intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận môn Chăm sóc Dược: Chăm sóc dược trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có sử dụng Insulin

Chia sẻ: Ho Mai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:22

197
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận tìm hiểu mục đích điều trị; giúp các bác sĩ đạt được mục đích điều trị; phòng ngừa các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình điều trị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận môn Chăm sóc Dược: Chăm sóc dược trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có sử dụng Insulin

  1. BỘ Y TẾ         TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI          BỘ MÔN DƯỢC LÂM SÀNG TIỂU LUẬN THI HẾT HỌC PHẦN MÔN CHĂM SÓC DƯỢC CHĂM SÓC DƯỢC TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG  TYP 2 CÓ SỬ DỤNG INSULIN HỌ TÊN HỌC VIÊN: HỒ THỊ MAI MàHỌC VIÊN: 1821154 LỚP: Chuyên khoa 1, CK22 – Lớp Hà Nội Đơn vị công tác: Bệnh viện tâm thần Mỹ Đức HÀ NỘI 2020
  2. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh đái tháo đường là một bệnh nội tiết chuyển hóa thường gặp nhất và là   một bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất trên toàn cầu. Bệnh đái tháo đường là một   trong những vấn đề sức khỏe của thế kỷ 21 [5].  Theo báo cáo của Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế  năm 2015, trên toàn cầu   ước tính có khoảng 8,8% dân số  trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường. Trong đó,   khu vực Tây Thái Bình Dương có số người bị mắc bệnh đái tháo đường cao nhất (153   triệu người – 9,3% dân số  trưởng thành). IDF cũng  ước tính tỷ  lệ  tăng của bệnh đái  tháo đường trong vòng 20 năm tới thì khu vực này cũng đứng vị  trí thứ  5. Tại Việt  Nam, năm 2015 có khoảng 3,5 triệu mắc bệnh đái tháo đường chiếm tỷ lệ 5,6%. Việt  Nam đứng trong top 5 nước có số  lượng bị  mắc đái tháo đường cao nhất trong khu   vực[8], [6].  Đái tháo đường là một đại dịch, cướp đi sinh mạng trên 5 triệu người mỗi năm   và cứ  6 giây có một người chết vì căn bệnh này. Những biến chứng nặng nề do đái  tháo đường gây ra và chi phí điều trị tốn kém ước tính đến 673 tỷ  đô la Mỹ mỗi năm  (chiếm 12% tổng chi tiêu trên toàn thế  giới). Tại Việt Nam có khoảng 53.457 người  chết do đái tháo đường, chi phí điều trị trung bình là 162.700 đô la Mỹ cho mỗi bệnh   nhân. Chi phí tăng lên theo mức độ nặng và biến chứng của bệnh [6].  Đái tháo đường typ 2 là do tương tác giữa gen, môi trường và hành vi mà trong   đó hành vi là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng, kiểm soát được yếu tố này   có thể phòng tránh được bệnh và một số  nguy cơ  có thể  kiểm soát được nếu người   dân có kiến thức đúng và thực hành đúng. Kiến thức, thái độ và thực hành đúng phòng  đái tháo đường của người dân ở nước ta còn 2 rất thấp (
  3. giới. Nhiều báo cáo cho thấy kiến thức đúng về phòng bệnh, kiến thức về chế dộ ăn   uống, luyện tập cũng như sự hiểu biết về chế độ điều trị còn hạn chế và đây cũng là   một trong những yếu tố  làm tăng độ  nặng của bệnh [1]. Xuất phát từ  thực tế  trên   chúng tôi tiến hành làm tiểu luận về vấn đề chăm sóc dược cho bệnh nhân đái tháo  đường typ II có sử dụng Insulin với mục đích : 1. Giúp các bác sĩ đạt được mục đích điều trị; 2. Giải quyết được các vấn đề liên quan đến điều trị bằng thuốc; 3. Phòng ngừa các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình điều trị.  II. CHĂM SÓC DƯỢC CHO BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP II CÓ SỬ  DỤNG INSULIN 1. Tổng quát về đái tháo đường týp 2: 1.1 . Định nghĩa: Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) được Tổ chức Y tế thế giới (WHO –  World Heath Orgnization) định nghĩa là một nhóm các bệnh chuyển hóa đặc   trưng bởi tăng glucose máu mạn tính do hậu quả của thiếu hụt hoặc giảm hoạt  động của insulin hoặc kết hợp cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong ĐTĐ  làm tổn thương, rối loạn và suy chức năng của nhiều cơ  quan khác nhau, đặc   biệt là các tổn thương ở mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu [24], [36]. ĐTĐ  thường tiến triển âm thầm trải qua nhiều giai đoạn [10]. Khi đã xuất hiện thì   thường kèm theo các biến chứng nguy hiểm. ĐTĐ gồm 5 giai đoạn:  ­ Giảm nhạy cảm với insulin và glucose ­ Tăng tiết insulin  ­ Tế bào β mất nhạy cảm với insulin ­ Giảm tiết insulin  ­ ĐTĐ týp 2 1.2. Chẩn đoán đái tháo đường týp 2:  1.2.1. Tiêu chuẩn để  làm xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường hoặc tiền đái   tháo đường ở người không có triệu chứng ĐTĐ: 
  4. a)  Người lớn có BMI ≥ 23 kg/m2, hoặc cân nặng lớn hơn 120% cân nặng lý  tưởng và có một hoặc nhiều hơn một trong các yếu tố nguy cơ sau:  ­   Ít vận động thể lực  ­   Gia đình có người bị  đái tháo đường  ở  thế  hệ  cận kề  (bố, mẹ, anh chị em   ruột)  ­   Tăng huyết áp (huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương   ≥ 90 mmHg hay đang điều trị thuốc hạ huyết áp)  ­     Nồng   độ   HDL   cholesterol   <   35   mg/   (0,9   mmol/L)   và/hoặc   nồng   độ  triglyceride > 250 mg/dL (2,82 mmol/L)  ­   Vòng bụng to: ở nam ≥ 90 cm, ở nữ ≥ 80 cm  ­   Phụ nữ bị buồng trứng đa nang  ­   Phụ nữ đã mắc đái tháo đường thai kỳ  ­   HbA1c ≥ 5,7% (39 mmol/mol), rối loạn glucose huyết đói hay rối loạn dung   nạp glucose ở lần xét nghiệm trước đó.  ­   Có các dấu hiệu đề kháng insulin trên lâm sàng (như béo phì, dấu gai đen…).  ­   Tiền sử có bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.  b)   Ở bệnh nhân không có các dấu hiệu/triệu chứng trên, bắt đầu thực hiện xét   nghiệm phát hiện sớm đái tháo đường ở người ≥ 45 tuổi.   c)   Nếu kết quả xét nghiệm bình thường, nên lặp lại xét nghiệm sau mỗi 1­ 3  năm. Có thể thực hiện xét nghiệm sớm hơn tùy thuộc vào kết quả  xét nghiệm trước   đó và yếu tố nguy cơ. Đối với người tiền đái tháo đường: thực hiện xét nghiệm hàng  năm.   1.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường týp 2 Theo   khuyến   cáo   của   Hiệp   hội   ĐTĐ   Mỹ   (ADA   –   American   Diabetes   Association) năm 2014, Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ khi thỏa mãn 1 trong 4 điều  kiện sau: 
  5. (1). HbA1c ≥ 6,5%(phòng xét nghiệm có kiểm chuẩn và theo phương pháp đã  chuẩn hóa (dùng trong nghiên cứu DCCT) (2).   Đường máu đói  ≥ 7.0 mmol/ L ( ≥ 126 mg/dL).  Đo 2 lần khác nhau  Đường máu đói đo khi đã nhịn ăn ít nhất 8 giờ.  (3). Đường máu sau 2 giờ  trong nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 11,1mmol/L  ( ≥ 200 mg/dL).  (4). Đường máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/L ( ≥200 mg/dL) BN có triệu chứng kinh   điển của đái tháo đường. 1.3. Các biến chứng của đái tháo đường  1.3.1. Biến chứng cấp: ­ Hạ glucose máu.  ­ Nhiễm toan ceton và hôn mê nhiễm toan ceton.  ­ Hôn mê nhiễm toan acid lactic.  ­ Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu.  ­ Các bệnh nhiễm trùng cấp tính.  1.3.2. Biến chứng mạn  ­ Tim mạch: Nhồi máu cơ tim, Bệnh cơ tim, Xơ vữa động mạch.  ­ Mắt: Bệnh lý võng mạc ĐTĐ, các biến chứng mắt ngoài võng mạc ­ Thận: bệnh lý vi mạch thận gây xơ hóa cầu thận dẫn đến suy thận mạn.  ­ Thần kinh: Bệnh lý đa dây thần kinh, bệnh lý thần kinh lan tỏa, bệnh lý thần   kinh ổ,  Bệnh lý thần kinh tự động.  ­ Bệnh lý bàn chân ĐTĐ.  ­ Rối loạn chức năng sinh dục [4].
  6. 2. Điều trị đái tháo đường:  3.1. Mục   đích   điều   trị:   Duy   trì   lượng   Glucose   máu   khi   đói,   đạt   mức  HbA1C lý tưởng, nhằm giảm các biến chứng có liên quan, giảm tỷ  lệ  tử vong do ĐTĐ 3.2. Nguyên tắc điều trị: Phải kết hợp Thuốc với chế độ  ăn và luyện tập  hàng ngày, đây là bộ  ba điều trị  ĐTĐ. Phối hợp điều trị  hạ  Glucose  máu, điều chỉnh các rối loạn lipid, duy trì các chỉ  số  đo hợp lý, phòng  các rối loạn đông máu…Khi cần phải dùng Insulin (đợt cấp của bệnh  mạn tính, ung thư, phẫu thuật…) Cập nhật hướng dẫn điều trị đái tháo đường ADA 2018:
  7. Trị liệu phối hợp với đường tiêm. 3.3. Mục tiêu điều trị: Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ của  Bộ y tế năm 2017 Bảng 1.2. Mục tiêu điều trị ĐTĐ typ 2 theo hướng dẫn của Bộ y tế Chỉ số Đơn vị Tốt Chấp  Kém nhận Glucose máu
  8. Lúc đói Mmol/L 4,4 – 6,1 ≤ 6,5 > 7,0 Sau ăn 4,4 – 7,8 7,8 ­ ≤ 9,5 > 9,0 HbA1C % ≤ 7,0 >7,0   đến  >7,5 ≤7,5 Huyết áp mmHg ≤ 130/80 130/80­ >140/90 140/90 BMI Kg/m2 18,5 ­ 23 18,5 ­ 23 ≥ 23 Cholesterol  Mmol/L 1,1 ≥ 0,9
  9. 3.4. Lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị đái tháo đường típ 2 Hình 1: Sơ đồ lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị đái tháo đường Típ  2  
  10.      3.4.1. Các chiến lược điều trị insulin ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2. * Điều trị với insulin nền: ­ Khởi đầu điều trị với insulin nền khi không đạt được mục tiêu glucose huyết với  thuốc uống. Liều khởi đầu khuyên dùng là 0,1 – 0,2 đơn vị/kg cân nặng, phụ thuộc   vào mức độ tăng glucose huyết, dùng phối hợp với 1 hoặc 2 thuốc uống. ­ Khi đã điều chỉnh liều insulin nền đạt được mục tiêu glucose huyết đói nhưng  HbA1c vẫn chưa đạt mục tiêu, xem xét thêm insulin nhanh trước bữa ăn. Một cách   khác có thể xem xét là chuyển sang insulin trộn sẵn/2 pha/hỗn hợp tiêm dưới da 2   lần mỗi ngày. Nếu vẫn không đạt được mục tiêu, có thể  xem xét chuyển sang  insulin nền – insulin nhanh trước mỗi bữa ăn (basal­bolus). ­ Liều khởi trị  với insulin nền: insulin người như  NPH (tiêm 1­2 lần/ ngày) hay  insulin  analog như  glargine, detemir (tiêm 1 lần/ngày), degludec (tiêm 1 lần/ngày  liều khởi đầu 0,1 ­0,2 đơn vị/kg/ngày. ­ Nếu tiêm Insulin NPH, 2 mũi tiêm nên cách nhau 11­12 giờ  để  tránh hiện tượng   chồng liều. Nếu tiêm glargine hoặc detemir nên tiêm vào giờ  cố  định mỗi ngày   hoặc buổi sáng, hoặc buổi tối ­ Điều trị insulin nền­ trước ăn (hoặc nền­nhanh) (basal­bolus) + Thêm 01 mũi insulin tác dụng nhanh trước bữa ăn, khởi đầu 04 đơn vị, hoặc 0,1  đơn vị/kg cân nặng hay 10% liều insulin nền. + Điều chỉnh liều: tăng liều 10 – 15% hay tăng 1 – 2 đơn vị mỗi một hoặc 2 lần mỗi  tuần cho đến khi đạt mục tiêu đường huyết. + Hạ đường huyết: xác định nguyên nhân hạ đường huyết, nếu không có nguyên  nhân rõ ràng, giảm liều insulin 2 – 4 đơn vị hay giảm 10 – 20%.
  11. * Điều trị với insulin trộn, hỗn hợp: ­ Bệnh nhân cũng có thể khởi đầu điều trị với insulin trộn, hỗn hợp: + Đối với bệnh nhân đái tháo đường típ 2 chưa sử  dụng insulin: Bệnh nhân có thể  khởi trị  với insulin trộn, hỗn hợp, liều dùng theo thông tin kê đơn được Bộ  Y tế  phê duyệt, ví dụ insulin gồm 70% Insulin Aspart Protamine/30% Insulin Aspart hòa   tan 1 lần hoặc 2 lần mỗi ngày. Nếu khởi trị 1 lần/ngày: liều dùng là 12 đơn vị vào   bữa ăn tối (bữa ăn chiều). Nếu khởi trị 2 lần/ngày: liều khởi đầu khuyến cáo là 6  đơn vị vào bữa sáng và 6 đơn vị vào bữa tối (bữa ăn chiều). + Điều chỉnh liều: tăng liều 10 – 15% hay tăng 2 – 4 đơn vị mỗi 1 hoặc 2 lần mỗi  tuần cho đến khi đạt mục tiêu đường huyết lúc đói. + Hạ đường huyết: xác định nguyên nhân hạ đường huyết, nếu không có nguyên  nhân rõ ràng, giảm liều insulin 2 – 4 đơn vị hay giảm 10 – 20%. ­ Bệnh nhân đang điều trị insulin nền trước đó : liều khởi đầu bằng liều insulin nền  trước đó, chia thành 2/3 buổi sáng, 1/3 buổi chiều (đối với insulin người) HOẶC   1/2 buổi sáng, 1/2 buổi chiều (đối với insulin analog) ­ Bệnh nhân chưa điều trị liều insulin nền:  liều khởi đầu 0,25 – 0,5 đơn vị/kg/ngày,  chia  thành 2/3 buổi sáng, 1/3 buổi chiều (đối với insulin người) HOẶC 1/2 buổi   sáng, 1/2 buổi chiều tiêm ngay trước hoặc ngay sau khi ăn (đối với insulin analog). ­ Khi sử  dụng insulin trộn, hỗn hợp gồm 70% Insulin Aspart Protamine/30% Insulin   Aspart hòa tan ngày 1 lần mà liều đã lên đến 30 đơn vị  thì có thể  chia thành 2   lần/ngày bằng cách chia liều bằng nhau vào bữa sáng và bữa tối (50/50) ­ Liều insulin trộn, hỗn hợp gồm 70% Insulin Aspart Protamine/ 30% Insulin Aspart   hòa tan 2 lần/ ngày chuyển sang 3 lần/ngày: liều buổi sáng có thể  chia thành liều   buổi sáng và giờ ăn trưa (sử dụng 3 lần/ ngày)
  12. ­ Điều chỉnh liều: tăng liều 10 – 15% hay tăng 1 – 2 đơn vị mỗi một hoặc 2 lần mỗi  tuần cho đến khi đạt mục tiêu đường huyết ­ Hạ đường huyết: xác định nguyên nhân hạ đường huyết, nếu không có nguyên nhân  rõ ràng, giảm liều insulin 2 – 4 đơn vị hay giảm 10 – 20%. ­ Insulin trộn, hỗn hợp cần tiêm trước bữa ăn, th ời gian tiêm trước ăn tùy thu ộc loại  insulin nhanh trong hỗn hợp (xem phụ lục 04). * Kiểm tra hiệu quả điều trị: ­ Glucose huyết sáng lúc đói phản ảnh hiệu quả của insulin nền (đối với loại insulin  tác dụng dài). ­ Glucose huyết sau ăn phản ánh hiệu quả của insulin nhanh tiêm trước khi ăn. ­ Glucose huyết trước khi đi ngủ cho phép tiên đoán nguy cơ hạ glucose huyết xảy ra   ban đêm. ­ Tuy nhiên, nồng độ glucose huyết trong máu còn tùy thuộc số lượng và loại thức ăn   trước đó, tình trạng vận động của bệnh nhân, thuốc điều trị các bệnh lý đi kèm.
  13. Hình 2: Sơ đồ điều trị với insulin
  14. 3.4.2. Các loại thuốc điều trị  ĐTĐ lần lượt là:   Metformin, thuốc  ức chế  kênh  đồng vận chuyển natri­glucose (SGLT2i), Sulfonylurea, Glinides, Pioglitazon,  Ức chế  enzym alpha glucosidase,  Ức chế enzym DPP­ 4, Đồng vận thụ  thể  GLP­1, Insulin.
  15. a) Các yếu tố cần xem xét khi chọn lựa điều trị: ­ Hiệu quả giảm glucose huyết ­ Nguy cơ hạ glucose huyết: sulfonylurea, insulin ­ Tăng cân: Pioglitazon, insulin, sulfonylurea ­ Giảm cân: GLP­1 RA,  ức chế  kênh đồng vận chuyển natri­glucose (SGLT2i),  ức   chế enzym alphaglucosidase (giảm cân ít) ­ Không ảnh hưởng nhiều lên cân nặng: ức chế enzym DPP­4, metformin  ­ Tác dụng phụ chính (xem trong bài) ­Giá thuốc: cân nhắc dựa trên chi phí và hiệu quả điều trị  b) Lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị ­ Nên chuyển bước điều trị mỗi 3 tháng nếu không đạt được mục tiêu HbA1c. Cần  theo dõi đường huyết đói, đường huyết sau ăn 2 giờ để điều chỉnh liều thuốc. ­ Có thể kết hợp thay đổi lối sống và metformin ngay từ đầu. Thay đổi lối sống đơn  thuần chỉ thực hiện  ở  những bệnh nhân mới chẩn đoán, chưa có biến chứng mạn   và mức đường huyết gần bình thường. ­ Khi phối hợp thuốc, chỉ phối hợp 2, 3, 4 loại thuốc và các loại thuốc có cơ chế tác   dụng khác nhau. ­ Trường hợp bệnh nhân không dung nạp metformin, có thể  dùng sulfonylurea trong  chọn lựa khởi đầu. ­ Chú ý cần thận trọng tránh nguy cơ  hạ  glucose huyết khi khởi đầu điều trị  bằng   sulfonylurea, insulin, đặc biệt khi glucose huyết ban đầu không cao và bệnh nhân   lớn tuổi.
  16. ­ Chú ý giáo dục kỹ thuật tiêm và triệu chứng hạ đường huyết cho bệnh nhân. Kiểm  tra kỹ thuật tiêm của bệnh nhân khi tái khám, khám vùng da nơi tiêm insulin xem có  vết bầm, nhiễm trùng, loạn dưỡng mỡ. 3.4.3. Các loại Insulin hiện có tại Việt Nam   (Ban hành kèm theo Quyết định số   3319/QĐ­BYT ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế a. Các Loại Insulin hiện nay:
  17. b.  Sinh khả dụng của các loại insulin 3.4.4. Cách sử dụng insulin - Insulin là thuốc có tác dụng hạ  glucose huyết mạnh nhất. Không có giới hạn trong   việc giảm HbA1c. - Không có giới hạn liều insulin. Insulin chỉ được tiêm dưới da (ngoại trừ trường hợp cấp cứu), vị trí tiêm là ở bụng,   phần trên cánh tay, đùi. Insulin được hấp thu thay đổi tùy tình trạng BN, vị trí tiêm. - Trường hợp cấp cứu hôn mê do nhiễm ceton acid, tăng áp lực thẩm thấu máu, lúc  phẫu thuật, Regular insulin (Insulin thường) được sử dụng để truyền tĩnh mạch. - Dùng phối hợp với thuốc viên: liều khởi đầu của insulin nền (dùng insulin tác dụng   trung bình hay tác dụng dài) là 0,1 – 0,2 đơn vị/kg cân nặng, tiêm dưới da vào buổi  tối trước khi đi ngủ hoặc vào một giờ nhất định trong ngày. - Điều trị chỉ bằng insulin (ĐTĐ típ1­ ĐTĐ típ2) có biểu hiện thiếu hụt insulin nặng:  liều khởi đầu insulin là: 0,25 – 0,5 đơn v ị/kg cân nặng/ngày. Tổng liều Insulin chia  
  18. thành 1/2 ­1/3 dùng cho insulin nền (Glargine, Detemir hoặc NPH), phần còn lại  chia tiêm trước 3 bữa ăn sáng, trưa, chiều (Regular insulin hoặc Aspart, Lispro,   Glulisine). - Có thể dùng insulin trộn sẵn, thường insulin trộn sẵn tiêm 2 lần/ngày trước khi ăn   sáng và chiều. Insulin trộn sẵn loại analog có thể tiêm 3 lần/ngày. Điều chỉnh liều insulin mỗi 3­4 ngày. 3.4.5. Tác dụng phụ a)  Hạ glucose huyết: Hạ  glucose huyết là biến chứng thường gặp nhất khi tiêm insulin. Có thể  gặp trong   các trường hợp: tiêm quá liều insulin, bỏ bữa ăn ho ặc ăn mu ộn sau tiêm insulin, vận  động nhiều… Cần chỉ dẫn cho bệnh nhân cách phát hiện các triệu chứng sớm của hạ glucose huyết: đói,   bồn chồn, hoa mắt, vã mồ  hôi, tay chân lạnh. Khi glucose huyết xuống đến khoảng 54   mg/dL (3 mmol/L) bệnh nhân thường có các triệu chứng cường giao cảm (tim đập nhanh,   hồi hộp, đổ mồ  hôi, lạnh run) và đối giao cảm (buồn nôn, đói). Nếu các triệu chứng này  không được nhận biết và xử  trí kịp thời, glucose huyết giảm xuống dưới 50 mg/dL (2,8   mmol/L) sẽ  xuất hiện các triệu chứng thần kinh như bứt rứt, lú lẫn, nhìn mờ, mệt mỏi,  nhức đầu, nói khó. Glucose huyết giảm hơn nữa có thể dẫn đến hôn mê, kinh giật. Khi có biểu hiện thần kinh tự chủ, cần đo glucose huyết mao mạch ngay (nếu có máy)  và ăn 1­2 viên đường (hoặc 1 miếng bánh ngọt hoặc 1 ly sữa...) Cách phòng ngừa: Giáo dục bệnh nhân, người nhà, người chăm sóc nhận biết các triệu chứng của hạ  glucose huyết và phòng tránh các tình huống có thể hạ glucose huyết.
  19. - Không nên chọn cách dùng insulin tích cực trong các trường hợp sau: không có khả  năng tự theo dõi glucose huyết, thí dụ người già, không có máy thử đường, rối loạn  tâm thần, nhiều bệnh đi kèm, biến chứng nặng (suy thận mạn giai đoạn cuối, tai   biến mạch máu não…) b) Hiện tượng Somogyi (tăng glucose huyết do phản ứng): Do quá liều insulin. Tại thời  đi  ểm quá liều insulin dẫn tới hạ  glucose huyết làm  phóng thích nhiều hormon điều hòa ngược (catecholamine, glucagon ...) gây ra tăng  glucose huyết phản ứng. Hiện tượng này có thể xảy ra vào bất kì lúc nào trong ngày, nhưng thường xảy ra vào   giữa  đêm và đo glucose huyết sáng lúc đói thấy cao. Có thể  nhầm với thiếu liều   insulin. Nếu chỉ  định đo glucose huyết giữa đêm có thể  thấy có lúc glucose huyết hạ  thấp   trong   hiện   tượng   Somogyi   (thí   dụ   3   giờ   sáng   glucose   huyết   40   mg/dL   (2,22  mmol/L), 6 giờ  sáng 400 mg/dL (22,2 mmol/L). Cần giảm liều insulin khi có hiện   tượng này. c) Dị ứng insulin: ngày nay rất hiếm gặp với loại insulin người tái tổ hợp DNA. d) Loạn dưỡng mô mỡ: teo mô mỡ hoặc phì đại mô mỡ. Phòng ngừa: luân chuyển vị  trí tiêm. e) Tăng cân 3.4.5. Giáo dục bệnh nhân và người nhà về sử dụng insulin Giáo dục bệnh nhân và người nhà về các nội dung sau: Cách tự tiêm insulin tại nhà (dùng bút tiêm, ống tiêm) Nhận biết và phòng tránh các yếu tố nguy cơ hạ glucose huyết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2