Tiểu luận môn Marketing quốc tế: Tác động của yếu tố chính trị - pháp luật Mỹ đến hoạt động xuất khẩu của tập đoàn thủy sản Minh Phú
lượt xem 21
download
Tiểu luận tìm hiểu rõ hơn về tình hình xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm của Việt Nam nói chung và Minh Phú nói riêng khi xuất sang các thị trường Mỹ; đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận môn Marketing quốc tế: Tác động của yếu tố chính trị - pháp luật Mỹ đến hoạt động xuất khẩu của tập đoàn thủy sản Minh Phú
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HỌC PHẦN: MARKETING QUỐC TẾ Đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ CHÍNH TRỊ PHÁP LUẬT MỸ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA TẬP ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hương Nhóm thực hiện: Nhóm 3_Lớp học phần IBS3010 Thành viên nhóm: 1, Nguyễn Đức Thành 41K08 2, Đinh Thị Thêm 43K08.1 3, Lê Thị Thúy Vi 43K08.1 Đà Nẵng, ngày 09 tháng 11 năm 2019
- MỤC LỤC
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ CÁC THUẬT NGỮ (1) TCHQ Tổng cục Hải quan (2) Bệnh EMS Bệnh tôm chết sớm (Early Mortality Syndrome) (3) WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) (4) WB Ngân hàng thế giới (World Bank) (5) IMF Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) (6) NAFTA Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (North American Free Trade Agreement) (7) ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations) (8) AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area) (9) GSP Hệ thống ưu đãi phổ cập (Generalized Systems of Prefrences) (10) MFN Tối huệ quốc (Most Favoured Nation) (11) GATT Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (General Agreement on Tariffs and Trade) (12) TRIMs Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (Trade-Related Investment Measures) (13) FDA Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration) Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (14) NOAA (National Oceanic and Atmospheric Administration) (15) HACCP Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm/ Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (Hazard Analysis and Critical Control Point System (16) ATTP An toàn thực phẩm (17) CFR Bộ Luật liên bang Hoa Kỳ (Code of Federal Regulations) (18) FFDCA Luật Liên bang Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm (Federal Food, Drug, and Cosmetic Act) (19) USDA Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ ((United States Department of Agriculture) (20) SIMP Chương trình Giám sát nhập khẩu thủy sản của Mỹ (US Seafood Import Monitoring Program) (21) IUU Hoạt động đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không được quản lý (Illegal, unreported and unregulated fishing) (22) VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm (23) ISO 9002 Tiêu chuẩn do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành (24) NGOs Các tổ chức phi Chính phủ (Non-Governmental Organizations) (25) GMP Thực hành sản xuất tốt (Good Manufacturing Practices ) (26) SSOP Quy trình vận hành tiêu chuẩn vệ sinh (Sanitation Standard Operating Procedures) (27) BRC Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm do Hiệp hội bán lẻ Anh quốc (British Retailer Consortium) (28) ACC Giấy phép chứng nhận Hội đồng Nuôi trồng thủy sản (29) SSA Sở an sinh xã hội Hoa Kỳ (Social Security Administration) (30) DOC Bộ Thương mại Hoa Kỳ (United States Department of Commerce) (31) CIF Giá thành, Bảo hiểm và Cước - một thuật ngữ chuyên ngành trong thương mại quốc tế (Cost, Insurance and Freight) (32) CNF Chi phí và vận chuyển (Cost And Freight) - một thỏa thuận vận chuyển mà người bán trả tiền để giao hàng đến cảng gần nhất với người mua, nhưng nó không bao gồm chi phí bảo hiểm. 3
- (33) DDP Giao đã trả thuế hoặc Giao hàng đã thông quan nhập khẩu (Delivery Duty Paid) (34) VASEP Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers) (35) GTGT Giá trị gia tang (36) IOT Internet Vạn Vật ( Internet of things) (37) AI Trí tuệ nhân tạo (Artifical Intelligence) (38) B2B Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (Business To Business) (39) B2C Doanh nghiệp với Người tiêu dùng (Business to customer) 4
- DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH 5
- CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG I.1 Lý do chọn đề tài Ngành thủy sản hiện tại đang là một ngành mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Quốc dân, sản xuất trong lĩnh vực này tăng trưởng nhanh, kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng với nhịp độ cao, thị trường luôn được mở rộng, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, thu hút nhiều lao động, từ đó góp phần làm cân bằng cán cân xuất nhập khẩu. Song song với nó, thủy sản là ngành kinh tế đang được Nhà nước đầu tư phát triển mạnh. Xuất khẩu nói chung, xuất khẩu thủy sản vào Mỹ nói riêng, là một trong những hoạt động quan trọng của Đất Nước và Ngành thủy sản. Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong thời gian qua còn gặp nhiều bất cập và hạn chế. Để góp phần giúp ngành thủy sản ngày càng phát triển vươn xa ra các nước trên thế giới và tháo gỡ những khó khăn, Nhóm chúng em đã chọn Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đi đầu trong việc xuất khẩu thủy sản vào Mỹ để tiến hành nghiên cứu. Việc xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ bị tác động tới nhiều yếu tố, từ kinh tế, văn hóa, môi trường,… Nhưng khía cạnh tác động sâu sắc mà chúng em mong muốn gửi tới đó chính là sự tác động của yếu tố Chính trị pháp luật. Vì vậy, đề tài sau cùng mà nhóm lựa chọn nghiên cứu đó chính là: “SỰ TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ CHÍNH TRỊ PHÁP LUẬT MỸ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA TẬP ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ” I.2 Mục đích và phương pháp nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài: + Bài nghiên cứu giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tình hình xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm của Việt Nam nói chung và Minh Phú nói riêng khi xuất sang các thị trường Mỹ + Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ. Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp thống kê: kế thừa những tài liệu và những kết quả phân tích đã 6
- có, thống kê những tài liệu liên quan đến hoạt động xuất khẩu thủy hải sản của Công Ty Tập Đoàn Thủy Sản Minh Phú + Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: Dựa vào số liệu thu thập, tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp kết quả thu được I.3 Thời gian thực hiện nghiên cứu Bài nghiên cứu được thực hiện trong vòng 1 tháng bắt đầu từ ngày 08/10/2019 đến ngày 08/11/2019. CHƯƠNG II. NỘI DUNG II.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀ TẬP ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ. II.1.1 Tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản chung của Việt Nam a. Sản xuất thủy sản năm 2018 Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, giá trị sản xuất thủy sản năm 2018 đạt khoảng 228.139,8 tỷ đồng, tăng 7,7% so với năm 2017, tổng sản lượng đạt khoảng 7,74 triệu tấn, tăng 7,2%, trong đó sản lượng sản lượng khai thác đạt 3,59 triệu tấn, tăng 6,0%, nuôi trồng đạt 4,15 triệu tấn, tăng 8,3%. + Tổng sản lượng khai thác thủy sản năm 2018 ước đạt 3.590,7 nghìn tấn (tăng 5,9% so với năm 2017), trong đó khai thác biển đạt 3.372,7 nghìn tấn, khai thác nội địa 218 nghìn tấn. Trong đó, sản lượng cá ngừ đại dương năm 2018 ước đạt 16.650 tấn, giảm khoảng 7% so với năm 2017. + Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2018 ước đạt 1,3 triệu ha, bằng 106% so với cùng kỳ 2017, sản lượng nuôi dự kiến đạt 4,3 triệu tấn, tăng 8,3% (tôm các loại 800 nghìn tấn, tăng 10,5%; cá tra 1,42 triệu tấn, tăng 14,0%). b. Những lợi thế và thách thức của ngành thủy sản Việt Nam trong những năm gần đây Lợi thế: + Môi trường thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản + Kĩ thuật nuôi trồng ngày càng được nâng cao nhờ cải thiện khoa học kĩ thuật 7
- + Nguồn lao động rẻ, dồi dào và trình độ ngày càng cao + Đa dạng về chủng loại thủy sản + Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng nhờ chính sách mở rộng thương mại, có cơ hội xuất khẩu sang những thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, EU,… Thách thức: + Chất lượng hàng xuất khẩu thủy sản của ta còn kém, nhất là trong khâu chế biến chưa được đầu tư thích đáng, chỉ mới qua khâu sơ chế. Do đó, chất lượng hàng năm thủy sản xuất khẩu của chúng ta còn kém về sức cạnh tranh, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới, sự tăng trưởng về sản lượng không đi đôi với chất lượng dẫn đến hiệu quả không cao. + Do chất lượng hàng xuất khẩu còn hạn chế, dẫn đến giá hàng xuất khẩu của Việt Nam còn thấp hơn so với mặt hàng cùng loại trên thị trường thế giới. + Trong điều kiện như vậy, yêu cầu nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu là một vấn đề bức bách. Mặt khác, chúng ta chưa thiết lập được hệ thống thị trường ổn định với mạng lưới khách hàng đáng tin cậy. + Phương thức xuất khẩu qua trung gian vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn, mặc dù chúng ta đã có nhiều cố gắng để tăng cường xuất khẩu trực tiếp. + Hơn nữa, vấn đề thông tin về thị trường nông sản thế giới nhìn chung quá ít ỏi, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Trong khi đó, hoạt động xuất khẩu đòi hỏi phải có thông tin sâu rộng về thị trường để theo dõi kịp thời về diễn biến cung cầu và giá cả trên thị trường thế giới. II.1.2 Thị trường xuất khẩu thủy sản chủ yếu của việt nam 8
- Bảng : Thị trường XK thủy sản chủ yếu của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2019 (Đơn vị tính: USD) Bảng : Thị trường XK thủy sản chủ yếu của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2019 (tt) 9
- (Tính toán theo số liệu của TCHQ) II.1.3 Tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản của tập đoàn thủy sản Minh Phú a. Giới thiệu chung về tập đoàn Minh Phú Hình : Hình ảnh Công ty Tập đoàn Thủy sản Minh Phú 10
- Trích dẫn và tham khảo từ Website chính thức của Tập đoàn Minh Phú Tên chính thức: “Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú” Tầm nhìn: Thông qua việc sở hữu các chuỗi giá trị khép kín và có trách nhiệm, Minh Phú đặt mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái hoàn chỉnh, mang lại những giá trị tốt đẹp cho tất cả các thành viên liên quan, đưa Việt Nam lên bản đồ thế giới với vị thế là nhà cung ứng tôm chất lượng hàng đầu. Sứ mệnh chung của Minh Phú: “Tại Minh Phú, chúng tôi không ngừng kết hợp kinh nghiệm, sự sáng tạo, và trách nhiệm trong toàn bộ chuỗi giá trị sản xuất tôm, từ khâu đầu đến khâu cuối. Sứ mệnh của chúng tôi là cung cấp cho thị trường toàn cầu những sản phẩm tôm Việt Nam tốt nhất, sạch nhất, và dinh dưỡng nhất; đồng thời mang đến cho người tiêu dùng sự an tâm và trải nghiệm tuyệt vời nhất trên từng bàn ăn, trong từng bữa ăn.” “Điều tạo nên những giá trị khác biệt ở Minh Phú đó chính là việc chúng tôi sản xuất các sản phẩm của mình không chỉ dựa trên nhu cầu tiêu dùng thông thường, mà còn được thúc đẩy bởi các giá trị lịch sử, văn hoá, và các mục tiêu phát triển bền vững như: đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, cân bằng lợi ích xã hội, và quan tâm đến quyền lợi vật nuôi.” Các tiêu chí và giá trị cốt lõi: Hình : Các tiêu chí và giá trị cốt lõi của Tập đoàn Minh Phú 11
- Các tiêu chí và giá trị cốt lõi của Minh Phú được phản ánh chính xác thông qua biểu tượng Logo và câu khẩu hiệu Slogan của tập đoàn. Biểu tượng, Logo: Biểu tượng của Minh Phú thể hiện một niềm tin, Sự tin cậy. Tám mảnh ghép của logo tượng trưng cho 8 giá trị cốt lõi và cũng chính là nền tảng mà trong suốt 25 năm qua Tập đoàn Minh Phú không ngừng xây dựng, gìn giữ, và phát huy. CHÍNH TRỰC “Chúng tôi giữ vững những giá trị truyền thống của Việt Nam, những điều đã và đang thúc đẩy chúng tôi thực hiện sứ mệnh của mình.” UY TÍN “Chúng tôi làm những gì chúng tôi nói, và chúng tôi nói những gì chúng tôi nghĩ. Đây là kim chỉ năm cho những điều tốt đẹp mà chúng tôi mang đến.” CHẤT LƯỢNG “Minh Phú tự hào cung cấp cho khách hàng và đối tác không chỉ những sản phẩm đúng như cam kết, mà còn dịch vụ hỗ trợ gần như 24/7 thông qua mạng lưới kinh doanh rộng khắp trong và ngoài nước.” ỔN ĐỊNH “Bằng vị thế và uy tín của mình, chúng tôi luôn duy trì sự ổn định cao nhất trong sản lượng và chất lượng sản xuất, điều mà hiếm có đơn vị nào cùng ngành có thể đáp ứng được.” TẬN TỤY “Minh Phú tự hào sở hữu đội ngũ công nhân viên có bề dày kinh nghiệm và tuổi nghề lâu năm nhất trong ngành thuỷ sản tại Việt Nam. Điều này biến chúng tôi thành một gia đình, đoàn kết, thống nhất, gắn kết những mục tiêu cốt lõi của tập đoàn với sư thành công của đối tác và sự hài lòng của khách hàng.” SÁNG TẠO 12
- “Chúng tôi luôn tự thử thách và vượt qua các giới hạn của mình bằng việc không ngừng suy nghĩ tiến bộ, kết hợp kinh nghiệm và công nghệ, để luôn tiên phong trong những công việc mang tính cách mạng của ngành tôm và thuỷ sản.” ĐAM MÊ “Chúng tôi tìm thấy nguồn cảm hứng và năng lượng để cống hiến từ chính những công việc mà chúng tôi đang làm, từ đó gắn kết trách nhiệm cao nhất của mình trong từng khâu sản xuất, vào từng sản phẩm làm ra.” NUÔI DƯỠNG “Chúng tôi quan tâm và nỗ lực gắn kết sự phát triển của công ty vào lợi ích của cộng đồng và môi trường, bởi vì chúng tôi tự xem mình là một phần tương hỗ không thể thiếu đối với hai yếu tố này.” Chiến lược phát triển 13
- Hình : Chiến lược phát triển của Minh Phú * Chiến lược phát triển của Minh Phú trong thời gian tới: Tiếp tục đổi mới qui trình, công nghệ để tối ưu hoá hoạt động sản xuất và bán hàng nhằm nâng tỉ lệ lợi nhuận gộp lên 9% 10%. Nắm bắt thị trường mới, mở rộng thị trường sang Nga và Trung Quốc, đặc biệt Trung Quốc dự kiến sẽ trở thành một trong những thị trường trọng điểm trong thời gian tới. Chiếm lĩnh thị phần từ các nước sản xuất tôm khác, cũng như chiếm lĩnh thị phần từ các nhà sản xuất tôm trong nước khác. Tăng cường năng lực chế biến và kinh doanh, củng cố và kiểm soát chất lượng và hiệu quả qua Chuỗi cung ứng. Tạo tích hợp chuỗi giá trị tôm & cá toàn cầu. Gắn kết các chuỗi giá trị Tôm liên kết và hợp tác có trách nhiệm tốt từng khâu của Tập đoàn Minh Phú nhằm tạo ra giá trị công hưởng lớn mà các đối thủ cạnh tranh không thể nào có được. Tiêu chí của mô hình chuỗi giá trị có trách nhiệm là từng đơn vị ở từng khâu sản 14
- xuất sẽ chịu trách nhiệm đối với công việc và sản phẩm do chính mình làm ra. Từ đó, tạo ra một chuỗi giá trị có trách nhiệm cao nhất và những sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Mô hình chuỗi giá trị khép kín. Không tiếp tục mở rộng diện tích nuôi mà chỉ tổ chức nuôi hết diện tích nuôi tôm hiện có với qui trình công nghệ nuôi xen với cá rô phi cũng như nuôi theo công nghệ Biofloc để hạn chế bệnh EMS(2) cũng như các bệnh tôm khác. Triển khai mạnh mẽ chuỗi cung ứng tôm bền vững Minh Phú để đủ cung cấp tôm chất lượng cao cho Minh Phú chế biến xuất khẩu. Tăng công suất chế biến thông qua việc đẩy mạnh hoạt động của nhà máy Minh Phú Hậu Giang, xây dựng mới nhà máy chế biến tôm ở Cà Mau và nhà máy chế biến tôm và cá ở Hậu Giang. Tăng thị phần ở các thị trường truyền thống thông qua việc thâm nhập sâu hơn và đa dạng hóa sản phẩm. Thành lập trại sản xuất giống chất lượng cao và sạch bệnh. Thành lập hệ thống phân phối ở thị trường quốc tế cùng với các cửa hàng thực phẩm sạch, chuỗi nhà hàng thuỷ sản, chuỗi các nhà hàng thức ăn nhanh thuỷ sản ở thị trường nội địa cũng như trên quốc tế. Mô hình quản trị của tập đoàn Minh Phú Minh Phú được định hướng xây dựng dựa trên mô hình tập đoàn hiện đại, mang lại hiệu quả tối ưu trong hoạt động sản doanh, cũng như kết nối và truyền thông. Mô hình quản trị Tập đoàn Thuỷ Sản Minh Phú được xây dựng trên quan điểm bảo vệ quyền lợi và lợi ích cho các cổ đông, đặc biệt là các cổ đông thiểu số, bao gồm: Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng Giám Đốc và Ban Kiểm soát. Với mô hình này nghĩa vụ của người quản lý, nhất là đối với thành viên HĐQT và TGĐ, đặc biệt là nghĩa vụ trung thành, trung thực, qui định rõ điều kiện và tiêu chuẩn của các chức danh quản lý trong Tập đoàn, tăng thêm qui định về công khai và minh bạch hoá, nhất là đối với những người quản lý, nâng cao, tăng cường và 15
- qui định cụ thể hơn vai trò, vị trí và trách nhiệm của Ban kiểm soát. Hình : Mô hình Bộ máy quản trị của Tập đoàn Minh Phú Mặt hàng kinh doanh + Sản phẩm chủ lực: Tôm Sú (Black Tiger) và Tôm thẻ chân trắng (White Vannamei) chính là hai sản phẩm chủ lực tạo nên danh tiếng của tập đoàn thuỷ sản Minh Phú. + Sản phẩm tươi, hấp, sản phẩm giá trị gia tăng: Minh Phú luôn cung cấp cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng chất lượng quốc tế, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng tiêu dùng với các sản phẩm đa dạng về quy cách, mẫu mã, và chứng nhận, gắn liền với các 3 dòng sản phẩm chính: sản phẩm tươi, sản phẩm hấp, sản phẩm giá trị gia tăng Đối tác của Minh Phú + Các đối tác chiến lược: MISUI&CO, VIGROUP, GEMADEPT, ENZYMA, GROBEST, BVIM, MSEAFOOD + Tổ chức phi chính phủ: ASC, GLOBAL G.A.P, IUCN, SNV, OXFAM. b. Tình hình sản xuất và xuất khẩu chung của Minh Phú 16
- Bảng : Tình hình sản xuất và xuất khẩu chung của Minh Phú Từ 2016 đến 2018 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2016 2017 2018 Sản lượng Tấn 42.457,00 55.775,00 65.471,00 sản xuất Sản lượng Tấn 44.874,00 56.514,00 67.646,00 xuất khẩu Kim ngạch Triệu 530,62 697,77 750,67 xuất khẩu (USD) Doanh thu Tỷ đồng 11.973,00 15.665,00 16.925,00 thuần Lợi nhuận Tỷ đồng 81,89 714,16 810,37 sau thuế Tình hình sản xuất và xuất khẩu của Công ty đã đạt được nhiều thành tựu trong năm vừa qua, sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao nhất trong lịch sử hình thành: Sản lượng xuất khẩu của công ty đã đạt hơn 67 ngàn tấn trong năm qua, tăng 19,7% so với cùng kì, trong khi kim ngạch đạt mức hơn 750 triệu USD, tăng 7,58% so với năm 2017. Doanh thu thuần cũng đạt gần 17 ngàn tỷ đồng. c. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Minh Phú sang Mỹ Năm 2018, Minh phú có nhiều thuận lợi trong sản xuất kinh doanh hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành khác trong nước. Tuy nhiên, do hoạt động chủ yếu là xuất khẩu nên công ty còn phải chịu cạnh tranh từ những nước khác đặc biệt là Ấn Độ, Indonesia. Thêm nữa, rào cản thương mại từ các nước nhập khẩu ngày càng tăng khiến cho chi phí sản xuất, bán hàng, kiểm soát chất lượng sản phẩm tăng lên. Những nguyên nhân đó ảnh hưởng rất nhiều đến kế hoạch sản xuất và lợi nhuận của Minh Phú. Theo báo cáo của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, doanh thu xuất khẩu trong tháng 5/2019 của doanh nghiệp này tăng 7% lên 57,6 triệu USD với thị trường chính vẫn là Mỹ với 23,42%, chiếm tỷ trọng hơn 43%, tăng 13,2% so với cùng kỳ. Bảng : Bảng số liệu kim ngạch xuất khẩu 17
- Thị Năm Năm Năm 2018 trường 2016 2017 Giá trị Giá trị Giá trị (triệu Tỷ lệ (triệu Tỷ lệ (triệu Tỷ lệ USD) USD) USD) Mỹ 219,65 41,39% 272,54 39,06% 305,69 40,72% II.2 ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG MỸ II.2.1 Giới thiệu chung về nước Mỹ: Hình : Quốc kỳ và Tượng Nữ thần Tự do ở Mỹ - Diện tích : 9.372.610 km2 - Ngôn ngữ chính : tiếng Anh - Dân số : 327.167.434 người - Quốc khánh: ngày 04/07/1776 - Thủ đô : Washington - Tín ngưỡng : Tin lành - Tôn giáo: chủ yếu là Kitô giáo (69%) - Đơn vị tiền tệ : Đôla Mỹ Địa lý: Nước Mỹ là nước cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một quận liên bang. Thủ đô là Washington DC nằm giữa Bắc Mỹ. Mỹ quốc giáp Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc và Mexico ở phía nam. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Mỹ cũng có 18
- 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong Biển Caribe và Thái Bình Dương. New York là thành phố lớn nhất nước Mỹ. Hình : Bản đồ địa lý của Mỹ Mỹ là quốc gia lớn thứ ba về diện tích sau Nga và Trung Quốc, với 9,83 triệu km2. Vì Mỹ có diện tích lớn và có nhiều địa hình rộng lớn nên gần như có tất cả các loại khí hậu. Khí hậu ôn hòa có ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và miền nam Florida, khí hậu địa cực ở Alaska, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải California. Môi trường Với nhiều vùng sinh trưởng từ khí hậu nhiệt đới đến địa cực, cây cỏ của Mỹ rất đa dạng. Mỹ có hơn 17.000 loài thực vật bản địa được xác định, Hơn 400 loài động vật có vú, 700 loài chim, 500 loài bò sát và loài sống trên cạn dưới nước, và 90.000 loài côn trùng đã được ghi chép thành tài liệu. Kinh tế Kinh tế: tổng số GDP 2018: 20.891 tỉ USD; bình quân trên đầu người: 62.518 USD. Mỹ có một nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài nguyên 19
- thiên nhiên phong phú và cơ sở hạ tầng phát triển tốt. Mỹ đứng hạng thứ 8 về tổng sản lượng nội địa trên đầu người và hạng 4 về tổng sản phẩm nội địa trên đầu người theo sức mua tương đương. Mỹ là nước nhập khẩu hàng hóa lớn nhất và là nước xuất khẩu lớn nhất trên thế giới. Đây cũng là một trong những lý do khiến rất nhiều người dân trên thế giới muốn tham gia các chương trình định cư Mỹ. Khoa học và Kỹ thuật Mỹ đã và đang dẫn đầu trong việc sáng tạo kỹ thuật và nghiên cứu khoa học từ cuối thế kỷ 19. Mỹ còn dẫn đầu thế giới trong các tài liệu nghiên cứu khoa học và yếu tố tác động. Mỹ là quốc gia phát triển và trồng trọt chính yếu thực phẩm biến đổi gen, trên phân nữa những vùng đất của thế giới dùng trồng các vụ mùa kỹ thuật sinh học là ở Mỹ. Văn hóa Mỹ Mỹ là một quốc gia đa văn hóa, là nơi sinh sống của nhiều nhóm đa dạng chủng tộc, truyền thống, và giá trị. Đó là một nền văn hóa Tây phương phần lớn là sự đút kết từ những truyền thống của các di dân từ Tây Âu, bắt đầu là các dân định cư người Hà Lan và người Anh trước tiên. II.2.2 Đặc điểm, xu hướng chung của thị trường mỹ: Đây là một thị trường riêng lẻ lớn nhất thế giới, là nước tham gia và giữ vai trò chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế quốc dân quan trọng trên thế giới như: Tổ chức thương mại thế giới (WTO(3)), Ngân hàng thế giới (WB(4)), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF(5)), là đầu tàu của khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA(6))... Và ngay cả đối với ASEAN(7)/ AFTA(8), Mỹ tuy không phải là thành viên song lại là một bên đối thoại quan trọng nhất của tổ chức này. Chính vì vậy, để có thể thâm nhập thành công vào một thị trường như vậy trước hết cần phải tìm hiểu về môi trường kinh doanh cũng như là hệ thống luật pháp của Mỹ để từ đó có cách tiếp cận phù hợp. Mỹ còn là nước đi đầu trong quá trình quốc tế hoá kinh tế toàn cầu và thúc đẩy tự so hoá thương mại phát triển. Mức độ phụ thuộc của nền kinh tế Mỹ vào mậu 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Giải pháp phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Trung tâm giao dịch Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam”
72 p | 294 | 93
-
Bài tiểu luận môn Marketing quốc tế: Chiến lược thâm nhập thị trường của doanh nghiệp nước ngoài tại thị trường Việt Nam
45 p | 755 | 84
-
LUẬN VĂN: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING MIX CỦA DOANH NGHIỆP
61 p | 242 | 76
-
Đề tài: Bia Sài Gòn với cơ hội kinh doanh tại thị trường Lào và Campuchia
21 p | 320 | 47
-
Tiểu luận: TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ - VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CÔNG TY
75 p | 115 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn