intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TIỂU LUẬN: Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trính CNH-HĐH ở tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn từ nay đền năm 2010

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

170
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ với nhau rất mật thiết .Nếu cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch hợp lý phù hợp thì sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ngược lại.Cơ cấu kinh tế tổng thể các bộ phận cấu thành nền kinh tế như cơ cấu ngành,cơ cấu các khu vực kinh tế,cơ cấu vùng lãnh thổ ... Về hình thức cơ cấu kinh tế được thể hiện dưới các dạng tỷ trọng của các chỉ tiêu kết quả.Trong cơ cấu kinh tế thì cơ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TIỂU LUẬN: Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trính CNH-HĐH ở tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn từ nay đền năm 2010

  1. TIỂU LUẬN: Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trính CNH-HĐH ở tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn từ nay đền năm 2010
  2. Lời nói đầu Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ với nhau rất mật thiết .Nếu cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch hợp lý phù hợp thì sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ngược lại.Cơ cấu kinh tế tổng thể các bộ phận cấu thành nền kinh tế như cơ cấu ngành,cơ cấu các khu vực kinh tế,cơ cấu vùng lãnh thổ ... Về hình thức cơ cấu kinh tế được thể hiện dưới các dạng tỷ trọng của các chỉ tiêu kết quả.Trong cơ cấu kinh tế thì cơ cấu ngành có ý nghĩa kinh tế cực kỳ lớn.Có thể nói sự thành công hay thất bại của một quốc gia phụ thuộc vào sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Ngày nay khi quá trình CNH-HĐH và xu hướng quốc tế hoá toàn cầu,toàn cầu hoá khu vực đang diễn ra hầu hết ở các quốc gia.Đứng trước thực trạng như vậy Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn những thách thức cũng như những cơ hội cho sự tăng trưởng kinh tế của mìn .Trong đó vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành là hết sức quan trọng (như đã phân tích ở trên).Việt Nam cũng giống như các nước phát triển muộn,CNH mới ở chặng đầu,nền kinh tế vẫn chuyển dịch theo hướng nông nghiệp.Để phấn đấu nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 vấn đề được đặt ra là chúng ta cần phải nghiên cứu một cánh toàn diện những tác động xu thế mới để đưa ra những quyết định về lựa chọn các bước đi thích hợp,phù hợp với yêu cầuphát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ mới là vấn đề lớn cấp bách cả ở lý luận và thực tiễn ở phạm vi quốc gia ,từng ngành và ở từng địa phương .
  3. Cùng với nhịp độ phát triển chung của cả nước ,Phú Thọ cung đang tìm hướng chuyển dịch cơ cấu riêng cho mình. Với đặc điểm là tỉnh mời được tái lập ,nguồn lực tự nhiên và nguồn lực xã hội đã có sự thay đổi .Do vậy hướng đi cũ cần được điều chỉnh cho phù hợp vời tình hình thực tế hiện nay của tỉnh .Phú Thọ cũng xác định chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một việc hết sức khó khăn phức tạp .Đò hỏi chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh phải dựa vào định hương chung của Đảng và nhà nước,đồng thời phải phù hợp vời nguồn lực thực tế của tỉnh .Từ đó đưa ra các giải pháp thích ứng với tình hình cụ thể của địa phương .Đây là căn cứ cho việc lựa chọn cơ cấu hợp lý mà nhân tố chinh được dựa trên tín hiệu về lợi thế so sánh của Phú Thọ đồi với trong nước và quốc tế . Với những suy nghĩ như vậy sau thời gian thực tập và nghiên cứu các tài liệu liên quan và tím hiêủ tình hình thức tế ở sở kế hoạch và đấu tư tỉnh Phú Thọ .Cùng với những kiến thức đã học và dưói sự hướng dẫn tận tình của giảng viên Nguyễn Thị Kim Dung em chọn đề tài “Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trính CNH-HĐH ở tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn từ nay đền năm 2010”làm chuyên đề thực tập với mục đích tìm hiểu nghiên cứu để hiểu rõ hơn về quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ,cung như xu hưỡng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới .Trong bài viết này,em xin đưa ra nội dung nghiên cứu như sau : Chương I: Những vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và sự cần thiết của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đối với tỉnh Phú Thọ .
  4. Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 1996-2000 . Chương III: Phương hướng và các giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế oẻ tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn từ nay đến năm 2010.
  5. chương I: Những vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và sự cần thiết của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đối với tỉnh Phú Thọ I. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế . 1. Cơ cấu kinh tế . 1.1. Khái niệm . Trong các tài liệu kinh tế có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm cơ cấu kinh tế.Cơ cấu được biểu hiện như là tập hợp những mối quan hệ liên kết hữu cơ,các yếu tố khác nhau của một hệ thống nhất định.Cơ cấu là thuộc tính của một hệ thống.Do đó khi nghiên cứu ta phải đứng trên quan điểm hệ thống .  Đứng trên phạm trù triết học: khái niệm cơ cấu được sử dụng để biểu thị cấu trúc bên trong,tỷ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành của một hệ thống.Cơ cấu được hiểu như là tập hợp những mối quan hệ liên kết hữu cơ, các yếu tố khác nhau của một hệ thống nhất định. Cơ cấu là một thuộc tính của một hệ thống.do đó,khi nghiên cứu cơ cấu phải đứng trên quan điểm hệ thống.
  6.  đứng trên quan điểm duy vật biện chứngvà lý thuyết hệ thống : Có thể hiểu cơ cấu kinh tế là một tổng thể hợp thành bởi nhiều yếu tố kinh tế của nền kinh tế quốc dân,giữa chúng có những mối liên hệ hữu cơ,những tương tác qua lại cả về số lượng lẫn chất lượng,trong những không gian và điều kiện kinh tế- xã hội cụ thể,chúng vận động hướng vào những mục tiêu nhất định. Theo quan điểm này,cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế, là nền tảng của cơ cấu xã hội và chế độ xã hội.  một cách tiếp cận khác thì cho rằng: cơ cấu kinh tế hiểu một cách đầy đủ là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau,tác động qua lại với nhau trong những không gian và thời gian nhất định,trong những điều kiện kinh tế- xã hội nhất định,được thể hiện cả về mặt định tính lẫn định lượng,cả về số lượng lẫn chất lượng,phù hợp với mục tiêu được xác định của nền kinh tế. Nhìn chung các cách tiếp cận trên đã phản ánh được mặt bản chất chủ yếu của cơ cấu kinh tế. Đó là các vấn đề: - tổng thể các nhóm ngành , các yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế của một quốc gia. - số lượng và tỷ trọng của các nhóm ngành và của các yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế trong tổng thể nền kinh tế đất nứơc .
  7. - các mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các nhóm ngành,các yếu tố … hướng vào các mục tiêu đã xác định.Cơ cấu kinh tế còn là một phạm trù trừu tượng;muốn nắm vững bản chất của cơ cấu kinh tế và thực thi các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách có hiệu quả cần xem xét từng loại cơ cấu kinh tế một cách có hiệu quả cần xem xét từng loại cơ cấu cụ thể của nền kinh tế quốc dân. 1.2. Nội dung . a. Đặc trưng . - Cơ cấu kinh tế được hình thành một cách khách quan do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội .Một cơ cấu kinh tế mới trong từng thời kỳ bao giờ cung đứng trước một cơ cấu kinh tế của thời kỳ trước để lại.Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên,hoàn cảnh lịch sử cụ thể ,sự hoạt động của các quy luật kinh tế đặc thù của các phương thức sản xuất sẽ quyết định tính khác biệt về cơ cấu kinh tế của mỗt vùng của mỗi nước.Do vậy cơ cấu kinh tế phản ánh quy luật chung của quá trình phát triển ,nhưng những biết hiện cụ thể phải thích ứng với đặc thù của mỗi nước mỗi vùng về tự nhiên ,kinh tế và lịch sử .Không có một mẵu cơ cấu kinh tế chung cho mọi phương thức sản xuất .Mỗi quốc gia mỗi vùng có thể và cần thiết phải lựa chon cho mình một cơ cấu kinh tế phù hợp với mỗi giai đoạn lịch sử phát triển .
