TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br />
KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN<br />
<br />
BÀI GIẢNG<br />
CỞ SỞ LÝ THUYẾT TẬP HỢP VÀ<br />
LÔGIC TOÁN<br />
NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC<br />
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG<br />
<br />
NĂM 2013<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br />
KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN<br />
<br />
BÀI GIẢNG<br />
CỞ SỞ LÝ THUYẾT TẬP HỢP VÀ LÔGIC<br />
TOÁN<br />
NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC<br />
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG<br />
<br />
Giảng viên: Phạm Huy Thông<br />
<br />
NĂM 2013<br />
<br />
1<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
“Cơ sở lý thuyết tập hợp và lôgic toán” là một học phần trong chương trình<br />
khung đào tạo giáo viên tiểu học trình độ cao đẳng, ban hành theo Quyết định số<br />
17/2004/QĐ – BGD & ĐT ngày 16/6/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.<br />
Hiện nay, chưa có giáo trình nào biên soạn cho học phần này, chủ yếu là các tài<br />
liệu tham khảo hay tài liệu biên soạn cho Dự án phát triển giáo viên tiểu học của Bộ<br />
Giáo dục và Đào tạo.<br />
Việc biên soạn bài giảng “Cơ sở lý thuyết tập hợp và lôgic toán”, giúp cho sinh<br />
viên ngành giáo dục tiểu học có thêm một tài liệu để học tập và nghiên cứu khi học<br />
tập học phần này và các học phần tiếp theo.<br />
Học phần “Cơ sở lý thuyết tập hợp và lôgic toán” có thời lượng bằng 2 đơn vị tín<br />
chỉ gồm hai chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lý thuyết tập hợp.<br />
Chương 2: Cơ sở lôgic toán.<br />
Đây là lần đầu tiên chúng tôi biên soạn bài giảng này, chắc chắn sẽ không tránh<br />
khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong những ý kiến đóng góp của các thầy cô<br />
giáo và sinh viên trong nhà trường.<br />
Xin chân thành cảm ơn.<br />
TÁC GIẢ<br />
<br />
2<br />
<br />
Chương 1<br />
<br />
CƠ SỞ LÝ THUYẾT TẬP HỢP<br />
Mục tiêu<br />
Kiến thức: Người học<br />
− Hiểu các khái niệm về tập hợp, quan hệ, ánh xạ và biết xây dựng các ví dụ<br />
minh hoạ cho mỗi khái niệm đó.<br />
− Nắm được định nghĩa của các phép toán trên tập hợp và ánh xạ. Phát biểu và<br />
chứng minh các tính chất của chúng.<br />
Kỹ năng :<br />
Hình thành và rèn cho người học các kĩ năng:<br />
− Thiết lập các phép toán trên tập hợp và ánh xạ;<br />
− Vậndụng các kiến thức về tập hợp và ánh xạ trong toán học;<br />
− Các quan hệ tương đương và thứ tự.<br />
Thái độ:<br />
− Chủ động tìm tòi, phát hiện và khám phá các ứng dụng của lí tập hợp trong dạy<br />
và học toán.<br />
<br />
3<br />
<br />
1.1. TẬP HỢP<br />
1.1.1. Khái niệm tập hợp<br />
1.1.1.1. Khái niệm<br />
Tập hợp là một trong các khái niệm cơ bản của Toán học. Khái niệm tập hợp<br />
không được định nghĩa mà chỉ được mô tả qua các ví dụ: Tập hợp các học sinh của<br />
một lớp học, tập hợp các cầu thủ của một đội bóng, tập hợp các cuốn sách trên một<br />
giá sách, tập hợp các số tự nhiên,...<br />
Các đối tượng cấu thành một tập hợp được gọi là các phần tử của tập hợp đó.<br />
Người ta thường kí hiệu các tập hợp bởi các chữ A, B, C, X, Y, Z,... và các phần tử<br />
của tập hợp bởi các chữ a, b c, x, y, z, ...<br />
Nếu a là một phần tử của tập hợp A thì ta viết a A (đọc là a thuộc tập hợp A.<br />
Nếu a không phải là một phần tử của tập hợp A thì ta viết a A (đọc là a không<br />
thuộc tập hợp A).<br />
1.1.1.2. Các cách xác định tập hợp<br />
- Liệt kê tất cả các phần tử của tập hợp.<br />
Ví dụ : A = { 1, 2, 3 } B = { a, b, c, d }<br />
- Chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử của tập hợp.<br />
Ví dụ: C = { x / x là ước của 8 }<br />
1.1.1.3. Chú ý:<br />
- Người ta biểu thị tập hợp A bằng một đường cong khép kín gọi là biểu đồ<br />
ven.<br />
A<br />
.a<br />
. b<br />
<br />
- Tập hợp có vô số các phần tử gọi là tập vô hạn<br />
- Tập có hữu hạn phần tử gọi là tập hữu hạn<br />
- Tập hợp không có phần tử nào gọi là tập rỗng, kí hiệu: <br />
Ví dụ: Nghiệm của phương trình x2 + 2 = 0 là tập rỗng <br />
1.1.2. Tập con. Các tập hợp bằng nhau<br />
1.1.2.1. Tập hợp con<br />
Tập hợp A được gọi là tập con của tập hợp X nếu mọi phần tử của A đều là phần<br />
tử của X. Kí hiệu: A X hay X A<br />
Kí hiệu gọi là dấu bao hàm. A X gọi là một bao hàm thức.<br />
Ví dụ : A = { a, b, c } X = { a, b, c, d, e }<br />
Nếu tập A không là tập con của tập X, ta kí hiệu: A X<br />
1.1.2.2. Tập hợp bằng nhau<br />
<br />
4<br />
<br />