TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI<br />
VIỆN KĨ THUẬT HÓA HỌC<br />
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VẬT LIỆU POLYME<br />
<br />
Bài tiểu luận<br />
<br />
Một số vấn đề chất độn và nền<br />
polymer trong composite<br />
<br />
Nhóm sinh viên thực hiện:<br />
Họ & Tên<br />
<br />
SHSV<br />
<br />
Lớp.<br />
<br />
Nguyễn Văn Dũng<br />
<br />
20103611<br />
<br />
Polyme-k55<br />
<br />
Nguyễn Đình Hiếu<br />
<br />
20103216<br />
<br />
Polyme-k55<br />
<br />
Mai Đức Hiếu<br />
<br />
20103124<br />
<br />
Polyme-k55<br />
<br />
Nguyễn Tuấn Phương<br />
<br />
20092060<br />
<br />
Polyme-k54<br />
<br />
Hoàng Quang Hưng<br />
<br />
20091360<br />
<br />
Polyme-k54<br />
<br />
HANOI UNIVERSITY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY<br />
4/2014<br />
<br />
I. Năm cơ chế phá hủy vật liệu composite.<br />
Độ bền phá hủy của một vật liệu phụ thuộc vào các tính chất của vật liệu, các<br />
tính chất bao gồm: bền kéo, ứng suất chảy, mô đun đàn hồi, độ bền uốn và độ<br />
bền phá hủy. Các tính chất này lại phụ thuộc vào tỉ lệ và loại chất độn có trong<br />
vật liệu nền. Do đó, chất độn có vai trò quan trọng, quyết định đến độ bền phá<br />
hủy . Chỉ có những hiện tượng liên quan đến va đập, uốn, ứng suất kéo mới có<br />
thể gây ra sự phá hủy vật liệu. Tất cả các hiện tượng liên quan tới độ mỏi của<br />
vật liệu khi chịu tải trọng động được thảo luận trong từng phần như sau.<br />
<br />
Các cách phá hủy.<br />
Các cơ chế phá hủy.<br />
Cấu trúc vi mô của hạt chất độn.<br />
Những sự thay đổi trong nền dưới tác động<br />
Làm bền vật liệu.<br />
Dự đoán và mô phỏng phương thức phá hủy vật liệu.<br />
<br />
Năm kiểu phá hủy quan sát được trong các thí nghiệm kéo. Phần lớn các vật liệu<br />
mềm, dễ uốn bị phá hủy trong lúc biến dạng cứng dẻo( kiểu A) hoặc phát triển<br />
cổ chai ( kiểu B). Kiểu C và kiểu D là hai kiểu điển hình trong kiểu phá hủy<br />
tương tự phá hủy giòn. Kiểu C, một vùng mỏng được tạo ra trong quá trình hình<br />
thành cổ eo. Trong trường hợp này, ứng suất giảm đến ứng suất kéo. Trong kiểu<br />
D, phá hủy mẫu thông quá sự hình thành dải băng. Các dải băng này cắt ngang<br />
qua mẫu và sự phá hủy xuất hiện khi vượt quá giới hạn đàn hồi. Kiểu E là phá<br />
hủy giòn, phát triển vuông góc với phương tác động lực. Sự phá hủy xuất hiện<br />
trước biến dạng đàn hồi.<br />
<br />
1<br />
<br />
H. Sơ đồ biểu diễn năm kiểu phá hủy vật liệu khi kéo<br />
Từ sơ đồ ta nhận thấy khi hàm lượng chất độn càng tăng thì sự phát triển cổ eo<br />
của mẫu khi chịu tác động của lực càng giảm, sự phá hủy tiến dần tới phá hủy<br />
giòn.<br />
Các mô tả trong các cơ chế phá hủy dưới đây được quan sát bằng SEM và<br />
nhựa nền là polyeste nhiệt dẻo với chất độn sử dụng là Canxi terephalat, Canxi<br />
cacbonat.<br />
<br />
1.Cơ chế 1( cơ chế A).<br />
<br />
Vật liệu: có tỉ lệ chất độn thấp so với nền.<br />
Hình số 1 mô tả cơ chế phá hủy kiểu A.<br />
<br />
2<br />
<br />
H.1. Sơ đồ mô tả quá trình phá hủy theo cơ chế A.<br />
Dưới tác dụng của lực kéo, các vết nứt phát triển tạo nên vùng thô ráp trên bề<br />
mặt mẫu. Biến dạng cứng dẻo giúp mẫu không bị phá hủy dưới tác động của tải<br />
trọng. Tỉ lệ chất độn thấp, điều đó giúp có đủ polyme nền để mẫu không bị phá<br />
hủy dưới tác động của tải trọng bên ngoài. Bề mặt có 1 vùng rời ra (vị trí phá<br />
hủy ban đầu) và 1 vùng hình hoa hầu như tách rời ra (nơi mở rộng vết xé xảy<br />
ra). Các đặc điểm hình thái học bao gồm : mất kết dính hạt và kéo dài khoảng<br />
trống. Sự phá hủy xuất hiện khi ứng suất cục bộ trong các mạch phân tử polyme<br />
đạt tới ứng suất phá hủy của nền. Trong vật liệu cần có tỉ lệ chất độn thấp, thì “<br />
hoa thị” mới có thể hình thành. Hiện tượng trên được giải thích như sau, khi ta<br />
tác động lực lên hai đầu của mẫu, mẫu biến dạng, do sự khác nhau về độ cứng<br />
nên dẫn tới sự khác nhau về biến dạng giữa hạt độn và nền. Chính vì sự khác<br />
nhau giữa biến dạng giữa mẫu và nền, các khoảng trống bắt đầu xuất hiện ( đây<br />
chính là các vết nứt tế vi). Tuy nhiên tỉ lệ chất độn so với nền rất thấp nên các<br />
3<br />
<br />
khoảng trống lúc nay không tập hợp lại được vớ nhau, độ bền của mẫu lúc này<br />
phụ thuộc chủ yếu vào độ bền của nhựa nền. Giả sử là các hạt chất độn đã lấp<br />
đầy được hết các khuyết tật của mẫu, thì khi lực tác động, nơi yếu nhất trong<br />
mẫu chính là hai bên bề mặt của mẫu bởi vì với các phân tử bên trong lòng mẫu<br />
khi lực tác động các phân tử đó được hai phân tử hai bền gánh bớt lực, còn với<br />
bên bề mặt ngoài mẫu thì các phân tử chỉ có được một sự trợ lực của phân tử<br />
bên cạnh, do vậy sự phá hủy mẫu sẽ xảy ra từ bề mặt ngoài của mẫu.<br />
<br />
2. Cơ chế phá hủy B.<br />
Vật liệu: tỉ lệ chất độn cao hơn A.<br />
<br />
Hình 2 mô tả cơ chế phá hủy kiểu B. Sự hình thành và phát triển các khoảng<br />
trống tương tự như kiểu phá hủy A. Chỉ khác là ở kiểu này các khoảng trống đó<br />
tập trung lại với nhau và sự phá hủy xảy ra khi các tập hợp hạt độn tập kết tụ lại<br />
với nhau tạo khoảng trống lớn tối đa. Phá hủy bắt đầu xảy ra ở vị trí bên ( bề<br />
mặt ngoài) như kiểu A , cả phá hủy từ bên trong mẫu và không có vùng hoa thị.<br />
Các bó sợi ngắn và nhỏ theo đường kính.<br />
<br />
H.2. Sơ đồ mô tả quá trình phá hủy vật liệu theo cơ chế B.<br />
<br />
4<br />
<br />