  8. - Cơ cấu kinh tế không thể cố định mà phải có sự biến đổi điều chỉnh và chuyển dịch cho phù hợp với sự biến đổi các điều kinh tế xã hội và tiến bộ khoa học công nghệ để đảm bảo quy mô và nhịp độ phát triển kinh tế .Cơ cấu kinh tế luôn vân động,phát triển và chuyển hoá cho nhau theo hướng ngày cáng hoàn thiện .Cơ cấu cũ chuyển đổi dần dần và ra đời cơ cấu mới thay thế nó .Cơ cấu mới sau một thời gian lại trở nên không phù hợp và lại được thay thế băng cơ chế khác phù hợp hơn .Cứ như thế cơ cấu vận động không ngừng từ đơn giản đến phức tạp và ngày càng thêm hoàn thiện .Tuy nhiên cơ cấu kinh tế không thể luôn luôn thay đổi mà phải tương đối ổn định đảm bảo sự phù hợp với quá trình hình thành và phát triển một cách khách quan . - Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế là một quá trình ,không phát triểnải cơ cấu kinh tế dược hình thành ngay một lúc và lập tức thay thế cơ chế cũ .Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải là quá trình tích luỹ về lượng và thay đổi về lượng dền một mức độ nào đó dẫn đền sự thay đổi về chất .Trong quá trình đó ,cơ cấu cũ thay đổi dần dần và chuyển sang cơ chế mới .Quá trình náy nhanh hay chậm tuý thuộc vào nhiều yếu tố trong dố có sự tác động trực tiếp rất quan trọng của các chủ thể quản lý và lãnh đạo . b. Phân loại. Cơ cấu kinh tế là hình thức tồn tại và hoạt động của nền kinh tế quốc dân xét theo những tiêu thức khác nhau.Từ đó xuất hiện nhiều loại cơ cấu khác nhaucó cấu chúc chồng chéo lên nhau.những loại cơ cấu thương được quan tâm như là :
  9. - cơ cấu theo các ngành kinh tế - cơ cấu theo các thành phần kinh tế - cơ cấu vùng kinh tế - cơ cấu kết cấu hạ tầng - cơ cấu đầu tư - cơ cấu công nghệ …. Tuy nhiên ,xét một cách tổng quát thì ba bộ phận cơ bản hợp thành cơ cấu kinh tế là cơ cấu ngành kinh tế,cơ cấu thành phần kinh tế,cơ cấu vùng kinh tế  Cơ cấu ngành kinh tế . Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống, có thể đưa ra một định nghĩa như sau; Cơcấu ngành kinh tế là tập hợp tất cả các ngành hình thành lên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giưã chúng. Cơ cấu ngành kinh tế phản ánh phần nào trình độ phân công lao động xã hội chung của nền kinh tế và trình độ phát triển của lực lượng xản suất.Nó biểu hiện các
  10. mối liên hệ giữa các nhóm ngành của nền kinh tế quốc dân. Thay đổi mạnh mẽ cơ cấu ngành là nét đặc trưng của các nước đang phát triển.  Cơ cấu lãnh thổ . Nếu cơ cấu ngành kinh tế hình thành từ quá trình phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất thì cơ cấu kinh tế lãnh thổ lại được hình thành chủ yếu từ việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý. Cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu ngành kinh tế thực chất là hai mặt của một thể thống nhất và đều là biểu hiện của sự phân công lao động xã hội. Cơ cấu lãnh thổ hình thành gắn liền với cơ cấu ngành và thống nhất trong vùng kinh tế. Trong cơ cấu lãnh thổ, có sự biểu hiện của cơ cấu ngành trong điều kiện cụ thể của không gian lãnh thổ. Xu hướng phát triển kinh tế lãnh thổ thường là phát triển nhiều mặt tổng hợp, có ưu tiên một vài ngành và gắn liền vớicác điều kiện, tiềm năng phát triển kinh tế của lãnh thổ. Việc chyển dịch cơ cấu lãnh thổ phải đảm bảo sự hình thành và phát triển có hiệu quả các ngành kinh tế, các nước, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, phong tục tập quán,truyền thống của mỗi vùng, nhằm khai thác triệt để thế mạnh của vùng đó.  Cơ cấu thành phần kinh tế.
  11. Cơ sở hình thành cơ cấu thành phần kinh tế là chế độ sở hữu. Một cơ cấu thành phần kinh tế hợp lý phải dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức kinh tế với chế độ sơ hữu có khả năng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất,thúc đẩy phân công lao động xã hội… theo đó,cơ cấu thành phần kinh tế cũng là một nhân tố tác động đến cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lãnh thổ. Sự tác động đó là một biểu sinh động của mối quan hệ giữa các loại cơ cấu trong nền kinh tế. 2. Cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế . 2.1. Cơ cấu ngành kinh tế Với cách phân loại ở trên cho thấy rằng trong ba bộ phận cơ cấu bản hợp thành cơ cấu kinh tế (cơ cấu ngành kinh tế,cơ cấu vùng kinh tế ,cơ cấu lãnh thổ)thì cơ cấu ngành có vai trò quyết định hơn cả,vì nó trực tiếp thoả mãn mới quan hệ cung cầu trên thị trường.Xuất phát từ vai trò của cơ cấu ngành trong cơ cấu kinh tế đặc biệt là trong quáa trình CNH-HĐH đất nước .Cơ cấu ngành sẽ được đề cập chủ yếu còn các cơ cấu khác được xem xét đến như là các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế . Ngành là tổng thể các đơn vị kinh tế cùng thực hiện một chức năng trong hệ thống phân công lao động xã hội .Trong qua trình phát triển,do phân công lao động xã hội tât yếu mà hình thành những quan hệ nhất định cả về mặt lượng lẫn mặt chất giữa các ngành các bộ phận cấu thành nên nền kinh tế ,tạo nên cơ cấu ngành.
  12. Xét về mặt lượng:Mối quan hệ ấy được thể hiện ở mối quan hệ giưa các ngành trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân ,ở % đóng góp vào GDPcủa từng ngành trong nền kinh tế quốc dân ,% lao động từng ngành ,%vốn sử dụng cho từng ngành … Xét về mặt chất : Thể hiện các mối quan hệ trực tiếp giữa ngành này với các ngành khác,mối quan hệ gián tiếp giữa các ngành với nhau,các mối quan hệ mạng tính thuận hoặc ngược chiều ….giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân .Khi phân tích cơ cấu ngành của một quốc gia người ta thường phân tích theo ba nhóm ngành( khu vực) chính: + nhóm ngành nông nghiệp: bao gồm các ngành nông lâm ngư nghiệp. +nhóm ngành công nghiệp: bao gồm các ngành công nghiệp và xây dựng. +nhóm ngành dịch vụ: bao gồm thương mại, bưu điện, du lịch… Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu ngành là : -Loại chỉ tiêu định lượng thứ nhất : Tỷ trọng các ngành so với tổng thể các ngành của nền kinh tế . -Chỉ tiêu định lượng thứ hai: Có thể mô tả phần nào mối quan hệ tác động qua lạin giữa các ngành kinh tế ,đó là các hệ số trong bảng cân đối liên ngành( của hệ MPS) hay bảng vào ra (I/O)( của hệ SNA).
  13. Dưới góc độ tầm địa phương ,cơ cấu ngành kinh tế ở địa bàn cấp tỉnh đước xem xét là tổng thể hữu cơ các mối quan hệ về chất và về lượng giữ các yếu tố các bộ phận hợp thành các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh .Nó phản ánh trình độ,trạng thái phân công lao động giữa các ngành trong điều kiên kinh tế xã hội của tỉnh . 2.2 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế . a .Khái niệm. “Chuyển dịch cơ cấu ngành là quá trình phát triển của các ngành kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay đổi môi trường quan hệ tương quan giữa chúng so với một thời điểm trước đó”. Chuyển dịch cơ cấu đem tính khách quan thông qua những nhận thức chủ quan của con người.Khi có sự tác động của con người, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu đã hình thành các khái niệm: - Điều chỉnh cơ cấu: Đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu trên cơ sở thay đổi một số mặt, một số yếu tố của cơ cấu, làm cho nó thích ứng với điều kiện khách quan từng thời kỳ, không tạo ra sự thay đổi đột biến, tức thời. - Cải tổ cơ cấu: Đó là quá trình chuyển dịch đem tính thay đổi về mặt bản chất so với thực trạng cơ cấu ban đầu, nhanh chóng tạo ra sự đột biến.
  14. b. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành . Cơ cấu kinh tế luôn thay đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu kinh tế không cố định .Cấu tạo của cơ cấu kinh tế bao gồm cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế.Trong đó cơ cấu ngành là quan trọng nhất,sự chuyển dịch của cơ cấu ngành quyết định đến sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế.Ta biết rằng cơ cấu ngành là khái niệm mang tính chất “động” do dựa vào phân công lao động xă hội,sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Mà chúng lại là nhữngyếu tố không cố định do đó cơ cấu ngành là khái niệm mang tính chất động.Do đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng cần phải có sự chuyển dịch sao cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế . Theo kinh nghiệm của các nước đi trước và căn cứ vào các quy luật phát triển kinh tế xã hội .Ngày nay,một xu hướng thay đổi kinh tế rõ ràng trong quá trình phát triển là:  Khi thu nhập theo đầu người tăng lên thì tỷ trọng của sản phẩm công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân sẽ giảm xuống ,tỷ trọng công nghiệp dịch vụ sẽ tăng lên và đền một trình độ nhất định tỷ trọng của dịch vụ sẽ tăng nhanh hơn công nghiệp .  Các ngành kinh tế sẽ tịnh tiến đền ngành có vốn cao (như nề kinh tế tri thức, ngành kinh tế có ứng dụng nhiều khoa học công nghệ …).
  15.  Xu hướng toàn cầu hoá ,đó cũng chính là cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển . 2.3 .Những căn cứ để xác định xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế . a.Căn cứ vào những yếu tố có liên quan đến xu thế phát triển kinh tế đất nước. o Quy luật tiêu dùng của E.Engel. Ngay từ cuối thế kỷ thứ 19, nhà kinh tế học người Đức E.Engel đã nhận thấy rằng,khi thu nhập của các gia đình tăng lên thì tỉ lệ chi tiêu của họ cho lương thực, thực phẩm giảm đi. Do đó chức năng chính của khu vực nông nghiệp là sản xuất lương thực, thực phẩm nên có thể suy ra là tỉ trọng nông nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế sẽ giảm đi khi thu nhập tăng lên. Quy luật của E.Engel được phát hiện cho sự tiêu dùng lương thực, thực phẩm nhưng nó có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng cho việc nghiên cứu tiêu dùng các loại sản phẩm khác. Như vậy , quy luật tiêu thụ sản phẩm của E.Engel đã làm rõ tính xu hướng của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển
  16. Quy luật tăng năng suất lao động của A.Fisher o Năm 1935 ,trong tác phẩm” Các quan hệ kinh tế của tiến bộ kỹ thuật”, A.Fisher đã giới thiệu khái niệm về việc làm ở khu vực thứ nhất,khu vực thứ hai và thứ ba. Ông đã quan sát thấy rằng,các nước có thể phân loại theo tỷ lệ phân phối tổng số lao động của từng nước vào ba khu vực.  Khu vực thư nhất: Bao gồm sản suất nông nghiệp, lâm nghiệp và theo một số quan điểm còn bao gồm cả khai thác mỏ.  Khu vực thư hai: Bao gồm công nghiệp chế biến và xây dựng.  Khu vực thứ ba : Bao gồm vận tải thông tin, thương nghiệp dịch vụ nhà nước,dịch vụ tư nhân. Theo ông , tiến bộ kỹ thuật đã có tác động đến sự thay đổi phân bố lao động vào trong ba khu vực này.Trong quá trình phát triển , nông nghiệp áp dụng các loại máy móc vào trong phương thức canh tác của mình làm tăng năng suất lao động.Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp giảm đi. Ngược lại , tỷ lệ lao động được thu hút vào khu vục thứ hai và khu vực thư ba ngày càng tăng do tính co dãn về nhu cầu sản phẩm của hai khu vục này và khả năng hạn chế hơn của việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là đối với khu vực thứ ba.
  17. b.Sự phát triển của phân công lao động xã hội. Ngày nay khi khoa học kỹ thuật càng ngày càng phát triển mạnh mẽ,những ngành áp dụng những thành tựu đã trở thành những ngành mũi nhọn và trọng tâm của nền kinh tế.Kéo theo đó là sự phân công lao động xã hội ngày càng cao và cụ thể hơn.Do đó khi xác định xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ta cần phải chú ý đền lĩnh vực này sao cho sự chuyển dịch được phù hợp với tính hình kinh tế trong nước và quốc tế . c. Sự phát triển của khoa học công nghệ. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đã tạo ra những lĩnh vực công nghệ mới, có hiệu quả cao như công nghệ tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường.Việc thực hiện công nghệ này trước mắt có thể chưa thu lại được lợi nhuận, nhưng trong tương lai thì lại là cơ sở để dành vị trí thống trị hoặc áp đảo thị trường thế giới và khu vực .Để đổi mới công nghệ sản xuất, các nước công nghiệp hoá tìm cách chuyển những công nghệ lạc hậu hoặc kém tính cạnh tranh sang các nước kém phát triển hơn. Mặt khác,các nước kém phát triển hơn lại có nhu cầu tiếp nhận các công nghệ có trình độ thấp để từng bước tham gia vào thị trường thế giới,tạo ra cơ may,tự điều chỉnh hành vi và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.Sự gặp gỡ giữa cung và cầu về công nghệ trình độ thấp đã thúc đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ và đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển làm thay đổi cơ cấu kinh tế tại các nước này.
  18. II.Một số vấn đề cơ bản về cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ . 1. Các dạng cơ cấu ngành kinh tế . 1.1 Cơ cấu kinh tế đóng : Là mộ dạng của cơ cấu ngành kinh tế .Trong đó các ngành kinh tế ,vị trí và mói quan hệ của các ngành dược hình thành từ các tín hiệu của các nhu cầu tiêu dùng trong nước.Trong cơ cấu kinh tế đóng cơ cấu sản xuất trùng với cơ cấu tiêu dùng.Dấu hiệu tiêu dùng xã hội là cơ sở để hình thành các tổ các ngành kinh tế .do vậy mối quan hệ giữa các ngành kinh tế được xây dựng trên cơ sở cung cấp và trao đổi sản phẩm lẫn cho nhau trực tiếp hoặc gián tiếp . Dạng thức này của cơ cấu ngành kinh tế cho phép có thể phát triển dược các ngành kinh tế phục vụ nhu cầu tiêu dùng xã hội nhu cấu nội bộ ,thực hiện các chính sách kinh tế mang tính đối nội ,mang tính khép kín nên ít chịu ảnh hưởng của các tác động bên ngoài. Nhưng mặt khác ,việc làm mất đi lợi thế của các nước đi sau ,không tận dụng được những thành tựu,kinh nghiệp cuae lịch sử tạo ra :hơn thế cá nguồn lực sử dụng lãng phí ,sản xuất ra không có khả năng xuất khẩu ,tạo nên một hiệu quả kinh tế kém là những nhược điểm lớn của dạng cơ cấu kinh tế này .
  19. 1.2. Cơ cấu kinh tế mở : Là một dạng cơ cấu ngành kinh tế trong đó ngành kinh tế ,quy mô phát triển ngànhphụ thuộc vào dấu hiệu nguồn lực trong nnước và khả năng tiêu thụ của thị trường thế giới .Yếu tố tiêu dùng trong nước không còn là tín hiệu để tổ chức các ngành kinh tế Trong cơ cấu kinh tế mở cơ cấu sản xuất và cơ cấu tiêu dùng là hai khía cạnh hoàn toán khác nhau .Yếu tố lợi thế nguồn lực được xem như một trong nhưng căn cứ quan trọng nhất tác động đền cơ cấu sản xuất và cơ cấu tiêu dùng :một soó ngành có lợi thế sẽ được tập trung phát triển để xuât khẩu sản phẩm :không phát triển một số ngành mặc dù có nhu cầu kém nhưng lợi thế nguồn lực được giỉ quyết bằng con đường nhập khẩu .Do vậy trình độ mở của của nền kinh tế phụ thuộc vào lợi thế nguồn lực trong nước ,yếu tố tạo lợi thế so sánh với thị trường quốc tế ,và các cơ chế ,chính sách của chính phủ . Uu điểm của cơ cấu kinh tế này là tận dụng lợi thế của các nước đi sau trong hợp tác quốc tế .Xây dựng một cơ cấu ngành kinh tế có hiệu quả trên cơ sở sự phân công chuyên môn hoá thương mại quốc tế .Tuy nhiên với dạng thức này ,nền kinh tế chịu anhr hương lơns từ bên ngoài mà không phải khi nào cũng là những thuận lợi .
  20. Với xu thế phát trriển ,cơ cấu kinh tế mở nagỳ cáng chiếm vị trí và vai trò ngày cáng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nưóc ,mỗi vùng phù hợp với xu thế hội nhập ,khu vực hoá tàon cầu hoá nền kinh tế . 2. Sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn từ nay đến năm 2010. 2.1. Giới thiệu tổng quan chung về tình hình kinh tế tự nhiên xã hội của tỉnh Phú Thọ . a. Điều kiên tự nhiên. Phú Thọ là một tỉnh miền núi nẵm tiếp giáp giữa vùng Đông Bắc ,đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc ,có vị trí địa lý mang ý nghí trung tâm của tiểu vùng Tây Đông Bắc .Đó là yếu tố quan trọng và là một trong những lợi thế tiềm ẩn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh . Với vị trí nãg ba sông ,của ngõ phái Tây nối thủ đô Hà Nội ,Phú Thọ là cầu nối giao lưu kinh tế văn hoá ,khoa học kỹ thuật …giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ vứo cá tỉnh miêng núi phái tây Đông Băc như Tuyên Quang ,Hà Giang ,Yên Bái …Phú Thọ có hệ thống giao thông thuận lợi từ các tỉnh phía tây Đông Bắc quy tụ về Phú Thọ rồi mời đi qua cá tỉnh khác
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2