YOMEDIA
ADSENSE
Tiểu luận:Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ từ bình thường hóa đến nay
383
lượt xem 61
download
lượt xem 61
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Có một số người ví von rằng mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là mối lương duyên nhiều lần bị lỡ dỡ. Không hẳn đến ngày Hoa Kỳ mang súng đạn đến chiến trường Việt Nam 2 nước mới biết đến nhau. Thực chất trong thời kỳ tiền kháng chiến chống Pháp, đã nhiều lần chủ tịch Hồ Chí Minh chủ động gửi thư cho Tổng thống Hoa Kỳ nhưng những bức thư đó không được đến nơi.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận:Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ từ bình thường hóa đến nay
- HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM QUAN HỆ VIỆT NAM- HOA KỲ TỪ KHI BÌNH THƯỜNG HÓA ĐẾN NAY Sinh viên : Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp C33
- LỜI MỞ ĐẦU Có một số người ví von rằng mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là mối lương duyên nhiều lần bị lỡ dỡ. Không hẳn đến ngày Hoa Kỳ mang súng đạn đến chiến trường Việt Nam 2 nước mới biết đến nhau. Thực chất trong thời kỳ tiền kháng chiến chống Pháp, đã nhiều lần chủ tịch Hồ Chí Minh chủ động gửi thư cho Tổng thống Hoa Kỳ nhưng những bức thư đó không được đến nơi. Không phải đến tận năm 1995 hai nước mới có cơ hội bình thường hóa mà trước đó năm 1976 với đề nghị của Tổng thống Jimy Carter, Việt Nam và Hoa Kỳ đã có thể có quan hệ bình thường trở lại. Hoa Kỳ được biết đến với cái tên cường quốc thế giới, một đất nước với tham vọng bá chủ toàn cầu trở thành sen đầm của thế giới. Hiện nay, Hoa
- Kỳ với một chiếc ghế trong năm thành viên của hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, đã và đang có tiếng nói rất quan trọng vào đời sống chính trị toàn cầu, đặc biệt là trong thời điểm toàn cầu hóa, hội nhập sâu và rộng như hiện nay. Vì thế mối quan tâm của một nước nhỏ bé như Việt Nam đối với Hoa Kỳ là không thể thiếu. Đặc biệt hơn Việt Nam lại là một cái tên gây ấn tượng mạnh đối với mỗi người dân Hoa Kỳ. Cuộc tham chiến của Mỹ vào Việt Nam được xem là một trong những cuộc chiến tranh dài ngày và thảm bại nhất đã để lại “ Hội chứng Việt Nam” trong lòng Mỹ. Chính vì vậy việc tìm hiểu và nghiên cứu về mối quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ là hết sức quan trọng và cần thiết. Năm 1995, Tổng thống Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Như vậy, hơn hai thập kỷ sau khi cuộc chiến tranh kết thúc, 2 nước mới vượt qua được những trở ngại nhiều mặt để bước đầu tiên tiến tới bình thường hóa quan hệ.Từ đó cho đến nay, đã có nhiều quan hệ được thiết lập tuy nhiên cũng tồn tại nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết. Bài làm sẽ nghiên cứu 2 vấn đề chính đó là nói những nét chung trong quan hệ Việt Mỹ sau khi bình thường hoá, từ đó đi tìm những triển vọng trong quan hệ Việt Mỹ. Đi tìm những tín hiệu, những trở ngại và dự báo về hướng đi của quan hệ 2 nước dưới thời tân tổng thổng mới Barack Obama. Với khuôn khổ làm bài tập cá nhân, cũng như lần đầu tiên nghiên cứu về đề tài quan hệ Việt-Mỹ, cũng như nghiên cứu vấn đề mang tính thời sự, những thông tin tương đối mới, em còn gặp những sai sót. Rất mong được sự góp ý thêm từ thầy giáo. Em xin chân thành cảm ơn.
