế độ dinh dưỡng hàng ngày không cấp đủ chất canxi hoặc vì một lý do nào đó cơ thể không hấp thu được canxi (ăn kiêng kéo dài, chế độ ăn nghèo nàn, kém chất lượng,…). Loãng xương cũng có thể do mắc một số bệnh về tuyến thượng thận, cường giáp trạng, suy thận, bệnh yếu liệt chi, chấn thương, ho ặc b ệnh mãn tính phải nằm dài ngày, hoặc do lạm dụng thuốc corticoides trong một thời gian dài... Đặc biệt ở phụ nữ đến thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh thì lượng hormone estrogen trong máu bị suy giảm một cách đáng kể bởi sự suy thoái c ủa bu ồng trứng. Vì lý do này mà làm tăng hoạt tính của tế bào t ủy x ương, làm cho kh ối lượng xương sẽ mất dần theo năm tháng kể từ khi mãn kinh (mỗi năm mất khoảng từ 2 - 4%). Ngoài yếu tố về chế độ dinh dưỡng và nội tiết tố còn có nhiều yếu tố thuận lợi (nguy cơ) làm cho bệnh loãng xương ở người cao tuổi tăng lên nếu như trên cơ thể người đó có tiền sử bị còi xương lúc còn nhỏ, hàng ngày ít v ận đ ộng, béo phì. Một số tác giả đã tổng kết thấy có tới 7 nguyên nhân chính gây nên b ệnh loãng xương: Giới tính (tỷ lệ nữ Loãng xương chiếm nhiều hơn nam), di truyền, tuổi tác, dinh dưỡng, cân nhẹ (chỉ số Ic < 19), hút thuốc lá, dùng thuốc corticoides lâu dài. 4. Hậu quả của bệnh loãng xương. Cột sống bị biến dạng Người bệnh loãng xương thường phải đối mặt rất nhi ều trở ng ại trong vi ệc điều trị, khó khăn trong việc vận động, điều trị dài ngày, tốn rất nhiều thời gian tiền bạc và công sức. Việc nằm tại chổ dài ngày khi gãy xương không những làm tình trạng loãng xương càng nặng lên mà còn kéo theo nhi ều nguy c ơ rất b ất l ợi
- CNTP - K11 cho sức khỏe người có tuổi như bội nhiễm đường hô hấp, đường tiết niệu, loét mục ở các điểm tỳ đè,.. làm giảm chất lượng cuộc sống. Mỗi 30 giây, trên th ế giới có 1 người bị gãy xương do loãng xương, đây cũng là một nguyên nhân chính gây tàn phế và giảm tuổi thọ cho người có tuổi (theo thống kê ở các nước phát triển có đến 20% người có tuổi bị gãy cổ xương đùi sẽ tử vong trong vòng 6 tháng đầu vì các biến chứng do nằm lâu nêu trên). Gãy xương khi bị những chấn thương nhẹ là hậu quả cuối cùng của bệnh loãng xương. Gãy xương do loãng xương thường gặp ở các vị trí chịu lực của cơ thể như cột sống, thắt lưng và cổ xương đùi. Với người có tuổi, thường có nhiều bệnh lý của tuổi tác đi kèm nh ư tim m ạch, huyết áp, tiểu đường,... và đặc biệt với tình trạng loãng xương nặng (thiếu chất khoáng và protein của xương) thì việc liền xương thường rất khó khăn, đa số người bệnh phải nằm tại chỗ nhiều ngày, thậm chí phải nằm điều trị dài ngày trong bệnh viện. Mỗi 30 giây trên thế giới có một người bị gãy xương do loãng x ương. Ng ười ta dự đoán đến 2050, các nước châu Á trong đó có Việt Nam s ẽ chi ếm 50% tr ường hợp tàn phế hoặc đe dọa đến tính mạng do loãng xương trên thế giới. 5. Phòng ngừa bệnh loãng xương. Việc điều trị bệnh loãng xương khó khăn và rất tốn kém nên chúng ta c ần biện pháp phòng ngừa và cách xây dựng chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho xương chắc khoẻ bằng cách bổ sung lượng canxi và vitanin D phù hợp trong suốt tu ổi ấu thơ, tuổi dậy thì và trưởng thành kết hợp với việc luy ện t ập các môn th ể thao đ ối kháng hay chịu sức nặng giúp xương trở nên cứng hơn, các l ọai th ể d ục có th ể áp dụng là chạy hay đi bộ, tập tạ, leo cầu thang… thường xuyên để tăng cường sức khoẻ cho xương. Dùng thuốc: hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị phòng ngừa loãng xương. Tùy theo tình trạng sức khỏe của từng người mà bác sĩ s ẽ kê đ ơn thích hợp. III. Chế độ dinh dưỡng. 1. Dinh dưỡng cho xương chắc khoẻ.
