intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận môn Tổng quan thương mại các hoạt động sở hữu trí tuệ: Nghiên cứu mô hình nhượng quyền thương mại Phở 24 từ đó đưa ra hướng phát triển Phở Cồ Luận theo mô hình Franchise

Chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:46

69
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận nghiên cứu với mục tiêu đưa ra biện pháp franchise cho quán phở Cồ Luận từ mô hình thành công của Phở 24 để có thể thu được lợi nhuận tối đa. Gìn giữ hương vị của món ăn truyền thống, quảng bá thương hiệu phở “Cồ luận” ra bạn bè quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận môn Tổng quan thương mại các hoạt động sở hữu trí tuệ: Nghiên cứu mô hình nhượng quyền thương mại Phở 24 từ đó đưa ra hướng phát triển Phở Cồ Luận theo mô hình Franchise

  1. Đề tài nghiên cứu khoa học ĐHTM 2012 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH DOANH THƯƠNG MẠI -----š›&š›----- ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC MÔN TỔNG QUAN THƯƠNG MẠI CÁC HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ Tên đề tài: “Nghiên cứu mô hình nhượng quyền thương mại Phở 24 từ đó đưa ra hướng phát triển Phở Cồ Luận theo mô hình Franchise” Giáo viên hướng dẫn: Đặng Thu Hương Nhóm thực hiện: 1. Ninh Thị Dịu (Nhóm trưởng) 2. Nguyễn Minh Huyền 3. Nguyễn Đại Dương Lớp học phần: 1102QMGM0111 Hà nội- 2012 1
  2. Đề tài nghiên cứu khoa học ĐHTM 2012 Mục Lục Lời mở đầu………………………………………………………………………….1 Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài………………………………………...2-6 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu……………………………………………....2-3 2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài…………...…………………3 3. Mục tiêu nghiên cứu ……………………………………………………………...4 4. Những câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu……………………………………………..4 5. Phạm vi nghiên cứu ………………………………….……………………............4 6. Ý nghĩa nghiên cứu……………………………………….……………………..5-6 7. Kết cấu của luận văn…………………….…………….......……………………...6 Chương II: Tóm lược một số lí luận về chủ đề nghiên cứu ……………..…….7-18 1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản …………………………………………...7-9 2. Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu ……………………………….……...9-15 2.1 Các loại nhượng quyền…………………………………………………………....9 2.2 Các loại hình nhượng quyền……..……………………………………………...9 2.3 Điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại……………………...…….10-12 2.4 Lợi ích của nhượng quyền thương mại………………………………...…...12-13 2.5 Thách thức và rủi ro khi nhượng quyền thương mại…………………...…...14-15 3. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới………...14-17 3.1 Bức tranh về Nhượng Quyền Thương Mại trên thế giới……………...…….14-15 3.1 Bức tranh về Nhượng Quyền Thương Mại ở Việt Nam…………………….15-16 4. Thực trạng mô hình nhượng quyền thương mại ở Việt Nam ……...………..16-17 2
  3. Đề tài nghiên cứu khoa học ĐHTM 2012 Chương III: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu ………………………………………………………………………18-39 I. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu…………………………………………………………………...…..……18-19 II. Phân tích về hai thương hiệu Phở cồ Luận và 24…….……………………...19 -39 1. Dữ liệu mô hình mẫu phở 24………………………………………………….19-28 2. Dữ liệu đối tượng nghiên cứu Cồ Luận…………………………..….……………28 3. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến vấn đề nghiên cứu………………………………………………………………..…………………33- 39 Chương IV: Các kết luận, thảo luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu …40-50 1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu………………………..…………...40-44 2. Đề xuất giải pháp nhằm xây dựng mô hình Nhượng Quyền Thương Mại cho thương hiệu Phở Cồ Luận dựa trên mô hình Phở 24……………………………………………………..…………………………..44-49 Kết Luận…………………………………………………………………………….50 3
  4. Đề tài nghiên cứu khoa học ĐHTM 2012 Như chúng ta đã biết, Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập, điều này đối với nền kinh tế vừa là cơ hội vừa là những khó khăn thách thức đối với doanh nghiệp và những người tham gia hoạt động kinh doanh. Vậy phải làm gì để chớp thời cơ, giảm thiểu rủi ro để tồn tại trong nền kinh tế đầy khốc liệt này? Đối với những người hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực cũng không nằm ngoài qui luật phát triển này, nếu không học tập, đổi mới thì chắc chắn sẽ không đứng vững trên thị trường được. Việc nghiên cứu tìm hiểu hoạt động của những người đi trước đã thành công là việc làm hết sức quan trọng. Có một câu nói rất hay mà tôi đã được nghe đó là: “ Nếu bạn không biết bơi hãy học bơi, nhưng hãy học ở chỗ có nhiều người bơi thì bạn sẽ không bao giờ bị chết đuối” Từ đó có thể thấy việc học tập những người đi trước cho dù có thể họ là đối thủ cạnh tranh là việc rất quan trọng. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu, xây dựng mô hình Nhượng Quyền Thương Mại cho Phở Cồ Luận dựa trên mô hình kinh doanh của phở 24” 4
  5. Đề tài nghiên cứu khoa học ĐHTM 2012 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu Có lẽ nhiều người cũng đã từng nghe qua thuật ngữ “Nhượng quyền kinh doanh” hay “Nhượng quyền thương mại” nhưng hiểu sâu hơn và đủ tự tin để áp dụng thì hiện nay không nhiều. Franchise chỉ xuất hiện ở Việt Nam hơn 10 năm trở lại đây song được khởi nguồn ở Mỹ từ giữa thế kỷ 19 và tới nay và có mặt ở mọi nơi trên thế giới. Và được coi là “một trong các phát minh vĩ đại nhất của chế độ tư bản phương Tây”, “xu thế của tương lai”. Sở dĩ kinh doanh theo mô hình Franchise được ngợi ca như vậy vì nó đã được chứng minh là một phương thức kinh doanh an toàn và hiệu quả mà không phải bỏ ra nhiều chi phí. Việt Nam là mảnh đất giàu tiềm năng, lại có được lợi thế của người đi sau, các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ các nước tiên phong đi trước để tăng tốc, phát huy hiệu quả của loại hình kinh doanh này. Vậy tại sao chúng ta không khai thác tiềm năng này trong khi Việt Nam là một trong những nước nổi tiếng đặc biệt trong lĩnh vực ẩm thực. Những món ăn ngon đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng tôi chọn đối tượng ở đây là “Phở truyền thống” cụ thể là “phở Cồ Luận” bởi một số lí do dưới đây: - Hương vị truyền thống cùng với thương hiệu “Phở Việt” đang dần bị lãng quên. - Thị phần của các doanh nghiệp Việt Nam trong thị trường thức ăn nhanh còn rất thấp. - Nhu cầu, sở thích, thói quen dùng Phở vẫn luôn luôn tồn tại trong con người Việt và nhiều du khách nước ngoài. - Phở Hà Nội nói riêng, phở Việt nói chung còn rất nhiều hạn chế vấn đề về an toàn thực phẩm, chất lượng phục vụ chưa theo kịp với xu thế hiện đại. - Nhu cầu fast food sẽ bùng nổ trong tương lai. Với những lý do như trên thì việc nghiên cứu đối tượng phở theo phương thức Franchise là rất cần thiết. 2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài Trên thế giới nơi nào có người Việt sinh sống thì nơi đó có tiệm phở. Ngay cả người nước ngoài cũng thích phở của Việt Nam. Hiện nay, đến các trung tâm lớn chúng ta sẽ thấy món ăn nhanh KFC, Lotteria có bán rất nhiều, bảng hiệu cũng rất lớn và đặc biệt là giới trẻ rất ghiền món này nhưng không thấy quảng bá về phở. Là phở gia truyền của họ Cồ, có xuất xứ từ Nam Định, với 21 năm tồn tại và phát triển thương hiệu tại Hà Thành. Phở Cồ Luận là một trong những thương hiệu phở có những điều kiện cần thiết có thể tiến hành phương thức kinh doanh này. Trong cùng lĩnh vực phải kể tới thương hiệu Phở 24 đã rất thành công theo phương thức kinh doanh Franchise không 5
  6. Đề tài nghiên cứu khoa học ĐHTM 2012 những phát triển trong nước mà còn nổi tiếng ở nước ngoài. Chính vì vậy đề tài nghiên cứu của chúng tôi là: “Nghiên cứu, xây dựng mô hình Nhượng Quyền Thương Mại cho Phở Cồ Luận dựa trên mô hình kinh doanh của phở 24” 3. Mục tiêu nghiên cứu Học tập mô hình đã thành công là Phở 24. Học tập phát huy thành tựu đồng thời khắc phục, tránh không phạm phải những hạn hạn chế của mô hình mẫu. Phở Cồ Luận cũng là một trong những thương hiệu rất có tiếng tại thành phố Hà Nội và cần quan tâm phát triển thương hiệu hơn nữa. Mục đích của bài nghiên cứu nhằm đưa ra biện pháp franchise cho quán phở Cồ Luận từ mô hình thành công của Phở 24 để có thể thu được lợi nhuận tối đa. Gìn giữ hương vị của món ăn truyền thống, quảng bá thương hiệu phở “Cồ luận” ra bạn bè quốc tế. 4. Những câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu - Franchiase là gì? - Xu thế franchise trong thời kỳ hiện nay đang phát triển như thế nào? - Việc franchise “phở” có ưu thế gì vượt trội so với những cửa hàng theo hình thức truyền thống? - Học tập những gì ở mô hình đã thành công? Có những điểm nào cần khắc phục? - Để đạt được thành công trong phương thức chuyển nhượng này thì phở Cồ Luận cần phải làm gì? - Sự thành công trong phương thức chuyển nhượng này có tác dụng gì trong việc lưu giữ hương vị truyển thống dân tộc và cho hướng phát triển theo hình thức kinh doanh mới này mà không chỉ trong lĩnh vực ẩm thực? 5. Phạm vi nghiên cứu Địa bàn các quán phở Hà Nội, hệ thống phở 24 ở Hà Nội, cửa hàng Phở Cồ Luận tại Hà Nội. 6. Ý nghĩa nghiên cứu Là sinh viên trường Đại Học Thương Mại, khi nghiên cứu một vấn đề nào đó chắc chắn sẽ có ý nghĩa về mặt kinh tế. Chúng tôi cũng không ngoại lệ. Khi nghiên cứu về đề tài này rất mong muốn không phải là một đề tài chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết áp dụng những gì đã học được từ nhà trường mà còn có ý nghĩa thực tế cao. 6
  7. Đề tài nghiên cứu khoa học ĐHTM 2012 - Đối với Phở Cồ Luận: Thấy rằng đây là một thương hiệu phở đầy tiềm năng, hội tụ những yếu tố để có thể thực hiện phương thức franchise và những mục tiêu mà chúng tôi đã nêu trên. Từ đó đặt ra hướng phát triển mới tiềm năng cho thương hiệu phở “Cồ Luận” nói riêng và phở Việt nói chung. - Thấy được ưu điểm vượt trội so với cách thức bán hàng cũ: Hiện nay cửa hàng phở Cồ Luận kinh doanh theo phương thức cổ truyền, Phở của gia đình nhà họ Cồ rất ngon, có hương vị đặc biệt đó là nhờ có bí quyết của ông cha truyền lại, tuy nhiên còn tồn tại khá nhiều khó khăn. Chính vì thế việc kinh doanh theo phương thức Franchise có ưu điểm vượt trội, không chỉ giữ được truyền thống của gia đình mà còn khai thác tối đa lợi nhuận hơn thế nữa còn có thể phát triển nghề làm phở bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, từ đó thương hiệu ngày càng phát triển. - Đưa thương hiệu Phở Cồ Luận ra thị trường nước ngoài, khẳng định được vị thế của Phở- đứng thứ 28 trong những món ngon nhất thế giới. Nhìn xa hơn một chút trong bối cảnh thế giới. Mỹ là cường quốc đứng đầu thế giới về kinh tế và hàng xóm của Mỹ là Canada cũng xếp thứ hạng cao trong danh sách các quốc gia có nền kinh tế tự do trên thế giới. Trong 10 năm nữa các nhà phân tích và dự báo nền kinh tế thế giới dự đoán Trung Quốc sẽ vượt Mỹ đứng số một trên thế giới. Nước ta- hàng xóm của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng không nhỏ. Sẽ là những thách thức lớn đồng thời cũng là cơ hội không nhỏ để kinh tế Việt Nam có bước nhảy lớn. Chính vì thế chúng ta phải có những chuẩn bị về tất cả các lĩnh vực. Riêng đối với ẩm thực, cần phải lưu giữ được những món ăn truyền thống trong đó có “ Phở Hà Nội” theo một cách “vẹn cả đôi đường” vừa giữ được cái riêng mà không đâu có được, vừa phải theo kịp được thời đại. Qua đề tài chúng tôi muốn đưa ra ý kiến các doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực khai thác hết tiềm năng của doanh nghiệp mình, lợi ích của việc franshise đúng hoàn cảnh, phương thức, đúng đối tượng sẽ đạt được những lợi ích và quảng bá nét ẩm thực Việt với bạn bè thế giới. - Học tập mô hình Phở 24 đã rất thành công bằng việc thấy được những thành tựu và hạn chế mà mô hình mẫu từ đó xác định điểm mạnh điểm yếu để đưa ra giải pháp tốt nhất, học tập phát huy ưu điểm, tránh không phạm phải những hạn hạn chế. Định hướng Franchise thương hiệu phở “Cồ luận” để thu được lợi ích tối đa và giảm đi rủi ro tới mức thấp nhất. 7. Kết cấu của luận văn Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận về chủ đề nghiên cứu 7
  8. Đề tài nghiên cứu khoa học ĐHTM 2012 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu Chương 4: Các kết luận, thảo luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu CHƯƠNG II: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI 8
  9. Đề tài nghiên cứu khoa học ĐHTM 2012 1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản Trên thế giới, nhượng quyền thương mại xuất hiện đã lâu, nhưng chỉ phát triển mạnh từ những năm 1980. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có được một định nghĩa thống nhất về nhượng quyền thương mại. - Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh Quốc tế là hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và thế giới đã nêu ra khái niệm: "Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa Bên giao và Bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của Bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh. đào tạo nhân viên; Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do Bên giao sở hữu hoặc kiểm soát và Bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình". - Cộng đồng chung Châu Âu EC (EU): Quyền thương mại là một "tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết, hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng". Nhượng quyền thương mại có nghĩa là việc chuyển nhượng quyền kinh doanh được khái niệm ở trên. - Dưới góc độ pháp luật thực định của Việt Nam, theo Điều 284 Luật TM 2005: Franchise là hoạt động thương mại mà bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau: + Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo phương thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; + Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. Một số thuật ngữ liên quan đến nhượng quyền thương mại: - Bên nhượng quyền: là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp. - Bên nhận quyền: là thương nhân được nhận quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhượng quyền thứ cấp. - Bên nhượng quyền thứ cấp: là thương nhân có quyền cấp lại quyền thương mại mà mình đã nhận từ Bên nhượng quyền ban đầu cho Bên nhận quyền thứ cấp. 9
  10. Đề tài nghiên cứu khoa học ĐHTM 2012 - Bên nhận quyền sơ cấp: là thương nhân nhận quyền thương mại từ Bên nhượng quyền ban đầu. - Bên nhận quyền thứ cấp: là thương nhân nhận lại quyền thương mại từ Bên nhượng quyền sơ cấp. - Hợp đồng nhượng quyền thương mại: là thỏa thuận giữa bên nhượng quyền với bên nhận quyền, quy định các vấn đề liên quan đến hoạt động nhượng quyền. Hợp đồng nhượng quyền thương mại có các nội dung chủ yếu sau đây: Nội dung của quyền thương mại. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền. Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng. Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp. - Hợp đồng phát triển quyền thương mại: là hợp đồng nhượng quyền thương mại theo đó Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền được phép thành lập nhiều hơn một cơ sở của mình để kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại trong phạm vi một khu vực địa lý nhất định. - Hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp: là hợp đồng nhượng quyền thương mại ký giữa Bên nhượng quyền thứ cấp và Bên nhận quyền thứ cấp theo quyền thương mại chung. 2. Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu 2.1 Các loại nhượng quyền - Nhượng quyền sơ cấp: Là nhượng quyền thương mại lần đầu. - Nhượng quyền thứ cấp: Người nhận quyền có quyền cấp lại quyền thương mại mà mình đã nhận từ bên nhượng quyền ban đầu cho bên thứ ba(Bên nhận quyền thứ cấp) 2.2 Các loại hình nhượng quyền Có 4 loại hình nhượng quyền kinh doanh cơ bản, phản ánh mức độ hợp tác & cam kết khác nhau giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền: - Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện - Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện - Nhượng quyền có tham gia quản lý - Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn 2.3 Điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại 10
  11. Đề tài nghiên cứu khoa học ĐHTM 2012 2.3.1 Với bên nhượng quyền Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: 1. Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm. 2. Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động nhượng quyền thương mại. 3. Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định về hoạt động nhượng quyền thương mại. 4. Đã có văn bằng bảo hộ hàng hóa dịch vụ dự kiến cung cấp trong hoạt động nhượng quyền. 5. Đã thực hiện kiểm toán độc lập trong năm gần nhất. Quyền và nghĩa vụ: - Quyền: + Yêu cầu cung cấp các thông tin cần thiết để tiến hành nhượng quyền thương mại. + Đồng ý hoặc từ chối việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận nhượng quyền theo các quy định. + Đơn phương chấm dứt hợp đồng. - Nghĩa vụ: Cung cấp bản sao hợp đồng nhượng quyền thương mại mẫu và bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại của mình cho Bên dự kiến nhận nhượng quyền ít nhất là 15 ngày làm việc trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại nếu các bên không có thoả thuận 2.3.2 Đối với bên nhận quyền Điều kiện hoạt động: 1. Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh nghành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại. 2. Đáp ứng các điều kiện về chủ thể là bên nhận quyền. Quyền và nghĩa vụ - Quyền: 1. Được phép chuyển giao quyền thương mại cho người khác theo các quy định. 2. Có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp Bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ quy định. - Nghĩa vụ: Bên dự kiến nhận quyền phải cung cấp cho Bên nhượng quyền các thông tin mà Bên nhượng quyền yêu cầu một cách hợp lý để quyết định việc trao quyền thương mại cho Bên dự kiến nhận quyền. 11
  12. Đề tài nghiên cứu khoa học ĐHTM 2012 2.3.3 Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại 1. Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hoá, dịch vụ không thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh. 2. Trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh. 2.4 Lợi ích của nhượng quyền thương mại 2.4.1 Với bên nhận quyền 1. Quyền phân phối: Người nhận quyền ký hợp đồng nhượng quyền là để mua quyền phân phối sản phẩm trong một phạm vi lãnh thổ nhất định. 2. Sản phẩm và khách hàng: Mặc nhiên có được những khách hàng truyền thống của hệ thống điều mà phải tốn hàng năm trời mới có được. Làm tăng khả năng thành công trong kinh doanh vì đang làm việc với sản phẩm và phương pháp đã được chứng minh là thành công. Đồng thời có thể hấp dẫn người tiêu dùng bởi một mức độ chắc chắn về chất lượng và không thay đổi vì nó đã được ký kết bằng một hợp đồng nhượng quyền. 3. Hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, hoạt động tiếp thị: Được hỗ trợ các hoạt động gồm có đào tạo, tiếp thị tại địa phương và toàn quốc, lộ trình hoạt động và các trợ giúp khác về hoạt động, lựa chọn vị trí, thiết kế và xây dựng, chương trình khai trương, tài chính, tăng sức mua và tiếp cận các phi vụ mua bán lớn,… 4. Được cấp phép: Được phép phân phối hàng hóa, dịch vụ mang thương hiệu, nhãn hiệu, hình thức quảng cáo hay các biểu tượng mang tính thương mại khác, đồng thời có quyền tiếp cận các số liệu về hoạt động kinh doanh của hệ thống nhượng quyền, các bí quyết công nghệ tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng để đạt hiệu quả cao nhất. 2.4.2 Với bên nhượng quyền 1. Trong hệ thống nhượng quyền, người bỏ vốn ra để mở rộng hoạt động kinh doanh lại chính là bên nhận quyền. Điều này giúp cho bên nhượng quyền có thể mở rộng hoạt 12
  13. Đề tài nghiên cứu khoa học ĐHTM 2012 động kinh doanh bằng chính đồng vốn của người khác và giảm chi phí cho việc thâm nhập thị trường. 2. Mở rộng hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng: Hình thức nhượng quyền sẽ giúp mở rộng hoạt động kinh doanh, xây dựng sự hiện diện ở khắp mọi nơi một cách nhanh chóng với hàng trăm cửa hàng trong và ngoài nước mà không một hình thức kinh doanh nào có thể làm được. 3. Thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu: Mở rộng kinh doanh và sự xuất hiện ở khắp nơi của chuỗi cửa hàng sẽ đưa hình ảnh về sản phẩm đi sâu vào tâm trí khách hàng một cách dễ dàng hơn. Chi phí quảng cáo sẽ được trải rộng cho rất nhiều cửa hàng, cho nên, chi phí quảng cáo cho một đơn vị kinh doanh là rất nhỏ sẽ giúp bên nhượng quyền xây dựng được một ngân sách quảng cáo lớn. 2.5 Thách thức và rủi ro khi nhượng quyền thương mại Bên cạnh những lợi ích thu được khi thực hiện nhượng quyền thương mại, nó còn đặt ra những thách thức và rủi ro có thể gặp phải. 2.5.1 Đối với bên nhận quyền 1. Chi phí nhận nhượng quyền thương mại: bên nhận quyền còn phải trả phí hàng tháng, thường là khỏang 3 đến 8% trên tổng doanh thu. Một vài chi phí khác khi nhận nhượng quyền kinh doanh bao gồm cả cơ sở vật chất, địa điểm, trang thiết bị. 2. Hàng tồn trữ đầu kỳ: thường sẽ gồm hàng tồn trữ cho ít nhất hai tuần, trừ khi ngành kinh doanh mà bạn đang làm yêu cầu hàng tồn trữ phức tạp hơn nhiều. Hầu hết các bên chuyển nhượng sẽ cho biết yêu cầu hàng tồn trữ đầu kỳ của họ là bao nhiêu. 3. Vốn lưu động: Bên nhận quyền sẽ cần một số vốn lưu động và tiền mặt để thuê cửa hàng, sẽ cần tiền để trả lương cho người làm, để duy trì hoạt động cho đến khi việc kinh doanh làm phát sinh dòng tiền ra vào trong tài khỏan của bên nhận quyền. Nếu việc kinh doanh phụ thuộc vào các khoản mua chịu của khách hàng, sẽ cần thêm một số tiền để duy trì hoạt động trước khi các khoản mua chịu được khách hàng thanh toán lại cho bên nhận quyền. 4. Chi phí quảng cáo: Hầu hết các bên chuyển nhượng có quy mô họat động lớn đều yêu cầu bên nhận chuyển nhượng trả một khoản nào đó vào quỹ quảng cáo trên tòan quốc, quỹ này dùng để quảng bá thúc đẩy quan điểm kinh doanh của bên chuyển nhượng. 13
  14. Đề tài nghiên cứu khoa học ĐHTM 2012 2.5.2 Đối với bên nhượng quyền 1. Khó khăn trong quản lý và điều hành: Khi mạng lưới phân phối dày đặc rộng lớn, tồn tại yếu điểm với một số lượng lớn cửa hiệu nhượng quyền cách trở về địa lý, thông tin thì việc quản lý của các nhà quản lý sẽ gặp trở ngại nhất là khi có sự xử lý kịp thời và mang tính chuyên môn. 2. Nguy cơ bị lộ bí mật kinh doanh hoặc khó kiểm soát: Đặc điểm này khiến cho kinh doanh nhượng quyền thương mại khó có thể diễn ra ở những nơi có hệ thống pháp lý chưa đủ mạnh như là ở Việt Nam. 3. Ngoài ra bên nhượng quyền cũng phải đối mặt với một khó khăn không nhỏ đó là bên nhận quyền thường có xu hướng trở thành đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp nhượng quyền trong lỗ lực giành lấy khách hàng và thị phần. Sự tranh chấp của các cơ sở kinh doanh. Thiên vị cho một bên nhận nhượng quyền. Kết quả cuối cùng là hình ảnh của cả hệ thống bị huỷ hoại nếu các bên nhận quyền hoạt động quá kém hay bên giao quyền gặp một số vấn đề phát sinh không kiểm soát được 3. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới 3.1 Bức tranh về Nhượng Quyền Thương Mại trên thế giới Nhượng quyền thương mại được thế giới nhìn nhận là khởi nguồn tại Mỹ nhưng thực tế đã hình thành trước đó tại Trung Quốc. Năm 1851, lần đầu tiên trên thế giới nhà sản xuất máy khâu Singer của Mỹ ký cho thực hiện hợp đồng nhượng quyền kinh doanh. Ngày nay, quá trình toàn cầu hoá trên thế giới diễn ra rất nhanh, mạnh trong tất cả các lĩnh vực. Theo các nghiên cứu mới nhất, cứ 12 phút lại có một hệ thống nhượng quyền mới ra đời. Điều đó cho thấy sự bùng nổ hình thức này trên thế giới là điều tất yếu. Một số kết quả thực sự ấn tượng của hệ thống này mang lại trên thế giới. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhượng quyền trên toàn thế giới năm 2000 đạt 1.000 tỷ USD với khoảng 320.000 doanh nghiệp từ 75 ngành khác nhau. Tại Mỹ, hoạt động nhượng quyền chiếm trên 40% tổng mức bán lẻ, thu hút được trên 8 triệu người lao động, hơn 550.000 cửa hàng nhượng quyền và cứ 8 phút lại có một cửa hàng nhượng quyền mới ra đời. Ở Châu Âu, tổng cộng có hơn 4.000 hệ thống, với 167.500 cửa hàng, doanh thu đạt khoảng 100 tỉ Euro. Tạo ra hơn 1.5 triệu việc làm. Nhượng quyền kinh doanh ở châu Á đã tạo doanh thu hơn 500 tỷ USD mỗi năm. Tại Nhật Bản, NQTM phát triển mạnh với 1.074 hệ thống và 220.710 cửa hàng kinh doanh, doanh thu từ hệ thống này vào khoảng 150 tỉ USD, tăng trưởng hàng năm 7%. Từ năm 1980, NQTM vào Trung Quốc. Nước này đã có 2.100 hệ thống (nhiều 14
  15. Đề tài nghiên cứu khoa học ĐHTM 2012 nhất thế giới) với 120.000 cửa hàng nhượng quyền trong 60 lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt, hệ thống NQTM của doanh nghiệp Trung Quốc cạnh tranh ngang hàng với thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng của nước ngoài. Nhượng quyền thương mại đã thực sự có chỗ đứng quan trọng trong nền kinh tế thế giới. thế kỷ 21 sẽ còn chứng kiến sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống này. 3.2 Bức tranh Nhượng Quyền Thương Mại ở Việt Nam Việt Nam đang được các chuyên gia nước ngoài đánh giá là một thị trường lý tưởng của hoạt động bán lẻ. Trong vài năm tới, hoạt động này sẽ bùng nổ với sự đổ bộ của nhiều nhãn hiệu trong và ngoài nước thông qua phương thức nhượng quyền thương mại. Theo ông Terry Ghani, Giám đốc TGA-Malaysia, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực marketing tại Malaysia, VN được xem là thị trường tiềm ẩn, chưa được khai phá. Với những ưu thế như chính trị ổn định, tỷ lệ người biết chữ cao, thị trường trẻ với 70% dân số dưới 30 tuổi, sức mua ngày càng tăng, VN đang có nhiều lợi thế để thực hiện các hoạt động nhượng quyền thương mại. "Thị trường VN đã bắt đầu chín muồi để các thương hiệu trong và ngoài nước áp dụng nhượng quyền thương mại" Ông Luke Kim, Giám đốc Công ty A.S Louken của Singapore nhận xét. Đến thời điểm này, đã có 3 doanh nghiệp trong trong nghành thực phẩm- nhà hàng thực hiện nhượng quyền thương mại là Cà phê Trung Nguyên, bánh Kinh Đô và Phở 24 ngoài ra còn có 6 nhà bán lẻ nước ngoài đang hoạt động tại VN. 4. Thực trạng mô hình nhượng quyền thương mại ở Việt Nam Làm sao phát triển mô hình nhượng quyền tại Việt Nam một các có hiệu quả? Áp dụng nó vào thực trang của nước ta. Và đi tìm lợi thế của thương hiệu "Việt" vốn đã bị mất bao năm nay? Nhìn lại Việt Nam sau hơn 5 năm gia nhập WTO thì những cơ hội và thách thức mà các doanh nghiệp nước ta tận dụng và kiểm soát như thế nào? Trong phạm vi bài viết của mình chúng tôi chỉ đưa ra nhận định và đánh giá của cá nhân về một khía cạnh nhỏ có ảnh hưởng cũng như thực trạng phát triển của lĩnh vực này như thế nào ở nước ta đó là “Nhượng quyền”. Có thể nhìn nhận và đánh giá mức độ phát triển của lĩnh vực này trên thế giới và nước ta trong thời gian qua và đến thời điểm hiện tại sơ lược như sau: những thương hiệu nổi tiếng với quy mô nhân rộng và chúng đã có mặt hầu hết các quốc gia, điều đó cho thấy lĩnh vực kinh doanh này đã và đang nhân rộng, phát triển rất mạnh ở các nước phát triển với hàng trăm năm. Chính các thương hiệu mạnh và nổi tiếng nhất đã hình thành, phát triển từ đây và đang mở rộng tầm ảnh hưởng ra toàn cầu bằng các kênh phân phối cũng như các vệ tinh được tạo lập. Điều này đã tạo nên một tất yếu cho sự sống còn của các doanh nghiệp trong nước cũng như các quốc gia đang phát triển và đã dần dần đặt ra hai vấn đề lớn : Tiếp nhận thương hiệu hay bật dậy từ chính nội lực. Mcdonald’s hơn 50 năm hình thành phát triển với trên 30 ngàn cửa hàng trên 120 quốc gia. Cứ khoảng sau từ 4 đến 5 giờ đồng hồ thì trên toàn cầu xuất hiện thêm 1 nhà hàng Mcdonald’s. Gà rán KFC, trà Dilmahs, 15
  16. Đề tài nghiên cứu khoa học ĐHTM 2012 khách sạn Marriott, khách sạn Hyatt, khách sạn Sheraton, cà phê Gloria Jean’s… những thương hiệu với những nét đặc trưng nhất định về chất lượng, kiểu dáng, mùi vị và không có sự khác biệt giữa các cửa hiệu khác nhau dù ta bắt gặp và thưởng thức từ bất cứ nơi đâu. Việt Nam có các thương hiệu “Việt” phát triển mô hình này trong thời gian qua như cà phê Trung Nguyên - là doanh nghiệp có thể coi là tiên phong đối với doanh nghiệp Việt Nam. Thương hiệu này phát triển mạnh vào những năm 2001-2002 với hàng trăm cửa hiệu trên khắp các tỉnh thành trong cả nước và từng bước thâm nhập ra thị trường nước ngoài. Nhìn chung, trong thời gian đầu với Trung Nguyên có thể được xem là thành công và tạo lập được thương hiệu, tuy nhiên việc tạo lập một thương hiệu là rất khó nhưng duy trỳ và gia tăng giá trị của thương hiệu còn khó hơn nhiều. Một thương hiệu “Việt” khác cũng cần xem xét và đánh giá sự chuẩn bị của nó trước khi tham gia lĩnh vực nhượng quyền này là Phở 24, phát triển mạnh vào những năm 2004 - 2005 và đã có một số cửa hiệu vươn ra nước ngoài. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại nó cũng đang tồn tại những thực trạng mà xuất phát từ tính chuyên nghiệp cũng như sự hỗ trợ từ chính quốc gia có thương hiệu nhượng quyền đối với sự xây dựng và phát triển thương hiệu. Từ thực trạng trên cho ta thấy rằng có sự đối lập rõ nét giữa thương hiệu “Việt” và các thương hiệu khác. 16
  17. Đề tài nghiên cứu khoa học ĐHTM 2012 CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG FRANCHISE CỦA PHỞ 24 VÀ THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA PHỞ CỒ LUẬN I. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu. 1. Phương pháp thu thập dữ liệu Đối với phương pháp thu thập dữ liệu theo 2 nguồn chính là dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. - Dữ liệu sơ cấp Dữ liệu sơ cấp gồm có: Những thông tin sở thích thị hiếu của khách hàng về phở trên địa bàn Hà Nội và những chia sẻ thông tin của bác Cồ Hữu Luận về tình hình kinh doanh của cửa hàng. Cách thức thu thập: Xây dựng bảng điều tra thực tế trên 100 người, phỏng vấn trực tiếp. Những địa điểm khảo sát: Tên cửa hàng Địa điểm Phở Cồ Luận 105-B12- Khuất Duy Tiến- Thanh Xuân- HN Phở 24 45 Huỳnh Thúc Kháng, Q. Đống Đa, Hà Nội. Phở Bát Đàn số 49 phố Bát Đàn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phở Nam Định Số 10, Kiều Mai, Phú Diễn, Hà Nội Phở vuông 44 Ngô Thì Nhậm, quận Hoàn Kiếm - Dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp gồm có: Lý thuyết liên quan đến Nhượng Quyền Thương Mại, Thông tin về phở 24. Cách thức thu thập: Đọc sách, báo, tham khảo các kỷ yếu, thông tin từ internet 2. Phương pháp phân tích dữ liệu Từ những dữ liệu thu thập được và dựa trên những kiến thức hiểu biết của mình, chúng tôi phân tích từ tình hình NQTM trong và ngoài nước, những yếu tố để xây dựng mô hình kinh doanh theo phương thức này cho Phở Cồ Luận. II. Phân tích về hai thương hiệu phở Cồ Luận và 24 1. Dữ liệu mô hình mẫu “Phở 24” Giới thiệu về Phở 24 17
  18. Đề tài nghiên cứu khoa học ĐHTM 2012 Phở 24 là chuỗi nhà hàng phở Việt Nam thuộc tập đoàn Nam An Group, tập đoàn thực phẩm lớn nhất cả nước. Ngoài Phở 24 ra, Nam An Group còn sở hữu và điều hành nhiều thương hiệu khác, như là An Viên, Maxim’s Nam An, Thanh Niên, An, Goody, Goddy-Plus, Bamizon, Ibox Café, ... - Cửa hàng Phở 24 đầu tiên được mở vào tháng 6 năm 2003 tại số 5, đường Nguyễn Thiệp, đối diện khách sạn Sheraton Sài Gòn. Đến tháng 7 năm 2011, Phở 24 đã mở được 53 cửa hàng trong nước: tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nha Trang, Bình Dương, và 18 cửa hàng ngoài nước như Jakarta (Indonesia), Manila (Philippines), Phnom Penh (Campuchia), Hồng Kông VÀ Tokyo (Nhật Bản). Phở 24 dự định mở thêm cửa hàng ở một số thành phố chính của Việt Nam cũng như nước ngoài nơi có đông dân cư người Châu Á. Những người sáng lập tin rằng Phở 24 là một khái niệm kinh doanh độc nhất nhưng lại dễ nhân rộng do yêu cầu mặt bằng nhỏ, vốn đầu tư ít, thủ tục điều hành được tiêu chuẩn hóa, và quan trọng nhất là chất lượng hàng đầu của món ăn. - Liên tiếp các năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008 và 2009, Phở 24 thắng giải “The Guide Awards” do bạn đọc bầu chọn của báo Vietnam Economics Times, Thời Báo Kinh Tế Việt Nam và tạp chí Tư Vấn Tiêu Dùng. - Năm 2008 Phở 24 được trao giải thưởng “International franchiser of the year” công nhận bởi FLA Singapore - Năm 2010, Phở 24 lọt vào Top 10 của cuộc bình chọn “Sài gòn - 100 điều thú vị” do khách du lich trong và ngoài nước bình chọn 1.1 Hệ thống phở 24 Phở 24 được hình thành xuất phát từ một sở thích ăn uống, mà đặc biệt là đối với món phở của cả gia đình Lý Quý Trung, ông nói : “Thời còn ăn ở các hàng quán lề đường, tuy rất ngon nhưng chất lượng vệ sinh lại không đảm bảo. Tôi đã tự mình đặt ra câu hỏi tại sao không ai xây dựng một mô hình phở ngon nhưng vẫn sạch, đảm bảo điều kiện vệ sinh?”.Thế là Phở 24 được hình thành từ ý tưởng đó. Lý Quý Trung đã xây dựng lên một mô hình hoạt động hoàn toàn khác biệt. Ông giải thích: “Thứ nhất là tính chuyên nghiệp. Ở Việt Nam, điều này chưa phổ biến, đặc biệt là trong lĩnh vực ẩm thực. Thứ hai, dùng hệ thống để quản trị - Phở 24 đã tìm ra được một cách kinh doanh mang tính hệ thống, hiện đại và vượt ra khỏi kiểu quản trị của những tiệm phở quy mô gia đình thông thường. Thứ ba, phải xây dựng thương hiệu chứ không đơn thuần chỉ là kiếm tiền và thứ tư, phải hướng vào thị trường thế giới chứ không chỉ giới hạn trong Việt Nam.” Tính đến nay, Phở 24 đã phát triển được một hệ thống cửa hàng rất rộng lớn gồm 61 cửa hàng ở Việt Nam và 11 ở nước ngoài. Cửa hàng Phở 24 đầu tiên được khai trương và tháng 06 năm 2003 tại số 5, đường Nguyễn 18
  19. Đề tài nghiên cứu khoa học ĐHTM 2012 Thiệp, Quận 1. Đến tháng 7 năm 2011, Phở 24 đã sở hữu 71 cửa hàng với 53 cửa hàng trong nước tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Bình Dương; và 18 cửa hàng tại nước ngoài như Jakarta (Indonesia), Manila (Philippines), Phnom Penh (CamPuChia), Macau-HongKong và Tokyo (NhậtBản) Đây là chuỗi quán phở cao cấp và đang trên đà phát triển của Việt Nam nhờ chất lượng sản phẩm và mô hình kinh doanh đặc thù, dễ mở rộng. Chiến lược đường dài của công ty là sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình quán phở tại Việt Nam và nước ngoài thông qua hình thức bán franchise và hợp tác kinh doanh. Chương trình đào tạo cho đối tác mua franchise Phở 24 bao gồm thời gian 2-3 tuần huấn luyện tại trung tâm đào tạo của tập đoàn dưới hình thức lớp học lý thuyết và thực hành ngay cửa hàng phở hoạt động. Phía đối tác mua franchise được yêu cầu gửi ít nhất một nhân viên quản lý, 1 nhân viên bếp và 1 đại diện chủ đến trung tâm để được huấn luyện miễn phí. Các nhân viên này sau đó sẽ cùng với đội ngũ chuyên gia của tập đoàn huấn luyện toàn thể nhân viên còn lại của cửa hàng franchise. Đội ngũ chuyên gia của tập đoàn này sẽ có mặt tại cửa hàng franchise trước và sau ngày khai trương ít nhất 3 ngày. Để được cấp quyền sử dụng thương hiệu và công thức vận hành một quán Phở 24 với những tiêu chuẩn đồng bộ, đối tác mua franchise phải trả cho chủ thương hiệu Phở 24 một khoản phí ban đầu (trả một lần duy nhất) cộng thêm một khoản phí hàng tháng. Chí phí hàng tháng này là chi phí sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu và những dịch vụ hỗ trợ khác như khuyến mãi, quảng bá, tiếp thị, đào tạo, tư vấn,… từ phía chủ thương hiệu Phở 24 trong suốt quá trình 5 năm của hợp đồng nhượng quyền kinh doanh. Lực lượng quản lý nòng cốt được xây dựng dựa trên tính toán tầm vóc công ty muốn phấn đấu ít nhất từ 2 đến 3 năm sau. Nói khác đi, chủ trương công ty phải luôn chuẩn bị đào tạo và tuyển dụng đủ nhân sự giỏi và có kinh nghiệm phù hợp để sẵn sàng điều hành công ty thời điểm 2-3 năm sau, chứ không phải khi cần mới bắt đầu tuyển dụng. Do đó chi phí của bộ phận hành chính, điều hành trước mắt lúc nào cũng có vẻ rất cồng kềnh so với nghề kinh doanh các quán phở. Một trong những thách thức lớn nhất mà Phở 24 gặp phải trong quá trình nhượng quyền không nằm ở chỗ chính đối tác mua franchise người chủ điều hành của quán phở nhượng quyền. Thật vậy, cho dù mọi thứ trong quán phở nhượng quyền đều tuân thủ các tiêu chuẩn của Phở 24 nhưng nếu chủ quán không quan tâm hay thiếu kinh nghiệm vì chỉ là một nhà đầu tư đơn thuần thì khó có thể cho ra những quyết định đúng đắn và như thế mô hình kinh doanh nhượng quyền sẽ không đạt kết quả tối ưu, ảnh hưởng ít nhiều đến hình ảnh chung của thương hiệu. Ngược lại, trong một số 19
  20. Đề tài nghiên cứu khoa học ĐHTM 2012 trường hợp khác nếu đối tác mua franchise có quá trình kinh nghiệm trong lĩnh vực nhà hàng thì lại có xu hướng tự làm theo cách của mình vì nghĩ mình đã quá hiểu. - Xây dựng mô hình phù hợp với xuất khẩu : + Điều hành hoạt động : tất cả các khâu (phục vụ, bếp, pha chế, vệ sinh…) được tiêu chuẩn hóa, hệ thống hóa rõ ràng, gọn gàng, dễ hiểu, dễ áp dụng để tiện cho việc huấn luyện đào tạo đội ngũ nhân viên của các cửa hàng nhân rộng sau này, đặc biệt là tại nước ngoài. + Trang trí nội thất: được tiêu chuẩn hóa phù hợp với việc nhân rộng mô hình. + Tên gọi, nhãn hiệu: có cân nhắc yếu tố quốc tế ngay từ đầu, làm sao cho người nước ngoài dễ đọc dễ nhớ. + Con người: tuyển dụng và xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt đủ năng lực phù hợp với kế hoạch phát triển của thương hiệu một khi ra thị trường quốc tế sau này. + Nhất quán trong xây dựng thương hiệu, dù ở đâu thì các cửa hàng phở 24 đều giống nhau, đồng nhất để gây ấn tượng thương hiệu cho khách hàng. 1.2 Quá trình bí quyết kinh doanh của phở 24 Khi được hỏi về ý tưởng xây dựng mô hình kinh doanh phở 24, ông Lý Quý Trung- Tổng Giám đốc Tập đoàn Nam An cho biết: “Ý tưởng xây dựng mô hình kinh doanh Phở 24 phát xuất từ tập thể các thành viên trong gia đình chúng tôi, do đó tất cả đều trở thành thành viên sáng lập và chủ sở hữu của thương hiệu Phở 24, trong đó tôi là người đại diện gia đình trực tiếp điều hành, xây dựng thương hiệu và phát triển kinh doanh. Tất cả chúng tôi đều là những người có nhiều kinh nghiệm trong lãnh vực kinh doanh nhà hàng và tất cả đều “mê” món phở Việt Nam từ lâu”. Phở là món ăn đặc biệt phổ biến, người ta có thể ăn chơi hay ăn no, ăn sáng hay ăn trưa hoặc ăn tối… đều được. Hơn nữa, nếu như các nước láng giềng gần nước ta đều có món mì thì không có nước nào có món phở như phở Việt Nam. Ra đời cách đây khoảng 2 năm, Phở 24 nhanh chóng “bành trướng” thương hiệu với một hệ thống cửa tiệm và cung cách phục vụ rất chuyên nghiệp. Phở 24 phục vụ theo cung cách “fastfood” của Mỹ, mà vẫn đảm bảo tính độc đáo của phở Việt. Do vậy, Lý Quí Trung không chỉ được nhờ từ những bí quyết nấu ăn của mẹ mà còn nhận được hỗ trợ đắc lực từ vợ chồng người chị gái. Họ chính là nhân tố quan trọng góp phần 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2