intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận môn Dịch vụ công: Cung ứng dịch vụ văn hóa ở Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:26

94
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cải tiến việc cung ứng dịch vụ công đã và đang là một chủ đề được nhiều chính phủ trên thế giới quan tâm.Các nội dung của cuộc cải cách hành chính nhằm hướng vào xây dựng một nền hành chính trong sạch vững mạnh, từng bước hiện đại hóa nhằm phục vụ những lợi ích chung thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ của người dân. Thông qua cải cách hành chính, nhà nước từng bước nâng cao chất lượng cung ứng dich vụ công cho nhân dân. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận môn Dịch vụ công: Cung ứng dịch vụ văn hóa ở Việt Nam

  1. Trang 1
  2. LỜI MỞ ĐẦU Cung ứng dich vụ công là một chức năng quan trọng của Nhà Nước trong xã hội   hiện đại, nhất là khi các Nhà Nước đang cải cách theo hướng gần dân hơn, đáp ứng tốt  hơn yêu cầu của nhân dân. Một yêu cầu bức xúc đặt ra của nhiều nước trên thế  giới   hiện nay là làm rõ vai trò của nhà nước trong việc cung  ứng dịch vụ công, từ  đó xác   định những nhiệm vụ nào chỉ có thể do Nhà Nước tự đảm nhận và những dịch vụ nào  có thể thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân. Cải tiến việc cung  ứng dịch vụ  công đã và đang là một chủ  đề  được nhiều  chính phủ trên thế giới quan tâm. Ở nước ta cải cách hành chính được xác định là trọng   tâm của việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước cộng hòa xã hội chủ  nghĩa  Việt Nam. Các nội dung của cuộc cải cách hành chính nhằm hướng vào xây dựng một  nền hành chính trong sạch vững mạnh, từng bước hiện đại hóa nhằm phục vụ những   lợi ích chung thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ của người dân. Thông qua cải cách hành   chính, nhà nước từng bước nâng cao chất lượng cung ứng dich vụ công cho nhân dân. Quá trình ứng dịch vụ ở nước ta hiện nay đang tập chung vào một nội dung quan  trọng là tiến hành xã hội hóa ngày càng rộng rãi các dịch vụ công trong một số lĩnh vực   như: giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học công nghệ… bên cạnh, đó yêu cầu cải cách hoạt   động của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc cung ứng các dịch vị hành chính   cho công dân cũng đang trở  thành một trọng tâm của việc đổi mới hoạt động của bộ  máy Nhà nước. Do phạm vi của dịch vụ công bao quát quá rộng nên tùy từng loại dịch  vụ mà nhà nhước có thể lựa chọn các hình thức cung ứng khác nhau phụ thuộc vào tính  chất của dịch vu cũng như khả năng cung ứng nó .  Đời sống Kinh tế ­ Xã hội phát triển, nhu cầu hưởng thụ  văn hóa tinh thần tất  yếu cũng nâng lên đa dạng và phong phú. Các loại hình biểu diễn nghệ thuật nở rộ, trò   chơi điện tử, dịch vụ karaoke, kinh doanh băng đĩa phát triển, nhiều lễ hội được khôi  phục… đặt ra nhiệm vụ  là nhà nước phải cung  ứng các dịch vụ  hành chính công và   Trang 2
  3. dịch vụ công cộng thuộc lĩnh vực này sao cho tốt. Sở dĩ vì vậy mà chúng tôi nhận thấy  lĩnh vực Cung ứng dịch vụ công về văn hóa cũng cần được xem xét và đưa ra phương   hướng cải tiến chất lượng loại dịch vụ này ở nước ta hiện nay. Trang 3
  4. NỘI DUNG CHÍNH I. TỔNG QUAN VỀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG VỀ VĂN HÓA  1. Khái niệm văn hóa, dịch vụ công 1.1. Văn hóa Có nhiều cách hiểu khác nhau về văn hóa: ­ Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người   sang tạo ra. Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển. ­ Theo UNESCO: Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể  những nét riêng biệt   tinh thần và vật chất, trí tuệ  và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay của   một nhóm người trong xã hội.Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối   sống, những quyền cơ  bản của con người,những hệ  thống giá trị,những tập tục và  những tín ngưỡng. 1.2. Dịch vụ công Là những hoạt động phục vụ các lợi ích chung, thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ  cơ bản của tổ chức, công dân, do nhà nước trực tiếp thực hiện hoặc chuyển giao cho   các cơ sở ngoài nhà nước thực hiện nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng. 2. Cung ứng dịch vụ công về văn hóa 2.1. Hai lĩnh vực cưng ứng dịch vụ công: (phổ biến nhất) ­ Dịch vụ hành chính công: là dịch vụ gắn liền với chức năng quản lý Nhà nước   nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân. Do vậy cung ứng duy nhất các dịch vụ công này  là cơ quan công quyền hay các cơ quan do nhà nước thành lập được ủy quyền. Đây là  một phần trong chức năng quản lý Nhà nước. Nhà nước phục vụ  trực tiếp như  cấp   giấy phép, giấy chứng nhận, đăng ký, công chứng, thị thực, hộ tịch,… ­ Dịch vụ sự nghiệp công, bao gồm:  Trang 4
  5. + Dịch vụ  xã hội: xã hội thiết yếu cho người dân như  giáo dục, văn hóa, khoa  học, chăm sóc sức khoẻ, thể dục thể thao, bảo hiểm, an sinh xã hội;  + Dịch vụ  công ích: cung cấp điên, nước sạch, vệ  sinh môi trường, xây dựng  đường… 2.2. Cung ứng dịch vụ công về văn hóa: (theo ý kiến cá nhân của nhóm) Là một trong những hoạt động của hoạt động sự  nghiệp công (chức năng xã  hội) của Nhà nước. Văn hóa bao gồm: lễ hội,triển lãm,nghệ thuật kiến trúc, bảo tàng, du lich, khách   sạn,vui chơi giải trí, ẩm thực,…  3. Cung ứng dịch vụ công về văn hóa ở một số nước trên thế giới 3.1. Ở nước Anh Cơ quan quốc gia đầu tiên tài trợ cho nghệ thuật là Hội đồng khuyến khích Âm  nhạc và Nghệ thuật (CEMA), sử dụng quỹ công và quỹ  từ  thiện để  hỗ  trợ  cho nghệ  thuật.  Gần 20 năm sau chiến tranh, Bộ Tài chính là cơ quan nhà nước có trách nhiệm  trợ cấp cho hoạt động của Hội đồng Nghệ  thuật Anh quốc, các bảo tàng quốc gia và   phòng trưng bày, thư  viện Anh quốc v.v... Năm 1965,g iao cho Bộ  Giáo dục và Khoa  học. Uỷ ban Thường trực về Bảo tàng và Phòng trưng bày Năm 1963, có trách nhiệm  trợ cấp cho các Bảo tàng Quốc gia. Các cơ quan chính quyền địa phương bắt đầu mở rộng sự hỗ trợ của mình, xây  dựng hoặc khôi phục các nhà hát, các bảo tàng, phòng trưng bày và các trung tâm cộng   đồng đa mục đích, cũng như điều hành các chương trình và lễ hội riêng của họ. * Cung cấp tài chính cho Văn hoá: Chi tiêu của Chính phủ  trung  ương thực hiện thông qua Bộ  Văn hoá, Truyền  thông và Thể thao theo năm tài chính (từ 31/4 đến 1/3 của năm sau) 2002/2003 là 1000   triệu Bảng, trong đó: ­ 379 triệu bảng cho các bảo tàng, phòng trưng bày và thư viện Quốc gia; ­ 296 triệu bảng cho nghệ thuật; Trang 5
  6. ­ 113 triệu bảng cho phát thanh ­ truyền hình và truyền thông (bao gồm cả điện   ảnh). ­ 153 triệu bảng cho các toà nhà, công trình và địa điểm có giá trị lịch sử. ­ 50 triệu bảng để dự phòng cho các hoạt động thể thao và nghệ thuật. ­ 8 triệu bảng cho văn hoá trực tuyến. Trong năm tài chính 2002/2003, Hội đồng Nghệ  thuật Anh chi 290 triệu bảng,   xứ Wales là 21 triệu bảng, Scotland là 36 triệu bảng, và Bắc Ireland là 8.7 triệu bảng.   Chính phủ Scotland đã cung cấp 65 triệu bảng cho các Cơ quan Quốc gia (bao gồm các  Bảo tàng Quốc gia, Phòng trưng bày Quốc gia và Thư  viện Quốc gia của Scotland).  Trong cùng giai đoạn này, Quốc hội Wales đã chi 24.4 triệu bảng cho các bảo tàng và   phòng trưng bày Quốc gia, 13.5 triệu bảng cho Thư viện Quốc gia, và 28.5 triệu bảng   chi cho nghệ  thuật. Trong khi đó Bộ  Văn hoá, Nghệ  thuật và Giải trí Bắc Ireland chi   11.6 triệu bảng cho các bảo tàng.. Các chính quyền địa phương vẫn duy trì tài trợ  cho khoảng 1000 bảo tàng và   phòng trưng bày nghệ  thuật địa phương, và một hệ  thống các thư  viện công,Năm tài  chính 2000/2001, chi tiêu của chính quyền địa phương ở Vương quốc Anh cho văn hoá  khoảng 1.269 tỉ bảng. Tổng đầu tư  kinh doanh cho nghệ thuật năm 2001/2002  ước tính khoảng 111 tỉ  bảng; giảm 3% so với năm 2000/2001 và thấp hơn con số  được ghi nhận vào năm  1999/2000 là 150 tỷ bảng.Nghị viện anh và chính phủ chịu trách nhiệm về mọi vấn đề  về văn hóa của nước Anh. * Một số hoạt động văn hóa: ­ Phim tại các rạp và những trung tâm khác – Kịch. ­ Nhạc cổ điển ­ Âm nhạc. ­ Lễ hội văn hóa ­ Đến thư viện. ­ Lễ hội, nghệ thuật đường phố, rạp xiếc ­ Tham quan bảo tàng. ­ Triển lãm nghệ thuật, nhiếp ảnh, kiến trúc ­ Nhạc pop hoặc nhạc rock. ­ Opera ­ Kịch câm. …………………………… Trang 6
  7. 3.2. Ở Hà Lan Chính quyền công ở Hà Lan tổ  chức theo hệ thống 3 cấp: cấp trung  ương, cấp  tỉnh và thành phố địa phương. Chính quyền ttrung  ương phụ  trách 1/3 trong tổng kinh phí cho các họat động  liên quan đến nghệ thuật và văn hóa. Các viện văn hóa chính như Thư viện Hoàng gia,  Trung tâm lưu trữ quốc gia, Viện di sản Hà Lan, nhiều viện bảo tàng quốc gia, và gần   như toàn bộ các cơ sở giáo dục như nhạc viện và viện giáo dục bậc cao hơn, đều nằm  dưới sự quản lý trực tiếp của chính quyền nhà nước. Trọng trách của cấp chính quyền   trung  ương là đảm bảo sao cho các viện, tổ  chức và công ty này hoạt động thật tốt.   Nhà nước cũng bảo trợ cho hàng trăm công ty biểu diễn nghệ thuật, các viện triển lãm  nghệ  thuật, các chương trình nghệ  thuật, và nhiều viện cơ  sở  cũng như  trung tâm   chuyên ngành. Sau nghệ  thuật và di sản văn hóa, cấp chính quyền trung  ương chịu   trách nhiệm trước nhất về hệ thống phát thanh công cộng quốc gia.  Các thành phố địa phương và tỉnh thành, dành gần 2/3 ngân sách cho nghệ thuật  và văn hóa, cùng với nhà nước thực hiện phân phối, sắp xếp cung và cầu giữa các vùng   và địa phương. Về  tài chính, phần lớn các viện bảo tàng của Hà Lan đều phụ  thuộc   vào chính quyền thành phố  địa phương.  Ở  Hà Lan, các cơ  sở văn hóa công cộng như  thư  viện thường được giao cho các địa phương quản lý. Nhà nước chỉ  hỗ  trợ  cho các   thư viện bằng cách cấp kinh phí hoạt động cho một trung tâm đầu não.  3.3. Kinh nghiệm cho Việt Nam ­ Xây dựng và hoàn thện cơ chế chính sách về lĩnh vực văn hóa, cung ứng dịch  vụ công về văn hóa của nhà nước. ­ Phối hợp với tổ chức xã hội,tư  nhân thực hiện cung ứng dịch vụ văn hóa theo  pháp luật và theo quy chế nhằm giảm bớt gánh nặng công việc cho nhà nước mà vẫn  thực hiện tốt chức năng của nhà nước. ­ Cải thiện, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công trong khu vực nhà nước  và theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ. Trang 7
  8. ­ Nhà nước cho thuê hay bán một phần tài sản hoặc một phần số cổ phiếu của   danh nghiệp nhà nước cung ứng dịch vụ công ra ngoài xã hội cho tổ chức xã hội hay tư  nhân. ­ Tạo ra và duy trì được sự cạnh tranh giữa các tổ  chức cung ứng dịch vụ (đặc  biệt là các tổ chức cung ứng dịch vụ công của nhà nước), nhà nước không chỉ diều tiết  mà còn khuyến khích và tạo thị trường.  ­ Nhà nước tạo ra sân chơi bình đẳng, đổi mới đi với nhau. ­ Tạo ra những sản phẩm văn hóa ­ nghệ  thuât đương đại đỉnh cao ­ vừa thích  hợp với xu thế  toàn cầu, vừa mang tính bản sắc, mang lại nhiều lợi  ích  ở  nhiều  phương diện (thẩm mỹ, kinh tế, chính trị…).  ­ Thúc đẩy quá trình phát triển nền công nghiệp văn hóa (các nghành giải trí với  công nghệ  cao và giá thành hạ, các festval nghệ  thuật đương đại,…) để  những sản  phẩm văn hóa Việt Nam trở  thành một loại hàng hóa có chất lượng trong thị  trường  văn hóa nội địa cũng như quốc tế. ­ Nhà nước cung  ứng tài chính cho việc cung  ứng dịch vụ công mà nhà nước là  chủ đầu tư và trợ cấp cho các tổ chức khác thực hiện cung ứng dịch vụ cho xã hội. II. THỰC TRẠNG CUNG  ỨNG DỊCH VỤ CÔNG VỀ  VĂN HÓA  Ở  VIỆT  NAM 1. Tư tưởng, quan điểm của Đảng và nhà nước về cung ứng dịch vụ công  về văn hóa Đầu tư  cho văn hóa là đầu tư cho phát triển. Có lẽ  đây là nhận thức chung của  mọi quốc gia khi nhìn nhận vấn đề đầu tư cho văn hóa. Nhưng nói đến dầu tư là phải  tính đến hiệu quả, mặc dù đầu tư  cho văn hóa hiệu quả  không phải dễ  lượng hóa và  nhận biết trong một sớm một chiều. Vì vậy nhà nước cần phải có những chính sách,  kế  hoạch quản lý phù hợp và đúng đắn. Văn hóa là một lĩnh vực nhạy cảm. Những   biến động của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội đều được phản chiếu trong văn hóa.   Văn hóa trong các thời điểm nhất định có thể có những biểu hiện mất trật tự, lộn xộn   Trang 8
  9. do xu hướng phát triển tự phát. Để lập lại trật tự kỉ cương, nhà nước phải sử dụng các  công cụ như chính sách, pháp luật để quản lý văn hóa tốt hơn. Đảng và chính phủ  đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật, bản chiến lược  phát triển văn hóa. Trong đó có các văn bản quan trọng như:  + Luật di sản văn hóa: dựa trên Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt  Nam năm 1992, luật di sản văn hóa được ban hành tháng 6 năm 2001 nhằm bảo vệ và   phát huy giá trị  di sản văn hóa, đáp  ứng nhu cầu về  văn hóa ngày càng cao của nhân  dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc   dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản van hóa thế  giới; Để  tăng cường hiệu lực   quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và  phát huy giá trị di sản văn hóa. Luật di sản văn hóa đã quy định quyền lợi và nghĩa vụ  của các tổ chức cá nhân đối với di sản văn hóa; vai trò của nhà nước trong việc bảo vệ  và phát huy các giá trị  di sản văn hóa; thành lập các bảo tàng trưng bày, triển lãm các   hiện vật văn hóa...; tổ chức việc thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về di sản văn   hóa; khen thưởng và xử lý vi phạm về di sản văn hóa. Luật di sản văn hóa được ban hành năm 2001 và bổ sung năm 2009 đã thể hiện   quan điểm của Đảng và Chính phủ  trong công tác bảo vệ các di sản văn hóa của đất   nước.  + Nghị  định 103: Ngoài Luật di sản văn hóa và Chiến lược phát triển đến năm  2020 của chính phủ về văn hóa, chúng ta còn có các Nghị định, Quy chế như: Nghị định  số 103/2009/NĐ­ CP của Chính phủ  ban hành năm 2009 cùng với Quy chế  hoạt động   văn hóa và kinh doanh văn hóa công cộng kèm theo… Trong Nghị  định kèm theo “quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh các hoạt   động dịch vụ văn hóa công cộng”, cũng đã nêu rõ ràng mục đích, đối tượng… về hoạt   động văn hóa. Ví dụ  Điều 1 “các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ  văn hóa  công cộng phải nhằm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; giáo  dục nếp sống lành mạnh và phong cách ứng xử có văn hóa cho mọi người; kế thừa và   phát huy truyền thống nhân ái, nghĩa tình, thuần phong mỹ tục; nâng cao hiểu biết và   trình độ thẩm mỹ, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân, ngăn chặn sự xâm  Trang 9
  10. nhập và bài trừ những sản phẩm văn hóa có nội dung độc hại; góp phần thúc đẩy phát  triển kinh tế­ xã hội của đất nước”. Hay tại điều 2 quy định phạm vi điều chỉnh và đối  tượng áp dụng:  “1, Phạm vi điều chỉnh:  a, Quy chế  này quy định các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ  văn hóa  công cộng bao gồm: lưu hành, kinh doanh băng, đĩa ca nhạc, sân khấu; biểu diễn nghệ  thuật, trình diễn thời trang; triển lãm văn hóa, nghệ  thuật; tổ  chức lễ  hội; viết, đặt  biển hiệu; hoạt động vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử, các hoạt động văn hóa, dịch  vụ văn hóa và các hình thức vui chơi giải trí khác. 2, Phạm vi điều chỉnh: quy chế này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam  và tổ  chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, trong trường hợp Điều  ước quốc tế  mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của   Điều ước quốc tế đó.” Ngoài ra, trong nghị  định có quy định rõ ràng và chi tiết cho từng loại dịch vụ  văn hóa công: Lưu hành, kinh doanh băng, đĩa ca nhạc, sân khấu. Biếu diễn nghệ thuật,   trình diễn thời trang. Triển lãm văn hóa, nghệ thuật. Tổ chức lễ hội…. + Nghị  định 185/2007/NĐ­CP của Chính phủ  quy định chức năng, nhiệm vụ,   quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa ­ Thể thao và Du lịch. + Nghị  định 75/2010/NĐ­CP của Chính phủ  quy định xử  lý vi phạm hành chính   trong hoạt động văn hóa. + Nghị  định 53/2006/NĐ­CP Về  chính sách khuyến khích phát triển các cơ  sở  cung  ứng dịch vụ  ngoài công lập: nhằm huy động sự  tham gia và cùng với nhà nước   cung ứng các dịch vụ cho nhân dân cũng như cho toàn xã hội.... Các văn bản pháp luật khác quy định cho từng lĩnh vực văn hóa cụ thể. Bên cạnh việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định cho hoạt  động văn hóa, dịch vụ văn hóa công cộng thì Nhà nước còn tham gia cung ứng trực tiếp   và cung ứng gián tiếp qua các hình thức: chuyển giao cho tư nhân phân bổ nguồn ngân   sách Nhà nước cho cung ứng dịch vụ công hàng năm… 2. Thực trạng cung ứng dịch vụ công về văn hóa ở Việt Nam Trang 10
  11. Trước hết, cần khẳng định, đời sống văn hóa xã hội ta hiện nay so với thời cơ  chế cũ có bước tiến bộ  rõ rệt. Điều dễ  thấy là tính năng động xã hội kinh tế  và tính  tích cực công dân được khơi dậy và phát huy thay cho tâm lý thụ động, ỷ lại, trông chờ  bao cấp trong cơ  chế  cũ. Bầu không khí dân chủ, cởi mở  trong xã hội tăng lên. Mặt   bằng dân trí từng bước được nâng cao, sở  trường, năng lực cá nhân con người được   khuyến khích, tôn trọng. 2.1. Trong lưu hành, kinh doanh băng đĩa nhạc, sân khấu. Cũng kèm theo quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công  cộng trong Nghị định số 103/2009/NĐ­ CP của Chính phủ; có quy định cụ thể cho kinh  doanh băng đĩa nhac, thẩm quyền cấp giấy phép, thủ tục đăng ký… Nhà nước ta cũng đã nghiêm cấm và ngăn chặn các hành vi buôn bán băng đĩa  lậu dưới mọi hình thức, thường xuyên chỉ đạo các đội đội kiểm tra liên ngành của các   xã, phừơng, huyện, thị  tiến hành công tác kiểm tra, truy quét nạn buôn bán trái phép   này. 2.2. Triển lãm, Bảo tàng.  Việt Nam đang có hơn 100 bảo tàng. Nhằm mục đích bảo tồn nền văn hóa đậm  đà bản sắc dân tộc Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng rất nhiều các hoạt   động nhằm khơi dậy tinh thần dân tộc, gìn giữ  các di sản, tài sản quốc gia như: tổ  chức các cuộc tìm kiếm di vật của cha ông để lại; xây dựng các bảo tàng lưu giữ hiện  vật... Cũng như có các văn bản pháp luật về tổ chức, hoạt động không chỉ của các hoạt   động văn hóa, dịch vụ văn hóa công cộng mà cả những văn bản quy định riêng cho từng  mảng dịch vụ. Chẳng hạn, Nghị định số 18/2010/TT­ BVHTTDL của Bộ văn hóa­ thể  thao và du lịch quy định về  tổ  chức và hoạt động của bảo tàng: quy định chi tiết từ  phạm vi, đối tượng điều chỉnh; đặt tên, tổ chức bảo tàng; tới các hoạt động trong bảo   tàng… Ngoài ra, như chúng ta cũng biết Công nghệ thông tin là một trong những động   lực quan trọng nhất của sự  phát triển. Cùng với một số  ngành khoa học khác, công  nghệ thông tin đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới  hiện đại. Trang 11
  12. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết (số 49/CP ngày 4/8/1993) về phát triển công  nghệ thông tin ở Việt Nam trong đó nêu rõ mục tiêu: “Mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn   hoá, an ninh, quốc phòng đều phải ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển”. Hơn 10 năm qua các bộ, ngành trong cả  nước đã triển khai nhiều đề  án và kế  hoạch để thực hiện mục tiêu này. Sau khi thử nghiệm một số dự án ứng dụng tin học  trong quản lý, năm 2004, Cục Di sản văn hoá cùng với Công ty Cổ phần Truyền thống   Việt Nam (Vinacomm) xây dựng dự  án tiền khả  thi nhằm thiết lập và phát triển hệ  thống thông tin của ngành di sản văn hoá. Chúng tôi đã tiến hành điều tra hiện trạng   ứng dụng công nghệ  thông tin của ngành. 90% trong tổng số  170 đơn vị  bảo tàng và   ban quản lý di tích đã trả lời phiếu điều tra. Kết quả như sau: 78% đơn vị chỉ dùng máy   tính để soạn thảo văn bản; 3% đơn vị có sử dụng các phần mềm tin học ứng dụng để  quản lý hiện vật, quản lý khách tham quan, quản lý công văn, thư điện tử, kế toán; chỉ  có 2% đơn vị đã kết nối và sử dụng Internet. Sau đây chúng ta điểm qua vài nét về  một số  bảo tàng của Việt Nam mà Nhà   nước ta cho thành lập để bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa Việt: * Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một viện bảo tàng về  lĩnh vực dân tộc học  của Việt Nam, trực thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam Ngày 14 tháng 12 năm 1987, công trình Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được chính  thức phê duyệt luận chứng kinh tế ­ kỹ thuật. Ngày 24 tháng 10 năm 1995, Viện Bảo   tàng Dân tộc học Việt Nam chính thức được thành lập. Bảo tàng khánh thành vào ngày  12 tháng 11 năm 1997. Công trình Viện Bảo tàng Dân tộc học do kiến trúc sư Hà Đức Lịnh, người Tày  thiết kế. Nội thất được thiết kế bởi nữ kiến trúc sư  Véronique Dollfus (người Pháp).   Bảo tàng gồm ba khu trưng bày chính: Khu trưng bày trong tòa Trống Đồng; khu trưng bày ngoài trời; và khu trưng bày  Đông Nam Á (khởi công xây dựng vào năm 2008). Ngoài ra là khu vực cơ  quan: cơ  sở  nghiên cứu, thư  viện, hệ  thống kho bảo   quản hiện vật... Trang 12
  13. Bảo tàng lưu giữ  và trưng bày nhiều hiện vật văn hoá của cả  54 dân tộc Việt  Nam gồm 15.000 hiện vật, 42.000 phim (kèm  ảnh màu), 2190 phim dương bản, 273   băng ghi âm các cuộc phỏng vấn, âm nhạc, 373 băng video và 25 đĩa CD­Rom (tính đến  năm 2000). Các hiện vật này được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như: dân   tộc, công dụng, y phục, trang sức, nông cụ, ngư cụ, vũ khí, đồ gia dụng, nhạc cụ, tôn   giáo­tín ngưỡng, cưới xin, ma chay và nhiều hoạt động tinh thần, xã hội khác. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cũng có một chuyến trưng bày đầy ấn tượng ở  Mỹ  với chủ  đề  “Hành trình về  cõi tâm linh”, giới thiệu được những nét văn hoá đặc  sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, thông qua những bộ  sưu tập hiện vật gốc   đầy sức thuyết phục, cùng những thước phim tư  liệu công phu, chân thực và sống   động, đã gây được cảm tình đối với công chúng Mỹ  và khách du lịch quốc tế. Một   cuộc trưng bày đứng vững được trong lòng nước Mỹ, chắc chắn phải có sự  hấp dẫn  và độ tin cậy cao, khi trình độ Việt Nam học  ở Mỹ đang là một trong những quốc gia   hàng đầu trên thế giới. * Bảo tàng Hà Nội Bảo tàng Hà Nội, trước đây nằm ở số 5B phố Hàm Long, quận Hoàn Kiếm, Hà  Nội, là nơi trưng bày giới thiệu về thủ đô Hà Nội từ khi dựng nước đến nay. Để  kỷ  niệm đại lễ  1000 năm Thăng Long ­ Hà Nội, một dự  án xây dựng mới  bảo tàng Hà Nội đã được thực hiện với số tiền đầu tư  rất lớn, Bảo tàng Hà Nội mới  nằm trong khu vực xây dựng Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam tại Mỹ Đình, xã  Mễ  Trì, huyện Từ  Liêm, Hà Nội; có kết cấu hình kim tự  tháp ngược, trong đó tầng 4  có diện tích lớn nhất, các tầng dưới nhỏ dần. Thiết kế của Liên doanh tư  vấn GMP ­   ILAG (Đức).  Trong riêng từ năm 2010 đến 2011 các bảo tàng quy mô nhỏ hơn tại Hà Nội như  Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam theo số  liệu tổng hợp thu hút được 500.000 lượt  khách, Bảo tàng Lịch Sử Việt Nam là 73.000 lượt. Từ năm 2010 đến nay Bảo tàng Hà   Nội thu hút được khoảng 130.000 lượt khách. * Các bảo tàng khác Trang 13
  14. Kế  hoạch xây dựng Bảo tàng Lịch sử  Quốc gia: Xây dựng Bảo tàng Lịch sử  Quốc gia là chủ trương chung của Đảng và Nhà nước. Khi hoàn thành bảo tàng sẽ trở  thành công trình chung, tài sản chung của đất nước. Đây là một công trình văn hóa được xây dựng cho nhân dân, cho xã hội và đất   nước. Một bảo tàng mang tầm cỡ quốc gia sẽ góp phần nâng cao nhận thức, lòng tự  hào dân tộc của mỗi người dân. Cái được là vô hình và không thể đo đếm được. Đầu tư xây dựng một nhà máy, một khu công nghiệp sẽ gắn liền với quyền lợi   về kinh tế. Còn lợi ích của bảo tàng mang lại không thể nhìn được, đếm được mà nó  ảnh hưởng đến ý thức của mỗi người dân. Nói cách khác, cái được của bảo tàng   không thể tính bằng tiền. Mặt khác hai bảo tàng trăm năm tuổi Bảo tàng Cách mạng và Bảo tàng Lịch sử  Việt Nam cũng đã mang lại hiệu quả thiết thực. Thực tế trước nay bảo tàng đã thu hút   một lượng khách lớn, lên đến 800 đến 1 triệu lượt khách mỗi năm. Trong đó phải đến  60% lượng khách là người nước ngoài. Con số  này đã nói lên hiệu quả  của hai bảo  tàng hiện có. Còn lý do trong bảo tàng mở  cửa hàng ăn, quán cà phê... Theo nghị  định 43 thì  bảo tàng được phép tận thu để  tăng nguồn thu cho bảo tàng. Phần diện tích này chỉ  được tận dụng ở những vị trí, địa điểm không ảnh hưởng đến không gian trưng bày. Ngoài hiệu quả kinh tế, việc mở các dịch vụ như vậy cũng tạo điều kiện tối đa   cho du khách, khi đến thăm quan bảo tàng có nơi mua sắm quà lưu niệm, nghỉ ngơi, ăn  uống. Cách làm này các bảo tàng trên thế giới đều đang thực hiện chứ không phải chỉ  có ở Việt Nam. Đến thời điểm này Chính phủ đã sáp nhập hai Bảo tàng Cách mạng và Bảo tàng  Lịch sử làm một. Hai bảo tàng này sẽ được bổ sung thêm hiện vật và sẽ trở thành bảo  tàng phương Đông. Bảo tàng Mỹ  thuật Việt Nam: Bảo tàng Mỹ  thuật Việt nam được đánh giá là   một trong những bảo tàng có vị trí quan trọng nhất trong việc lưu giữ và phát huy kho   tàng di sản văn hoá nghệ  thuật của cộng đồng các dân tộc Việt nam. Hệ thống trưng  bày các sưu tập hiện vật và tác phẩm nghệ thuật quan trọng của Việt Nam cung cấp   Trang 14
  15. cho công chúng những hiểu biết sâu sắc độc đáo về  nền văn hóa và lịch sử  của cộng  đồng dân tộc của Việt Nam. Theo Quyết định số 37/2004/QĐ ­ BVHTT ngày 28/6/2004  của Bộ Văn hoá Thông tin, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có những chức năng cơ  bản   cũng như các nhiệm vụ cụ thể so nhà nước quy định. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã đưa những tác phẩm mỹ  thuật đương đại tới  Vương quốc Bỉ, để  trưng bày nhân kỷ  niệm ngày thiết lập quan hệ  ngoại giao giữa   nước ta và Cộng đồng Châu Âu. Đây là một sự kiện hết sức quan trọng, khai thông cho  những bế tắc mà nhiều chục năm trước, chúng ta có chủ trương, nhưng bất thành, với  nhiều lý do, mà lý do cơ bản là chưa đủ hành lang pháp lý cho vấn đề này. Với một bộ sưu tập tranh hiện đại, Bảo tàng Mỹ  thuật Việt Nam đã là sứ  giả  đầu tiên “mang chuông đi đánh nước người” và đã gặt hái được những thành công nhất  định, giới thiệu được một phần trong kho tàng Mỹ  thuật Việt Nam với thế giới, đặc  biệt với công chúng Châu Âu khá sành điệu về nghệ thuật. Cùng thời gian này, một số  sưu tập tranh tư nhân, tác phẩm của những danh hoạ thời Mỹ thuật Đông Dương được  giới thiệu ở Cộng hoà Pháp, cũng đã gây được sự chú ý tới công chúng yêu nghệ thuật   và được coi là hiện tượng đầu tiên, tranh tư  nhân của hai nhà sưu tập Hà Nội được   xuất ngoại ­ mở đầu cho một hướng khai thác cổ vật tư nhân đưa ra trưng bày của các   Bảo tàng Việt Nam trong những năm sau đó. Rồi mười ba bảo tàng Việt Nam cùng phối hợp tham gia đưa những bộ sưu tập   đặc sắc và quý hiếm của mình đi trưng bày ở Vương quốc Bỉ và Cộng hoà Áo, với chủ  đề dung dị nhưng ấn tượng “Việt Nam ­ quá khứ và hiện tại” và “Việt Nam thần linh ­   tổ tiên và anh hùng”, đã đưa người xem, lần đầu tiên, hiểu Việt Nam một cách khá trọn   vẹn và sâu sắc, mà bấy lâu nay, như báo giới Châu Âu thừa nhận “Quốc gia dân tộc ấy   còn chứa đựng nhiều bí ẩn rất cần được tìm tòi, khám phá”. Cuộc trưng bày đã thu hút   được hàng triệu lượt khách đến tham quan, gây được tiếng vang lớn trên thế giới. Gần đây, Bảo tàng Guimet (Cộng hoà Pháp) cũng đã tiếp xúc với một số  Bảo  tàng Việt Nam, mà đối tác chủ  yếu là Bảo tàng nghệ  thuật Điêu khắc Chăm  ở  Đà   Nẵng và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, để đưa bộ sưu tập điêu   khắc đá Chămpa sang Pháp trưng bày tại thủ  đô Paris, nhằm tôn vinh một nền nghệ  Trang 15
  16. thuật của một trong các cộng đồng dân tộc Việt Nam, trong quá khứ  vàng son, đã đạt  tới đỉnh cao của nghệ thuật chạm khắc đá. 2.3. Dịch vụ vũ trường, karaoke… Tại cuộc họp báo công bố Nghị định 11/2006/NĐ­CP do Bộ Văn hóa ­ Thông tin   tổ  chức, hầu hết các nhà báo đều quan tâm nhiều nhất đến những điểm mới của quy   chế  trong hoạt động vũ trường, karaoke và trò chơi điện tử, vốn là những loại hình  hoạt động, kinh doanh văn hóa rất "nhạy cảm" hiện nay. Theo quy chế mới thì chỉ  có  khách sạn, nhà văn hóa và trung tâm văn hóa mới được phép kinh doanh vũ trường. Như  vậy, các câu lạc bộ  văn hóa không còn được phép kinh doanh vũ trường nữa. Cơ  sở  kinh doanh vũ trường, karaoke phải cách trường học, bệnh viện, cơ  sở  tôn giáo, tín  ngưỡng, di tích lịch sử ­ văn hóa, cơ quan hành chính Nhà nước từ 200m trở lên. Người   điều hành hoạt động trực tiếp tại vũ trường phải có trình độ  trung cấp chuyên ngành  văn hóa nghệ thuật trở lên. Không cho người dưới 18 tuổi làm việc hoặc vào khiêu vũ  tại vũ trường. Tất cả các vũ trường, cơ  sở  karaoke không được hoạt động sau 12 giờ  đêm cho đến 8 giờ sáng hôm sau. Các cửa hàng trò chơi điện tử  phải cách các trường  tiểu học, trung học cơ  sở, trung học phổ  thông từ  200m trở  lên và không được hoạt   động quá 11 giờ đêm. Với loại hình kinh doanh karaoke, quy chế   đã quy định rất cụ  thể  như  sau:   Phòng karaoke phải có diện tích sử  dụng từ  20m2 trở  lên, không kể  công trình phụ,  toàn bộ  cửa ra vào phải là cửa kính không màu, bên ngoài có thể  nhìn thấy toàn bộ  phòng, không được đặt khóa, chốt cửa bên trong và các thiết bị báo động nhằm đối phó  với hoạt động kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền; địa điểm hoạt động karaoke trong   khu dân cư  phải được sự  đồng ý của các hộ  liền kề; không được bán rượu và không  được để  cho khách uống rượu trong phòng karaoke. Mỗi phòng karaoke chỉ  được sử  dụng 1 nhân viên phục vụ từ 18 tuổi trở lên. Đối chiếu với quy chế này, trong thời gian   tới, hàng chục ngàn phòng karaoke có diện tích tối thiểu là 14m2, kể cả công trình phụ,   là những phòng hát đã được cấp giấy phép trước ngày 22.12.1995 và được Nghị  định   87/CP chấp nhận, sẽ phải mở rộng. Toàn bộ  cửa các phòng karaoke cũng phải được   thay thế, sửa mới so với quy định có ô cửa kính như trước kia. Ông Lê Anh Tuyến ­ Vụ  Trang 16
  17. trưởng Vụ Pháp chế Bộ Văn hóa ­ Thông tin cho biết: “Tất nhiên, với những thay đổi  về diện tích, cửa phòng, chúng tôi cũng sẽ dành cho các cơ sở kinh doanh một khoảng  thời gian nhất định, cụ  thể  sẽ  thông báo sau. Còn lại những quy định khác về  tiêu  chuẩn phòng karaoke đều phải được thực hiện ngay". Cũng theo quy chế  mới, các hoạt động biểu diễn nghệ  thuật, trình diễn thời   trang cũng được thông thoáng hơn trong khâu cấp giấy phép, đăng ký biểu diễn, quyền   hạn của các sở  Văn hóa ­ Thông tin được mở  rộng hơn. Những hoạt động này cũng  không được hoạt động quá 12 giờ đêm. Trong trường hợp cụ thể như biểu diễn nghệ  thuật, trình diễn thời trang đón giao thừa... phải được sự  đồng ý của Sở  Văn hóa ­   Thông tin nơi tổ chức biểu diễn. Một số hoạt động, kinh doanh trong các lĩnh vực khác  như bán và cho thuê xuất bản phẩm, quảng cáo, phát hành sách... không thuộc phạm vi  điều chỉnh của quy chế này bởi đã có các luật, pháp lệnh khá hoàn thiện, các văn bản   hướng dẫn thực hiện đồng bộ trong thời gian qua. Theo thống kê chưa đầy đủ, tính từ  tháng 5.2005, thời điểm bắt đầu thực hiện   Chỉ  thị  17/2005 của Thủ  tướng chính phủ  về  việc chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực  trong hoạt động kinh doanh quán bar, nhà hàng karaoke, vũ trường, trong vòng chưa   đầy 9 tháng đã có 8.344 lượt kiểm tra, hơn 2.000 trường hợp vi phạm với h ơn 2.500   đối tượng, trong đó 600 đối tượng sử  dụng thuốc lắc, 58 kẻ chủ mưu, 60 đối tượng  thoát y, hoạt động mại dâm; 85% đối tượng trong độ  tuổi từ  16 đến 25; Số  tiền xử  phạt lên tới 2 tỉ 521 triệu đồng; 50 vụ đặc biệt nghiêm trọng, trong đó có 3 vụ đã khởi   tố tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và Cần Thơ.  2.4. Tình hình kinh doanh khách sạn Nhằm phát triển ngành kinh tế du lịch cho Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đảm   bảo cung ứng dịch vụ khách sạn cho khách du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt là du   khách nước ngoài khi đặt chân tới Việt Nam. Không chỉ  khách sạn do Nhà nước quản  lý trực tiếp mà rất nhiều các tập đoàn tư  nhân dưới sự  cấp phép của nhà nước, sự  thẩm định của các hội đồng, các chuyên gia… về  chất lượng khách sạn. Ví dụ  như  Tập đoàn Accor Hotels tiếp tục dẫn đầu trên thị trường với số lượng các khách sạn ở  thành phố nhiều nhất và với hệ thống các khu nghỉ dưỡng Six Senses/Evason. Trang 17
  18. Báo  cáo  Khảo  sát  Ngành  dịch vụ  Khách sạn  năm 2011  thực  hiện  bởi  Grant  Thornton Việt Nam trình bày các thông tin về tài chính, tình hình hoạt động cũng như  tiếp thị của các khách sạn và khu nghỉ dưỡng Việt Nam cho năm tài chính 2010.  Năm 2010, một phần do sự phục hồi của nền kinh tế, ngành khách sạn  ở  Việt   Nam đã có một năm thành công đáng kể. Khách sạn 4 sao có sự  tăng trưởng đáng kể  nhất về giá phòng, tăng 8,5%. Giá phòng khách sạn 5 sao chỉ tăng khoảng 0,8% và các  khách sạn 3 sao tăng trưởng mạnh mẽ với 4,7%. Ngược lại với sự suy giảm trong năm  2009, công suất thuê phòng trug bình của khách sạn 4 và 5 sao trong năm 2010 lần lượt   tăng 5,3% và 5,0%. Tuy nhiên, công suất khách sạn 3 sao lại giảm 1.6%. Sự thay đổi  này cho thấy sự dịch chuyển về nhu cầu của khách hàng sang hướng các khách sạn có   chất lượng cao hơn. Du khách ngày nay chọn loại hình khách sạn theo sự tiện nghi và   đa dạng về  mặt dịch vụ  hơn là chỉ  quan tâm đến giá cả. Công xuất sử  dụng phòng   cũng tăng  ở  khắp các vùng miền trên khắp cả  nước, tương  ứng với sự  gia tăng số  lượng khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam. 2.5. Tổ chức lễ hội. Lễ hội Việt Nam là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. "Lễ" là   hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần   linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân  họ  chưa có khả  năng thực hiện. "Hội" là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ  thuật của  cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống. Cũng như  các hình thức hoạt động văn hóa khác, lễ  hội là  ảnh hưởng tới đời  sống tinh thần của con người Việt. Nhưng không vì nó là cuộc sống tinh thần của con   người mà pháp luật, Nhà nước không can thiệp, quản lý. Mà trái lại, bên cạnh việc ra  các văn bản pháp luật quy định về  tổ  chức lễ hội( Chương 5 quy chế, kèm theo Nghị  định 103), xử  lý các vi phạm thuần phong mỹ  tục văn hóa Việt, bài trừ  tệ  nạn, Nhà   nước còn khuyến khích tìm về cội nguồn, tìm lại lễ hội xa xưa của dân tộc. Trong lễ  hội, cũng đã có sự phân cấp của Nhà nước. Tùy vào từng thời điểm, vào chủ thể mà lễ  hội hiện nay được tổ  chức  ở nhiều cấp khác nhau. Ví dụ  như  lễ  hội đền Hùng được  tổ chức ở quy mô quốc gia 5 năm/ lần. Những năm số lẻ thì lại được tổ chức ở quy mô  Trang 18
  19. cấp tỉnh. Các lễ hội thường được tổ chức ở quy mô cấp tỉnh như hội Lim, lễ hội Lam   Kinh (Thanh Hóa), lễ hội đền Trần (Nam Định)... Các lễ hội ở quy mô cấp huyện tiêu   biểu như  lễ  hội đền Nguyễn Công Trứ   ở  Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái   Bình). Các lễ hội diễn ra ở đình Làng là lễ hội cấp nhỏ nhất, chỉ với quy mô làng, xã. Theo thống kê 2009, hiện cả nước Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039  lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 l ễ h ội tôn giáo   (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội khác  (chiếm 0,5%). 3. Một số hạn chế còn tồn đọng Sự  phát triển của văn hóa chưa đồng bộ  và chưa tương xứng với tăng trưởng   kinh tế, thiếu gắn bó với nhiệm vụ  xây dựng và chỉnh đốn Đảng là một trong những  nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế và nhiệm vụ xây dựng Đảng.  Tệ  nạn xã hội, bạo lực gia đình, bạo lực học đường, coi thường pháp luật…  những biểu hiện “thương mại hóa", xu hướng vọng ngoại, lai căng, xa rời bản sắc,   truyền thống văn hóa dân tộc ở một bộ phận chưa được ngăn chặn một cách hữu hiệu.  Ví dụ: về  nghệ  thuật: Trong suốt 2 năm xây dựng đề  án cấp thẻ  hành nghề  trước khi về  hưu, NSND Lê Ngọc Cường (nguyên Cục trưởng Cục nghệ  thuật biểu   diễn)  ấp  ủ, tấm thẻ  sẽ  là một minh chứng cho sự  đào tạo chuyên nghiệp, năng lực  trình độ chuyên ngành và để đánh vào ý thức trách nhiệm của giới nghệ sĩ. Sự  cấp tiến của ông sau đó cũng chìm vào im lặng, cho tới đầu năm 2012 lại  được xới lên sau quá nhiều rối ren, scandal trong các hoạt động biểu diễn nghệ thuật,  trình diễn thời trang. Thực trạng hát nhép, ăn mặc phản cảm, loạn danh xưng của giới nghệ sĩ, chân  dài làm khán giả nhức óc, hoa mắt. Sự ra tay liên tiếp của giới truyền thông phanh phui   hiện trạng hát nhép, ăn mặc hở  hang càng cho thấy lỗ  hổng trong công tác quản lý,  thanh tra, giám sát của các nhà quản lý. Một nghịch lý nữa sẽ  khiến các nhà tổ  chức khá đau đầu, đó là những người   hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp (thường ít được khán giả biết tới) dù sở hữu tấm  thẻ hành nghề nhưng lại vấp khe cửa hẹp của các nhà tổ chức khi làm sự kiện. Ngược  Trang 19
  20. lại, những cái tên mới nổi (kể cả bằng scandal hiếp dâm, lộ ngực, ăn mặc phản cảm,  hát nhép…) nhưng chưa có thẻ hành nghề lại được săn đón nhiệt trình và treo băng rôn  quảng cáo khắp nơi. Việc chưa có thẻ  hành nghề  (được các nhà quản lý so sánh như  thẻ dược sĩ), liệu các nghệ sĩ có được tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật? Về mặt bảo tàng cũng có nhiều ý kiến trái chiều: Dư luận đang rộ  lên chuyện   xây dựng Bảo tàng lịch sử  Quốc gia. Mỗi người mỗi ý kiến. Từ  những chuyên gia  chuyên ngành cho đến dân thường. Hay! Trong thời buổi giá cả leo thang sốt sít sìn sịt   từng ngày, tưởng chuyện xây dựng Bảo tàng lịch sử  Quốc gia nó thuộc tầm vĩ mô,   thuộc hình thái thượng tấng kén người quan tâm chứ, ai dè người bàn ra kẻ  tán vào  xôm đáo để! Lại thêm, 11.000 tỷ có là gì? Nhìn ra thế giới có bao bảo tàng đồ sộ ngốn   hàng chục tỷ  đô mà ngườì ta vẫn chịu chơi, chịu chi và thực tế  họ  đã thu lãi bộn cả  tiền bạc cũng như tinh thần. 11.000 tỷ có là gì, khi một Vinashin, một Vinasine đã ném  sông ném biển mấy lần như thế. Đó là chưa kể hàng trăm công trình, dự  án, khu công   nghiệp ngốn cả núi tiền giờ đang ủ mền đắp chiếu. Hàng chục ngàn căn hộ bỏ hoang  tiêu tốn cả trăm ngàn tỷ. Thực tế  hơn cả  có lẽ  là luồng ý kiến đánh thẳng vào thực trạng kinh tế  hiện  thời đang khó. Bao chương trình an sinh đang thiếu vốn ngược xuôi. Cũng 11.000 tỷ ấy,   người ta đưa ra bao phép so sánh thay vì xây bảo tàng có thể  xây 11.000 nhà trẻ  hay  5.000 trường mầm non nông thôn hoặc hơn nửa triệu ngôi nhà tình nghĩa. 11.000 tỷ ấy  có thể  triển khai hiệu quả  chương trình dạy bơi cho học sinh toàn quốc để  bớt đi   những nỗi đau xé lòng vì những vụ  đuối nước tập thể. Số  tiền  ấy đủ  để  giải quyết   tình trạng quá tải bệnh viện, ba bốn bệnh nhân nằm một giường và những cái chết tức  tưởi vì chất lượng khám chữa bệnh ngày càng xuống cấp… Mức hưởng thụ  văn hóa tinh thần của nhân dân có nâng lên so với những năm   trước, nhưng một số  vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, do thiếu điều kiện và phương   tiện tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao.  Kinh phí hoạt động văn hóa ­ thông tin ­ thể thao  ở cơ sở còn thấp và còn phân  bổ trên tổng số dân. Cán bộ văn hóa ­ thông tin ­ thể thao xã, phường hiện chưa có biên  chế nên thường biến động. Việc xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch   Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2