- Dinh dưỡng hợp lý Canxi: Nếu không được cung cấp đầy đủ, cơ thể sẽ huy động canxi t ừ x ương vì thế làm xương yếu đi. Lượng canxi cần thiết cho cơ thể theo lứa tuổi như sau: Tuổi Lượng canxi cần thiết Dưới 6 tháng tuổi 210mg/ngày Từ 7 tháng – 1 tuổi 270mg/ngày Từ 1-3 tuổi 500mg/ngày Từ 4-8 tuổi 800mg/ngày Từ 9-18 tuổi 1300mg/ngày Từ 19-50 tuổi 1000mg/ngày Trên 50 tuổi 1200mg/ngày Có thai, cho con bú 14-18 tuổi 1300mg/ngày Vitamin D: rất cần thiết cho cơ thể để giúp ruột hấp thu canxi. L ượng vitamin D cần thiết cho cơ thể mỗi ngày được khuyến cáo là: Tuổi Lượng vitamin D cần thiết Từ 1-50 tuổi 200 IU/ngày Từ 51-70 tuổi 400 IU/ngày Trên 70 tuổi 600 IU/ngày
- CNTP - K11 Tuy nhiên, nhiều bác sĩ khuyến cáo là nên dùng 800IU/ngày cho người trưởng thành. Cách đơn giản nhất để giúp xương chắc kh ỏe là bổ sung d ưỡng ch ất c ần thiết cho xương có sẵn trong các loại thực phẩm phổ biến trong cuộc sống: Sữa và các sản phẩm từ sữa Sữa vẫn là nguồn thực phẩm ưu tiên hàng đ ầu trong thực đơn những thực phẩm giúp phòng chống loãng xương, giúp xương chắc khỏe vì trong sữa có nhiều canxi - thành phần chính cấu thành nên xương. Nếu không uống được sữa tươi thì có thể thay th ế bằng sữa chua, phô-mai, sữa bò. Một hộp sữa chua có hàm lượng canxi tương đương với một cốc sữa 250ml. Một miếng phomát 30g cũng chứa lượng canxi tương ứng. Còn 1 ly sữa bò ch ứa khoảng 270mg canxi. Nếu lo ngại về lượng đường trong sữa và các ch ế ph ẩm từ s ữa, nên dùng các sản phẩm ít đường hoặc không đường. Một số loại sữa cung cấp canxi giúp phòng bệnh loãng xương: Anlene, Ensure, sữa bột Nuti Obilac, …. Ngũ cốc Ngũ cốc có khả năng phòng chống loãng xương bởi trong nó có hàm l ượng protein từ 8-14% và đạm thực vật giúp tăng cường mật độ xương. Cần xen vào thói quen ăn uống hàng ngày (bánh mì, b ột mì, g ạo…) b ằng m ầm lúa mì, rau quả sấy khô. Trong 100g mầm lúa mì mang đến 26g đ ạm, còn m ột n ắm lúa mạch mang đến 14g đạm. Giá đỗ Trong giá đỗ có chứa phyto-oestrogen (hormone oestrogen thực vật), đ ặc bi ệt là isoflavon giúp nguy cơ về quá trình loãng xương, nhất là ở giai đoạn mãn kinh, khi xương mỏng đi nhanh chóng và gia tăng nguy cơ gãy xương. Ngũ cốc và giá đỗ
- Chuối Chuối có hàm lượng trytophan và serotonin cao, đặc biệt là kali - ch ất đi ện phân ngăn ngừa mất canxi của cơ thể. Mỗi bữa cần ăn một trái chuối là đ ủ. Thành phần dinh dưỡng của chuối: 100 gram thịt chuối cung cấp: 92 kcal – 1,03g protein – 396 mg K – 1 mg NA – 6 mg Calcium – 0,31 mg Fe – 29 mg Mg – 20 mg. Bắp cải Bắp cải chứa vitamin K giúp tăng mật độ xương và ngăn ng ừa s ự r ạn x ương hông. Trong 100g bắp cải chứa tới 0,2mg vitamin K trong khi lượng vitamin K hàng ngày cần nạp vào cơ thể là 0,03-1mg. Nếu không muốn ăn bắp cải, có th ể thay thế bằng cải thìa, cải xanh, cải xoăn... vì các loại cải này cũng chứa rất nhiều vitamin K. Đậu rồng Đậu rồng có chứa nhiều protein (hơn 50%), trong đó gồm 18 loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Đậu rồng có vị hơi nhẫn giống như vị của rau diếp, còn hoa thì lại giống như các loại nấm. Trà xanh Với hàm lượng flavonoid (chất chống ôxy hóa) phong phú trong lá trà, trà xanh góp phần giảm nguy cơ loãng xương.
- CNTP - K11 Tuy nhiên, ở một số người, uống quá nhiều nước trà còn có th ể gây đau đ ầu, thở gấp cũng như rối loạn tầm nhìn hay khó khăn về tiêu hóa, trà tuy có ch ứa ch ất vôi nhưng chất chát trong trà, nếu ở liều lượng cao, lại là nhân tố ngăn cản sự hấp thu canxi qua niêm mạc đường tiêu hoá. Nên tránh uống trà ít nhất 30 phút trước và sau bữa ăn. Cá hồi Đây là loại cá có hàm lượng vitamin D dồi dào (khoảng 12-20mg trong 100g cá) nên rất có lợi cho sự tái tạo mật độ xương. Cá hồi là 1 trong 6 th ực ph ẩm giúp phòng tránh bệnh loãng xương tốt nhất. Nên ăn cá hồi 2 lần/tuần để đảm bảo nhu cầu vitamin D cho cơ thể. Ngoài ra, phơi nắng cũng giúp cơ thể h ấp thụ được một lượng nhỏ vitamin D qua da. Thịt bò Có đến 50% thành phần cấu tạo của xương trong cơ thể là protein, nên xương rất cần protein. Chúng ta có thể bổ sung protein cho xương từ th ịt bò vì th ịt bò chứa rất nhiều protein. Theo các chuyên gia xương khớp, người trưởng thành nên bổ sung 0,88gr protein/kg trọng lượng cơ thể. Cá hồi và thịt bò 2. Dinh dưỡng cho người mắc bệnh loãng xương.
- 2.1 Thực phẩm nên dùng. Loãng xương có thể không được phục hồi hoàn toàn nhưng có th ể ngăn tình trạng bệnh nặng hơn nhờ chế độ dinh dưỡng giàu canxi và vitamin D. Theo Maggie Yap, chuyên gia dinh dưỡng bệnh viện đa khoa Singapore. Bên cạnh việc dùng thuốc bổ sung canxi, một khẩu phần ăn hàng ngày đủ canxi sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh loãng xương. Xương ống động vật: Các loại xương ống, xương sống động vật như: lợn, bò, gà đều cung cấp collagen, các protein, canxi, phospho, các muối khoáng, nguyên tố vi lượng (sắt, kiềm, đồng, niken...). Mỗi tuần nên dùng 2 lần nh ững xương này hầm nhừ sẽ là nguồn bổ sung các nguyên tố vi lượng rất tốt cho việc phục hồi các khớp xương. Các loại cua, cá nhỏ: Người ta thường nghĩ phải những con cá to, đắt tiền, quý hiếm mới có giá trị dinh dưỡng và tốt cho xương khớp. Nhưng không nhất thiết phải dùng chúng, mà thay vào đó là nh ững loại cua, cá, tôm nh ỏ, x ương mềm, để chúng ta có thể xay, ăn cả xương sẽ cung cấp lượng canxi, phospho, các muối khoáng, protein,… cần thiết. Các loại rau quả chứa vitamin K: Vitamin K giúp tăng mật độ xương và ngăn ngừa sự rạn xương hông. Một số loại rau, hoa quả chứa nhiều vitamin K như chuối, bắp cải, khoai tây... Ăn uống kết hợp với tập luy ện, lao đ ộng v ừa phải là những yếu tố cần thiết để phòng và chữa bệnh. Thực phẩm chức năng: Bên cạnh việc sử dụng các loại thực phẩm giàu canxi thì các sản phẩm thực phẩm chức năng cũng đóng vai trò quan tr ọng trong việc làm chậm tiến trình phát triển của bệnh như: Tảo xoắn Spirulina + Calcium, nấm agricus,… Một số món ăn có lợi cho bệnh loãng x ương: Song song với việc điều trị bằng thuốc thì liệu pháp ẩm thực ngày càng được chú trọng. Nó không ch ỉ giúp người bệnh có cảm giác ngon miệng mà còn có tác dụng nâng cao sức kh ỏe, b ồi bổ cơ thể và quan trọng hơn là tác dụng hỗ trợ điều trị loãng xương. Một số món ăn phòng loãng xương có thể áp dụng:
- CNTP - K11 - Canh xương lợn hầm hải đới, củ cải : xương sườn 250g, củ cải trắng 250g, hải đới 50g, nước, rượu gạo, gừng, muối, gia vị vừa đủ. X ương sườn rửa s ạch cho vào ninh kỹ, vớt bọt, thêm gừng, một chút rượu gạo, cho c ủ c ải và h ải đ ới đã rửa kỹ thái tăm, đun thêm khoảng 5 –10 phút, nêm gia vị vừa đủ, đun sôi là dùng được. Canh xương lợn hầm hải đới, củ cải. - Canh xương lợn đậu tương: Xương lợn 250g, 100g đậu tương. Ngâm trước đậu tương từ 6 –8 giờ cho mềm, róc vỏ; xương lợn rửa s ạch, ch ặt thành khúc từ 5 – 6cm, đun sôi vớt bọt, thêm 20 gam rượu gạo, một ít g ừng t ươi, thêm muối và gia vị vừa đủ, sau khi đun sôi, đun nhỏ lửa và nấu cho đ ến khi x ương nhừ, cho đậu tương vào ninh cùng cho tới khi nhừ là đ ược. M ỗi tu ần có th ể ăn 1 –2 lần. - Súp tôm đậu phụ: 50g tôm tươi, đậu phụ non 200g. Tôm làm s ạch, bóc v ỏ; đậu phụ non cắt thành hình vuông nhỏ, hành lá, gừng, gia vị, d ầu, cho vào đ ảo cho ngấm, thêm chút nước, sôi kỹ là dung được. 2.2 Thực phẩm nên hạn chế. Khi bị bệnh loãng xương việc cung cấp đủ canxi và vitamin D cho cơ th ể đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, không phải th ực ph ẩm nào cũng tốt, đặc biệt là 5 thực đơn dưới đây là những thực đơn người bị loãng xương cần tránh. Thực đơn nhiều muối Những phụ nữ mãn kinh nếu ăn nhiều muối s ẽ tăng nguy cơ gây tổn thất các khoáng chất cao hơn so với những người còn trẻ và cũng do ăn mặn nên nhiều phụ nữ trung niên, cao tuổi phải bổ sung rất
- nhiều canxi. Mọi người chỉ nên giới hạn 2.300mg muối/ ngày là đủ, mức này tương ứng với 1 thìa cà phê nhưng trong thực tế có nhiều người ăn tới 4.000mg/ngày. Nếu tiêu thụ 2.300mg natri thì mức tổn thất canxi qua đ ường nước tiểu ước khoảng 40mg/ngày. Thức uống Một số loại thức uống như nước ngọt có gas, các lo ại nước soda… là th ức uống chứa nhiều acid phosphoric, làm tăng quá trình bài tiết canxi vào trong nước tiểu và hầu hết những loại nước ngọt đều không chứa canxi nên không có lợi cho cơ thể. Để khắc phục, có thể thay bằng những thức uống khác có lợi như nước ép hoa quả tăng cường vitamin và canxi hay sữa đã tách mỡ. Bên cạnh đó rượu không chỉ gây thất thoát canxi mà hầu nh ư tất cả khoáng ch ất, vì vậy cần hạn chế sử dụng để không ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Thực đơn chứa nhiều caffein Nhóm thực phẩm này chủ yếu là thức uống, nó có thể làm nghèo canxi của xương và qua nghiên cứu, người ta phát hiện thấy mỗi ngày tiêu thụ 100mg caffein sẽ làm mất đi khoảng 6mg canxi. Mức tổn thất này không bằng tác hại của muối nhưng ở phụ nữ khi không cung cấp đủ canxi thì caffein l ại càng gây hại. Cà phê là thức uống chứa nhiều caffein nhất, ví d ụ: 1 tách cà phê 500g chứa tới 320mg caffein, một lon soda có tới 80mg caffeine. Tuy nhiên, chè cũng có chứa caffein nhưng lại không gây hại, thậm chí còn có l ợi, làm tăng t ỷ trọng xương cho phụ nữ. 50% thành phần cấu tạo của xương trong cơ thể là protein, nên xương cũng rất cần protein, bên cạnh canxi và vitamin D đ ể ph ục h ồi và phát triển, nhất dưới dạng acid amin. Đại đa số chúng ta đều được cung cấp đủ nguồn protein nhưng nhóm trung niên, cao tuổi lại thiếu h ụt nguồn d ưỡng ch ất này. Thực đơn quá nhiều đậu nành Khi ăn quá nhiều đậu nành thì hợp chất oxalates có trong đậu nành làm vô hiệu hóa tác dụng của canxi. Thậm chí có nghiên cứu còn cho rằng đậu nành gây ảnh hưởng đến độ cứng của xương. Những ai có thói quen ăn nhiều đậu nành thì mỗi ngày chỉ cần bổ sung thêm khoảng 100mg canxi là đủ. => Mỗi loại thực phẩm cung cấp giá trị dinh dưỡng khác nhau, tuy nhiên các thực phẩm nói trên có chứa m ột số thành phần dinh dưỡng không thích hợp cho bệnh
- CNTP - K11 loãng xương, vì vậy chúng ta nên chú ý đến hàm lượng của chúng trong khẩu phần ăn hằng ngày, phải phù hợp, không nên quá lạm dụng. IV. Kết luận. Tỷ lệ bệnh loãng xương ngày càng gia tăng, chi phí điều trị loãng x ương hàng năm rất lớn, chất lượng cuộc sống của người có tuổi bị ảnh hưởng... là đi ều các qu ốc gia cần phải quan tâm. Với phương châm "Phòng bệnh hơn chữa bệnh", bệnh loãng xương có thể được phòng ngừa tốt bằng việc duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện, vận động đầy đủ và h ợp lý ngay từ khi còn nh ỏ đ ến lúc trưởng thành và trong suốt cuộc đời. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………
- ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TIỂU LUẬN DINH DƯỠNG DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG MẮC BỆNH TIM MẠCH
25 p | 474 | 90
-
Báo cáo tiểu luận : Dinh dưỡng của vi sinh vật
36 p | 355 | 86
-
Tiểu luận: Dinh dưỡng dành cho người thừa cân, béo phì
34 p | 539 | 78
-
Luận văn tốt nghiệp: Viêm gan B mạn tính và chế độ dinh dưỡng cho người bệnh
38 p | 338 | 63
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
109 p | 38 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý giáo dục nhằm phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở Trường Mầm non Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
127 p | 43 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình và hiệu quả mô hình can thiệp tư vấn dinh dưỡng, cung cấp chế độ ăn cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo chu kỳ
147 p | 72 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Hiệu quả can thiệp dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư điều trị hoá chất tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
143 p | 66 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học ở Việt Nam
206 p | 75 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục dinh dưỡng ở các trường mầm non công lập thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương
149 p | 17 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng: Hiệu quả bổ sung thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ có thai lên tình trạng dinh dưỡng của mẹ và sự phát triển của trẻ từ khi sinh đến 6 tháng tuổi
172 p | 49 | 6
-
Luận án tiến sĩ Y học: Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình và kết quả can thiệp dinh dưỡng cho người bệnh thận nhân tạo chu kỳ
147 p | 60 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 3-5 tuổi ở các trường mầm non tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
154 p | 10 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục mầm non: Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh
155 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình và hiệu quả mô hình can thiệp tư vấn dinh dưỡng, cung cấp chế độ ăn cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo chu kỳ
48 p | 38 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản lý công: Chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học ở Việt Nam
27 p | 56 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng: Xây dựng và đánh giá công thức ước tính chiều cao, cân nặng cho người bệnh cao tuổi tại một số bệnh viện giai đoạn 2018-2022
28 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn