intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: TỔNG QUAN VỀ VÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG VÀNG

Chia sẻ: Nguyen Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

129
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khái niệm Vàng là kim loại mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng, màu vàng và chiếu sáng, vàng không phản ứng với hầu hết các hóa chất, có dạng quặng hoặc hạt trong đá và trong các mỏ bồi tích. Là 1 kim loại quý, dùng để đúc tiền Vàng được dùng làm 1 tiêu chuẩn tiền tệ ở nhiều nước, được sử dụng trong các ngành nha khoa, điện tử, và trang sức

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: TỔNG QUAN VỀ VÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG VÀNG

  1. Đề án môn học GV hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Minh Quế Tiểu luận TỔNG QUAN VỀ VÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG VÀNG 1
  2. Đề án môn học GV hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Minh Quế CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG VÀNG 1.1. TỔNG QUAN VỀ VÀNG 1.1.1 Khái niệm Vàng là kim loại mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng, màu vàng và chiếu sáng, vàng không phản ứng với hầu hết các hóa chất, có dạng quặng hoặc hạt trong đá và trong các mỏ bồi tích. Là 1 kim loại quý, dùng để đúc tiền Vàng được dùng làm 1 tiêu chuẩn tiền tệ ở nhiều nước, được sử dụng trong các ngành nha khoa, điện tử, và trang sức. 1.1.2 Khái quát lịch sử ra đời của vàng Vàng đã được biết tới và sử dụng bởi các nghệ nhân từ thời Chalcolithic. Các đồ tạo tác bằng vàng ở Balkans xuất hiện từ thiên niên kỷ thứ 4 trước Công nguyên. Các đồ tạo tác bằng vàng như mũ vàng, đĩa Nebra xuất hiện ở Trung Âu từ thiên niên kỷ thứ 2 trước Công Nguyên trong thời kỳ đồ đồng. Việc khai thác vàng được cho là đã bắt đầu từ thời Midas, và vàng ở đây đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành đồng tiền đúc đầu tiên tại Lydia khoảng năm 610 trước Công Nguyên. Từ thế kỷ 6 hay thế kỷ 5 trước Công nguyên, Nhà Chu đã cho sử dụng Ying Yuan, một kiểu đồng tiền xu vàng. Người La Mã bắt đầu phát triển các kỹ thuật mới để khai thác vàng ở quy mô lớn bằng các phương pháp như khai mỏ thủy lục, đặc biệt tại Tây Ban Nha từ năm 25 trước công nguyên trở về sau và tại Romania từ năm 150 sau công nguyên. Đế chế Mali tại chậu Phi nổi tiếng khắp thế giới về trữ lượng vàng vô cùng lớn. 2
  3. Đề án môn học GV hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Minh Quế Dù giá của một số nhóm kim loại platinum cao hơn nhiều, vàng từ lâu vẫn luôn được coi là kim loại đáng them muốn nhất trong các kim loại quý, và giá trị của nó đã được sử dụng làm bản vị cho nhiều tiền tệ trong lịch sử. Vàng đã được sử dụng như một biểu tượng cho sự thanh khiết, vương giả, sự giàu sang và danh vọng. Vàng thời cổ đại về mặt địa chất khá dễ để có được, tuy nhiên 75% tổng lượng vàng này đã được khai thác từ năm 1910, và trữ lượng này ngày càng giảm do nhu cầu của phát triển. Trong thế kỷ 19, những cuộc đổ xô đi tìm vàng đã xảy ra bất kỳ khi nào những trầm tích vàng lớn được phát hiện. Bởi giá trị cao từ trong lịch sử, đa số vàng đã được khai thác trong suốt lịch sử vẫn đang được lưu hành dưới hình thức này hay hình thức khác. 1.1.3 Chế độ bản vị vàng 1.1.3.1 Khái niệm Chế độ bản vị vàng là chế độ tiền tệ trong đó đồng tiền của 1 nước được đảm bảo bằng 1 hàm lượng vàng nhất định theo pháp luật 1.1.3.2 Đặc điểm - Dưới chế độ bản vị Vàng, quốc gia ấn định cố định giá trị đồng tiền của mình với vàng, sẵn sàng mua bán vàng ở mức giá quy định không hạn chế. Ví dụ trong trường hợp của Mỹ, giá của 1 troy ounce vàng nguyên chất là 20.67 USD, do đó sở đúc tiền Mỹ sẵn sàng không hạn chế mua vàng vào và bán ra ở mức giá này. Bản vị vàng giữa 2 đồng tiền trở thành tỷ lệ trao đổi giữa chúng. - Dưới chế độ bản vị vàng, xuất khẩu và nhập khẩu vàng giữa các quốc gia được tự do hoạt động. Do vàng được tự do chu chuyển giữa các quốc gia, cho nên tỷ giá trao đổi thực tế trên thị trường tự do không biến động đáng kể so với bản vị vàng. - Dưới chế độ bản vị vàng, NHTW luôn phải duy trị một lượng vàng dự trữ trong mối quan hệ trực tiếp với số tiền phát hành. Số vàng dự trữ này nhằm 3
  4. Đề án môn học GV hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Minh Quế đảm bảo cho NHTW xử lý uyển chuyển việc chuyển đổi tiền ra vàng mà không gặp bất cứ 1 trở ngại nào. Tiền do NHTW phát hành được đảm bảo bằng vàng 100%. Quy định này buộc NHTW khi muốn mở rộng cung ứng tiền cho nền kinh tế phải tuân thủ kỷ luật “chỉ phát hành tiền khi có luồng vàng từ công chúng chảy vào NHTW”. Khả năng thay đổi cung ứng tiền chính là sự thay đổi lượng vàng có sẵn trong tay người cư trú. Như vậy trong chế độ bản vị vàng, NHTW chỉ có vai trò là người mua vàng và thông qua đó phát hành tiền ra lưu thông, do đó đã hạn chế sự năng động của NHTW. 1.1.3.3 Chế độ bản vị vàng cổ điển 1880-1914 - Mặc dù nước Anh hoạt động dưới chế độ bản vị vàng trong hầu hết thế kỷ 19, nhưng nhìn chung chế độ này vẫn chưa được áp dụng 1 cách phổ biến cho tới những năm 1870. Hầu hết các nước châu Âu, mà dẫn đầu là Đức đã chuyển sang chế độ bản vị vàng trong thập niên 1870. Năm 1880, bản vị vàng từ 1 số ít quốc gia đã phát triển thành hệ thống tiền tệ quốc tế. Cho đến 1914, khi chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra, bản vị vàng bị bỏ rơi. Như vậy trong hơn 30 năm từ 1880-1914, hệ thống bản vị vàng đã thống trị ở hầu khắp các nước, liên kết chặt chẽ các quốc gia lớn với nhau. - Chế độ bản vị vàng 1880-1914 được nhìn nhận là hệ thống hoạt động hoàn hảo, trong đó các quy tắc lưu thông tiền tệ trên được áp dụng tương đối phổ biến và triệt để. - Tuy vậy vẫn có một số trường hợp ngoại lệ, 1 số nước đã từ bỏ hoặc né tránh áp dụng chế độ này một cách hoàn toàn. Khủng hoảng tiền tệ argentina, Mexico và các nước Mỹ La Tinh đã làm cho bức tranh lý tưởng về chế độ bản vị vàng bị bóp méo. - Ưu điểm: + Chế độ bản vị vàng 1880-1914 có tính đặc trưng của một hệ thống tiền tệ quốc tế có trật tự. Hệ thống tiền tệ các quốc gia luôn hoạt động 4
  5. Đề án môn học GV hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Minh Quế thống nhất bên cạnh nhau, có trật tự. 1 số quốc gia đã neo giá trị đồng tiền của mình với bàng Anh và thực hiện dự trữ ngoại hối để hỗ trợ bản vị vàng + Không có sự phá giá hay nâng giá nào giữa các đồng tiền của các nước Anh, Mỹ, Pháp, Đức trong suốt thời kỳ 1880-1914. Các nguyên tắc được áp dụng một cách khá triệt để đã kích thích tăng trưởng thị trường vốn quốc tế - Hạn chế: +Nền kinh tế thường xuyên phải trải qua sự bất ổn định do phải điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế thông qua giá cả, lãi suất,.. + Quốc gia có thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế phải trải qua thời kỳ kinh tế đình đốn trong khi quốc gia có thặng dư cán cân thanh toán lại phải trải qua thời kỷ lạm phát. + Trữ lượng vàng quyết định cung ứng tiền tệ của quốc gia, trở thành nguyên nhân kìm hãm phát triển kinh tế. Những phát hiện về các mỏ vàng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, là nguyên nhân làm tăng lượng cung ứng tiền, tăng lạm phát đột biến. + Tồn tài luồng vàng ròng di chuyển giữa các quốc gia 1.1.3.4 Chế độ bản vị vàng hiện đại 1925-1931 - Chế độ bản vị vàng sau chiến tranh gặp nhiều khó khăn, biến dạng không giống như bản vị vàng nguyên thủy 1980-1914. - Là chế độ bản vị hối đoái vàng: Tiền giấy không được trực tiếp chuyển đổi ra vàng mà phải thông qua một ngoại tệ khác. Ngoại tệ đó phải đảm bảo: + Được chuyển đổi tự do và không hạn chế ra vàng +Được tin cậy làm phương tiện trong thanh toán quốc tế, được chấp nhận rộng rãi - Hoạt động không ổn định như chế độ vàng cổ điển 1880-1914 - NHTW thay đổi cơ cấu dự trữ quốc tế, chuyển từ vàng sang nắm giữ ngoại tệ được chuyển đổi ra vàng như bảng Anh và ngày càng nhiều bằng Đô la 5
  6. Đề án môn học GV hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Minh Quế - Sau cuộc Đại suy thoái kinh tế 1931: chế độ bản vị vàng hối đoái sụp đổ 1.1.3.5 Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng Số lượng vàng trên thế giới là hữu hạn và việc sản xuất không gia tăng so với nền kinh tế thế giới. Với sự tăng trưởng mạnh của các nền kinh tế, sư gia tăng trao đổi quốc tế, dự trữ vàng thế giới và thị trường của nó trở thành một nhánh nhỏ của toàn bộ thị trường. Điều đó dẫn đến các tỷ lệ trao đổi tiền tệ cố định với vàng đã không thể duy trì. Ở đầu thế chiến I, các quốc gia tham gia chiến tranh đã chuyển sang một bản vị vàng ít hơn để phục vụ chiến tranh. Sau thế chiến thứ II vàng bị thay thế bởi một hệ thống tiền tệ có thể chuyển đổi theo hệ thống Bretton Woods. Bản vị vàng và tính chuyển đổi trực tiếp của các đồng tiền sang vàng đã bị các chính phủ trên thế giới hủy bỏ, thay thế bằng tiền giấy. Thụy Sĩ là quốc gia cuối cùng gắn đồng tiền cuối cùng của mình với vàng, vàng hỗ trợ 40% giá trị của tiền cho tới khi Thụy Sĩ gia nhập quỹ tiền tệ quốc tế năm 1999 1.1.4 Ứng dụng của vàng trong đời sống kinh tế xã hội Vàng nguyên chất quá mềm không thể dùng cho việc thông thường nên chúng thường được làm cứng bằng cách tạo hợp kim với bạc, đồng và các kim loại khác. Vàng và hợp kim của nó thường được dùng nhiều nhất trong ngành trang sức, tiền kim loại và là một tiêu chuẩn trao đổi tiền tệ ở nhiều nước. Vì tính dẫn điện tuyệt vời, tính kháng ăn mòn và các kết hợp lý tính và hóa tính mong muốn khác, vàng nổi bật vào cuối thế kỷ 20 như một kim loại công nghiệp thiết yếu 1.1.4.1 Trao đổi tiền tệ Vàng được sử dụng rộng rãi khắp thế giới như một phương tiện chuyển đổi tiền tệ, bằng cách phát hành các đồng xu vàng hoặc thông qua các công cụ tiền giấy có thể quy đổi thành vàng (bản vị vàng) theo đó tổng giá trị tiền được phát hành tương ứng với một lượng vàng dự trữ. Vàng đã đáp ứng đầy đủ các đặc tính đầy đủ của một đồng tiền hàng hóa: sự khan hiếm, tính bền, có thể chuyên chở, dễ phân chia, đồng chất và chất lượng được duy trì lâu bền. Gía trị của vàng được thừa nhận rộng 6
  7. Đề án môn học GV hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Minh Quế rãi, và ổn định tương đối so với các hàng hóa khác, chất lượng của chúng có thể được kiểm tra một cách chính xác và được các chuyên gia công nhận Vàng nguyên chất quá mềm để có thể được sử dụng như tiền tệ hàng ngày và nó thường được làm cứng them bằng cách them đồng, bạc hay các kim loại cơ sở khác. Hàm lượng vàng trong hợp kim được xác định bằng cara(k). vàng nguyên chất được định là 24k, các đồng xu vàng được đưa vào lưu thông từ năm 1526 đến năm 1930 là hợp chất vàng tiêu chuẩn 22k gọi là vàng hoàng gia. 1.1.4.2 Cất giữ của cải Nhiều người sở hữu vàng và giữ chúng dưới hình thức các thỏi nén hay thanh như một công cụ cất giữ của cải. Vàng được thừa nhận giá trị, và có giá trị tương đối ổn định so với các hàng hóa khác 1.1.4.3 Trang sức Do vàng nguyên chất mềm, vàng thường được kết hợp với các kim loại khác để làm các đồ nữ trang cho con người. Lĩnh vực dùng vàng vào ngành trang sức ngày càng phát triển, và gia tăng vị trí của nó trong các ngành chế tác ứng dụng vàng. 1.1.4.5 Y tế Các hợp kim vàng được sử dụng trong việc phục hồi nha khoa, đặc biệt là răng. Tính dễ uốn của các hợp kim vàng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo bề mặt kết nối răng. Vàng keo được sử dụng trong nghiên cứu ý khoa, sinh học và khoa học vật liệu 1.1.4.6 Công nghiệp Hàn vàng được dùng để gắn kết các thành phần vàng trang sức bằng chất hàn cứng nhiệt độ cao hay đồng thau. Vàng có thể được chế tạo thành sợi chì và được dùng trong thêu thùa Vàng có thể chế tạo thành lá vàng Vàng cũng được ứng dùng để chuyển đổi màu của các điểm trắng và đen trên giấy ảnh thành màu xanh và xám trong công nghệ ảnh. 7
  8. Đề án môn học GV hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Minh Quế 1.1.5 Đơn vị đo lường và cách quy đổi giá vàng thế giới và vàng trong nước - Trên thị trường thế giới, vàng thường được đo lường theo hệ thống khối lượng Troy, trong đó 1 troy ounce(ozt) tương đương 31.1034768gram - Ở Việt Nam, khối lượng của vàng được tính theo đơn vị là cây hoặc chỉ. Một cây vàng nặng 37.5 gram. Mỗi chỉ bằng 1/10 cây vàng Tuổi vàng được tính theo thang độ K(karat). Một karat tương đương 1/24 vàng nguyên chất. Vàng 99.99% tương đương với 24 K. Khi ta nói tuổi vàng là 18K thì nó tương đương với hàm lượng vàng trong mẫu xấp xỉ 75%  Thị trường vàng thế giới o Đơn vị yết giá (thông thường): USD/ounce o 1 ounce = 1 troy ounce = 0.83 lượng o 1 lượng = 1.20556 ounce  Thị trường vàng trong nước o Đơn vị yết giá: VND/lượng o Công thức quy đổi giá vàng từ đơn vị tính USD/Oz thành đơn vị tính VND/lượng: Giá vàng quy đổi (VND/lượng) = Giá vàng thế giới (USD/Oz) * 1.20556 * Tỷ giá USD/VND 1.2. THỊ TRƯỜNG VÀNG 1.2.1 Khái niệm - Là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh, mua bán vàng 1.2.2 Đặc điểm chung của thị trường vàng Thị trường vàng không nhất thiết phải tập trung ở 1 vị trí địa lý xác định mà là bất cứ đâu diễn ra hoạt động mua ván vàng, do đó nó còn được gọi là ” thị trường không gian” 8
  9. Đề án môn học GV hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Minh Quế Thị trường vàng là thị trường toàn cầu, không ngủ. Do sự chênh lệch về múi giờ giữa các khu vực nên thị trường vàng diễn ra suốt ngày đêm Các nhóm thành viên thị trường duy trì quan hệ liên tục với nhau thông qua các phương tiện điện tử: điện thoại, mạng vi tính, telex và fax. Do thông tin được truyền đi rất nhanh và hiệu quả nên tuy các thành viên tham gia thị trường ở rất xa nhau, nhưng vẫn như đang hoạt động dưới một mái nhà chung - Thị trường nhạy cảm với chính sách tiền tệ của các quốc gia, các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội, tâm lý. 1.2.3 Phân loại 1.2.3.1 Thị trường vàng giao ngay Thị trường vào giao ngay là thị trường mà ở đó việc mua và bán vàng được thực hiện ngay hoặc chậm nhất là sau 2 ngày kể từ thời điểm thỏa thuận. Các nghiệp vụ này được thực hiện trên cơ sở giá vàng giao ngay, giá được xác định và có giá trị tại thời điểm giao dịch 1.2.3.2 Thị trường vàng kỳ hạn Thị trường vàng kỳ hạn là thị trường mà ở đó việc mua bán vàng sẽ được thực hiện sau một thời gian nhất định kể từ khi thỏa thuận. Thị trường vàng kỳ hạn là nơi cung cấp phương tiện phòng chổng rủi ro khi giá vàng biển đổi bất thường. Hợp đồng mua bán vàng kỳ hạn được sử dụng để cố định giá mua hoặc bán vàng theo một mức giá cố định đã biết trước mà không cần tính đến sự biến động của giá vàng trên thị trường. 1.2.4 Mối quan hệ giữa thị trường vàng và các thị trường đầu tư khác 1.2.5 Các nhân tố tác động đến giá vàng và thị trường vàng - Trên thế giới: biến động USD, biến động giá dầu, tình hình lạm phát - Ở Việt Nam: giá vàng thế giới, cung cầu vàng, chính sách về vàng của nhà nước 9
  10. Đề án môn học GV hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Minh Quế Khi chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế tăng cao, những người đầu cơ thường mua USD để mang lậu vàng vào, áp lực giảm giá đối với tiền đồng ngày một lớn hơn. Giá vàng tăng cao khiến hoạt động gửi tiền không còn hấp dẫn, người gửi tiền chuyển từ nắm giữ tiền đồng Việt Nam sang vàng. Điều này có thể khiến áp lực lạm phát tăng cao. Ngoài ra, người Việt Nam thường tính giá bất động sản theo vàng. Giá vàng tăng cao đẩy giá bất động sản tăng, giá các loại hàng hóa khác cũng lên theo. T i th tr ng còn non tr c a Vi t Nam, giá vàng tăng th ng khi n ng i ta kỳ v ng vào kh năng giá s tăng cao h n CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM 2010 ĐẾN NAY 2.1. BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG VÀNG THẾ GIỚI TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY 2.1.1. Năm 2010 Biến động giá vàng năm 2010: Năm 2010 là năm đánh dấu đỉnh cao của một thập kỉ liền tăng giá liên tục. Hiệp hội vàng thế giới ngày 3/1 cho biết giá vàng đã tăng tới 1430,25 USD/ounce vào ngày 7/12/2010 và tính cho cả năm giá vàng tăng tới 30%. Diễn biến giá vàng trong cả năm 2010 khá phức tạp: đầu năm giá vàng thế giới chưa tới 1.100 USD/ounce, nhưng tới tháng 8/2010 lên cao vượt ngưỡng 1.200USD/ounce; tháng 9/2010 tới ngưỡng 1.300 USD/ounce; tháng 11/2010 vượt ngưỡng 1.400 USD/ounce và tháng 12/2010 giá vàng tăng leo lên 1.430,9 USD/ounce vào ngày 7/12/2010. Gía vàng tuy có hạ nhiệt sau đó, nhưng giá vàng thế giới vẫn dao động ở mức 1.300-1.400 USD/ounce. Nguyên nhân: 10
  11. Đề án môn học GV hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Minh Quế Trong năm 2010 , nguồn cung vàng thế giới chỉ tăng 2% trong khi nhu cầu tăng 9% và đạt đỉnh cao nhất trong 10 năm qua với 3812,2 tấn, riêng nhu cầu vàng trang sức tăng 17% nhờ sức mua tăng mạnh tại hai quốc gia tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới là Ấn Độ và Trung quốc, tổng nhu cầu ở 2 quốc gia này chiếm hơn 1 nửa nhu cầu vàng trang sức thế giới. Sau Ấn Độ va Trung Quốc lượng mua vào của các ngân hàng trung ương( NHTW) trên thế giới lần đầu tiên trong 21 năm qua đã vượt lượng bán ra, nguyên nhân đẩy vàng tăng giá và đạt mức kỷ lục. Qúy 4 năm 2010, nhập khẩu ròng vàng của Ấn Độ tăng gần 30% sau 2 năm bị kìm nén, sức mua tăng bất chấp giá vàng cao nhằm mục tiêu tránh thuế do chính phủ Ấn Độ đã quyết định nâng thuế nhập khẩu vàng bắt đầu từ ngày 28/2/2011. Ở Trung Quốc, nhu cầu vàng tại quốc gia này tăng 70% so với năm trước riêng nhu cầu vàng trang sức đạt con số kỷ lục 428 tấn, đưa quốc gia này trở thành thị trường vàng lớn thứ 2 thế giới. Các NHTW các nước đang phát triển như Trung Quốc, Nga và Thái Lan đã tăng cường mua vàng nhằm bảo tồn và đa dạng hóa dự trữ ngoại tệ. Một số NHTW ở châu Âu bắt đầu bán ra khi giá vàng tăng, nhưng sau đó lại mua vào khi xảy ra cuộc khủng hoảng nợ công và lo ngại rủi ro. Theo đánh giá của Cục Dự Trữ liên bang Mỹ, kinh tế Mỹ sẽ phục hồi mạnh sau thời kỳ suy thoái và sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu. Sự thiếu phối hợp giữa các nền kinh tế hàng đầu trong việc tái cân bằng kinh tế toàn cầu sẽ làm thiết lập một mặt bằng giá mới, trong khi USD tiếp tục mất giá. Rối loạn Lybia, và tình hình căng thẳng khu vực Trung Đông đã gây tâm lý lo âu về bất ổn trên phạm vi toàn cầu Trong khi đó trên thế giới tình hình khu vực đồng euro chưa sáng sủa, quan hệ thương mại Mỹ- Trung còn căng thẳng, giá cả lương thực và nguyên nhiên liệu tiếp tục leo thang do nhu cầu ngày càng tăng của các nền kinh tế mới nổi. 11
  12. Đề án môn học GV hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Minh Quế Tóm lại, lạm phát tiếp tục hoành hoành, bạo đồng xã hội còn u ám, nhu cầu vàng tại Ấn Độ có thể hạ nhiệt, nhưng nhu cầu vàng tại Trung quốc và một số nước châu Á tiếp tục tăng đã làm cho giá vàng tăng cao. Mức độ rủi ro của việc đầu tư quá mức vào kim loại này càng ngày càng gia tăng. 2.1.2. 9 tháng đầu năm 2011 Bước sang năm 2011, giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh mẽ, dao động trong biên độ khá rộng 1.350-1.367 USD trong phiên giao dịch New York ngày 8/2/2011. Sang đến ngày đầu tháng 3/2011 giá vàng vượt ngưỡng cao nhất năm 2010 và lập kỷ lục mới chạm mốc 1.445,7 USD/ ounce, dù ở mốc này không lâu lại quay đầu giảm giá. Ngày 18/7/2011 giá vàng giao ngay tại London là 1.601 USD/ oz, giá vàng đã lập kỷ lục mới, vàng đắt chưa từng có trong lịch sử , vàng đắt chưa từng có trong lịch sử ở cả thị trường trong nước và trên thế giới.Một nguyên nhân quan trọng nhất đó là khủng hoảng nợ đã kéo giá vàng thế giới đi lên. Khủng hoảng nợ ở châu Âu ngày một lan rộng. Lần lượt Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha bị các tổ chức xếp hạng tín nhiệm như Fitch, Moody’s và S&P hạ bậc tín nhiệm và phải xin giải cứu từ IMF và ECB. Hy Lạp thậm chí còn bị Fitch hạ xuống mức CCC, chỉ trên mức phá sản ba bậc. Nước Mỹ cũng đối diện với nguy cơ vỡ nợ kỹ thuật. Tính đến hết tháng 6.2011, con số nợ của Chính phủ Mỹ đã lên tới 14.460 tỉ USD, tương đương 98,6% GDP năm 2010 và vượt xa mức trần nợ 14.294 tỉ USD được quốc hội phê chuẩn từ tháng 2.2010. Quốc hội Mỹ đang bế tắc trong việc xem xét nới trần nợ, trước khi nước này bị coi là vỡ nợ kể từ 1.8 tới. Fed đang bị chia rẽ về việc có gói giải cứu 12
  13. Đề án môn học GV hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Minh Quế thứ ba. Nếu trần nợ được nới và Fed bơm thêm USD ra thì giá vàng sẽ lại có thêm sức tăng giá do cung tiền đẩy lạm phát lên cao. Do vậy, vàng tiếp tục được ưa chuộng và nhiều khả năng còn tiếp tục tăng cao. Nhiều tổ chức đầu tư vẫn mua vàng với số lượng lớn. SPDR, quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới, đã mua 20 tấn vàng trong ngày 12.7 và gần 11 tấn vàng trong ngày 15.7, dấu hiệu cho thấy nhu cầu sẽ còn gia tăng đối với hàng hoá kim loại quý này. 2.1. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM TỪ 2010 ĐẾN NAY 2.1.1 Tình hình khai thác vàng Vàng là một trong số những khoáng sản có diện phân bố rộng nhất Việt Nam, có nhiều nguồn gốc và quặng hóa khác nhau. Vàng tập trung chủ yếu ở phần rìa vùng trũng song hiển ( Pắc lạng, Nà pái), dọc theo các đứt gãy sâu sông Hồng, Sông Đà, sông Mã hoặc ở phần rìa các khối nâng Hòa Bình( mỏ Kim Bôi), Kon Tum(mỏ Bồng Miêu, Trà Năng, Suối Ty). Vàng gốc phát triển chủ yếu trong một số kiểu thành hệ khoáng hóa như: thạch anh-vàng(mỏ Bồ Cu- Thái nguyên), vàng- bạc( Nà Pái, Xà Khía). Vàng cộng sinh: đây là nguồn tài nguyên khá quan trọng, hiện nay đã phát hiện vàng cộng sinh với antimon, đồng, thiếc, chì, kẽm song có ý nghĩa kinh tế hơn cả là vàng trong mỏ đồng Sinh Quyền với trữ lượng gần 35 tấn và hàm lượng trung bình Au=0,46-0,55 g/t. Các nhà địa chất thống kê rằng trữ lượng vàng của nước ta còn khoảng 1000- 3000 tấn. Các mỏ quặng nằm rải rác ở các tỉnh Bắc Cạn, Cao Bằng, Quảng Nam với quy mô khác nhau. Tuy vậy 95% trữ lượng vàng tiêu thụ trong nước đều được nhập khẩu. 13
  14. Đề án môn học GV hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Minh Quế Vàng được khai thác ở VN hiện nay đa số là vàng nguyên chất, lẫn quặng, chất lượng thấp và thô sơ. Do vậy còn phải xuất khẩu sang nước ngoài gia công và nhập khẩu vàng về tiêu thụ trong nước. Lợi nhuận cao, số doanh nghiệp tham gia vào khai thác vàng ngày càng gia tăng. Đầu tư cho khai thác vàng cũng ngày một lớn. Tuy vậy đóng góp của khai thác vàng vào GDP lại ngày càng giảm. Khai thác bừa bãi, đất nước ngày một nghèo đi, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng là những nghịch lý trong việc khai thác vàng. Ở Việt Nam, Olympus Pacific là doanh nghiệp nước ngoài duy nhất được phép khai thác vàng ở Việt Nam, đây là một vấn đề cần đặt dấu chấm hỏi. Trong nhiều năm qua, đã có rất nhiều công ty nước ngoài tìm đến VN thăm dò và khai thác vàng nhưng đến rồi đi rất nhanh. Việt Nam đang áp dụng khung thuế 10% cho xuất khẩu vàng cho nhà đầu tư nước ngoài đã đưa Việt Nam là 1 trong các quốc gia có khung thuế đối với lĩnh vực khai thác khoáng sản cao nhất thế giới. Thuế suất xuất khẩu vàng quá cao, thêm vào đó là những chính sách không đãi ngộ, hấp dẫn đã hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào khai thác vàng Việt Nam. Việc khai thác ở Việt Nam hiện còn dưới hình thức thủ công là chính, cơ sở hạ tầng thấp kém, việc khai thác lậu, trái phép diễn ra tràn lan, bất chấp các cơ quan nhà nước đã có những biện pháp ngăn chặn và xử lý. Tình trạng trên đã làm cho môi trường ở những nơi có mỏ vàng đang bị đe dọa nặng nề. Người dân ở đây đã và đang phải trả giá đắt bằng chính sự sống và sức khỏe của mình. 2.1.2.Tình hình tiêu thụ vàng Hiện nay ở Việt Nam người ta thường kinh doanh vàng dưới dạng các bánh, thỏi, nhẫn, dây chuyền, vòng, lắc với hàm lượng vàng chủ yếu là 99,999% hay 99,99%, 99,9%, 99% hay 98%. Vàng dùng trong ngành trang sức thông thường còn gọi là vàng tây có tuổi khoảng 18K. 95% lượng vàng tiêu thụ trong nước là nhập khẩu. 14
  15. Đề án môn học GV hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Minh Quế Năm 2010, Việt Nam là một trong những nước tiêu thụ vàng nhất trên thế giới với mức tiêu thụ năm 2010 là 81.4 tấn. Tăng trưởng so với năm 2009 là 11%. Nhiều quốc gia châu Á có nhu cầu tiêu thụ đồ trang sức vàng ít hơn trong năm 2010 vì người tiêu dùng đã nản lòng với giá vàng tăng vọt. Nhu cầu vàng trang sức của Việt Nam cũng giảm nhưng đây vẫn là một thị trường tiềm năng. Năm 2010, Việt Nam đứng thứ 8 trong 10 quốc gia tiệu thụ vàng nhiều nhất thế giới, sau Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ,.. Qúy I/ 2011, hội đồng Vàng thế giới (WGC) công bố lượng vàng tiêu thụ ở Việt Nam là 19.2 tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Vàng được coi là kênh trú ẩn an toàn trong thời kỳ lạm phát tăng cao như hiện nay. Gía trị của tổng lượng vàng tiêu thụ ở Việt Nam tương đương với 878 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ 2010. Nhu cầu vàng nữ trang ở Việt Nam quý I/2011 tương đương với 5.5 tấn, trong khí đó vàng đầu tư tăng 1%, tương ứng 14.2 tấn. 2.1.3.Tình hình nhập khẩu vàng - 95% trữ lượng vàng tiêu thụ trong nước đều được nhập khẩu. Nhập khẩu chiếm quy mô gần tuyệt đối trong thị trường vàng Việt Nam. Do vậy mọi biến động về giá vàng quốc tế đều gây ra những ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến thị trường vàng Việt Nam. - Việt Nam cho phép nhập khẩu vàng từ những năm 90. Năm 1997, Nhà nước cấm nhập vàng do khan hiếm ngoại tệ. Đến năm 2001, nhà nước Việt Nam chính thức cho phép nhập khẩu vàng trở lại, và được điều tiết bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các doanh nghiệp kinh doanh muốn nhập khẩu phải xin hạn ngạch và giấy phép từ ngân hàng nhà nước. Hoạt động nhập khẩu vàng bị quản lý chặt chẽ bởi NHNN. Tháng 5/2008, NHNN ngừng cấp phép nhập khẩu vàng trong động thái để kiềm chế thâm hụt thương mại, làm dịu áp lực lạm phát và giúp bình ổn nền kinh tế. 15
  16. Đề án môn học GV hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Minh Quế Năm 2006, Việt Nam nhập khẩu 91 tấn vàng, số vàng được nhập trong năm 2007 va năm 2008 lần lượt là 51 và 90.5 tấn. Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam cho rằng Việt Nam hiện có thểđang nắm giữ khoảng 500 tấn vàng. Người Việt Nam quá quen với lạm phát cao và bất ổn trong nhiều năm, thường có thói quen dự trữ vàng. Người Việt Nam nắm giữ vàng tính trên mỗi đồng đô la thu nhập nhiều hơn bất kỳ người dân nước nào trên thế giới. nhap khau vang, quyet dinh nhap khau vang khien viet nam lo to, nhap khau vang co phai la quyet dinh dung dan? nhap khau vang – Trước mắt, toàn xã hội phải bù đắp 100 triệu USD cho việc nhập khẩu 5 tấn vàng và nhiều khả năng tăng lên 200 triệu USD nếu số vàng nhập khẩu lên 10 tấn như kế hoạch. Thông tin Ngân hàng (NH) Nhà nước cho phép nhập khẩu 5 tấn vàng và sẽ tiếp tục cấp phép nhập thêm 5 tấn nữa trong vài ngày tới đã làm giá vàng trong nước có phần hạ nhiệt. Tuy nhiên, cơ chế điều hành thị trường vàng còn bất ổn dẫn đến việc xuất khẩu vàng giá thấp, nhập khẩu vàng giá cao khiến nền kinh tế thiệt hại không nhỏ. nhap khau vang – Nước ngoài lời to Số liệu thống kê cho thấy 7 tháng đầu năm 2011 (giai đoạn xuất khẩu vàng nhiều nhất từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 7-2011), Việt Nam đã xuất 30 tấn vàng, thu về 1,2 tỉ USD, tính trung bình 40 triệu USD/tấn vàng. Trong khi đó, nhiều quốc gia, tổ chức tài chính quốc tế lại ồ ạt mua vàng. Mexico, Hàn Quốc, Thái Lan…, mỗi quốc gia mua hàng chục đến cả trăm tấn vàng. Riêng tháng 7-2011, quỹ đầu tư hàng đầu thế giới SPDR Gold Trust mua gần 80 tấn vàng nhưng chỉ bán ra vài tấn. Thậm chí các doanh nghiệp của Nhật Bản, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ… cũng mua vàng tái xuất từ Việt Nam. Đến tháng 8-2011, giá vàng thế giới tăng mạnh, những quốc gia đối tác nước ngoài mua vàng trước thời điểm này đã lời to. Tại Việt Nam, giới kinh doanh vàng tranh thủ giá vàng thế giới liên tục tăng, tâm lý kỳ vọng giá còn đi lên của người dân, đã dùng kỹ xảo đẩy giá vàng trong nước tăng nhanh, cao hơn giá thế giới 1-2 triệu đồng/lượng. Từ đó, các tổ chức, cá nhân đã bán khống vàng cắn răng mua lại vàng để cắt lỗ, kéo theo làn sóng mua vàng bao phủ thị trường. Nếu tính tại thời điểm 15 giờ ngày 10-8, giá vàng trong nước xuống còn 44,4 triệu đồng/lượng thì người mua vàng vào những ngày trước với giá 45-46 triệu đồng/lượng để trả nợ hoặc phòng thân đã thiệt hại nặng và sẽ thiệt hại nhiều hơn nữa nếu giá vàng giảm mạnh, nhất là khi 5 tấn vàng nhập khẩu sẽ về tới Việt Nam trong 2 ngày tới. 16
  17. Đề án môn học GV hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Minh Quế Giá vàng nhanh chóng hạ nhiệt sau thông tin NHNN nhập khẩu vàng. Cơ chế xuất nhập bất cập Thế nhưng, thiệt hại lớn nhất vẫn thuộc về nền kinh tế. Giả sử doanh nghiệp nhập khẩu tại mức giá 1.750 USD/ounce thì với 5 tấn vàng đã tiêu hóa hơn 300 triệu USD, trung bình 60 triệu USD/tấn vàng. Trong khi đó, nhiều tháng trước, Việt Nam chỉ xuất khẩu với giá 40 triệu USD/tấn vàng. Như vậy, trước mắt toàn xã hội phải bù đắp 20 triệu USD/tấn vàng, tính ra phải bù đắp 100 triệu USD cho việc nhập khẩu 5 tấn vàng và nhiều khả năng tăng lên 200 triệu USD nếu số vàng nhập khẩu lên tới 10 tấn trong vài ngày tới. Thực tế cho thấy những bất cập trong cơ chế điều hành xuất nhập khẩu vàng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cơn sốt vàng và những thiệt hại không đáng có. Từ năm 2008 đến nay, mỗi năm, NH Nhà nước chỉ cho phép nhập khẩu vàng vài đợt với số lượng nhỏ giọt, gắn liền với những thời điểm người dân đổ xô mua vàng, giá trong nước cao hơn giá thế giới hàng triệu đồng/lượng. Trong khi đó, hạn ngạch xuất khẩu vàng gần như bỏ ngỏ. Doanh nghiệp chỉ cần có giấy phép hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu; hạ hàm lượng, trọng lượng vàng để hưởng thuế suất 0% là xuất được hàng chục tấn vàng ra nước ngoài. Hệ quả là cung cầu về vàng nhiều thời điểm mất cân đối, giới đầu cơ tranh thủ làm giá. Biểu hiện rõ nhất là những ngày gần đây, chỉ trong vài giờ, giá vàng trong nước tăng – giảm 1-2 triệu đồng/lượng, trong khi sức mua bán vàng vào những thời điểm đó rất yếu. Giá vàng giảm mạnh – nhap khau vang Ngày 10-8, thị trường vàng TPHCM trở nên trầm lắng sau hai ngày “nổi sóng”, giá vàng giảm mạnh về mốc 44,5 triệu đồng/lượng. Lúc 16 giờ, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá mua bán lần lượt là 44,1 triệu – 44,6 triệu đồng/lượng. Mức giá này cũng được các thương hiệu vàng lớn tại Hà Nội niêm yết. So với chiều hôm trước, vàng giảm 500.000 đồng/lượng và giảm gần 2 triệu đồng/lượng so với “đỉnh” ngày 9-8. Cùng ngày, giá vàng thế giới cũng có phiên biến động mạnh với biên độ rộng. Lúc 16 giờ ngày 10-8 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giảm về mốc 1.743 USD/ounce, giảm 7 USD/ounce chiều hôm trước. Giá vàng thế giới giảm mạnh trước áp lực chốt lời của nhà đầu tư. Hiện quy đổi theo tỉ giá USD trong NH, vàng thế giới đang ở mốc 43,7 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá trong nước gần 1 triệu đồng/lượng. T.Phương 17
  18. Đề án môn học GV hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Minh Quế Cần dự báo xu hướng thị trường TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, cho rằng cơ quan quản lý cần dự báo xu hướng thị trường vàng để từ đó đưa ra quyết định xuất nhập khẩu vàng linh hoạt, cân đối cung cầu thị trường. NH Nhà nước nên học tập NH Trung ương Trung Quốc, tức là điều hành xuất nhập khẩu vàng sao cho giá trong nước luôn ngang bằng với giá vàng thế giới để hạn chế tình trạng đầu cơ. Theo ông Trần Thanh Hải, Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Kinh doanh vàng Việt Nam, thời điểm này, NH Nhà nước không nên cho phép nhập khẩu thêm vàng mà giải pháp bình ổn nhanh nhất là sử dụng cơ chế đặc biệt, cho phép các NH bán ra hàng chục ngàn lượng vàng đang tồn kho. Cũng với cơ chế đặc biệt đó, các NH thương mại sẽ chọn thời điểm thuận lợi mua vàng bù lại số vàng đã bán ra. Về lâu dài, ông Hải cho rằng NH Nhà nước cần có cơ chế riêng cho các NH giao dịch vàng giao sau với nước ngoài. Trong khi đó, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) vừa gửi văn bản kiến nghị thống đốc NH Nhà nước và bộ trưởng Bộ Tài chính về các giải pháp bình ổn thị trường vàng và hạ nhiệt lãi suất. Theo Tổng Thư ký Nguyễn Hoàng Hải, thị trường vàng hiện nay hầu như bị buông lỏng quản lý. Vàng có thể được coi như ngoại tệ, trong khi ngoại tệ bị cấm mua bán trên thị trường tự do, còn vàng không bị cấm, không bị đóng thuế. Do vậy, đề nghị thống đốc NH Nhà nước có biện pháp quản lý vàng chặt như ngoại tệ. 2.3. BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY 2.2.1 Diễn biến - Năm 2010 S. ĐỖ THỊ THỦY – VietinBank 1. Năm của những mức giá kỷ lục trên thị trường vàng Trong những năm gần đây, giá vàng có xu hướng tăng nhanh. Năm 2010 thị trường vàng (TTV) biến động bất thường với những mức giá kỷ lục liên tiếp được thiết lập. Tháng 11/2010 người dân đã chứng kiến giá vàng trong nước đạt mức giá 38 triệu đồng/lượng. Từ cuối năm 2009 đến ngày 21/12/2010 giá vàng quốc tế tăng 26%, giá vàng trong nước tăng 46%. Sự biến động của TTV đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng. Bài toán vàng, lạm phát lại một lần nữa thách thức các nhà điều hành chính sách tiền tệ. Vậy những nguyên nhân nào khiến giá vàng trong nước tăng đột biến? Thứ nhất: Giá vàng Việt Nam chịu tác động của giá vàng thế giới Giá vàng thế giới đã có những bước ngảy vọt chưa từng có, lần đầu tiên trong vòng 10 năm qua, đạt cao nhất vào năm 2010, tăng gấp 5 lần. Vào trung tuần tháng 10/2010, giá vàng thế giới đã lập kỷ lục 1.379,1$/oune, tăng 22% so với đầu năm. Vàng đã trở thành tài sản đặc biệt, không chỉ các Ngân hàng trung ương (NHTW) mà các quỹ đầu tư nhỏ lẻ rất quan tâm. Giá vàng thế giới tăng do 3 nguyên nhân chính: Khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến nhà đầu tư tìm đến vàng như một chỗ trú ẩn an toàn: Nhân tố chính kích động giá vàng là lạm phát hoành hành các nền kinh tế. Trong hai năm qua, cùng với các chiến dịch kích thích tăng trưởng kinh tế, các NHTW của Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước khác đã tìm cách tăng 18
  19. Đề án môn học GV hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Minh Quế chi tiêu đồng thời in thêm tiền mặt. Hàng nghìn tỷ USD được bơm vào nền kinh tế toàn cầu, khiến lạm phát gia tăng. Mặt khác, các yếu tố quốc tế đầy rủi ro sau khủng hoảng khiến vàng trở thành tài sản được ưa chuộng để tích trữ. Chiến dịch nới lỏng chính sách tiền tệ đã không thể thúc đẩy nền kinh tế và giảm thất nghiệp ở các nước như mong muốn. Thay vào đó, luồng "tiền nóng" chảy sang các nền kinh tế đang nổi, nơi chúng được đổ vào các mặt hàng giữ giá như vàng. Tại Mỹ, sự mất lòng tin vào đồng USD khiến giá trái phiếu chính phủ Mỹ giảm mạnh và lãi suất tăng vọt. Cứ 18 ngày, Mỹ lại phát hành các loại giấy tờ ghi nợ tương đương giá trị sản lượng vàng khai thác 1 năm và mỗi năm nước Mỹ vay nợ tương tương 1/3 tổng số lượng vàng hiện có trên thế giới. Tại Châu Âu, nợ xấu tại một số quốc gia có biểu hiện ngày một trầm trọng hơn, thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến kênh đầu tư vàng… Cung yếu: Bất chấp giá vàng đang ở mức cao kỷ lục, các Công ty khai thác vàng không thể đáp ứng đủ mức cầu. Dưới góc độ kinh tế, mỗi khi cầu tăng thì cung sẽ tăng theo, qua đó giữ giá ổn định. Tuy nhiên điều này không xảy ra với vàng, đơn giản vì không có nguồn quặng mới đủ để tăng sản lượng khai thác và thay thế lượng vàng đi vào tiêu dùng. Trong năm qua, sản lượng vàng thế giới chỉ tăng được 3%, trong khi giá vàng tăng hơn 20%. Cầu bùng nổ: Bên cạnh các yếu tố cơ bản khiến giá vàng luôn theo xu thế đi lên như: nhu cầu vàng trang sức và vàng công nghiệp ngày càng tăng; tâm lý ưa chuộng vàng của một số quốc gia (điển hình là Trung Quốc và Ấn Độ), thì động thái găm giữ vàng của các nhà đầu tư, các chính phủ đã khiến nhu cầu vàng năm 2010 tăng vọt. Theo Hội đồng vàng toàn cầu, tổng giá trị đầu tư vào vàng trong quý 3/2010 tăng lên mức kỷ lục 9,6 tỷ USD, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2009. Đồng thời, các nhà đầu tư và một số NHTW, chủ yếu ở Trung Đông và châu Á, cũng chuyển sang dự trữ vàng. Trong năm 2009-2010, các NHTW của Ấn Độ, Sri Lanka và Cộng hòa Mauritius mua 212 tấn, Bangladesh mua 10 tấn. Iran đã tuyên bố chuyển 45 tỷ USD dự trữ sang đồng Euro và vàng. Một số quốc gia Trung Đông khác cũng chuyển 200.000 thùng dầu thô/ngày sang vàng, tương đương 140 tấn vàng/năm (nếu tính theo tỷ giá vàng/dầu thô hiện nay). Mặc dù giá vàng lên rất cao nhưng theo tính toán của các nhà đầu tư, thị trường này vẫn còn nhiều tiềm năng. Kết quả phân tích biểu đồ chu kỳ giá vàng cho thấy, tại thời điểm ngay sau khi giá mặt hàng này chạm đỉnh, tỷ trọng cổ phiếu vàng chiếm 26% tổng giá trị cổ phiếu đầu tư toàn cầu. So với năm 2009, tỷ trọng này chỉ chiếm 0,8% – một con số không đáng kể. Do đó, các Quỹ đầu tư, đặc biệt là quỹ SPDR vẫn tiếp tục mua vàng với khối lượng lớn để canh giá cao bán ra kiếm lời. Hoạt động đầu tư vàng riêng lẻ của tư nhân cũng phát triển rất mạnh ở nhiều nước… Thứ hai: Tâm lý giữ vàng Vàng là một công cụ đầu tư, cất trữ truyền thống của người Việt Nam. Việc quy đổi tài sản theo giá trị của vàng đã trở thành thói quen lâu đời và đã được người Việt Nam lựa chọn là phương tiện đo lường, trao đổi từ thế kỷ này sang thế kỷ khác. Trước những đợt biến động giá vàng trong thời gian gần đây, nhiều tổ chức và cá nhân đã đổ xô đi mua vàng. Có thể thấy vàng đã len lỏi vào định giá hàng hoá, dự trữ và dẫn đến “vàng hoá”. Trên thực tế, Việt Nam cũng nằm trong những nước nhập khẩu vàng lớn trên thế giới (Năm 2006, nhập 91 tấn vàng, năm 2007 nhập 51 tấn vàng, năm 2008 nhập 90,5 tấn vàng). Mặt khác, cùng với khủng hoảng kinh tế, lạm phát, năm 2010 việc đầu tư vào các chứng khoán và bất động sản đều hạn chế, thậm chí thua lỗ đã khiến các nhà đầu tư Việt Nam tập trung vào vàng. Theo tính toán sơ bộ, lượng vàng dự trữ (chủ yếu trong dân cư) của Việt Nam đã tăng liên tục trong nhiều năm qua và đạt mức cao nhất 1.000 tấn vào cuối năm 2009 với tổng trị giá lên tới 45 tỉ USD, bằng 50% GDP của Việt Nam cùng thời điểm và sang năm 2010 lượng vàng trong dân cũng tăng cao. Do đó, việc nhìn nhận vai trò của vàng đối với hệ thống tài chính là hết sức quan trọng. Thứ ba: Cung vàng trong nước được kiểm soát chặt chẽ 19
  20. Đề án môn học GV hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Minh Quế Trong khi cầu vàng trong nước tăng đột biến thì cung lại rất hạn chế. Khoảng 95% lượng vàng tiêu thụ tại Việt Nam được nhập khẩu, tuy nhiên hoạt động nhập khẩu vàng được quản lý rất chặt chẽ, các doanh nghiệp kinh doanh vàng muốn nhập khẩu phải xin hạn ngạch từ NHNN. Tháng 5/2008, để làm dịu áp lực lạm phát và bình ổn nền kinh tế, NHNN ngừng cấp phép nhập khẩu vàng. Điều này hạn chế lượng ngoại hối dùng để nhập vàng, nhưng lại tạo ra ít nhất là ý niệm khan hiếm vàng. Khi chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới tăng cao, không được phép nhập khẩu qua đường chính thức, nhà đầu cơ đẩy mạnh mua USD để nhập lậu vàng, tạo áp lực khan hiếm đồng USD và đẩy giá USD lên cao. Thứ tư: tỷ giá hối đoái tăng cao Giá vàng hiện chủ yếu được yết bằng USD, do vậy khi USD bị đẩy lên cao, đến lượt nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng. Theo đó, khi giá USD tăng, giá vàng sẽ tăng tương ứng. Giá vàng tăng trong khi cầu về vàng vượt quá cung khiến nhu cầu mua USD để nhập khẩu vàng tăng, lúc này, giá vàng đã tác động ngược trở lại giá USD, tạo vòng xoáy giữa vàng, USD. 2. Tác động của giá vàng đến các yếu tố kinh tế vĩ mô và hoạt động của các Ngân hàng thương mại (NHTM) Theo báo cáo của Hội đồng Vàng thế giới, lượng vàng hiện có tại Việt Nam (lấy lượng vàng nhập khẩu trừ đi số đã xuất khẩu) khoảng 1.000 tấn, tương đương với 45 tỷ USD. Tuy con số này chưa được công nhận, nhưng chắc chắn một lượng vàng rất lớn đang được người dân nắm giữ, đang trở thành luồng vốn hoạt động không chính thức, gây sức ép không nhỏ đến chính sách tiền tệ, tăng trưởng kinh tế nói chung và hoạt động của các NHTM nói riêng. Mặt khác, giá vàng tăng cao gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của chính sách tiền tệ và ổn định kinh tế vĩ mô trong trung hạn. Xét từ quan hệ ảnh hưởng từ trực tiếp đến gián tiếp có thể thấy tác động của giá vàng tăng như sau: - Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động nguồn vốn của khu vực tài chính: Khi giá vàng tăng người dân rút tiết kiệm để đầu tư vàng thay vì gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Đồng thời vốn rút ra lại loanh quanh ở TTV và ngoại tệ dẫn đến khả năng huy động vốn của các NHTM bị giảm sút, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. - Thị trường ngoại tệ tự do bành trướng: Tình trạng đô la hóa ở Việt Nam không chỉ biểu hiện bằng tỉ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng mà còn là khối lượng ngoại tệ lưu hành ngoài hệ thống tài chính. Khi giá vàng tăng làm cho nhu cầu mua USD trên thị trường tự do để nhập khẩu vàng lậu lớn dẫn đến tỷ giá USD tăng, khó kiểm soát. - Nguy cơ lạm phát: Tuy chưa thống kê được quy luật cụ thể cho mối liên quan chặt chẽ giữa vàng và lạm phát. Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế dẫn đến hiện tượng dùng vàng để định giá các tài sản lớn, điển hình là giá bất động sản. Khi vàng trở thành thước đo giá trị, việc vàng tăng giá kéo giá bất động sản và các loại hàng hóa khác tăng theo, gây nguy cơ lạm phát. - Thâm hụt cán cân thương mại: Khi giá vàng tăng thì nhập khẩu vàng tăng và nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu càng lớn. Với khối lượng vàng cất trữ rất lớn và gia tăng nhanh chóng những năm gần đây giải thích vì sao thâm hụt cán cân thương mại. - Ảnh hưởng đến điều hành chính sách tiền tệ: Với số liệu trên cho thấy tỉ trọng vàng trên GDP ở Việt Nam rất lớn. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến điều hành chính sách tiền tệ. Đơn cử, với tổng phương tiện thanh toán không kể vàng (M2) thì hệ số nhân tiền theo tính toán của các chuyên gia khoảng 4,8. Nhưng nếu tính gộp M2 + vàng thì hệ số này chỉ còn 2,0. Rõ ràng rằng có rất nhiều vấn đề đối với hệ thống tiền tệ đang bị chi phối bởi khối lượng vàng và TTV đang bành trướng hiện nay. Như vậy, vàng không còn là vấn đề nhỏ của các nhà kinh doanh, mà đang thực sự trở thành một lực lượng thị trường có khả năng chi phối cả tiết kiệm, đầu tư, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại tệ và hiệu quả sử dụng vốn 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2