- KHÁI QUÁT ĐỀ TÀI Lời mở đầu I. SƠ LƯỢC NHỮNG NÉT CHÍNH TRONG QUAN HỆ VIỆT MỸ TỪ KHI BÌNH THƯỜNG HOÁ CHO ĐẾN NAY 1- Quan hệ chính trị-ngoại giao 2- Quan hệ kinh tế - thương mại 3- Hợp tác trong lĩnh vực Khoa học - Công nghệ, Văn hoá, Giáo dục - Đào tạo, Y tế và Lao động 4- Hợp tác về các vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại 5- Quan hệ an ninh - quân sự 6- Hợp tác chống khủng bố II. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ VIỆT MỸ 1. Những tín hiệu mới trong quan hệ Việt Mỹ: Việt Nam được chính giới Mỹ định vị như thế nào ? 2. Những trở ngại trong quan hệ Việt-Mỹ - Vấn đề dân chủ nhân quyền - Di sản của chiến tranh 3. Quan hệ Việt Mỹ sẽ ra sao với chính quyền mới của tổng thống Barack Obama ? -Khác hay không khác với thời tổng thống Bush -Những kiến nghị gì cho Việt Nam trong thời điểm hiện nay
- Lời kết I. SƠ LƯỢC NHỮNG NÉT CHÍNH TRONG QUAN HỆ VIỆT MỸ TỪ KHI BÌNH THƯỜNG HOÁ CHO ĐẾN NAY Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12/7/1995, trao đổi Đại sứ đầu tiên vào tháng 7/1997, mở Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco vào tháng 11/1997. Quan hệ chính trị-ngoại giao: Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao. Về phía Việt Nam thăm Mỹ có đoàn Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm (1998, 2000), Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng (2001), Phó Thủ tướng Vũ Khoan (2003) và nhiều đoàn cấp Bộ trưởng. Phía Mỹ cũng cử nhiểu đoàn cấp cao thăm Việt Nam: Ngoại trưởng W.Chistopher (1995), Ngoại trưởng M.Albright (1997), Cố vấn an ninh quốc gia A. Lake (1996), cựu Tổng thống G. Bush (1995), Bộ trưởng Quốc phòng
- Cohen (2000), Ngoại trưởng C.Powell (2001), Bộ trưởng Quốc phòng Rumsfeld (2006), Chủ tịch Hạ viện D. Hastert (2006), Tổng thống Bill Clinton tháng 11/2000... Đặc biệt, chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải 6/2005 đã đưa quan hệ giữa hai nước lên tầm cao mới, mở ra khuôn khổ quan hệ đối tác xây dựng, hữu nghị, hợp tác nhiều mặt, ổn định lâu dài. Ngoài ra, Lãnh đạo cấp cao hai nước đã gặp gỡ tại các diễn đàn đa phương. Quan hệ kinh tế - thương mại: Hai nước đã ký kết một số Hiệp định, Thoả thuận về kinh tế như Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả (ngày 27/6/1997), Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (ký ngày 13/7/2000, có hiệu lực ngày 10/12/2001), Hiệp định Hợp tác về khoa học và công nghệ (có hiệu lực từ ngày 26/3/2001), Hiệp định Dệt-may (có hiệu lực từ 1/5/2003), Hiệp định Hàng không (có hiệu lực từ 14/1/2004); Hiệp định khung hợp tác về kinh tế và kỹ thuật, Bản Ghi nhớ hợp tác về Nông nghiệp (ký tháng 6/2005)... Đáng chú ý, ngày 31/5/2006 hai nước đã ký Thoả thuận chính thức kết thúc đàm phán song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ. Quốc hội Hoa Kỳ đang xem xét dành quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam. Kể từ khi HĐTM có hiệu lực đến nay, quan hệ buôn bán giữa hai nước tăng nhanh. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ năm 2007 chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta, nhưng chỉ chiếm 0,8% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Mỹ(1.300 tỷ USD). Nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ vào Việt Nam trên 1 tỷ USD chiếm tỷ trọng 0.1% trong so với tổng kim ngạch xuất khẩu của ta chiếm tỷ trọng 2%.
- Đầu tư trực tiếp, viện trợ nhân đạo đã được gia tăng, nhưng đang ở mức độ khiêm tốn. Do vậy, lợi ích kinh tế, Mỹ chưa được hưởng lợi nhiều trong mối quan hệ với Việt Nam, ngoại trừ một số doanh nghiệp trực tiếp hoạt động thương mại và đầu tư. Hiện có hơn 1000 doanh nghiệp Hoa Kỳ đang hoạt động tại Việt Nam. Trong quá trình mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại đã nảy sinh một số tranh chấp do chính sách bảo hộ của Hoa Kỳ như vấn đề cá tra, basa, tôm, hàng dệt.... Hợp tác trong lĩnh vực Khoa học - Công nghệ, Văn hoá, Giáo dục - Đào tạo, Y tế và Lao động: Hai nước đã ký kết nhiều văn bản như Bản Ghi nhớ (MOU) cấp Bộ như Tuyên bố chung về hợp tác y tế giữa hai Bộ Y tế (12/1997), Thoả thuận hợp tác về thể dục thể thao (tháng 3/1999), Bản ghi nhớ về hợp tác lao động Việt Nam-Hoa Kỳ (11/2000), Bản Ghi nhớ về hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực Khí tượng Thuỷ văn (1/2001), Biên bản Ghi nhớ giúp đào tạo nhân lực cho ngành Thuỷ sản Việt Nam (11/3/2003), Hiệp định hợp tác y tế và khoa học y học Việt Nam-Hoa Kỳ (7/2006), ... Năm 2003, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký kết Nguyên tắc hợp tác trong việc thực hiện Đề án Quỹ giáo dục của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam (VEF), VEF đã bắt đầu cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam sang Hoa Kỳ đào tạo. Ngày 23/6/2004, Tổng thống Mỹ G.Bush tuyên bố đưa Việt Nam vào danh sách 15 nước hưởng viện trợ trong Kế hoạch Viện trợ khẩn cấp về phòng chống HIV/AIDS. Mỹ cũng hợp tác tích cực và tài trợ cho Việt Nam trong lĩnh vực phòng chống đại dịch cúm gia cầm. Hợp tác về các vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại: Với truyền thống và chính sách nhân đạo, Việt Nam đã và đang hợp tác tốt với Hoa Kỳ trong việc giải quyết vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh. Đến nay, hai nước đã tiến hành 86 đợt tìm kiếm hỗn hợp. Phía Việt Nam đã trao cho Hoa Kỳ hơn 840 bộ hài cốt. Phía Hoa Kỳ cũng đang từng bước
- hợp tác với Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề hậu quả chiến tranh ở Việt Nam như cung cấp các thông tin liên quan tới việc tìm kiếm người Việt Nam bị mất tích trong chiến tranh. Hai bên hợp tác tổ chức một số hội nghị về nghiên cứu hậu quả chất độc da cam. Từ năm 2000, cơ quan viện trợ USAID đã tài trợ cho nhiều tổ chức NGO (Peace Tree, VNAH, HealthEd...) thực hiện các chương trình rà phá bom mìn, trồng cây xanh, trợ giúp nạn nhân... Trung tâm xử lý bom mìn của Bộ Quốc phòng (BOMICO) và Quỹ cựu binh Mỹ ở Việt Nam (VVAF) đã hoàn tất giai đoạn 1 của Dự án “Điều tra, khảo sát và đánh giá tác động của bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh tại Việt Nam". Quan hệ an ninh - quân sự: hai bên đã cử Tuỳ viên quân sự (Hoa Kỳ cử năm 1995 và Việt Nam cử năm 1997); tiến hành trao đổi nhiều đoàn, kể cả các đoàn cấp Thứ trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Cohen thăm Việt Nam tháng 3/2000. Đáp lại, Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà đã thăm Hoa Kỳ tháng 11/2003. Tháng 6/2006, Bộ trưởng Quốc phòng D. Rumsfeld thăm Việt Nam. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đã thăm Việt Nam nhiều lần. Từ năm 2003, hàng năm tàu hải quân Hoa Kỳ thăm hữu nghị cảng Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác song phương. Hợp tác chống khủng bố: Việt Nam đã và đang tiếp tục hợp tác với Hoa Kỳ trong một số lĩnh vực cụ thể. Đồng thời, Việt Nam cũng yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ hợp tác ngăn chặn và nghiêm trị những tổ chức và cá nhân có hành động khủng bố chống Việt Nam. II. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ VIỆT MỸ
- 1. Những tín hiệu mới trong quan hệ Việt Mỹ Trong khi hình thành định hướng quan hệ Việt-Mỹ một câu hỏi được đặt ra là: nước Mỹ nhìn Việt Nam như thế nào và vì sao muốn mở rộng quan hệ song phương với chúng ta ? Nhắc đến Mỹ là nhắc đến một nét văn hóa thực dụng, người Mỹ cũng vậy, là những người hết sức thực dụng, họ không bao giờ cho không ai cả. Mong muốn mở rộng chiến lược với Việt Nam chắc chắn do lợi ích chiến lược của Mỹ. Vậy Việt Nam nằm ở vị trí nào trong những chiến lược đó của Mỹ. Cần phải hiểu được điều đó thì mới có thể thấy rõ hơn những triển vọng trong quan hệ Mỹ- Việt. Trước tiên, chúng ta có thể đặt câu hỏi ngay cho lợi ích kinh tế ? Trong một thế giới đang xen cùng nhau phát triển kinh tế, đa số các quốc gia dân tộc đều nhìn những mối quan hệ của mình trên lập trường lợi ích quốc gia, và lợi ích đầu tiên là kinh tế. Về lập trường phía Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm từng phát biểu với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Ocríttốpphơ: “ Trong quan hệ với Hoa Kỳ chúng tôi coi quan hệ kinh tế là trọng tâm”. Chính sự hợp tác kinh té là một trong những cơ sở quan trọng cho việc thúc đẩy các quan hệ khác phát triển. Còn đối với Mỹ thì sao ? Một đất nước Việt Nam được biết đến với với nền kinh tế khá năng động, có tốc độ tăng trưởng cao, chế độ chính trị ổn định thu hút nhiều sự chú ý, quan tâm, đầu tư của các nước khác. Nhưng với Mỹ, thì sức hút từ kinh tế Việt Nam không mạnh bằng Trung Quốc hay là một số nước Asean khác. Do vậy, lợi ích kinh tế từ phía Việt Nam chưa phải là mối quan tâm hàng đầu của Mỹ. Người Mỹ cũng nhận thức được với những tổn thương lịch sử mà cuộc chiến tranh người Mỹ đã gây ra, cùng với ý thức độc lập và tự chủ từ ngàn đời của người Việt Nam nên rất khó lôi kéo Việt Nam vào trong quỹ đạo của Mỹ. Chúng ta có thể thấy rõ việc Mỹ rất dè dặt trong mối quan hệ hợp tác về an ninh quốc phòng với Việt Nam. Di sản chiến tranh vẫn còn
- đó và cả 2 bên vẫn không thể tránh khỏi những cảnh giác và ngờ vực lẫn nhau. Vì vậy việc biến Việt Nam thành một đồng minh tin cậy của Mỹ là rất khó trong một khoảng thời gian tới đây. Vậy nhân tố nào thu hút mối quan tâm hàng đầu của những nhà lãnh đạo của Mỹ đối với Việt Nam. Những thành quả mà Việt Nam thu được từ công cuộc đổi mới, Việt Nam gia nhập WTO, tổ chức thành công APEC, đóng góp tích cực trong các hoạt động nằm trong khuôn khổ ASEAN, ASEM đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế cũng là những nhân tố Mỹ coi trọng trong quan hệ 2 nước. Thêm vào đó, đặt ra trong một số nhóm lợi ích Mỹ có ý đồ và hoạt động diễn biến hòa bình đối với Việt Namm nhằm thay đổi định hướng phát triển của ta theo con đường TBCN. Như vậy có một câu hỏi được đặt ra là : Việt Nam được chính giới Mỹ định vị như thế nào ? Tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak trong cuộc gặp với Đại diện cộng đồng người Việt vào ngày 10/8/2007 tại Washington DC, khi trả lời câu hỏi “Có nhận xét cho rằng vị trí của Việt Nam nay không còn được đặt cao trong quan tâm chiến lược ngoại giao của Hoa Kỳ. Ông nghĩ sao về nhận định này?” “ Hoàn toàn ngược lại. Tôi tin rằng các chuyến thăm của tổng thống Bush tới Việt Nam hồi năm 2006, chuyến thăm mới rồi của chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết và chuyến thăm của thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tới Hoa Kỳ vào tháng Chín sắp tới, tất cả các sự kiện này cho thấy sự tăng cường quan hệ giữa hai nước.” 1 Hình ảnh Việt Nam đã và đang lên về vị thế trong lòng bạn bè quốc tế. Tuy nhiên với nước Mỹ, việc đặt Việt Nam vào thành trọng tâm trong chiến lược đối ngoại như những năm 1975 là điều không thể. 1 Theo “BBC vietnamese” ngày 10/8/2007
- Bởi vì hiện nay, một nền kinh tế Mỹ đang bị suy thoái, người Mỹ còn đang bận khôi phục lại nền kinh tế vốn hùng mạnh của họ. Ngoài ra, Mỹ còn đang dính lứư trực tiếp vào một số khu vực trên thế giới như Bán đảo Triều Tiên hay Iran, Iraq, do vậy ưu tiên chính sách đối ngoại dành cho Việt Nam không được đặt ở vị trí trung tâm và chi phối ít. Hồ sơ Việt Nam không nổi bật trong cuộc vận động tranh cử vừa qua tại Hoa Kỳ. Chính quyền Obama hiện đang phải quan tâm đến ba hồ sơ chủ yếu. Quan trọng bậc nhất là tình hình kinh tế Mỹ, kế đến là vấn đề giảm bớt quân số Hoa Kỳ tại Irak và bàn giao trách nhiệm bảo đảm an ninh lại cho chính quyền Bagdad. Hồ sơ thứ ba là việc tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố Al Qaeda tại Afghanistan. Ba vấn đề đó có nghĩa là tầm mức quan trọng của Châu Á nói chung trong chính sách của Hoa Kỳ sẽ không lớn, cho dù không bị lơ là. Tổng thống tân cử Obama từng cho biết là ông sẽ tiếp tục chủ trương của Mỹ với Trung Quốc, đối thoại hơn là đối nghịch. Do vậy, Việt Nam cần phải cố gằng nhiều hơn để thu hút mối quan tâm của chính quyền Obama, và điều này có thể giúp cho hợp tác Mỹ-Việt trong lãnh vực an ninh quốc phòng tiến triển nhanh hơn, điều mà cho đến nay Việt Nam chưa muốn Tuy nhiên, Việt Nam là thành viên thuộc ASEAN, Mỹ cũng có những lợi ích chiến lược tại khu vực này. Việt Nam sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm 2010, Đại sứ Scot Marciel cho biết: Với vai trò này, Việt Nam sẽ có nhiều việc phải làm. ASEAN thực hiện Hiến chương chung, cùng thúc đẩy hội nhập kinh tế toàn khối vào năm 2015. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ủng hộ, mở rộng sự hợp tác để ASEAN đạt mục tiêu đề ra Ngày 25-2/2009, tại Hà Nội, Đại sứ Hoa Kỳ tại Hiệp hội các nước Đông Nam Á, kiêm Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Scot Marciel đã gặp gỡ phóng viên trong nước và quốc tế nhân chuyến thăm Hà Nội.
- Tại cuộc gặp gỡ, trả lời câu hỏi của phóng viên Việt Nam “ASEAN có tầm quan trọng như thế nào trong chính sách của Hoa Kỳ đối với ASEAN?”, ông Scot Marciel cho biết, khu vực Đông Nam Á rất quan trọng đối với Hoa Kỳ, do đó Hoa Kỳ cũng muốn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với ASEAN và ủng hộ ASEAN một cách mạnh mẽ và tiếp tục quan hệ hợp tác. Việt Nam là một nước quan trọng trong ASEAN và trên khu vực về dân số và tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, Việt Nam hiện giữ chức Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, do đó Việt Nam càng có vai trò quan trọng. Trong tổng thế chiến lược của Mỹ với khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, Việt Nam cũng có những vị trí quan trọng. Hiện nay, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới đang đẩy nhanh quá trình hợp tác với ASEAN, bằng khối mậu dịch tự do ASEAN + TRUNG QUỐC. Việt Nam là cửa ngõ của ASEAN với Trung Quốc. Thêm vào đó, Việt Nam lại có lợi thế về giao thông đường biển, nằm trên những mạch máu giao thông giao lưu giữa các khu vực. Việt Nam là một nước láng giềng của Trung Quốc, Mỹ cũng cần Việt Nam mạnh như một trong những đối trọng đối với Trung Quốc ở khu vực Châu Á. Châu Á có một Nhật Bản hùng mạnh về kinh tế là đồng minh của Mỹ, có một Hàn Quốc, đồng minh thứ 2 cũng có tiềm lực kinh tế lớn. Nếu như Việt Nam và các nước khác lớn mạnh dần thoát khỏi sự chèn ép của Trung Quốc thì cũng hạn chế phần nào tư tưởng bành trướng của Trung Quốc tại khu vực ảnh hưởng đến mục tiêu lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ. 2. Những trở ngại trong quan hệ Việt-Mỹ Vấn đề dân chủ nhân quyền là một vấn đề nhạy cảm và khó khăn trong quan hệ Việt-Mỹ. Khoảng cách về tiếp cận vấn đề này của cả hai bên còn
- khá lớn, mặc dù đã có những bước tiến nhất định. Có ý kiến cho rằng sau hơn mười năm bình thường hoá quan hệ giữa 2 nước mới ở giai đoạn tan băng, làm quen, điều chỉnh có đặc điểm là thiện chí và ngờ vực. Mặc dù quan hệ song phương Việt-Mỹ đã có những bước tiến dài và hiện đang trong giai đoạn phát triển nhưng vấn đề dân chủ nhân quyền tiếp tục là một nội dung mà Mỹ kiên trì thúc đẩy. Mỹ không bỏ lỡ một cơ hội nào để nhắc nhở Việt Nam về việc đối xử với những người mà Mỹ cho là “bất đồng chính kiến” hay “tù nhân lương tâm”, vấn đề “tự do ngôn luận” “tự do báo chí” “kiểm soát internet” “tự do tôn giáo” “người Thượng”người theo đạo Tin lành”… Mỹ sử dụng nhiều phương pháp để gây sức ép với Việt Nam thông qua những cuộc tiếp xúc cấp cao giữa 2 nước, đòi đi thăm những cá nhân và khu vực mà Mỹ coi là “điểm nóng”, “xếp hạng” Việt Nam trong báo cáo hàng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ về tình hình nhân quyền trên thế giới, Hạ viện Mỹ tổ chức những buổi điều trần về tình hình nhân quyền ở Việt Nam và thông qua những nghị quyết lên án Việt Nam về nhân quyền, thậm chí đưa Việt Nam vào danh sách “những quốc gia cần quan tâm đặc biệt” (CPC) về vấn đề tự do tôn giáo. Ngoài ra Mỹ cũng công khai bày tỏ sự không đồng tình với chế độ chính trị một đảng lãnh đạo ở Việt Nam đã được ghi tại điều 4 của Hiến pháp Việt Nam. Đạo luật nhân quyền Việt Nam _ HR. 3190 được sử dụng như một áp lực của Quốc hội Mỹ trong quan hệ hai nước theo đó các trợ giúp không mang tính nhân đạo tại Việt Nam bị đình chỉ, trừ khi Bộ Ngoại giao Mỹ công nhận đã có những tiến bộ đáng kể về nhân quyền. Tháng 6/2007 chủ tịch nước ta Nguyễn Minh Triết sang thăm Hoa Kỳ, phía Mỹ đã yêu cầu trả tự do cho một số người vi phạm luật pháp hiện đang bị giam giữ tại Việt Nam mà Mỹ cho là “bất đồng chính kiến” . Di sản của chiến tranh là rào cản tiếp theo trong quan hệ Việt Mỹ . Cuộc chiến tranh theo thời gian sẽ lùi xa nhưng đối với nhiều người Mỹ
- thì những ám ảnh đó vẫn còn, đặc biệt là những tội ác mà họ đã gây ra trong chiến tranh. Đây có lẽ là hiện tượng tâm lý phức tạp trong lịch sử chiến tranh đương đại mà Mỹ từng dính líu, bởi vì “Trong những cuộc chiến tranh có sự tham dự của Mỹ ở nước ngoài, chưa có cuộc chiến nào lại được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong thời gian gần đây bằng cuộc chiến tranh Việt Nam”2 Những người lính Mỹ đã từng tham gia chiến tranh Việt Nam nay đã ở độ tuổi 50. Họ đã trưởng thành sau chiến tranh, có người đã từng là ứng cử viên Tổng thống, Bộ trưởng, Nghị sỹ Quốc hội, nhà văn, nhà khoa học, đứng đầu các doanh nghiệp lớn. Hội chứng còn chi phối về mặt tâm lý đối với những nhà hoạch định chính sách Mỹ mỗi khi đưa quân ra nước ngoài, nhiều lần các chính khách Mỹ so sánh bóng ma Việt Nam, khi Mỹ đưa quân sang Iraq và bị sa lầy ở đó. Hội chứng còn biểu hiện sự hận thù trong bộ phận binh lính, quan chức và dân chúng trong nước Mỹ đối với Việt Nam do cay cú bại trận. Một trong những di sản chiến tranh còn sót lại ảnh hưởng đến quan hệ 2 bên đó là vấn đề về chất độc màu da cam và vấn đề POW/MIA. Về mặt số liệu con số POW/MIA có thay đổi ít nhiều do Việt Nam đã tích cực hỗ trợ Mỹ tìm kiếm hoặc có thêm những phát hiện mới. Năm 1998, phía Mỹ nêu có 2.583 POW/MIA tại Việt Nam trong đó mất tích là 1.555. Đến 2006, con số đó thấp hơn nhưng phía Mỹ vẫn tiếp tục dành ưu tiên cho vấn đề này. Trong chuyến thăm 2007 của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, sau 10 năm phía Việt Nam đã có những hỗ trợ thiện chí trong lĩnh vực nhân đạo này, tổng thống Bush vẫn nhấn mạnh POW/MIA tiếp tục là một vấn đề quan trọng trong quan hệ 2 nước.3 Vấn đề chất độc màu da cam cũng là một vấn đề nhức nhối bởi những hậu quả nó để lại quá nặng nề, tuy bao gồm cả người Mỹ, quân đội đồng minh Mỹ và người Việt Nam nhưng hầu hết vẫn là người Việt Nam. 2 Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) ngày 5/3/2006. 3 http://www.whitehouse.gov ngày 26/6/2007.
- Những năm gần đây, các nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam cùng với nhiều bạn bè quốc tế trong đó có cả Mỹ đã khởi kiện và yêu cầu 37 công ty hoá chất của Mỹ sản xuất loại hoá học này bồi thường. Các nhà khoa học hai nước gặp nhau để trao đổi về vấn đề này, nhưng Mỹ vẫn không thừa nhận việc quân Mỹ phun chất diệt cỏ với số lượng lớn xuống Việt Nam và nạn nhân chất độc màu da cam. Vụ kiện chất độc màu da cam đã thể hiện sự phân biệt đối xử thiếu công bằng của các toà án Mỹ. Trong khi các nạn nhân Việt Nam thua kiện thì các nạn nhân chất độc màu da cam ở Mỹ lại thắng kiện. Năm 2003, Cục cựu chiến binh Mỹ đã đồng ý gia hạn tiền bồi thường cho các cựu chiến binh Mỹ bị chẩn đoán là bị bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính. Chất độc màu da cam tiếp tục là một vấn đề nhạy cảm trong quan hệ đôi bên bởi tính chất phức tạp của nó. Người Việt Nam sẽ không thể từ bỏ bởi vì những di chứng nặng nề mà nó để lại cho đến nhiều đời sau, còn phía Mỹ thì không chịu thừa nhận bởi những lý do cố hữu, bởi nếu thừa nhận thì chính Mỹ đã thừa nhận cho cuộc chiến tranh phi nghĩa tại Việt Nam. 3. Quan hệ Việt Mỹ sẽ ra sao với chính quyền mới của tổng thống Barack Obama ? Theo giới quan sát, về mặt cơ bản chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam sẽ không thay đổi, tức là sẽ tiếp tục được cải thiện như dưới thời tổng thống Bush. Vấn đề là Việt Nam phải biết tranh thủ một số lợi thế. Quan hệ Việt Mỹ sẽ phát triển như thế nào với chính quyền mới ở Hoa Kỳ của ông Obama, sau 8 năm điều hành của tổng thống Bush ? Đây là câu hỏi thường xuyên được những người quan tâm đến Việt Nam đặt ra ngay từ khi ứng cử viên đảng Dân Chủ Mỹ nổi lên thành người sẽ nắm chức tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ. Vấn đề là trong suốt thời gian vận
- động tranh cử, ông Obama hầu như không hề nhắc tới Việt Nam, do đó, rất khó mà dự đoán một cách cụ thể là chính quyền mới ở Hoa Kỳ sẽ xử lý quan hệ Mỹ Việt như thế nào ? Tuy nhiên, với việc các chức vụ chủ chốt trong chính quyền mới ở Hoa Kỳ lần lượt được bổ nhiệm trong hơn một tháng qua, căn cứ vào nguyên tắc liên tục trong nền chính trị Mỹ, giới quan sát cho rằng về mặt cơ bản chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam sẽ không thay đổi, tức là sẽ tiếp tục được cải thiện như dưới thời tổng thống Bush. Nếu có thay đổi chăng, đó là do bối cảnh khó khăn hiện nay của nền kinh tế Mỹ, buộc chính quyền Obama phải đặt ưu tiên cho những vấn đề trong nước hơn là ngoài nước, ngoại trừ các hồ sơ thiết yếu cho nền an ninh của Hoa Kỳ như chiến sự ở Cận Đông, kế hoạch rút quân khỏi Irak và tăng viện cho Afghanistan... Điểm nổi bật trong quan hệ song phương Mỹ-Việt trong năm 2008 chính là các chuyến công du của lãnh đạo cao cấp hai bên, cụ thể là chuyến đi thăm Hoa Kỳ của thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Đặc biệt là bước đầu hợp tác về chiều sâu giữa hai bên trong lãnh vực an ninh và quốc phòng, ít được nói đến. Chiều hướng cải thiện kể trên sẽ được chính quyền Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Obama tiếp tục, đặc biệt trong bối cảnh rất nhiều nhân vật quan trọng tại Washington là những người hiểu biết rất rõ tình hình Việt Nam, đã từng tích cực đẩy mạnh tiến trình bình thường hoá bang giao với Việt Nam. Đó là Hillary Clinton, ngoại trưởng mới của Hoa Kỳ . Tại Quốc Hội Mỹ, đặc biệt là tại Thượng Viện, các tên tuổi thường xuyên hậu thuẫn cho việc cải thiện bang giao Việt Mỹ cũng vẫn đóng những vai trò then chốt. Đó là
- trường hợp của ông John Kerry, sẽ lên nắm chức chủ tịch Ủy ban Đối Ngoại Thượng Viện, thay cho ông Joseph Biden lên làm phó tổng thống, hay là ông Max Baucus, một người từng tích cực vận động Thượng Viện Mỹ thông qua việc cấp quy chế ''Tối Huệ Quốc'' cho Việt Nam. Trong tình hình đó, tiền đề thuận lợi cho việc tăng cường quan hệ Mỹ Việt đã có sẵn. Vấn đề tùy thuộc nơi Việt Nam, có biết khai thác các lợi thế này hay không.4 Chính quyền mới của ông Obama sẽ tiếp tục làm việc với Việt Nam tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, nơi Việt Nam còn là ủy viên không thường trực thêm một năm nữa. Vào giữa năm nay, Việt Nam sẽ thay thế Thái Lan lên giữ chức chủ tịch luân phiên Hiệp Hội Đông Nam Á Asean. Cả hai sự kiện này sẽ là cơ hội để Việt Nam làm việc trực tiếp với chính quyền Obama, và biết đâu chừng, thiết lập được một quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ trong những năm sắp tới. Lợi ích kinh tế của Việt Nam sẽ bị tổn thương do việc Hoa Kỳ đang lún vào suy thoái. Tình hình lại nặng nề thêm trong bối cảnh suy thoái toàn cầu. Chính quyền Obama đã đặt ưu tiên cho kinh tế Mỹ. Bản thân tổng thống tân cử Hoa Kỳ từng cho biết là ông chủ trương cung cấp công ăn việc làm cho người Mỹ, do đó có nguy cơ là Hoa Kỳ trở lại với xu hướng bảo hộ mậu dịch. Tuy nhiên, cũng phải nói rõ là chính sách kinh tế của Mỹ không nhắm riêng vào Việt Nam. Tóm lại, Việt Nam phải chờ đợi một năm 2009 rất khó khăn về mặt kinh tế. Vậy có thể có những kiến nghị gì cho Việt Nam trong thời điểm hiện nay ? 4 http://www.rfi.fr/actuvi/articles/109/article_2126.asp
- Trong công cuộc hội nhập sâu và rộng vào thế giới như hiện nay, thì Việt Nam cần phải có những tư duy nhanh nhạy và mềm dẻo đối với quan hệ các nước lớn để nhằm đạt được những điều kiện tốt nhất phục vụ cho lợi ích quốc gia và dân tộc. Có thể nói rằng xu hướng mềm dẻo đối thoại đang thắng thế, ngay cả trong nội bộ nước Mỹ, một quốc gia với học thuyết đánh đòn phủ đầu cũng đã chuyển dần sang đối thoại và hợp tác. Vì vậy trong quan hệ quốc tế, Việt Nam cũng cần mềm dẻo và linh hoạt hơn để tạo điều kiện dễ dàng hợp tác và đối thoại, đặt quan hệ 2 nước ở thế “win-win”. Việt Nam ở cạnh một ông nước lớn to là Trung Quốc, vậy thì việc có quan hệ tốt với một nước lớn khác để kiềm chế những hành động gây hấn của nước láng giềng lớn là rất cần thiết. Đặc biệt trong những tranh chấp biển Đông hiện nay. Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang tốt đẹp do trọng tâm kinh tế mà lợi ích chung của 2 nước. Do vậy, chúng ta cũng cần có mối quan hệ tốt hơn với Mỹ để ít nhất một khi xung đột xảy ra chúng ta không ở thế cô lập. Hơn nữa, thực tế đã chứng minh nhiều trường hợp các nước nhỏ lợi dụng những mâu thuẫn lợi ích của các nước lớn để có những quyết sách đúng đắn nhằm lợi nhất cho đất nước. Trong chính sách đối ngoại được viết trong văn kiện Đảng thì các nước lớn được xếp thứ 4 trong danh sách những ưu tiên đối ngoại của ta. Tuy nhiên, mối quan hệ với các nước lớn đặc biệt là Mỹ cần được chú trọng. Bởi vì những lợi ích kinh tế mà chúng ta có thể khai thác đựợc từ Mỹ, bởi vì đặt trong mối quan hệ giữa các nước hiện nay trong quan hệ quốc tế, là mối quan hệ mật thiết kiềm chế, đối trọng lẫn nhau hợp tác đấu tranh cùng tồn tại hoà bình. Việt Nam cần chủ động hơn nữa trong quan hệ với Mỹ và cởi mở hơn trong những vấn đề nhạy cảm, như tự do tôn giáo, hay nhân quyền. Bởi vì
- chúng ta phải thừa nhận rằng con bài nhân quyền là con bài không thể thiếu trong hành trang đối ngoại của Mỹ. Đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ kinh tế bởi vì trên mọi phương diện, Hoa Kỳ là một đối tác kinh tế quan trọng của VN. Hai nước sẽ cùng phối hợp chặt chẽ nhằm : Tăng cường hợp tác kinh tế, thúc đẩy đầu tư song phương qua việc tiến hành đàm phán về một hiệp định đầu tư song phương, giúp mang lại tính minh bạch và tính dự báo cao hơn cho nhà đầu tư. Cải thiện môi trường thương mại, đầu tư của cả hai nước qua việc giải quyết các vấn đề được bàn thảo tại các cuộc đối thoại đang diễn ra trong khuôn khổ Hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA), bao gồm việc mở thị trường cho thịt bò Mỹ và nông sản Việt Nam, thực hiện các cam kết WTO. Được ký một năm trước đây, TIFA mang lại một diễn đàn cho việc thảo luận và giải quyết các vấn đề thương mại và đầu tư song phương.5 Thúc đẩy phát triển kinh tế qua việc thiết lập các liên kết rộng lớn hơn về hàng không giữa hai nước.Phối hợp, trợ giúp Việt Nam cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông thông qua một nghiên cứu khả thi về cảng do Cơ quan Thương mại và Phát triển Hoa Kỳ thực hiện.Tuân thủ các yêu cầu của Hoa Kỳ về xuất khẩu trái thanh long của Việt Nam sang Mỹ.Tăng cường các hệ thống an toàn thực phẩm. Tăng cường hơn nữa về vấn để sở hữu trí tuệ Việt Nam một rào cản phía Hoa Kỳ không công nhận nền kinh tế thị trường của ta. Lấy hợp tác làm trọng tâm kinh tế làm trọng tâm từ đó mở rộng hơn nữa quan hệ Việt- Mỹ từ các cuộc tiếp xúc cấp cao cho đến việc thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư, giáo dục và công nghệ, an ninh và quốc phòng, đối thoại về dân chủ và nhân quyền, việc thực hiện các cam kết đã 5
- có giữa hai nước, đề xuất các sáng kiến trên từng lĩnh vực, có chủ trương đúng đối với những vấn đề phù hợp với pháp luật Mỹ như vận động hành lang, phòng chống các vụ kiện phá giá. Ngoài hợp tác kinh tế, nước ta cần nâng lên tầm cao mới về hợp tác giáo dục, khoa học và công nghệ là những lĩnh vực Mỹ có ưu thế nổi trội. Quan hệ quốc phòng và an ninh cũng có cơ hội mở rộng hợp tác để phục vụ cho nhu cầu của đất nước. LỜI KẾT Quan hệ Việt Mỹ sẽ vẫn tiếp tục phát triển trong tương lai hứa hẹn những điều tốt đẹp mới. Quan hệ ngoại giao của Việt Nam ta ngày càng ở thế đi lên, dành được những thành tựu thành công mới nhằm dọn đường cho những quan hệ khác, nhằm thu lợi ích cao nhất về cho đất nước. Ngoại giao luôn là chỗ dựa vững chắc trong công cuộc hội nhập hiện nay. Ngày nay, cái tên Việt Nam đối với người Mỹ mà không chỉ là một nỗi ám ảnh chiến tranh mà là một Việt Nam năng động sáng tạo và hội nhập. Mềm dẻo và linh hoạt, dĩ bất biến ứng vạn biến, thêm bạn bớt thù là châm ngôn của ngoại giao Việt Nam để thực hiện tốt mong muốn của Bác Hồ “đưa nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu”.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn