intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TIỂU LUẬN: Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: Nguyen Loan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

114
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ trước đến nay, cạnh tranh là một yếu tố không thể thiếu giữa các doanh nghiệp hay là giữa các quốc gia trong nền kinh tế thị trường. Bởi cạnh tranh là nguồn gốc thúc đẩy sự phát triển của cả một nền kinh tế. Cạnh tranh làm cho các doanh nghiệp phải có sự sáng tạo trong việc tìm ra môi trường kinh doanh, hay là sản phẩm để mình đầu tư. ở nước ta, các doanh nghiệp càng phải có sự chọn lựa sáng tạo, bởi vì nền kinh tế nước ta so với nền kinh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TIỂU LUẬN: Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam

  1. TIỂU LUẬN: Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam
  2. Lời nói đầu Từ trước đến nay, cạnh tranh là một yếu tố không thể thiếu giữa các doanh nghiệp hay là giữa các quốc gia trong nền kinh tế thị trường. Bởi cạnh tranh là nguồn gốc thúc đẩy sự phát triển của cả một nền kinh tế. Cạnh tranh làm cho các doanh nghiệp phải có sự sáng tạo trong việc tìm ra môi trường kinh doanh, hay là sản phẩm để mình đầu tư. ở nước ta, các doanh nghiệp càng phải có sự chọn lựa sáng tạo, bởi vì nền kinh tế nước ta so với nền kinh tế các nước trong khu vực là tương đối thấp, và đời sống của nhân dân còn thấp, vì vậy việc chọn sản phẩm cạnh tranh với nhau là yếu tố rất quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trong tương lai. - Việc chỉ rõ các hạn chế, và những yếu kém của các doanh nghiệp nước ta từ đó nêu ra các biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, với các doanh nghiệp ở các quốc gia khác đẩy nền kinh tế nước ta sớm hội nhập với nền kinh tế thị trường quốc tế, là vấn đề đang được quan tâm và là sự bức xúc của các doanh nghiệp. Kết cấu đề án + Lời nói đầu Chương I: Những lý luận cơ bản về cạnh tranh và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Chương II: Thực trạng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta Chương III: Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.
  3. Chương i Những lý luận cơ bản về cạnh tranh sức cạnh tranh và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp I) Thị trường và cạnh tranh 1. Thị trường 1.1. Định nghĩa Thị trường là nơi các doanh nghiệp tiếp xúc với nguơì tiêu dùng qua các sản phẩm của mình và là nơi mà các doanh nghiệp có thể tận dụng mọi khả năng sáng tạo của mình nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Có rất nhiều loại thị trường như: thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường tư vấn và hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp. 1.2. Phân loại theo mức độ cạnh tranh có 3 loại thị trường: * Cạnh tranh hoàn hảo: là hình thức cạnh tranh mà trên thị tr ường có rất nhiều người mua và người bán và không có người nào có ưu thế để có thể ảnh hưởng đến giá cả thị trường . * Cạnh tranh không hoàn hảo: là loại thị trường mà trong đó người bán có ảnh hưởng đến giá cả của một loại hàng hoá nào đó trên thị trường . * Cạnh tranh độc quyền: là loại hình cạnh tranh mà trên thị trường chỉ có một người nào đó hoặc một tập thể bán loại hàng hoá duy nhất, nắm giữ giá cả hàng hoá đó và không bị cạnh tranh bởi các đối thủ khác 1.3. Vai trò của thị trường Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp muốn có được sức cạnh tranh cao cần chú ý đến các yếu tố như phải nắm bắt được thị trường tiêu thụ, sản xuất phải bám sát nhu cầu của thị trường sản xuất cái thị trường cần chứ không sản xuất cái mà ta có đẻ phát triển việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm là vấn đề quan trọng. Phải thấy rằng thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp thường không cố định mà biến đôỉ theo nhu cầu tiêu dùng trong từng không gian và thời gian cụ thể nên công tác tiếp thị và thăm dò thị trường phải đưa lên hàng đầu. Như vậy, có thể nói thị trường có vai trò rất to lớn đối với một doanh nghiệp, nó là cầu nối giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng, nó ảnh hưởng trực tiếp đối với doanh nghiệp. Thị trường đòi hỏi một doanh nghiệp khi tồn tại phải cố gắng phát huy hết
  4. hiệu quả kinh doanh và khả năng sáng tạo của doanh nghiệp đó. Cụ thể là: việc tếp cận công nghệ nâng cao khả năng phục vụ khách hàng cũng như chất lượng sản phẩm. 2. Cạnh tranh Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất 1 loại hàng hoá nhằm tiêu thụ hàng hoá có lợi hơn. 2.1 Các loại hình cạnh tranh a) Căn cứ vào tính chất cạnh tranh. Chia làm 3 loại: * Loại có khả năng cạnh tranh . * Loại cần hỗ trợ cạnh tranh trên thị trường. * Loại không có khả năng cạnh tranh. Mặt khác, các doanh nghiệp còn cạnh tranh về các mặt hàng, giá ...... * Cạnh tranh về giá bán sản phẩm tức là giá sản phẩm của doanh nghiệp phải thấp hơn giá bán của sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác trên thị trường là 1 yếu tố quan trọng trong cạnh tranh . * Cùng giá bán, chất lượng mặt hàng cũng là yếu tố để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường . Chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến chất lượng của nguyên liệu sử dụng chế tạo sản phẩm đến công nghệ sản xuất và trình độ tay nghề của người lao động. * Mộu mã của mặt hàng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng sẽ tạo thành lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Mộu mã đẹp sẽ thu hút được sự ưa chuộng của người tiêu dùng . b) Căn cứ vào thị trường cạnh tranh. *Thị trường trong nước: Do lực lượng doanh nghiệp Việt Nam hiện nay không phải là nhỏ . Tính tới cuối năm 2000, chúng ta có khoảng hơn 61.000 doanh nghiệp hoạt động trên thị trường, trong đó có hơn 5.700 doanh nghiệp quốc doanh và gần 56.000 doanh nghiệp dân doanh cùng hoạt động và bổ sung cho họ còn có khoảng 1,4 triệu hộ kinh doanh phi nông nghiệp và 12 hộ nông nghiệp . Do số doanh nghiệp hoạt động rất đông nên việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để chiếm 1 thị trường
  5. trong nước là rất khó khăn . Vì vậy, việc chọn cho mình hướng phát triển là một việc rất khó khăn trong điều kiện kinh tế thị trường. * Thị trường ngoài nước: Do Việt Nam vì điều kiện lịch sử đã mất đi phần lớn của thế kỉ sau về phương diện phát triển kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh với doanh nghiệp quốc tế về vốn, về chất lượng của sản phẩm và về trình độ khoa học công nghệ . c) Căn cứ vào phạm vi kinh tế * Cạnh tranh giữa các nghành đó là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất các loại hàng hóa khác nhau nhằm tìm nơi đầu tư có lợi hơn . Cạnh tranh giữa các nghành được tiến hành bằng các giải pháp tự do di chuyển từ ngành này sang ngành khác . * Cạnh tranh nội bộ trong ngành được tiến hành bằng các giải pháp các doanh nghiệp đua nhau cải tiến kĩ thuật công nghệ sản xuất, đua nhau áp dụng các thành tựu mới của khoa học . Điều này làm năng suất lao động cá biệt tăng . * Cạnh tranh giữa các quốc gia với nhau . II) Lợi thế cạnh tranh 1. Định nghĩa lợi thế cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh đó là những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mà những yếu tố này làm cho khả năng chiến thắng của doanh nghiệp cao hơn so với đối thủ cạnh tranh . 2. Các nhân tố tạo nên lợi thế - Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên . - Lợi thế về vốn . - Lợi thế về nguồn nhân lực: nước ta có nguồn nhân công dồi dào, trình độ học vấn tương đối khá . - Lợi thế về người đi sau sẽ đúc rut được kinh nghiệm từ những người đi trước . - Lợi thế về nền kinh tế, chính trị: nước ta có nền kinh tế chính trị ổn định và phát triển nên tạo sự an tâm cho các doanh nghiệp . 3. Nhóm nhân tố tác động đến khả năng cạnh tranh 3.1 Nhóm nhân tố thuộc môi trường vi mô .
  6. Thực tế cho thấy: doanh nghiệp kinh doanh thành công phải thực hiện kỹ năng cạnh tranh rất thuần thục, có tạo giải pháp cạnh tranh cho từng doanh nghiệp . Các kĩ năng này tập trung vào: - Tạo lập và phát triển uy tín doanh nghiệp . - Coi trọng chiến lược thu hẹp mặt hàng mở rộng thị trường . - Xây dựng và đổi mới sản phẩm liên tục . - Luôn tìm cách giảm chi phí sản xuất (tiền đọng vốn, chi phí trung gian, sáng kiến cải tiến kỹ thuật ......) - Sách lược tiêu thụ sản phẩm khôn khéo . Qua việc phân tích của một doanh nghiệp kinh doanh hiện nay, ta thấy các nhân tố thuộc môi trường vi mô ảnh hưởng lớn đến một doanh nghiệp là: - Các nhân tố về mặt kinh tế . - Các nhân tố về mặt chính trị, pháp luật . - Các nhân tố về mặt khoa học, công nghệ . - Các nhân tố về mặt văn hoá xã hội. - Các yếu tố tự nhiên . 3.2 Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp . Do tính chất lịch sử truyền thống và hệ thống giá trị xã hội của Việt Nam trước đây chưa bao giờ coi trọng kinh doanh . Trong các nghề của xã hội thì kinh doanh đứng hàng cuối cùng . Sau cách mạng tháng 8, kinh doanh cá thể bị hạn chế chỉ có thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể được phát triển nhưng trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung chứ không thực sự kinh doanh . Về các lĩnh vực kinh tế chỉ có sản xuất vật chất được coi trọng còn kinh doanh thương mại dịch vụ đều coi là phi sản xuất không tạo nên giá trị, do đó không được khuyến khích . Chỉ từ khi đổi mới chúng ta mới phát triển lực lượng doanh nghiệp và chú trọng kinh doanh . Năm 1990, luật công ty và doanh nghiệp tư nhân mới được ban hành tạo điều kiện cơ sở cho doanh nghiệp ngoaì quốc doanh ra đời . Nhưng doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn còn hoạt động trong môi trường khó khăn và bất bình đẳng so với doanh nghiệp nhà nước . Ngoài những hạn chế trên thì mặt yếu trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam phần mềm là cơ sở pháp lý chính sách lần phần cứng là kết cấu hạ tầng càng làm cho doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn .
  7. Việc phân tích trên cho ta thấy: các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưỏng lớn đến doanh nghiệp đó là nhân tố môi trường vi mô cụ thể đó là: Nhân tố về điều kiện tự nhiên, chính trị, luật pháp, khoa học công nghệ, văn hoá xã hội . Ngoài ra, còn có một số nhân tố khác ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp, đó là: - Sức mua của khách hàng: hân tố này làm cho doanh nghiệp không những phải không ngừng thay đổi màu sắc mà phải cải tiến chất lượng sản phẩm . - Sự thay đổi về giá cả cũng như sự xuất hiện các sản phẩm khác trên thị trường đòi hỏi doanh nghiẹep phải có sự thay đổi sản phẩm để cạnh tranh với cả sản phẩm khác . 3.3 Nhóm nhân tố thuộc môi trường nghành . Nhìn chung, lực lượng doanh nghiệp Việt Nam hiện nay không phải là nhỏ nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đa số là nhỏ về quy mô, yếu về năng lực cạnh tranh . Do vậy, trong cạnh tranh các nghành của Việt Nam có quy mô đòi hỏi phải có sự quan tâm đầu tư đúng mức để mở rộng và phát triển. Sự thay đổi cạnh tranh trong môi trường nghành diễn ra thường xuyên và khó dự báo, phụ thuộc vào các lực lượng sau, đó là: - Việc gia tăng sức ép của các đối thủ cạnh tranh: đây là vấn đề khiến cho các doanh nghiệp phải cố gắng cải tiến mẫu mã sản phẩm, marketting để cho sản phẩm của mình vượt trội so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh . - Sức ép của khách hàng trong việc giá cả, mẫu mã hàng hoá cũng nh ư lợi ích của nó . Ngoài ra, các sản phẩm thay thế cũng có ảnh hưởng rất lớn đến 1 doanh nghiệp . Nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đó . Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải cải tiến mẫu mã, chất lượng cũng như giá cả để thu hut khách hàng . 3.4 Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp . Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, đó là: - Nguồn nhân lực: Nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành đạt của doanh nghiệp hay không ? Bởi trình độ quản lý của các nhà lãnh đạo và năng lực thực hành của các nhân viên sẽ tạo ra những sản phẩm mới có sức hút với người tiêu dùng hay không .
  8. - Quy mô về vốn của doanh nghiệp: ảnh hưởng trực tiếp đến loại hình sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ quyết định trong thị trường cũng như giá cả của nó trên thị trường . Nếu doanh nghiệp có số vốn lớn sẽ có khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp có số vốn nhỏ hơn . Bởi vì doanh nghiệp có điều kiện để thay đổi công nghệ, trang thiết bị sản xuất, cải tiến mẫu mã, tăng cường chất lượng sản phẩm . Ngoài vốn ra chúng ta không nói tới cơ sở vật chất ban đầu của doanh nghiệp, nó có ảnh hưởng to lớn đối với cả doanh nghiệp. Nó quyết định trực tiếp đến mẫu mã sản phẩm, chất lượng sản phẩm cũng như giá thành của sản phẩm trên thị trường . 4. Các nhân tố tạo nên lợi thế cạnh tranh . - Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên: bất cứ 1 doanh nghiệp nào khi hoạt động trên thị trường thì tài nguyên thiên nhiên là 1 lợi thế rất to lớn, nó ảnh hưởng rất nhiều đến doanh nghiệp bởi vì tài nguyên thiên nhiên phong phú sẽ tạo điều kiện về nguồn nguyên vật liệu, từ đó có lợi thế cạnh tranh về giá thành sản phẩm, đối với các đối thủ cạnh tranh khác . - Lợi thế về vốn: đây là 1 lợi thế rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến cạnh tranh . Nếu một doanh nghiệp có số vốn lớn sẽ có điều kiện thay đổi công nghệ sản xuất, từ đó sẽ thay đổi mẫu mã, chất lượng cũng như giá thành của sản phẩm . Việc vốn nhiều sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có lợi thế trong việc ra quyết định về sản phẩm một cách tự tin và các hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu thụ sản phẩm, đó là sự đầu tư vào hoạt động quảng cáo, nâng cao chất l ượng, hạ giá thành sản phẩm ...... - Lợi thế về nguồn nhân lực: Nước ta có 1 nguồn nhân công dồi dào, trình độ học vấn tương đối khá, điều này làm cho các doanh nghiệp khi cạnh tranh trên thị trường có 1 lợi thế rất lớn . - Lợi thế của người đi sau sẽ đúc rút được kinh nghiệm của những người đi trước . Tuy nước ta so với các nước khác trong khu vực và quốc tế có 1 trình độ phát triển thấp hơn nhưng chúng ta lại có thể trực tiếp áp dụng những thành tựư khoa học, công nghệ mà các nước khác đã áp dụng . Nhờ áp dụng các công nghệ khoa học kĩ thuật này, chúng ta có thể tiết kiệm một số vốn rất lớn khi bỏ qua giai đoạn thí nghiệm các sản phẩm khoa học kĩ thuật công nghệ mà các nước phát triển đã trải qua .
  9. Nhờ đi sau mà chúng ta mới có thể nhìn ra những sai lầm của các nước phát triển khác để tránh không mắc phải . Bên cạnh đó, chúng ta còn có lợi thế chọn lựa các sản phẩm của khoa học, kĩ thuật đã tạo ra để áp dụng phù hợp với nền kinh tế trong nước . - Lợi thế về kinh tế, chính trị: đây là lợi thế rất quan trọng . Sự tin tưởng về 1 nền kinh tế, chính trị ổn định sẽ thu hút được sự đầu tư của các doanh nghiệp, mà nước ta đã được công nhận là một nước có nền kinh tế, chính trị ổn định và phát triển nhất trong khu vực . Nhờ sự ổn định đó mà chính ta đã thu được rất nhiều lợi ích và phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân. Ngoài ra, sự bảo hộ của nhà nước đối với doanh nghiệp trong nước là 1 lợi thế rất to lớn đối với doanh nghiệp nước ta so với doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư sản xuất sản phẩm khiến cho sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế rất cao .
  10. Chương ii Thực trạng sức cạnh tranh của doanh nghiệp nước ta I) Đặc điểm của nền kinh tế nước ta . 1. Khái quát về nền kinh tế nước ta: Việt Nam nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương gồm trung tâm Đông Nam á với trên 1 triệu km2 . Biển Việt Nam khá thuận lợi cho việc phát triển nghành đánh bắt hải sản, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch biển, khai thác các nguồn tài nguyên ở thềm lục địa, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đồng thời cho phép phát triển giao thông biển với các quốc gia trên thế giới . Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng ấm, mưa nhiều phù hợp với phát triển đa dạng các lợi cây con với năng suất cao tạo nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến . Tuy nhiên, do khí hậu diễn biến thất thường nhiều thiên tai (bão lớn, lũ lụt, hạn hán ......) cho nên tác động sâu sắc tới hoạt động sản xuất kinh doanh các nghành kinh tế nói chung và ngành công nghiệp chế biến nói riêng . * Tài nguyên thiên nhiên: Nguồn tài nguyên khoáng sản chủ yếu do phát triển ngành công nghiệp nước ta khá phong phú va đa dạng với gần 100 chủng loại . Một số khoáng sản có trữ lượng lớn cho phép khai thác và sử dụng lâu dài như than đá, dầu mỏ , đá vôi, cát thuỷ tinh, bô xít ......Tuy đa dạng về loại hình với khoảng 1500 mỏ khác nhau nhưng đa số mỏ có trữ lượng nhỏ phân tán trên địa bàn rộng, khá khó khăn trong việc khai thác và vận chuyển . Nhiều khoáng sản có chất l ượng tôt, trữ lượng lớn nhưng phân bố ở địa bàn khó khai thác như gần trên giới trên địa hình núi cao nên cần vốn lớn, giá thành khai thác cao nên dẫn tới khả năng cạnh tranh thấp . So cới các nước trong khu vực, chỉ số trữ lượng của Việt Nam về kim loại là thấp (Việt Nam 0,1 ; Thái Lan 0,47 ; Philippin 0,3 ; Inđônêxia 1,54) Mặt khác, nước ta có 76  dân cư sống ở nông thôn, hơn 70  làm nông nghiệp . Nông dân là người chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo an ninh lương thực của cả nước . Ngoài ra, việc tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá phải dựa vào sức mạnh của mình là chính, nông nghiệp còn là một trong các nguồn cung cấp vốn đầu tư cho công nghiệp . Năm 1996, việc xuất khẩu gạo và các nông sản đã đưa lại cho đất nước 850 triệu đô la ; năm 1997: 900 triệu đô la . Mặc dù hiện nay phần
  11. đóng góp của nông nghiệp vào GDP đang giảm dần (chỉ còn 27,2  vào năm 1996 và so với năm 1990 là 40,5) Có thể nói, Việt Nam không thể phát triển được nếu bỏ qua hay đúng hơn là không chú ý tới nông nghiệp và chủ nhân nền kinh tế quan trọng là nông dân. Từ khi hoà bình lập lại đến nay Đảng và chính phủ ta đã đề ra nhiều chủ trương nhằm phát triển nông nghiệp và nông thôn nhờ đó bộ mặt nông thôn Việt Nam đã có nhiều thay đổi . Tuy nhiên cho tới nay nông dân vẫn là giai cấp xã hội chịu nhiều thiệt thòi nhất . Mặc dù so với quốc gia trong vùng mức độ nghèo giữa nông thông và thành thị ở nước ta không quá lớn như ở 1 số nước ASEAN khác . Nhưng nhìn chung các lợi ích phát triển của đất nước vẫn tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn đặc biệt là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh . Theo kết quả khảo sát mức sống các tầng lớp dân cư ở Việt Nam trong năm 1992 - 1993 của dự án VIE 90/007 thu nhập bình quân tính theo đầu người là 1.105.000 đồng/năm cao hơn 2 lần so với nông thôn . Thu nhập nhóm chi tiêu cao nhất so với thu nhập bình quân của nhóm chi tiêu thấp nhất là cao hơn 4,43 lần . Sự khác biệt về thu nhập của 2 nhóm đó ở khu vực thành thị là 3,43 lần và ở nông thôn là 3,85 lần . Theo báo cáo cho thấy vào giữa thế kỉ XX Việt Nam có trinh độ phát triển tương đương với Thái Lan và các nước khác ở châu á nhưng sau đó dòng thác công nghiệp đã lan nhanh đến khu vực này làm các nước lân cận đã nối đuôi nhau trong quá trình phát triển . Trong khi đó, Việt Nam vì điều kiện lịch sử đã mất phần lớn nửa thế kỉ sau này về phương diện kinh tê . Công cuộc đổi mới kinh tế do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1986 đã đưa Việt Nam hội nhập vào làn sóng phát triển năng động của khu vực và thu được thành tựu đáng tự hào . Nhưng giữa Việt Nam và các nước Đông Nam á vẫn còn khoảng cách tương đối lớn về trình độ phát triển mà tiêu biểu là khoảng cách 20 năm giữa Việt Nam và Thái Lan . Bên cạnh đó, việc hộ nhập kinh tế và khu vực và thế giới là quá trình không thể đảo ngược bởi vì một quốc gia không thể hùng mạnh mà lại cô lập với thế giới bên ngoài . Vì vậy, tham gia thương mại ASEAN là bước khởi dựng đầu tiên quyết định quá trình hội nhập kinh tế Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Việt nam mà riêng điều đó được thể hiện rõ ràng qua các dự án mà nhà nước bở vốn và đầu tư . Theo số liệu cho thấy trong khoảng thời gian từ 1991 - 1997 nhà nước bỏ một lượng
  12. vốn ước chừng 386 tỷ đồng tương đương 36 tỷ đô la Mỹ . Ngoài ra, Việt Nam là nước nguồn xuất khẩu đứng ở vị trí cao trong khu vực . Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam khoảng 172 USD/tấn. Trong các nước ASEAN, Việt Nam là một trong hai nước xuất khẩu gạo chính. * Xi măng: giá bán ổn định tương đương giá bán trong khu vực . * Kính xây dựng: với thuế suất 20  và được sự bảo hộ của nhà nước nên có độ cạnh tranh cao . * Bưu chính viễn thông . * Hàng không: được xếp vào loại dịch vụ có khả năng cạnh tranh cao . * Ô tô . * Mía đường: có khả năng cạnh tranh thấp 2. Các vấn đề ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta . * Khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư trong nước và tình trạng dư thừa vốn một cách giả tạo * Nguồn vốn đầu tư trong nước hiện nay vẫn là vống tích luỹ của khu vực nhà nươc, nguồn vốn đó luôn chiếm 50 - 58  tổng vốn đầu tư trong nước . Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư từ khu vực nhà nước còn bao gồm một phần từ vốn bên ngoài đã được nội sinh hoá, đó là nguồn ODA và các viện trợ phát triển khác . Nguồn vốn trôi nổi trong dân vẫn còn rất lớn . Theo một số nhà nghiên cứu thì nguồn vốn trong dân hiện nay có thể lên tới 10 tỷ đô la, đại đa số được tích luỹ dưới hình thức vàng (40) và bất động sản (20) . * Sự chênh lệch về trình độ phát triển khoảng cách giàu nghèo đang lan rộng. * Tình trạng lạc hậu về khoa học công nghệ . Theo đánh giá của bộ khoa học Công nghệ và môi trường công nghệ Việt Nam lạc hậu so với các nước tiên tiến nhất 50 - 100 năm . Đội ngũ cán bộ nước ta tuy đông về số lượng nhưng chất lượng chưa cao, vẫn còn thiếu cán bộ điều hành và các chuyên gia giỏi đặc biệt là chuyên gia về công nghệ . * Nguồn nhân lực dồi dào nhưng thiếu lao động có kĩ năng . * Tình trạng suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên ô nhiễm môi trường sinh thái .
  13. Đó là những vấn đề tác động trực tiệp đến nền kinh tế của nước ta từ trong nước còn đối với khu vực quốc tế thì toàn cầu hoá không chỉ đưa lại những cơ hội phát triển mà nó còn đưa lại những thách thức đó là sự tác động tiêu cực . * Thứ nhất là tạo điều kiện dễ dàng cho dòng vốn đầu tư công nghệ di chuyển từ nước này đến nước khác toàn cầu hoá sẽ làm cho nguồn vốn đó nhanh chóng rút ra khỏi một quốc gia nếu tình hình chính trị bấp bênh . * Thứ hai: Kỉ nguyên về toàn cầu hoá về kinh tê, cạnh tranh kinh tế cũng mang tính chất toàn cầu các lợi thế phi mậu dịch do bảo hộ nối ngoặc với chính quyền sở tại sẽ trở nên mất tác dụng trong việc vảo vệ các nhà sản xuất kém hiệu quả . Tự so hoá thương mại làm sụp đổ các ngành kinh tế không có khả năng đứng vững trong môi trường phi bảo hộ . * Thứ ba: Khi các nước trên thế giới quyết định mở cửa đất nước, thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài ; khi khả năng về FDI, CDA và các nguồn vốn đầu tư khác chỉ có hạn mà nhu cầu về các nguồn vốn này lại tăng tất yếu sẽ dẫn tới tình trạng khan hiếm FDI . Cuộc cạnh tranh giành FDI trên thế giới sẽ trở nên gay gắt chưa từng có giữa các nước phát triển với nhau . Nếu nước ta không cố gắng hơn nữa, quyết liệt hơn để khai thông các dòng chảy FDI nguồn vốn này sẽ chảy sang các nước khác . II) Thực trạng, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta . 1. Môi trường kinh doanh vĩ mô . Khái niệm: Sức mua trong nền kinh tế phụ thuộc vào thu nhập hiện có giá cả lượng tiền tiết kiệm và khả năng vay tiền . Để tiêu thụ được sản phẩm thì thị trường cần có nhu cầu về sản phẩm đó nhưng chỉ nhu cầu thôi thì chưa đủ mà phải đi đôi với khả năng thanh toán, tức là sức mua của con người . Sức mua lại phụ thuộc rất lớn vào môi trường kinh doanh của mỗi nước . ở Việt Nam môi trường kinh doanh ngày càng ổn định và phát triển có điều kiện thuận lợi hơn nhiều nước trong khu vực . Tỷ lệ lạm phát ở mức có thể kiểm soát được, giá trị đồng tiền ổn định, ít bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước làm ăn có hiệu quả,
  14. yên tâm nhằm đưa ra thị trường nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng . Hiện nay nhà nước ta có nhiều biện pháp bảo hộ đối với doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi đối với doanh nghiệp, giúp họ an tâm sản xuất . Tuy nhiên, trong một số chính sách quản lý của nhà nước lại gây cản trở khó khăn và làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như giảm sự thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Một trong những cản trở trực tiếp đó là sự giải quyết các thủ tục pháp lý khi giải quyết cho một doanh nghiệp hoạt động . Và nhiều khâu giải quyết dần đến sự bỏ lờ cơ hội đầu tư cũng như cơ hội cạnh tranh trong một trường hợp của các doanh nghiệp trong nước cũng như ngoài nước . Theo thống kê một doanh nghiệp đó có thể coi là hợp pháp thì phải có 32 loại giấy tờ . Đến tháng 10 năm 2000, ở thành phố Hồ Chí Minh một dự án đầu tư phải trải qua 23 công đoạn và chờ duyệt 226 ngày . Sau ngày 1 / 1 / 2000, theo doanh nghiệp là có thể bỏ qua bước xin giấy phép thành lập doanh nghiệp . Ngoài ra, việc bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với nhau cũng là 1 vấn đề không thể không nói tới . Việc các nhà doanh nghiệp có số vốn nhỏ qua các hình thức cạnh tranh về giá cả, sản phẩm cũng như chất lượng cần được nhà nước quân tâm và điều chỉnh trong môi trường kinh doanh hiện nay . Mặt khác, sự cạnh tranh còn thể hiện mặt thua kém của doanh nghiệp Việt Nam đối với doanh nghiệp nước ngoaì quá lượng vốn đầu tư .Vấn đề về thuế cần được nhà nước quan tâm và điều chỉnh thường xuyên . Việc đó được nhà nước biểu hiện cụ thể qua hình thức thay đổi thuế doanh thu bằng loại thuế giá trị gia tăng (VAT) tuy nhiên, vẫn còn nhiều trở ngại . Việc thuế VAT được tính bằng bất cứ hình thức nào nhưng nó cũng bắt buộc người sản xuất kinh doanh phải có hoá đơn thanh toán . Điều này gây khó khăn, trở ngại đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh . Mặt khác, việc thay đổi liên tục các chính sách thuế làm các doanh nghiệp phải bỡ ngỡ khi gặp chính sách mới trong khi vừa làm quen với chính sách thuế cũ . Điều đó gây trở ngại đối với các doanh nghiệp làm cho họ có tâm lý không ổn định, nhất là đối với doanh nghiệp nước ngoài việc làm quen với cách thức thuế ở Việt Nam là rất khó khăn nên
  15. họ rất ngại khi bỏ số vốn lớn để đầu tư vào Việt Nam . Điều này làm nước ta mất một số lớn tiền mặt cũng như công nghệ . 2. Lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam Trong khi so sánh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam so với doanh nghiệp các nước ASEAN chúng ta cần biết rõ những mặt mà doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế có thể khai thác để vượt qua thách thức. Đó là trước hết chúng ta có một lực lượng doanh nghiệp trưởng thành hơn rất nhiều so với các thời kỳ đầu đổi mới, cơ sở để phát triển nhanh hơn, vững chắc hơn trong những năm tới . Qua thử thách trong môi trường cạnh tranh hơn một thập kỉ qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không những đứng vững mà còn phát triển đóng góp tích cực vào sự phát triển của nhiều ngành, nhiều vùng và toàn bộ nền kinh tế . Nhiều sản phẩm Việt Nam chiếm lĩnh được thị trường trong nước và được xuất khẩu sang thị trường khu vực và thế giới, trong đó có những sản phẩm chúng ta có năng lực cạnh tranh khác như hàng dệt may, giầy dep, có thứ hạng cao trong các nước xuất khẩu như gạo, cà phê, thuỷ sản, hạt điều......Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 20 / năm trong thậpkỉ qua và mở rộng quan hệ thương mại với 140 nước trên thế giới minh chứng cho sự trưởng thành của doanh nghiệp Việt Nam . Trong quá trình này nhiều doanh nghiệp đã đổi mới trong thiết bị và công nghệ, đổi mới hệ thống quản lý, xây dựng và đào tạo được đội ngũ quản lý và lao động có trình độ đáp ứng được yêu cầu phát triển liên tục của doanh nghiệp . Đặc biệt, lực lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ và khu vực dân doanh với tính năng hoạt động và hiệu quả của mình đã vươn lên khẳng định vị trí ngày càng quan trọng hơn trong đầu tư, kinh doanh trong nước cũng như xuất khẩu . Để đổi mới công nghệ, phương hướng phát triển của nghành cơ khí trong 5 năm 2001 - 2005 được đại hội Đảng IX đề ra là: " Đáp ứng khoảng 25  nhu cầu chế tạo thiết bị cho nền kinh tế và nội địa hoá, khoảng 70 - 80  các loại phụ tùng xe máy và 30  phụ tùng lắp ráp ô tô ." Như vậy, chúng ta cần tăng gấp 2,5 lần giá trị sản xuất nghành cơ khí, cũng tức là cần có chương trình nội địa hoá sản phẩm xe máy, ô tô và sản phẩm khác không hoàn toàn đồng nghia với nội địa hoá công nghệ . Chiến lược nội địa hoá công nghệ gồm nội dung sau:
  16. - Chiến lược công nghệ quốc gia trong đó cần chỉ ra công nghệ nào cần nhập, công nghệ nào trong nước chế tạo theo tiến trình cụ thể cho từng nghành . - Chiến lược phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ điều chỉnh tầng cơ sở đào tạo về công nghệ kĩ thuật bậc cao về kĩ sư thực hành, hình thành các nhóm nhà khoa học công nghệ điều hành có khả năng đảm nhận dự án đổi mới công nghệ bằng năng lực nội sinh . - Thị trường hoá công nghệ với các chiến dịch khuyến khích đổi mới đầu tư công nghệ . - Nâng cao năng lực công nghệ nội sinh khác với tự túc công nghệ . Không có nước nào phát triển mà không sử dụng các thành tựu công nghệ của thế giới bằng các hình thức chuyển giao, bắt chước, lặp lại và cải tiến, thích nghi công nghệ đã có, tiến tới xuất khẩu công nghệ . Ví dụ, một vài công ty ở nước ta đã xuất khẩu được dây chuyền sản xuất mì ăn liền, bánh phở, bóc tách hạt điều, lò nung ......vào thị trường ngách cần khuyến khích. - Các bước không tuần tự mà có sự phối hợp giữa các doanh nghiệp . Ví dụ, nhập một dây chuyền sau đó chào hàng trong nước để sản xuất một dây chuyền tương tự . Các doanh nghiệp chế tạo căn cứ vào công nghệ mới của thế giới, vào nhu cầu công nghệ, phân tích các ưu nhược điểm, chủ động đưa ra lý thuyết và mẫu thiết kế, sau đó thuê gia công chế thử các bộ phận, lắp đặt, vận hành, đánh giá, công bố và đăng ký bảo hộ sáng chế . Theo hướng này sẽ có nhiều phát minh vượt qua biên giới thu tiền về cho cá nhân doanh nghiệp và quốc gia . Ví dụ, mẫu máy, mẫu sản phẩm, phần mềm máy tính, công nghệ môi trường, sinh học ......có thể làm được ở Việt Nam . Trong cơ chế thị trường hiện nay, việc đổi mới công nghệ là nhiêm vụ của doanh nghiệp . Các chính sách của nhà nước chỉ có tác dụng hỗ trợ cho quá trình đổi mới chứ không cấp vốn và cũng không bù lỗ hoàn toàn cho việc đổi mới công nghệ thất bại . Lịch sử đã ghi nhiều sự đổi mới công nghệ doanh nghiệp . Doanh nghiệp tự đổi mới công nghệ bằng vốn thuộc quyền sử dụng, vốn vay, vốn tài trợ, với các hình thức hợp pháp và chấp nhận mạo hiểm cùng các biện pháp giảm thiểu rủi ro . Sự chỉ đạo, quản lý của Nhà nước là cần thiết để tránh các khuynh hướng đổi mới tràn lan
  17. theo hướng thời thượng, phi hiệu quả mà tổn thất thuộc về xã hội, trong đó chủ đầu tư chịu thiệt thòi nhiều hơn . Vốn, công nghệ, thị trường là ba yếu tố cơ bản nhất của dự án đầu tư đổi mới công nghệ mà các nhà đầu tư phối hợp sử dụng . Một dự án tốt nhất là dự án kết hợp khéo léo các thành phần của công nghệ với vốn và thị trường được mô phỏng theo công thức: P = (T ; H ; I ; O) + (M) + (K) Trong đó: P là dự án ; M là thị trường ; K là vốn ; T, H, I, O là thành phần kĩ thuật, O - tổ chức cho công nghệ hoạt động (T là phần cứng, các thành phần H, I, O là phần mềm, tri thức của con người còn gọi là phần ướt, tạo nên các kênh liên hệ, kết dính và phát sáng các phần khác . Các doanh nghiệp công nghệ trong quá trình đổi mới và phát triển thường gặp những khó khăn: thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, không có thị trường tiêu thụ . Hiếm có doanh nghiệp nào hoàn hảo ba yếu tố này, môi trường kinh doanh cũng không bao giờ có sẵn các yếu tố đó cho doanh nghiệp . Các cơ hội không nhiều và luôn ẩn hiện . Một mặt lợi thế khác của doanh nghiệp Việt Nam là lợi thế của người đi sau biết học hỏi và rut kinh nghiệm của người đi trước . Doanh nghiệp Việt Nam phát triển chủ yếu trong thập niên 1990 trong khi thế giới và một số nước trong khu vực đã đạt được sự phát triển cao về khoa học công nghệ cũng như khoa học quản lý và đã ứng dụng thành công trong phát triển kinh tế và doanh nghiệp của mình . Đây cũng là thời kỳ của sự chuyển dịch một số nghành công nghiệp và dịch vụ từ các n ước có trình độ cao hơn song các nước có trình độ thấp hơn theo mô hình đàn ngỗng bay trong khu vưc Đông á . Các doanh nghiệp Việt Nam trên con đường đi lên để học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm và nguồn vốn, công nghệ, kỹ năng của doanh nghiệp ở các nước tiên tiến hơn để rút ngắn thời gian phát triển của mình, đồng thời, có thể học hỏi để tránh được sai lầm mà các doanh nghiệp nước khác vấp phải . Doanh nghiệp Việt Nam cũng có lợi thế khi đi ra thị trường quốc tế trong điều kiện thị trường khu vực và thế giới tuy cạn tranh quyết liệt nhưng rộng mở hơn bao giờ hết . Do kết quả của những cuộc đấu tranh của các nước trong khu vưc, quá trình đàm phán quốc tế kéo dài nhiều năm hệ thống thương mại thế giới ngày nay đã hình
  18. thành 1 hệ thống mở trong đó quyền lợi của các nước nghèo yếu hơn đước bảo vệ ở mức độ nhất định, quyền kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các nước phát triển hơn được mở rộng hơn nhiều so vơí trước đây . Đối với ASEAN chúng ta gia nhập khi ASEAN đã chuyển mạnh sang hợp tác kinh tế với nhiều chương trình hợp tác đa phương không những trong khối mà cả với nền kinh tế chủ yếu của thế giới phù hợp với lợi ích phát triển lâu dài của đất nước và doanh nghiệp nước ta. Tuy thách thức không nhỏ nhưng rất nhiều vận hội mở rộng cho doanh nghiệp nước ta trong khu vực và quốc tế . Trong những năm tới, khi chúng ta đi sâu vào tiến trình AFTA doanh nghiệp Việt Nam sẽ có những cơ hội quanh trọng để phát triển trong mối liên kêt kinh tê với thị trường khu vực này . Về thương mại với mức thuế 0 - 5 áp dụng hầu hết các mặt hàng với việc bỏ dở hàng rào phi thuế quan, doanh nghiệp Việt Nam có thời cơ lớn để đẩy mạn xuất khẩu sang thị trường ASEAN . Đặc biệt, sự phục hồi kinh tế của các nước bị khủng hoảng và sự điều chỉnh cơ cấu của một số nước sẽ tạo điều kiện cho ta thời cơ mở rộng xuất khẩu một số sản phẩm của nước này . Việc nhập khẩu các nguyên vật liệu từ các thành viên ASEAN vào nước ta sẽ thuận lợi hơn . Về đầu tư, sự hình thành khu vực mậu dịch ASEAN sẽ thúc đẩy đầu tư không những từ các nước ASEAN mà cả từ các nước khác vào nước ta . Thị trường nội địa Việt Nam nước đông dân thứ hai trong các nước ASEAN được nối kết với thị trường rộng lớn hơn 400 triệu dân các nưóc ASEAN bằng một cơ chế tự do có sức hấp dẫn không nhỏ đối với nhà đầu tư quốc tế . Sự trưởng thành của doanh nghiệp Việt Nam cũng là nhân tố quan trọng để các doanh nghiệp Việt Nam có thêm đối tác cần thiết cho quá trình phát triển kinh doanh ở trong nước, trong khu vực và trên thị trường quốc tế . Tiến trình AFTA và những đòi hỏi của nó thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam hoàn thiện hệ thống quản lý, tiêu chuẩn hoá chất lượng sản phẩm và hiện đại hóa phương thức kinh doanh của mình để đáp ứng các tiêu chuẩn khu vực . Điều đó sẽ cải thiện một cách cơ bản năng lực cạnh tranh và tạo uy tín tốt hơn cho doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế .
  19. Và ngoài ra điều quan trọng nhất doanh nghiệp Việt Nam được hoạt động trong một thị trường kinh tế có lực lượng lao động dồi dào, sự ổn định của nền kinh tế chính trị tạo điều kiện an tâm khi kinh doanh .
  20. Tổng sản lượng trong nước theo giá trị thực tế . Năm 1995 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2002 Sơ bộ 2001 (tỷ đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng) Tổng sản phẩm 228892 361016 399942 441646 484492 trong nước(GDP) Tích luỹ tài sản 62131 104875 110503 130771 149621 - ISCD 58187 97351 102799 122101 139895 -Thayđổi tồn kho 3944 7324 7704 8670 9726 Tiêu dùng cuối cùng 187233 283444 301690 321853 344840 - Nông nghiệp 18741 27523 27137 28346 30145 - Cá nhân 108492 255921 274553 293507 314695 Chênh lệch xuất khẩu hàng hoá và - 20819 - 26371 - 11418 -10878 - 9845 dịch vụ . Sai số 347 - 932 - 833 -100 - 124 3. Những điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam . " Thực trạng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam là rất trì trệ. Tình trạng tham nhũng và làm thất thoát tài sản là rất phổ biến " . Nhận định này của thủ tướng chính phủ từ năm 1998 vẫn đúng cho đến thời điểm hiện tại và chắc chắn rằng còn đúng trong cả vài năm trước mắt . Thực tế cho thấy các nguyên nhân dẫn đến nguy cơ phá sản hay thành công trong kinh doanh dù ít hay nhiều đều liên quan đến khả năng cạnh tranh .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2