Tiểu luận: Kế hoạch marketing hạt điều xuất khẩu an phát của công ty TNHH An Phát
lượt xem 42
download
Tiểu luận "Kế hoạch marketing hạt điều xuất khẩu an phát của công ty TNHH An Phát" với các nội dung chính như: cơ sở lý luận, tình hình hoạt động của công ty TNHH An Phát, kế hoạch marketing cho sản phẩm hạt điều an,...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Kế hoạch marketing hạt điều xuất khẩu an phát của công ty TNHH An Phát
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN MÔN MARKETING NÂNG CAO ĐỀ TÀI: KẾ HOẠCH MARKETING HẠT ĐIỀU XUẤT KHẨU AN PHÁT CỦA CÔNG TY TNHH AN PHÁT Học và tên học viên: Nguyễn Thị Bích Nhẫn MSSV: 16000064 Lớp: Cao học Quản trị kinh doanh (16CH01) GVHD: PGS TS VÕ PHƯỚC TẤN Tháng 3/2017 Page 1
- MỤC LỤC Page 2
- CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm Marketing Mix (Marketing hỗn hợp) là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu bao gồm chiến lược sản phẩm, chiến lược kênh phân phối, chiến lược giá cả và chiến lược xúc tiến. 1.2 Đặc trưng của ngành nghề kinh doanh Ðiều Anacardium occidentale L thuộc họ thực vật Anacardiaceae, bộ Rutales. Cây điều sinh trưởng và phát triển tốt ở những quốc gia thuộc khu vực cận xích đạo, nơi có nhiệt độ và độ ẩm cao. Hiện có 32 quốc gia trồng điều trên thế giới. Ấn Độ là nước có diện tích cây điều lớn nhất thế giới, dẫn đầu về sản lượng điều thô và nhân điều chế biến. Tổng sản lượng điều thô toàn thế giới từ 1,575 1,600 ngàn tấn, bao gồm Ấn Độ 400 500 ngàn tấn, chiếm 25 đến 30%. Tiếp theo là Brazin, Việt Nam, các nước châu Phi như Bờ Biển Ngà, Tanzania, Guinea Bissau, Benin, Nigeria, Mozambique, Senegal và Kenya; mỗi năm các nước châu Phi cũng đóng góp khoảng 500 ngàn tấn điều thô vào tổng sản lượng điều thế giới. 0 0 Cây điều có thể sinh trưởng phát triển từ vĩ độ 25 Bắc đến 25 Nam 0 0 nhưng vùng sản xuất chủ yếu từ vĩ độ 15 Bắc đến 15 Nam. Độ cao so với mặt nước biển của vùng đất trồng phụ thuộc vào vĩ độ, địa hình và tiểu vùng khí hậu. Độ cao thích hợp nhất là dưới 600m so với mặt nước biển. Độ dài ngày và thời gian chiếu sáng không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cây điều. 0 0 Cây điều có thể sống từ 5 C – 45 C nhưng nhiệt độ trung bình thích hợp nhất là Page 3
- 0 khoảng 27 C. Điều có thể thích nghi với lượng mưa hàng năm biến động từ 400 mm – 5000 mm, thích hợp nhất là từ 1000 mm – 2000 mm. Đối với cây điều, sự phân bố lượng mưa (mùa) quan trọng hơn lượng mưa. Do cây điều cần ít nhất 2 tháng khô hạn hoàn toàn để phân hóa mầm hoa. Do đó khí hậu hai mùa mưa và khô hạn riêng biệt, trong đó mùa khô kéo dài ít nhất khoảng 4 tháng là thích hợp cho sự ra hoa đậu quả của cây điều. Ẩm độ tương đối ít ảnh hưởng đế sự sinh trưởng và phát triển của cây điều, tuy nhiên ẩm độ tương đối cao trong thời kỳ ra hoa có thể làm cho bệnh thán thư và bọ xít muỗi gia tăng trong khi đó ẩm độ tương đối thấp kết hợp với gió nóng sẽ gây khô bông và rụng quả non. Đất trồng điều thích hợp nhất là các loại đất giàu chất hữu cơ, pH từ 6,3 – 7,3 và thoát nước tốt. Cây điều không thích hợp với các loại đất ngập úng, nhiễm phèn, mặn, hay đất có tầng canh tác mỏng 1.3 Tình hình nhập khẩu điều thô và xuất khẩu điều của Việt Nam 1.3.1 Tình hình xuất khẩu điều của Việt Nam Theo thông tin của Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas), cả nước hiện có trên 300 doanh nghiệp xuất khẩu điều với hơn 100 nhà máy, cơ sở chế biến hạt điều. Sản phẩm điều xuất khẩu và tiêu thụ nội địa là điều thô và nhân điều. Hạt điều Việt Nam đã xuất khẩu đến trên 100 thị trường là các quốc gia và vùng lãnh thổ thế giới. Năm 2014 xuất khẩu điều đạt 302,531 tấn nhân điều, trị giá xấp xỉ 2 tỷ USD. Năm 2015, xuất khẩu điều về lượng tăng nhẹ nhưng về giá trị, xuất khẩu điều tăng khá và tăng 20% so với cùng kỳ, đạt 2,39 tỷ USD, tăng 8,3% về khối lượng và tăng 20,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục hải quan, 4 tháng đầu năm 2016 xuất khẩu hạt điều sang các thị trường đạt 688,05 triệu USD, tăng 13,38% so với cùng kỳ năm 2015. Dẫn đầu về kim ngạch là thị trường Hoa Kỳ với 225,84 triệu USD, chiếm 32,73% trong tổng kim ngạch xuất kh ẩu h ạt điều của cả nước, tăng 4,32% so với cùng kỳ năm ngoái; tiếp đến thị trường Trung Quốc 105,94 triệu USD, chiếm 15,4%, tăng 19,06%; Hà Lan 86,71 triệu USD, chiếm 12,6%, tăng 36,22%. Tại một số thị trường mới như Trung Đông, Singapore, lượng tiêu thụ Page 4
- điều Việt Nam cũng tăng. Ông Đặng Hoàng Giang, Tổng thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho biết, hiện nay nhu cầu tiêu thụ sản phẩm điều ở các quốc gia nhập khẩu vẫn tăng cao, ngành chế biến điều đang có thuận lợi nhất định về đầu ra so với nhiều ngành khác. Năm nay, thị trường có sự thay đổi, nếu như trước đây Trung Quốc là thị trường quan trọng, luôn có kim ngạch cạo, nhưng trong những tháng đầu năm nay, Hoa Kỳ đã vượt Trung Quốc vươn lên là thị trường tiêu thụ hàng đầu về sản phẩm điều nước ta. Hiệp hội Điều VINACAS cho biết, hạt điều Việt Nam được người tiêu dùng Hoa Kỳ sử dụng rất nhiều. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm đều dưới tên gọi nhãn mác của các thương hiệu lớn của Mỹ; trong đó có truy nguyên xuất xứ ở Việt Nam, song ít được người tiêu dùng để ý. Việc Tổng thống Barack Obama sang thăm Việt Nam đã khiến báo chí Hoa Kỳ chú ý, tạo thuận lợi cho yếu tố xuất xứ của hạt điều Việt Nam. Hiện nay, hạt điều xuất khẩu sang Hoa Kỳ có mức thuế 0%, khi TPP có hiệu lực thì mức thuế này vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên, hiệp định TPP có thể sẽ áp dụng quy định về xuất xứ hàng hóa nội khối, có nghĩa là hạt điều xuất xứ Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi trong việc thực thi Hiệp định này. Đây là cơ sở sẽ giúp cho hạt điều Việt Nam tăng sức cạnh tranh hơn so với điều từ các quốc gia khác và giúp cho ngành điều ngày càng phát triển gặt hái nhiều thành công hơn nữa. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ năm 2009 đến nay, Việt Nam liên tục là quốc gia xuất khẩu điều nhân lớn nhất thế giới. Việt Nam hiện đang chế biến ½ sản lượng điều xuất khẩu trên thế giới. Nhu cầu xuất khẩu tăng nhưng sản lượng điều thô trong nước chỉ đáp ứng được 40% nên Việt Nam phải nhập khẩu tới 60% từ châu Phi, Indonesia về chế biến. Với kết quả này ngành Điều Việt Nam sẽ đánh dấu mốc chiếm 50% tổng giá trị nhân điều XK của toàn cầu (xấp xỉ khoảng 5 tỷ USD). Nhân điều là mặt hàng nông sản XK đứng thứ 3 của Việt Nam, sau cà phê và gạo, chiếm 8% tổng kim ngạch XK của toàn ngành Nông nghiệp. Đây cũng là năm thứ 10 liên tiếp ngành Điều Việt Nam giữ vị trí hàng đầu thế giới về XK nhân điều. 1.3.2 Tình hình nhập khẩu điều thô từ Châu Phi để chế biến Từ năm 1996, cùng với việc hạn chế xuất khẩu hạt điều thô ra nước ngoài, Việt Nam đã bắt đầu nhập khẩu nguyên liệu từ thị trường Châu Phi để bù đắp lại thiếu Page 5
- hụt điều thô trong nước nhằm phục vụ tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến hạt điều Việt Nam. Theo hiệp hội Điều Việt Nam, mỗi năm ước tính Việt Nam nhập khẩu khoảng 250.000300.000 tấn điều thu từ các nước Châu Phi. Trong 9 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu điều thô từ 13 quốc gia châu Phi với tổng giá 376 triệu USD, chiếm tới 37% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Châu Phi. Cùng với những thuận lợi nhất định, nhập khẩu điều thô từ Châu Phi cũng tạo cho Việt Nam những khó khăn như giá cả ảnh hưởng đến chiến lược giá điều xuất khẩu, những rủi ro trong giao dịch với các đối tác, tổn thất hàng hóa và kiểm soát chất lượng nhập khẩu. Chính vì thế, bên cạnh sản xuất điều thô trong nước, việc nhập khẩu điều thô cũng đóng vai trò quan trọng trong giá trị xuất khẩu điều Việt Nam CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH AN PHÁT 2.1 Giới thiệu về doanh nghiệp 2.1.1 Sự hình thành và phát triển Công ty TNHH An Phát có tiền thân là Cơ sở kinh doanh chế biến nông sản An Phát được thành lập từ năm 2000. Giai đoạn đầu cơ sở An Phát có số lượng công nhân chưa đến 10 người, chủ yếu nhận gia công chẻ hạt điều cho các công ty chế biến hạt điều xuất khẩu với doanh thu hàng năm chỉ vài trăm triệu đồng. Đến năm 2004 để đáp ứng nhu cầu phát triển doanh nghiệp và nhu cầu xuất khẩu, Cơ sở kinh doanh nông sản An Phát được chuyển sang thành mô hình công ty TNHH An Phát với số vốn điều lệ ban đầu là 3.900.000.000 đồng. Đến nay qua hơn 10 năm hoạt động, công ty TNHH An Phát đã phát triển không ngừng và hiện tại số vốn điều lệ của công ty là 80.000.000.000 đồng. Qua thời gian hoạt động, công ty An Phát đã xây dựng được thương hiệu đối với khách hàng trong và ngoài nước. Công ty đã đạt được chứng chỉ ISO 9001:2008, HACCP, chứng nhận Flocert của Tổ chức thương mại công bằng thế giới. Với những Page 6
- chứng chỉ này cùng với lịch sử hoạt động lâu năm uy tín trong ngành đã thật sự củng cố hơn nữa vị trí của công ty trong thị trường ngành điều trong và ngoài nước 2.1.2 Chức năng – nhiệm vụ Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH hai thành viên trở lên số 3700607525 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp lần đầu ngày 29/11/2004, được thay đổi lần 04 vào ngày 21/10/2015. Công ty TNHH An Phát có đầy đủ tư cách và năng lực pháp lý theo pháp luật. 2.1.3 Kết quả kinh doanh 2.2 Phân tích môi trường kinh doanh ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU Thị Đã xây dựng được thương hiệu lâu Nguồn nhân lực chất lượng chưa trườn năm trên thị trường đồng đều. Giá nhân công và các g chi phí đầu vào liên tục thay đổi. Thị trường đầu vào, đầu ra ổn định Nguyên liệu điều trong nước Nguồn nhân lực dồi dào, giá thuê chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên còn nhân công rẻ. phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Sản Sản phẩm chủ yếu là điều nhân Sản xuất theo đơn đặt hàng của phẩm, đang được thị trường ưa sử dụng. khách, sản phẩm chưa thật sự đa dịch dạng. Chất lượng sản phẩm đạt tiêu vụ chuẩn để xuất sang các nước Mỹ, Còn phụ thuộc nhiều vào thị Anh, Úc, Hong Kong... trường thế giới. Page 7
- Kênh Kênh phân phối của công ty khá đa Số lượng hàng hóa xuất bán tập phân dạng: từ hạt điều nhân cho các trung vào một số khách hàng phối công ty trong và ngoài nước đến truyền thống, sẽ phát sinh khó hạt điều thành phẩm đóng hũ ăn khăn nếu khách hàng không tiếp liền cho hệ thống các siêu thị ở tục mua hàng. Hong Kong. Công ty chủ yếu phân phối trực tiếp, hầu hết các đơn hàng được cung cấp cho các đơn vị trong và ngoài nước có mối quan hệ uy tín lâu năm. CƠ HỘI THÁCH THỨC Thị Thị trường điều nhân đang phát Phải cạnh tranh mạnh mẽ với trườn triển, nhu cầu đối với hạt điều trên một số doanh nghiệp cùng ngành g thị trường thế giới đang ngày càng trong và ngoài nước. gia tăng. Sản Giá nguyên liệu giảm, góp phần hạ Cần đa dạng thêm một số sản phẩm, giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh phẩm để mở rộng thị trường đầu dịch tranh. ra. vụ Kênh Hạt điều Việt Nam đã có chỗ đứng Trình độ của các công ty điều phân trên thị trường và ngày càng được Việt Nam còn hạn chế nên việc phối thế giới ưa chuộng nên kênh phân xây dựng kênh phân phối hiệu phối đã đa dạng và mở rộng hơn quả còn là thách thức lớn. trước. Sắp tới khi hiệp định TPP đi vào thực hiện sẽ tạo thêm cơ hội cạnh tranh cho ngành điều Việt Nam. Trên cơ sở các phân tích đánh giá trên, với những hiệu quả kinh doanh đã đạt được cùng với bề dày kinh nghiệm là điểm mạnh và lợi thế của công ty. Ngoài ra trong những năm gần đây ngành điều luôn đạt kết quả kim ngạch xuất khẩu khả quan và Page 8
- được sự chú trọng hỗ trợ từ phía Nhà Nước. Qua đó có thể thấy trong tương lai trung dài hạn triển vọng phát triển của doanh nghiệp là khá tốt 2.3 Đánh giá chung về doanh nghiệp 2.3.1 Kết quả đạt được BẢNG RÚT GỌN KẾT QUẢ KINH DOANH Tháng Năm CHỈ TIÊU Năm 2014 6/2016 2015 1. Doanh thu 364.948 750.908 519.614 3. Doanh thu thuần 364.948 750.908 519.614 4. Giá vốn hàng bán 349.162 720.599 501.905 5. Lợi nhuận gộp 15.786 30.309 17.709 7. Chi phí tài chính 7.211 18.496 7.453 8. Chi phí bán hàng 3.606 10.813 9.080 9. Chi phí QL doanh nghiệp 46 2.146 1.422 10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 5.801 926 1.387 13. Lợi nhuận khác 402 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 5.801 1.328 1.387 15. Lợi nhuận sau thuế 5.801 1.036 1.082 Doanh thu hoạt động của công ty tăng mạnh qua các năm, cụ thể năm 2015 đạt 750,9 tỷ đồng, tăng 231 tỷ đồng, mức tăng 44,51% so với năm 2014, 06 tháng đầu năm 2016 doanh thu của công ty đã đạt 365 tỷ đồng, đạt khoảng 48,7 % so với năm 2015, doanh thu dự kiến tăng trưởng mạnh vào dịp cuối năm. Lợi nhuận gộp của công ty có sự gia tăng qua các năm, năm 2015 tăng 17,7 tỷ đồng so với năm 2014, mức tăng 71,15%; 06 tháng đầu năm 2016 lợi nhuận gộp đạt 15,8 tỷ đồng. Bên cạnh sự gia tăng của lợi nhuận gộp thì Công ty đã chú trọng tiết kiệm các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp nên đã góp phần gia tăng lợi nhuận thuần từ HĐKD của Công ty. Lợi nhuận sau thuế năm 2015 đạt 1,08 tỷ đồng, mức tăng 4,4 % so với năm 2014; trong khi đó chỉ 06 tháng đầu năm 2016 đạt 5,8 tỷ đồng, tăng 3 tỷ đồng so với năm Page 9
- 2015, mức tăng 436%. Ngoài ra công ty còn có lợi thế là nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đang có sự phục hồi và phát triển, ngoài ra trong năm 2015 ngành điều còn gặt hái được nhiều thành công, có sự tăng trưởng ngoạn mục cả về sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu. Điều đó sẽ giúp cho lợi nhuận của Công ty có thể sẽ tăng và đạt kết quả khá cao trong năm 2015 và trong cả giai đoạn sắp tới 2.3.2 Hạn chế Nguồn nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp là cả thu mua trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài, giá cả nguyên vật liệu đầu vào thường xuyên biến động liên tục, nếu doanh nghiệp không có chính sách đúng đắn về việc thu mua nguồn nguyên liệu đầu vào sẽ làm tăng chi phí đầu vào làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trải qua thời gian hoạt động lâu năm cùng với đó là sự nhạy bén của Ban lãnh đạo doanh nghiệp trước những biến động của thị trường thì doanh nghiệp thường chủ động nhập nguồn nguyên liệu khi giá thành thấp, chính vì thế mà rủi ro về yếu tố đầu vào đối với doanh nghiệp là tương đối thấp 2.3.3 Nguyên nhân tồn tại Mặc dù hạt điều nhân sản xuất tại Việt Nam được nhiếu quốc gia trên thế giới ưa chuộng, tuy nhiên khi gặp khủng hoảng kinh tế trên diện rộng thì khả năng tiêu thụ hạt điều cũng bị ảnh hưởng lớn. Khi đó sức tiêu thụ kém (nhiều loại sản phẩm không tiêu thụ được tồn kho cao) và giá cả thấp (sản xuất lẫn thương mại có thể đều bị lỗ tại một thời điểm hoặc một giai đoạn nhất định). Trong những năm ổn định nhất của ngành điều nói chung, vẫn có thời điểm thị trường điều trong nước bị ảnh hưởng bởi sự chi phối và làm giá của doanh nghiệp nước ngoài như Ấn Độ, Châu Phi hoặc các Tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực tài chính mạnh như Công ty Olam. Với sự bất ổn định và khó lường trong việc mua bán hàng hóa ảnh hưởng khá lớn đến giá cả, cơ cấu hàng hóa xuất bán nếu doanh nghiệp không có chính sách về nguồn nguyên liệu đầu vào một cách hợp lý CHƯƠNG III: KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM H ẠT ĐIỀU AN PHÁT CỦA CÔNG TY TNHH AN PHÁT Page 10
- 3.1 Lý do chọn đề tài Nước ta là nước thuần nông nghiệp, trong hàng thế kỷ qua, nghành nông nghiệp nước nhà đã tạo ra không ít nông sản góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế. Đăc biệt trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước, nông sản hàng hóa đóng vai trò chủ đạo với những mặt hành xuất khẩu như cà phê, gạo, cao su, điều, tiêu,…cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, hội nhập kinh tế quốc tế, sản phẩm nông nghiệp cũng ngày càng được chú trọng nâng cao chất lượng cũng như số lượng tiêu thụ ra ngoài thế giới và đạt được những thành tựu ấn tượng. Hạt điều là một trong mười nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta. Với diện tích gieo trồng đứng trong top 3 nước có diện tích trông điều lớn nhất thế giới, vào năm 2007, nước ta đạt giá trị xuất khẩu điều là 651 triệu USD, vượt qua ẤnĐộ và trở thành nước xuất khẩu điều lớn nhất.Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó thì mặt hàng hạt điều nói riêng và các mặt hàng nông sản xuất khẩu của nước ta nói chung vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức như sản phẩm còn thiếu đa dạng, chủ yếu là xuất khẩu điều nhân, cung ứng nguyên liệu cho xuất khẩu còn kém ổn định… Hơn nữa trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới hạt điều Việt Nam sẽ gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Từ những vấn đề đặt ra yêu cầu phải nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm hạt điều trên thị trường thế giới. Để đạt được yêu cầu này đòi hỏi rất nhiều yếu tố trong đó hoạt động Marketing đóng một vai trò khá quan trọng, hoạt động này không chỉ trong khâu tiêu thụ sản phẩm mà là trong toàn bộ quá trình từ nghiên cứu thị trường, sản xuất và tiêu thụ. 3.2 Mục tiêu của đề tài Thông qua việc nghiên cứu đề tài nhằm xây dựng kế hoạch Marketing điều xuất khẩu An Phát của Công ty TNHH An Phát trước những thuận lợi, khó khăn mà hạt điều Việt Nam gặp phải, Từ đó có những giải pháp tăng sức cạnh tranh cho hạt điều thông qua hoạt động Marketing – Mix. Page 11
- 3.3 Kế hoạch Marketing cho hạt điều An Phát 3.3.1 Chiến lược sản phẩm (Product) Từ một nước trồng điều, Việt Nam đang dần trở thành một nước gia công, chế biến điều. Đây là hoạt động chuyển hướng đem lại giá trị gia tăng cao hơn cho hạt điều, tuy nhiên sự phát triển của các nhà máy điều trong thời gian qua, việc thiếu hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành điều tạo nên sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, gây ảnh hưởng đến xuất khẩu và uy tín chung của ngành điều Việt Nam. Bên cạnh sản phẩm chính là xuất khẩu điều nhân, chúng ta cũng đa dạng hóa các mặt hàng chế biến từ điều như dầu vỏ hạt điều, điều tẩm mật ong, rang muối, mứt điều, siro điều… đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trên thế giới.Tuy nhiên những mặt hàng này về chất lượng vẫn không thể cạnh tranh so với sản phẩm của Ấn Độ. Nhân điều nước ta có xu hướng xuất khẩu ngày càng tăng và được ưa chuộng rộng rãi. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ phải đối diện với một số rào cản kỹ thuật thương mại của các quốc gia khác nhau. Đơn cử như Mỹ đã sửa đổi bổ sung các quy định an toàn thực phẩm(FSMA) của Cục an toàn Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ(FDA). Chính vì thế, bên cạnh việc quy hoạch vùng trồng, nghiên cứu giống thì những chính sách mới cho chế biến điều cũng vô cùng quan trọng. Việc thu hẹp diện tích gieo trồng, yếu tố thời tiết và giống điều đã làm suy giảm chất lượng điều trong nước cũng như là chế biến điều xuất khẩu. Nhãn hiệu sản phẩm Tên sản phẩm: hạt điều An Phát Dấu hiệu sản phẩm: Sản phẩm được đóng gói và cho vào hủ, trên nền có in hoa văn Sản phẩm được đăng ký bản quyền Kiểu dáng và thiết kế Điều rang muối Page 12
- Theo đánh giá và nhìn nhận của người tiêu dùng các nước, bao bì đóng gói điều Việt Nam đã ngày càng dược chú trọng với đầy đủ thông tin nhà sản xuất, sản phẩm và thêm vào những giá trị hấp dẫn của hạt điều. Tuy là nước xuất khẩu điều lớn nhất thế giới nhưng hiện nay điều Việt Nam chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế, việc xuất khẩu không có thương hiệu đã làm mất đi hàng trăm triệu USD/năm. Theo thống kê của Cục sở hữu trí tuệ, hiện nay vẫn chưa có chỉ dẫn địa lý nào được đăng ký cho sản phẩm điều. Việc nhập khẩu quá nhiều điều thô và kiểm soát chất lượng không cao đã khiến sản phẩm chế biến không đạt yêu cầu đặt ra. Một vấn đề nữa được đặt ra đó là xây dựng thương hiệu điều cho từng doanh nghiệp hay xây dựng một thương hiệu chung cho tất các doanh nghiệp. Đây vẫn là điều đang được Hiệp hội điều Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu quan tâm. Do vậy tạo thương hiệu cho hạt điều là điều hết sức cần thiết. Điều này góp phần khẳng định vị thế hạt điều Việt Nam, phân biệt điều Việt Nam với sản phẩm điều của các nước khác, tạo dựng được hình ảnh nổi bật giá trị cốt lõi của hạt điều, đảm bảo được sự bảo hộ của pháp luật với sản phẩm này. Page 13
- 3.3.2 Chiến lược giá cả (Price) Theo đánh giá từ Hiệp hội Điều Việt Nam, giá điều thô trong nước giảm đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến thu mua điều. Tuy vậy, việc nước ta nhập khẩu điều thô chiếm tới 50% và phải nhập khẩu qua khâu trung gian nên chi phí rất lớn, bên cạnh đó còn phải cạnh tranh với giá cả của các nước xuất khẩu điều khác nên đã gặp không ít khó khăn, cũng như thụt giảm lợi nhuận. Nhu cầu điều các nước tăng cao, tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu điều nước ta, góp phần phát triển chiến lược giá cả. Tuy nhiên, việc chất lượng không đạt yêu cầu cũng là yếu tố khiến nước ta không thể thực hiện chiến lược tăng giá trong những năm gần đây. Việt Nam sản xuất điều chủ yêu với quy mô vừa và nhỏ, việc sản xuất và chế biến lại không mang tính tập trung. Chính vì thế dẫn đến mất thêm nhiều thời gian, chi phí cho vận chuyển cũng như là hao hụt trong sản xuất. 3.3.3 Chiến lược phân phối Với nhiều năm hoạt động trong ngành và phương châm lấy uy tín làm đầu trong việc kinh doanh, thương hiệu An Phát đã được các khách hàng nước ngoài biết đến và tin tưởng hợp tác lâu dài. Chính sách xuất khẩu của công ty là duy trì và phát triển mối quan hệ đối với các khách hàng truyền thống, bên cạnh đó công ty cũng chú trọng phát triển các khách hàng mới một cách thận trọng nhằm đa dạng đối tác xuất khẩu nhưng vẫn kiểm soát được rủi ro. Trong năm 2015 công ty đã có quan hệ xuất khẩu hàng hóa với hơn 20 nhà nhập khẩu trên thế giới. 3.2.4 Chiến lược xúc tiến Theo bảng doanh thu hoạt động ở phần trên có thể thấy tỷ trọng hàng xuất trong tổng doanh thu của công ty, cụ thể năm 2013 tỷ trọng hàng xuất khẩu trong tổng doanh thu là 42%, năm 2014 là 51%, năm 2015 là 58%. Thị trường xuất khẩu trọng điểm của công ty là: Mỹ (48%), Anh (28%), Úc (8%), còn lại là một số quốc gia khác như Thụy Sỹ, Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ… Page 14
- Quy trình hoạt động của công ty được quản lý bài bản theo quy trình của ISO, HACCP đáp ứng được các tiêu chuẩn của đối tác xuất khẩu. Công ty đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu điều và đã xây dựng được mạng lưới đối tác xuất khẩu trung thành, uy tín. Qua đó có thể đánh giá khả năng xuất khẩu của công ty khá tốt, trong thời gian tới công ty sẽ duy trì và phát triển mảng xuất khẩu hơn nữa KẾT LUẬN 1.Nhận xét Qua phân tích, chúng ta có thể nhận thấy rằng, xuất khẩu điều Việt Nam vẫn còn gặp nhiều bất cập khó khăn, và thách thức lớn để giữ vững vị trí đứng đầu trong những năm sắp tới. Việc thu hẹp diện tích trồng điều , chất lượng giống không cao đã tác động trực tiếp vào khâu chế biến các mặt điều xuất khẩu. Bên cạnh đó phải chịu sức ép từ phía Cục vệ sinh an toàn Thực phẩm các nước đang là vấn đề cần được ưu tiên giải quyết. Không chỉ vậy, nước ta chỉ có khoảng 20 trên 30 doanh nghiệp chế biến đạt tiêu chuẩn sản xuất, dây chuyền công nghệ cao trong chế biến. Vì thế, trước áp lực lớn về lợi nhuận đã dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp sử dụng những nguyên liệu không đạt tiểu chuẩn chế biến cho xuất khẩu làm ảnh hưởng đến hình ảnh hạt điều Việt Nam. Trong những năm gần đây, Ấn Độ tập trung tiêu thụ thị trường nội địa nên nước ta có thể tranh thủ thuận lợi đẩy mạnh xuất khẩu điều. Tuy nhiên, để có thể giữ vững vị thế và tiếp tục xuất khẩu bền vững thì cần những chiến lược phát triển lâu dài. Cùng với sự hợp tác phát triển giữa nước ta và các quốc gia Châu Phi, trong những năm tới chúng ta có thể nhập khẩu trực tiếp với giá cả hợp lý, giảm chi phí thấp nhất khi thông qua các khâu nhập khẩu trung gian điều thô. 2.Một số khuyến nghị tăng sức cạnh tranh cho điều trên thị trường quốc tế + Về sản phẩm: Page 15
- Mở rộng diện tích trồng điều, cải tạo giống tốt, nâng cao chất lượng gieo trồng. Giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất, chế biến, khâu bảo quản đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn chung của các nước. Hợp thức hóa quy mô sản xuất điều, từ gieo trồng vận chuyển, đến chế biến xuất khẩu. Đa dạng hơn các loại mẫu mã, bao bì , thông tin đa ngôn ngữ và tính năng sản phẩm để thuận tiện cho người tiêu dùng ở nhiều quốc gia. Xem trọng vấn đề nâng cao kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất chế biến để hoàn thiện chất lượng sản phẩm Cần nắm rõ thị hiếu cũng như nhu cầu sản phẩm của người tiêu dùng để đáp ứng một cách đầy đủ và phù hợp hơn. + Về giá cả: Ổn định giá điều tươi và thô trong nước, kiểm soát chặt chẽ tình hình xuất nhập khẩu điều trong nước và ra nước ngoài. Hạn chế nhập khẩu điều thô từ nước ngoài, tạo điều kiện tự cung ứng nguyên liệu chế biến, giảm chi phí vận chuyển Tiếp tục phát huy thế mạnh vốn có, thúc đẩy gia tăng giá mà không làm ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước sản xuất theo quy trình công nghệ tiên tiến, làm mới hình ảnh cũng như giảm thiệt hại do cạnh tranh không lành mạnh. Bám chắc thị trường đang có thế mạnh xuất khẩu điều, có chiến lược cụ thể cho giá điều xuất khẩu qua các nước. Trong Marketing Mix, mỗi chiến lược đều mang những vai trò và tầm quan trọng khác nhau, tuy nhiên chúng luôn đi liền và song song hỗ trợ nhau trong phát triển doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm, chí phí sản xuất ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa nông sản và ngược lại. Giá cả tăng cao thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu. Cả chiến Page 16
- lược sản phẩm và giá cả đều tạo ra những giá trị nhất định trong phát triển kinh tế đăc biệt là thúc đẩy tăng trưởng bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO http://vietnamnews.vn/economy/220441/cashewexportstoearn175b.html http://VOV.VN http://www.moit.gov.vn/tintuc/2828/nam2013xuatkhaudieuvietnamtangcave luongvatrigia.aspx http://www2.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=2497&ur=pvhien http://www.dankinhte.vn/kimngachxuatkhauhatdieuovietnam/ Tài liệu lấy từ Hiệp hội Điều Việt Nam Vinacas Các số liệu từ báo Cục Hải quan Việt Nam Page 17
- Page 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận:PHÂN TÍCH KẾ HOẠCH MARKETING HẠT NÊM TỪ THỊT KNORR
21 p | 575 | 62
-
Tiểu luận đề tài : Chiến lược mở rộng xuất khẩu điều vào thị trường Mỹ
22 p | 196 | 39
-
Tiểu luận: TỔNG QUAN VỀ VÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG VÀNG
37 p | 125 | 27
-
Tiểu luận:ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CHẾ BIẾN SẢN XUẤT DẦU VỎ HẠT ĐIỀU TẠI ẤN ĐỘ
19 p | 192 | 22
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn