YOMEDIA
ADSENSE
Tiểu luận: Rủi ro trong đầu tư vàng
119
lượt xem 13
download
lượt xem 13
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tiểu luận: Rủi ro trong đầu tư vàng nhằm trình bày cơ sở lý luận đầu tư vàng, thực trạng rủi ro trên thị trường vàng Việt Nam và bài toán minh họa, giải pháp hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư các nhân khi đầu tư vàng trên thị trường Việt Nam, biến động cung – cầu trên thị trường vàng Việt Nam.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Rủi ro trong đầu tư vàng
- Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Viện Đào tạo Sau đại học Đề tài: RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ VÀNG Nhóm :2 Lớp : Đêm 3 Khóa : 22 Giảng viên phụ trách: TS.Hay Sinh TP.HCM, tháng 12/2012
- Đề tài: Rủi ro trong đầu tư vàng Nhóm 2 – Đ êm 3 – K22 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................... 3 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................................................... 4 1. Rủi ro, nh ân dạn g và đo lườn g r ủi ro .......................................................................................... 4 1.1. Rủi ro : .................................................................................................................................. 4 1.2. Nhận dạn g r ủi ro: ................................................................................................................. 4 1.3. Đo lườn g rủi ro : ................................................................................................................... 4 2. Sở thích con người đối với r ủi ro: .............................................................................................. 5 2.1. Người ghét r ủi ro:................................................................................................................. 5 2.2. Người thích r ủi ro: ............................................................................................................... 5 2.3. Người bang quan với r ủi ro:................................................................................................ 5 3. Đối phó với r ủi ro:....................................................................................................................... 6 CHƯƠNG 2: THỰ C TRẠNG RỦI RO TRÊN THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM VÀ BÀI TOÁN MINH HỌA ........................................................................................................................................ 7 1. Hiện trạn g thị trườn g vàn g Việt Nam : ........................................................................................ 7 1.1. Tình hình thị trường vàn g thế giới: ...................................................................................... 7 1.2. Tình hình thị trường vàn g Việt Nam :................................................................................... 7 1.3. Nhữn g thông tin có liên quan đến tình hình kinh do anh vàng: ............................................ 8 1.4. Nhữn g dự kiến sắp tới của chuyên gia:................................................................................ 9 2. Các yếu tố ảnh hưởn g đến giá v àng ............................................................................................ 9 2.1. Biến độn g c ung – cầu trên thị trường vàng Việt Nam: ........................................................ 9 2.2. Tỷ giá VND/USD: ............................................................................................................... 9 2.3. Chính sách của Nhà nước: ................................................................................................. 10 2.4. Lạm phát: ........................................................................................................................... 10 2.5. Lãi suất:.............................................................................................................................. 10 2.6. Giá dầu: .............................................................................................................................. 11 2.7. Cán cân thương mại: .......................................................................................................... 11 2.8. Sản lượn g công nghiệp : ..................................................................................................... 11 2.9. Doanh số bán lẻ:................................................................................................................. 11 2.10. Chính trị: .......................................................................................................................... 11 3. Nhữn g r ủi ro khi đầu tư vàn g trong ngắn hạn:.......................................................................... 11 4. Bài toán: .................................................................................................................................... 13 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ CÁC NHÂN KHI ĐẦU TƯ VÀNG T RÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM. .............................................................................. 15 GVHD: TS. HAY SINH Trang 2
- Đề tài: Rủi ro trong đầu tư vàng Nhóm 2 – Đ êm 3 – K22 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Bạn đang sở hữu số vốn 500 triệu đồng. Bạn quyết định trở thành nhà đầu tư cá nhân ưa mạo hiểm hay ghét rủi ro trong tình hình kinh tế suy thoái và có nhiều biến động khó lường hiện nay như giá vàng bị tác động bởi tỷ giá USD, EUR trong bối cảnh rối ren, bế tắc của nền kinh tế Mỹ, Châu Âu dẫn tới sự tác động trực trong chính sách điều hành và quản lý kinh tế của nhà nước. Xin hãy cho chúng tôi biết lĩnh vực nào bạn sẽ đầu tư, chúng tôi sẽ xác định bạn là ai sau khi nghiên cứu những yếu tố tác động dẫn tới rủi ro cho các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường vàng. 2. Ý nghĩa nghiên cứu: Bài nghiên cứu đã cố gắng trình bày: + Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về rủi ro trong đầu tư vàng, các p hương pháp nhận dạng và đo lường rủi ro tiêu biểu + Góp phần giúp các nhà đầu tư cá nhân giảm thiểu rủi ro trong đầu tư vàng. 3. Mục tiêu nghiên cứu: Nhận diện và đo lường các rủi ro trong đầu tư vàng nhằm đưa ra các khuyến cáo để giảm thiểu rủi roc ho nhà đầu tư cá nhân trên thị trường vàng Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi: Tiểu luận tập trung nghiên cứu các rủi ro mà các nhà đầu tư cá nhân gặp phải khi tham gia vào thị truờng vàng tại thị trường Việt Nam. 5. Phương pháp: - Thống kê mô tả - Phân tích: phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật 6. Kết cấu bài nghiên cứu: Chương I: Cơ sở lý thuyết Chương II: Thực trạng rủi ro trên thị trường vàng Việt Nam và bài toán minh họa Chương III: Giải pháp hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư các nhân khi đầu tư vàng trên thị trường Việt Nam. GVHD: TS. HAY SINH Trang 3
- Đề tài: Rủi ro trong đầu tư vàng Nhóm 2 – Đ êm 3 – K22 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Rủi ro, nhân dạng và đo lường rủi ro 1.1. Rủi ro: Trong thuật ngữ tài chính, rủi ro có nghĩa là khả năng thu hồi lãi thấp hơn phần kỳ vọng, hay không có lãi, hoặc thậm chí không thu hồi đủ vốn bỏ ra. Rủi ro là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất 1.2. Nhận dạng rủi ro: Là việc nhận ra các nguồn gốc, các yếu tố hay các điều kiện tạo nên hay làm gia tăng sự không chắc chắn trong kết quả. Ngoài ra cần tìm hiểu được bản chất của chúng, chúng xuất hiện như thế nào và chúng tác động ra sao để dẫn đến sự ko chắc chắn trong các kết quả. Có 3 phương pháp nhận dạng rủi ro: Phương pháp lưu đồ, phương pháp phân tích bảng liệt kê từng nguồn rủi ro, phương pháp phân tích các hồ sơ, số liệu quá khứ. 1.3. Đo lường rủi ro: Để đo lường rủi ro, người ta thường sử dụng 2 phương pháp là phương pháp đồ thị và phương pháp xác định độ lệch chuẩn. Trong đó: - Phương pháp đồ thị cho cảm nhận trực quan về mức độ rủi ro thông qua hình ảnh biến động của các kết quả. - Phương pháp xác định độ lệch chuẩn nhằm lượng hóa mức độ rủi ro bằng 1 con số cụ thể. Với việc giải thích xác suất, cần xác định 2 thước đo để giúp mô tả và so sánh lựa chọn rủi ro: • Giá trị kỳ vọng • Mức độ biến thiên của các kết cục có thể xảy ra (Phương sai và độ lệch chuẩn) Giá trị kỳ vọng Giá trị kỳ vọng của một tình huống là bình quân gia quyền về giá trị của tất cả các kết cục có thể xảy ra, với xác suất của mỗi kết cục được sử dụng làm trọng số. Tổng quát ta có n E ( X ) Pi X i i 1 Trong đó Xi : giá trị của kết cục i xảy ra Pi : xác suất của mỗi kết cục i E(X) : giá trị kỳ vọng • Ra quyết định: E(X) >0, chọn Max E(X) Độ biến thiên: GVHD: TS. HAY SINH Trang 4
- Đề tài: Rủi ro trong đầu tư vàng Nhóm 2 – Đ êm 3 – K22 • Độ lệch là những chênh lệch lớn (bất kể âm dương) giữa giá trị thực tế và giá trị kỳ vọng. • Phương sai là trung bình bình phương các độ lệch so với giá trị kì vọng của các giá trị gắn với mỗi kết cục. n 2 Dx 2 Pi X i E ( X ) i1 • Độ lệch tiêu chuẩn là căn bậc hai của p hương sai. n 2 Pi X i E ( X ) i 1 2. Sở thích con người đối với rủi ro: Con người có thái độ khác nhau về sở thích đối với rủi ro Thái độ đối với rủi ro • Người ghét rủi ro: thích phương án 1 • Người thích rủi ro: thích phương án 2 • Người bàng quan với rủi ro: phương án nào cũng được Cơ sở: đánh giá một mức thu nhập chắc chắn và mức thu nhập không chắc chắn mà có giá trị kỳ vọng bằng nhau 2.1. Người ghét rủi ro: • Là người thích có 1 mức thu nhập ổn định cho trước, hơn là 1 công việc rủi ro mặc dù có thu nhập kỳ vọng như nhau. Người này đánh giá lợi ích đem lại từ 1 khoản tiền chắc chắn sẽ cho là cao hơn lợi ích đem lại từ 1 khoản tiền tương tự nhưng không chắc chắn mà có giá trị kỳ vọng như nhau • Có MU theo thu nhập là giảm dần • Là thái độ phổ biến nhất đối với rủi ro • Sẽ lựa chọn lĩnh vực đầu tư an toàn như gửi tiết kiệm 2.2. Người thích rủi ro: • Là người đánh giá mức lợi ích đem lại từ thu nhập kỳ vọng cao hơn mức lợi ích đem lại từ thu nhập chắc chắn mặc dù có giá trị kỳ vọng như nhau là người ưa thích mạo hiểm • Có MU theo thu nhập là tăng dần • Thích đánh cá cược với các phương án hơn là nhận được mức thu nhập ổn định 2.3. Người bang quan với rủi ro: • Là người không phân biệt giữa mức thu nhập chắc chắn và mức thu nhập không ổn định lợi ích đem lại từ 1 khoản tiền chắc chắn sẽ cho là không khác gì so với lợi ích đem lại từ 1 khoản tiền tương tự nhưng không chắc chắn GVHD: TS. HAY SINH Trang 5
- Đề tài: Rủi ro trong đầu tư vàng Nhóm 2 – Đ êm 3 – K22 • Có MU theo thu nhập là không đổi 3. Đối phó với rủi ro: Thực tế là bạn không thể giàu có nếu không mạo hiểm. Các rủi ro và thành quả luôn đi đôi với nhau và bạn càng mạo hiểm, thì bạn càng kỳ vọng sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn. Trong thực tế, có một chân lý lớn lao về rủi ro cho rằng: “Lo lắng không phải là một căn bệnh mà là một dấu hiệu của sức khỏe. Nếu bạn không lo lắng, bạn đang không có đủ độ mạo hiểm cần thiết”.Và sau đó là một chân lý nhỏ hơn: “Luôn đầu cơ cho những vụ cá cược có ý nghĩa”.Nói cách khác, bí quyết đầu tư là phải mạo hiểm với những rủi ro được tính toán trước. Điều quan trọng là bạn phải nhận diện được các rủi ro, rủi ro đó là do thị truờng kém thanh khoản, rủi ro sức mua hay rủi ro lạm phát, rủi ro lãi suất, rủi ro chính trị…phải nắm rõ bản chất và mức độ rủi ro trong mỗi trường hợp và liệu đó có phải là rủi ro bạn có thể và sẵn sàng đương đầu hay không. Kỹ năng thành công trong quản lý đầu tư chính là khả năng đạt được sự cân bằng hợp lý giữa rủi ro và lợi nhuận. Nơi rủi ro cao, thì lợi nhuận cũng có thể kỳ vọng cao. Mỗi một cơ hội đầu tư luôn mang theo những rủi ro tiềm ẩn. Trong một số thương vụ đầu tư, một loại rủi ro nhất định có thể chiếm ưu thế hơn, và những rủi ro khác chỉ là thứ yếu. Hiểu đầy đủ về những loại rủi ro chính yếu là cần thiết để mạo hiểm có tính toán và đưa ra những quyết định đầu tư nhanh nhạy. Nhạy bén với thời cuộc, đo lường hết các khó khăn và rủi ro, tìm được những giải pháp hiệu quả nhất khắc phục cho hoạt động đầu tư, kinh doanh, doanh nghiệp mới có thể tồn tại và p hát triển bền vững. GVHD: TS. HAY SINH Trang 6
- Đề tài: Rủi ro trong đầu tư vàng Nhóm 2 – Đ êm 3 – K22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRÊN THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM VÀ BÀI TOÁN MINH HỌA 1. Hiện trạng thị trường vàng Việt Nam: 1.1. Tình hình thị trường vàng thế giới: Kể từ đầu tháng 5 đến tháng 11/2012, giá vàng thế giới có 4 tháng tăng liên tục (từ tháng 5 đến tháng 9), giá vàng tăng mạnh nhất trong giai đoạn này vào tháng 8 và tháng 9 với mức tăng 9,6%, và giao dịch trong biên độ 1.685-1.787 USD/oz. Nguyên nhân chính của đợt tăng giá này do nhà đầu tư kỳ vọng các biện pháp kích thích gần đây của các Ngân hàng Trung ương (NHTW) sẽ hỗ trợ cho sức tăng hơn nữa của vàng. Bên xạnh đó, sự “hồi sinh” của thị trường tài chính đang làm động lực để vàng có được những điểm tựa cần thiết vào lúc này. Hiện tại, vàng vẫn được coi là tài sản trú ẩn an toàn bởi những yếu tố sau: - Kinh tế thế giới được dự báo tiếp tục gặp nhiều khó khăn, xu hướng kích thích kinh tế của một số nước trên thế giới tiếp tục duy trì. - Chiến thắng của Tổng thống Obama sẽ là tín hiệu tích cực đối với vàng, bởi ông được coi là người ủng hộ đối với các biện pháp kích thích kinh tế. - Nhu cầu mua vàng vật chất cũng được dự báo sẽ gia tăng khi Ấn Độ bước vào các ngày lễ lớn của người Hindu và mùa cưới cuối năm. - Mặt khác nhu cầu mua vàng trang sức tại Trung Quốc cũng được dự báo sẽ tăng như thường thấy vào các năm trước. Biều đồ 1: Biểu đồ biến động giá vàng thế giới 5 năm qua 1.2. Tình hình thị trường vàng Việt Nam: Năm 2012 là năm thị trường vàng có nhiều biến động lớn với những cơn “co giật” về giá ngoài tầm kiểm soát. Sự biến động này do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, thị trường vàng thế giới có nhiều đợt tăng cao và giảm sâu nên thị trường vàng trong nước GVHD: TS. HAY SINH Trang 7
- Đề tài: Rủi ro trong đầu tư vàng Nhóm 2 – Đ êm 3 – K22 cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, thị trường vàng trong nước biến động mạnh hơn nhiều do nhiều lý do khác nhau. Trước hết, nền kinh tế Việt Nam đang ở trong giai đoạn nhạy cảm về tài chính tiền tệ. Khi tài chính, tiền tệ, ngân hàng nhạy cảm thì vàng là “kênh trú ẩn” an toàn để người dân cất trữ tài sản. Bên cạnh đó, từ bất ổn về tài chính ngân hàng, thị trường chứng khoán và bất động sản gặp khó nên kỳ vọng lạm phát cao khiến nhiều người cũng chọn vàng là kênh tích trữ tài sản, phòng ngừa rủi ro. Mặt khác, Nghị định 24 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng cũng có tác động mạnh lên thị trường trong nước. Như vậy, bên cạnh bất ổn về giá, thị trường vàng còn chịu bất ổn về chính sách và bất ổn trong tâm lý người dân đối với kênh đầu tư vào tài sản này. Biểu đồ 2: Biểu đồ giá vàng Việt Nam từ tháng 04/2012 – đầu tháng 03/2013 Về chênh lệch giá vàng giữa Việt Nam và thế giới có xu hướng ngày càng gia tăng. Hiện tại, mỗi lượng vàng SJC bán ra cao hơn giá vàng thế giới tới 3,8-4,07 triệu đồng/lượng. 1.3. Những thông tin có liên quan đến tình hình kinh doanh vàng: Theo Nghị định 24/2012/NĐ -CP, Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng theo quy định. Chính phủ muốn quy thị trường vàng về một mối để đưa thị trường vào quy củ và thuận lợi cho cơ quan quản lý. Kỳ vọng của các nhà làm chính sách là sắp tới trên thị trường vàng Việt Nam chỉ có một loại vàng là vàng SJC. Tất cả những người nắm giữ vàng sẽ chỉ nắm giữ một loại vàng duy nhất. Từ cách làm này, cơ quan chính sách muốn về lâu dài phát triển thị trường vàng lên một mức cao hơn, đó là phát hành chứng chỉ gửi vàng. Đó là cách tạo ra sân chơi cho người mua vàng với mục đích tích trữ sẽ mua chứng chỉ vàng như mua chứng khoán. Nếu làm được như vậy, có thể giải quyết được cơn sốt trên thị trường vàng hiện nay. GVHD: TS. HAY SINH Trang 8
- Đề tài: Rủi ro trong đầu tư vàng Nhóm 2 – Đ êm 3 – K22 Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa ra Quyết định số 16/2013/QĐ-TTg về việc mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN ), NH NN nước sẽ mua, bán vàng miếng để can thiệp, bình ổn thị trường vàng trong nước và được mua vàng miếng để bổ sung dự trữ ngoại hối nhà nước. 1.4. Những dự kiến sắp tới của chuyên gia: Nền kinh tế tiếp tục có biểu hiện chưa tốt, vận động trì trệ, nhiều doanh nghiệp phá sản. Người có tiền tiết kiệm không biết đầu tư vào đâu vì lãi suất thấp, thị trường nhà đất chưa hồi phục, đầu tư USD cũng không phải là lựa chọn đáng chú ý nữa. Vì vậy, vàng tiếp tục nằm trong tầm ngắm của người dân. Trong khi đó, Nghị định 24 và các quy định mới của cơ quan chức năng tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường và có thể gây ra những biến động phức tạp hơn trước đây. Do đó, việc nắm giữ vàng là quyết định khó khăn hơn trong bối cảnh các kênh đầu tư khác cũng ít tiềm năng và người dân thiệt hại về chi phí cơ hội. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng 2.1. Biến động cung – cầu trên thị trường vàng Việt Nam: 2.1.1. Biến động nguồn cung: Nguồn cung vàng của Việt Nam hàng năm chính là nguồn vàng nhập khẩu. Khi giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới quy đổi, các công ty kinh doanh vàng, có sẵn nguồn vàng sẽ xuất khẩu vàng để thu lợi nhuận; Ngược lại, khi giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới, họ lại nhập khẩu vàng để cung cấp cho thị trường trong nước. Tuy nhiên, nguồn cung này lại phụ thuộc vào hạn ngạch do Ngân hàng Nhà nước cho phép nên đáp ứng chậm so với nhu cầu, điều này càng đẩy giá vàng lên cao hơn, tạo điều kiện cho đầu cơ và buôn lậu vàng, khiến tình hình giá vàng trong nước càng khó kiểm soát. 2.1.2. Biến động về cầu vàng: Việt Nam là nước tiêu thụ vàng nhiều thứ 8 trên thế giới. Nhu cầu vàng trên thị trường vàng Việt Nam bao gồm: Nhu cầu trang sức, nhu cầu tích lũy, nhu cầu sản xuất và nhu cầu đầu tư. Nhưng, cũng như trên thị trường thế giới, nhu cầu đầu tư vàng trên thị trường có tác động mạnh đến giá vàng. Lượng cầu tăng làm giá vàng tăng và ngược lại. 2.2. Tỷ giá VND /USD: Giá vàng hiện chủ yếu được yết bằng USD, do vậy khi USD bị đẩy lên cao, đến lượt nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng. Theo đó, khi giá USD tăng, giá vàng sẽ tăng tương ứng. Giá vàng tăng trong khi cầu về vàng vượt quá cung khiến nhu cầu mua USD để nhập khẩu vàng tăng, lúc này, giá vàng đã tác động ngược trở lại giá USD, tạo vòng xoáy giữa vàng, USD. GVHD: TS. HAY SINH Trang 9
- Đề tài: Rủi ro trong đầu tư vàng Nhóm 2 – Đ êm 3 – K22 2.3. Chính sách của Nhà nước: Chính sách tiền tệ (về tỷ giá) Theo công thức quy đổi giá vàng, tỷ giá USD/VND tác động cùng chiều lên giá vàng trong nước. Tuy nhiên, trên thực tế, tác động của tỷ giá USD/VND lên giá vàng thực tế được giao dịch trên thị trường vàng Việt Nam lại rất phức tạp, góp phần làm giá vàng trong nước và giá vàng thế giới quy đổi có sự chênh lệch. Vì tỷ giá USD/VND vừa là công cụ, vừa là kết quả của chính sách tiền tệ, tác động trực tiếp lên kỳ vọng vào giá trị đồng VND, và là một trong những thông số tham chiếu trong quyết định đầu tư của các nhà đầu tư trên thị trường tài chính mà vàng là một kênh đầu tư trên thị trường đó. Từ đó, tỷ giá USD/VND đã gián tiếp tác động lên giá vàng. Quy định về việc nhập khẩu vàng của Ngân hàng Nhà nước: Việc cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng là một biện pháp quản lý hành chính trong việc quản lý thị trường vàng. Biện pháp này được NH NN đưa ra nhằm kiểm soát ngoại hối có liên quan đến việc điều hành tỷ giá. Tuy nhiên, trong một số trường hợp quy định này sẽ gây chậm trễ trong việc bổ sung nguồn cung, tạo điều kiện cho buôn lậu và đầu cơ vàng thu lợi, càng làm rối loạn thị trường vàng. Cấm sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản: Theo thông báo số 369/TB-VPCP ngày 30/12/2009, hoạt động của các sàn giao dịch vàng chính thức bị cấm từ ngày 30/3/2010. Ngày 29/4/2011, NHN N đã ban hành Thông tư số 11/2011/TT- NHN N về việc chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của các tổ chức tín dụng. Việc cấm sàn vàng và kinh doanh vàng tài khoản khiến cho thông tin đầu tư bị hạn chế, tạo điều kiện cho đầu cơ làm giá trên thị trường vàng vật chất, ảnh hưởng xấu đến giá vàng trong nước và việc quản lý thị trường vàng càng trở nên khó khăn. Hoạt động quản lý kinh doanh vàng Các nghị định, nghị quyết của chính phủ trong việc quản lý kinh doanh vàng cũng góp phần làm biến động giá vàng trong thị trường Việt Nam. (Xem thông tin chính sách tại phần 1.3) 2.4. Lạm phát: Giá vàng thường tỷ lệ thuận với sự gia tăng của lạm phát. Trong thời kỳ lạm phát cao, tiền giấy mất giá người ta có xu hướng đầu tư vào vàng để giữ giá trị tài sản, vàng là tài sản hữu hiệu để tích trữ và giá trị không tùy thuộc vào sức khỏe bất kỳ nền kinh tế nào. Vàng là công cụ tài chính hữu hiệu để phòng ngừa lạm phát. 2.5. Lãi suất: Đây là một trong những chỉ số chính do lường “sức khoẻ” của nền kinh tế, được tính bằng cách cộng tất cả thu nhập của người dân hoặc công tất cả chi tiêu của mọi thành phần. GVHD: TS. HAY SINH Trang 10
- Đề tài: Rủi ro trong đầu tư vàng Nhóm 2 – Đ êm 3 – K22 Do đó chỉ số này tốt hay xấu ảnh hưởng rất lớn đến đồng tiền và thị trường chứng khoán của quốc gia đó. 2.6. Giá dầu: Một quy luật bất thành văn trên thị trường từ trước đến nay là giá vàng thông thường luôn luôn tăng gấp 10 lần so với giá dầu. Do giá dầu có khả năng tác động mạnh đến lạm phát nên nó cũng sẽ tác động mạnh đến giá vàng. 2.7. Cán cân thương mại: Là chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia. Khi mức chênh lệch dương thì cán cân thương mại có thặng dự. Khi mức chênh lệch âm thì cán cân thương mại bị thâm hụt. Cán cân thương mại tăng thì đồng tiền quốc gia đó tăng và ngược lại. 2.8. Sản lượng công nghiệp: Đo lường sự thay đổi trong khu vực công nghiệp của nền kinh tế. Chỉ số này rất nhạy với lãi suất và nhu cầu tiêu dùng, đây cũng là cơ sở được NHTW sử dụng đế đánh giá lạm phát vì sản lượng công nghiệp tăng lạm phát và tiêu dùng tăng. Sản lượng công nghiệp tăng thì đồng tiền của quốc gia đó sẽ tăng. 2.9. Doanh số bán lẻ: Đánh giá mức tiêu dùng của người dân, được tính toán dựa trên các lĩnh vực ôtô, vật liệu xây dựng, doanh số của các cửa hàng tạp hoá, nhà hàng, nhà thuốc… Doanh số bán lẻ cao cho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng do đó đồng tiền nước đó sẽ tăng giá trị. 2.10. Chính trị: Bao gồm các thông tin liên quan đến tình hình chính trị thế giới. Khi tình hình thế giới căng thẳng, nhu cầu mua vàng dự trữ sẽ tăng vì người dân lo ngoại về sự bất ổn hay một sự thay đổi nào đó sẽ làm mất đi giá trị của những loại hàng hoá khác. Khi xảy ra tình trạng như vậy làm nhu cầu mua vàng tăng và đẩy giá vàng lên cao. Tóm tắt: Có nhiều nhân tố tác động đến giá vàng trong nước như: sự biến động giá vàng thế giới, tỷ giá USD/VND, tăng trưởng kinh tế Việt Nam, biến động cung – cầu vàng trong nước và các chính sách quản lý thị trường vàng của Nhà nước. Tuy nhiên, tác nhân chính ảnh hưởng đến thị trường vàng Việt Nam là biến động cung – cầu vàng trong nước và vai trò quản lý thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước. 3. Những rủi ro khi đầu tư vàng trong ngắn hạn: Trong suốt những tháng qua, vàng trở thành tâm điểm của giới đầu tư. Không thể phủ nhận rằng, trong bối cảnh lạm phát cao, các kênh đầu tư khác không còn hấp dẫn, vàng trở thành sự lựa chọn số 1. Tuy nhiên, rủi ro đối với người dân và các nhà đầu tư cũng không GVHD: TS. HAY SINH Trang 11
- Đề tài: Rủi ro trong đầu tư vàng Nhóm 2 – Đ êm 3 – K22 hề nhỏ. Khi giá biến động một cách khó hiểu, lại xuất hiện tình trạng người dân đổ xô xếp hàng đi mua – bán vàng. Điều này đã gây hiện tượng tranh mua, tạo ra cơ hội cho những kẻ đầu cơ trục lợi, gây thiệt hại và rủi ro cho người mua và Nhà nước. Theo các chuyên gia kinh tế, tình trạng này có thể dẫn đến một số rủi ro cho người dân và NĐ T như: Thứ nhất, một trong những phạm trù bất biến trong hoạt động đầu tư đó là lợi nhuận cao thì rủi ro lớn. Vàng từ một kênh đầu tư an toàn đang trở thành kênh đầu tư có lợi nhuận cao, nhưng rủi ro đi kèm cũng không hề ít. Thực tế, có thời điểm người mua vàng bỏ ra 49 triệu đồng để mua một lượng vàng, nhưng hôm sau đành cắt lỗ ở mức hơn 45 triệu đồng/lượng. Trước tình trạng giá vàng biến động bất thường như vậy, nhiều tổ chức tài chính trên thế giới đã nâng mức rủi ro của đầu tư vàng. Chẳng hạn, mới đây, Sở Giao dịch hàng hóa Chicago đã tăng tỷ lệ ký quỹ đối với giao dịch vàng kỳ hạn lên thêm 22% nhằm tránh rủi ro “cháy” tài khoản của NĐ T. Thứ hai, sự thao túng của các nhóm đầu cơ. Cần phải hiểu rằng, giá vàng trong nước bị chi phối rất mạnh bởi thị trường thế giới - nơi có những nhà đầu cơ rất mạnh về tài chính nên chiều hướng và biến động của thị trường vàng luôn rất khó lường. Thị trường thế giới còn thao túng được thì thị trường trong nước càng dễ thao túng. Thời gian qua, thị trường vàng trong nước bị không ít nghi ngờ về bàn thao túng, làm giá của các tổ chức tài chính, các DN kinh doanh vàng lớn. Vì thế, NĐT nhỏ lẻ rất dễ rơi vào cảnh “đổ vỏ” cho các đại gia tài chính giống như thị trường chứng khoán trước đây. Thứ ba, rủi ro gắn với “bẫy nợ” trong đầu tư vàng. Tính từ đầu năm 2011 đến nay, giá vàng thế giới đã tăng 36%. Giá vàng tăng chóng mặt trong thời gian qua đã mang lại lợi nhuận cao và thu hút ngày càng nhiều NĐ T mới và người dân tham gia thị trường vàng. Tuy chưa có con số thống kê, song chắc chắn không ít NĐ T trong số đó vay tiền để đầu tư. Trước sức hấp dẫn của vàng và lòng tham, giá vàng càng tăng càng thúc đẩy hoạt động đầu tư và vay nợ nhiều hơn. Sẽ thật mạo hiểm nếu NĐT bạo dạn nào dám vác sổ đỏ căn nhà đang ở, hoặc vay nợ để đổ vào vàng. TS.Nguyễn Minh Phong, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, việc đầu cơ không bằng nguồn vốn tự có sẽ là con đường ngắn nhất đưa con nợ đến chỗ phải vay nợ mới để nuôi nợ cũ. Khoản vay càng lớn thì hệ quả đổ vỡ dây chuyền càng lớn. Một số chuyên gia còn khẳng định rằng, với mức giá biến động vàng như thời gian qua, ngay cả việc kinh doanh huy động và cho vay vàng của các ngân hàng thương mại cũng không mấy an toàn và có thể gây ra đổ vỡ trong toàn hệ thống. Vì thế, bẫy nợ trong kinh doanh vàng là rủi ro mà NĐT vàng không thể không cân nhắc. Thứ tư, rủi ro vì thiếu thông tin và kinh nghiệm khi sử dụng các phương thức kinh doanh vàng hiện đại. Ngoài các giao dịch truyền thống (mua vàng vật chất) các NĐ T còn có cơ hội mua – bán vàng theo các phương thức kinh doanh hiện đại, như mua bán vàng trên các sàn giao dịch vàng (chủ yếu là các sàn vàng chui vì hiện nay phương thức giao dịch GVHD: TS. HAY SINH Trang 12
- Đề tài: Rủi ro trong đầu tư vàng Nhóm 2 – Đ êm 3 – K22 này ở ta đã bị cấm). Tuy nhiên, nếu bị hạn chế tiếp cận thông tin và kinh nghiệm phân tích các động thái đa dạng và khó lường trên thị trường thế giới (như giá dầu, nợ công của Mỹ và châu Âu, bất ổn chính trị…) và đặc điểm thị trường trong nước, thì NĐT thường không kịp “trở tay”. Thực tế trước khi sàn vàng bị cấm, đã không ít NĐT “cháy” tài khoản và trở thành con nợ khi liều lĩnh dùng đòn bẩy tài chính quá nhiều. Vì thế, tới đây, nếu Chính phủ cho mở lại sàn vàng, tỷ lệ ký quỹ cần được tính đến một cách kỹ càng nhằm hạn chế rủi ro cho NĐT. Thứ năm, giống như tất cả những tài sản khác, vàng không thể tăng mãi. Rồi sẽ đến thời điểm NĐ T giật mình đặt câu hỏi liệu rằng mình có định giá quá cao so với giá trị thật của vàng? Tâm lý lo sợ sẽ khiến họ lập tức bán vàng ra. Tất nhiên, đây không chỉ là suy nghĩ của một vài NĐT mà là của toàn thị trường và do đó các lệnh đặt bán sẽ áp đảo và cuộc tháo chạy bắt đầu nổ ra. TS.Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cũng từng cảnh báo: Đến một ngày nào đó, sự quan tâm của các N ĐT đến vàng chắc chắn sẽ giảm đi. Chẳng hạn đến khi nền kinh tế phục hồi, những NĐ T dài hạn không dại gì đi đầu tư vàng, chỉ có những NĐ T lướt sóng, ngắn hạn “chơi” với nhau nên rủi ro có thể rất cao. 4. Bài toán: Vào ngày 1/3/2013, một cá nhân có trong tay số tiền 500 triệu đồng. Giả sử chỉ đầu tư trong 1 tháng thì người này đang phân vân giữa hai phương án gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng để nhận lãi suất cố định 8%/năm hoặc đầu tư toàn bộ số tiền để mua vàng và dự định sẽ bán ra sau 1 tháng với kỳ vọng số tiền nhận được vào thời điểm bán ra sẽ cao hơn số tiền nhận được nếu gửi tiết kiệm. 1. Xác định rõ vấn đề cần giải quyết Trong 1 tháng với số tiền 500 triệu nên đầu tư sinh lợi bằng hình thức nào? 2. Liệt kê tất cả các phương án có thể có Phương án 1: Gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng với lãi suất cố định là 8%/năm (tương đương 0.64%/tháng) Phương án 2: Đầu tư mua vàng với giá hiện tại là: 43,650,000 đồng/lượng (mua được 11.45 lượng), và sẽ bán ra vào ngày 1/4/2013 3. Nhận ra các tình huống hay các trạng thái Phương án 1: Sau 1 tháng, nhà đầu tư nhận được tổng số tiền là: 503,217,015 đồng Phương án 2: Giá vàng vào ngày 1/4/2013 có thể biến động tăng hoặc giảm và ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền mà nhà đầu tư cá nhân nhận được sau 1 tháng: - Trường hợp giá giảm dưới 43,650,000 đồng/lượng - Trường hợp giá không đổi - Trường hợp giá tăng dưới 0.64% GVHD: TS. HAY SINH Trang 13
- Đề tài: Rủi ro trong đầu tư vàng Nhóm 2 – Đ êm 3 – K22 - Trường hợp giá tăng 0.64%% - Trường hợp giá tăng trên 0.64% 4. Ước lượng tất cả lợi ích và chi phí cho mỗi phương án ứng với mỗi trạng thái Phương án 1: Sau 1 tháng, nhà đầu tư nhận được tổng số tiền là: 503,217,015 đồng. Trong đó, tiền lãi nhận được là: 3,217,015 đồng (M 1) Phương án 2: Sẽ có các kịch bản giả định cho giá vàng tương ứng với số tiền cá nhân này nhận được sau 1 tháng như sau: Giá vàng thời điểm Tổng số tiền có Lãi/Lỗ Trường hợp Xác suất bán 1/4/2013 được (M 2) (đồng/lượng) 1 10% 43,570,000 499,083,62 - 916,380 2 15% 43,650,000 500,000,000 0 3 10% 43,822,000 501,970,218 1,970,218 4 25% 43,930,000 503,317,015 3,317,015 5 40% 44,515,000 509,908,362 9,908,362 5. Lựa chọn một mô hình toán học trong PP định lượng để tìm lời giải tối ưu Tính kỳ vọng toán và độ lệch chuẩn của số tiền lời/lỗ có được trong 2 phương án 6. Áp dụng mô hình để tìm lời giải và dựa vào đó để ra quyết định Kỳ vọng toán: Phương án 1: E(M1) = 3,217,015 Phương án 2: E(M2) =5 = 4,872,982 P M 2i i Độ lệch chuẩn: i 1 Phương án 1: 5 2 Phương án 2: (M 2) Pi M 2i E (M 2) = 4,310,887 i 1 Kết luận: E(M1) < E (M2): Phương án 2 có lợi nhuận kỳ vọng cao hơn phương án 1 < : Phương án 2 rủi ro hơn phương án 1 - Đối với nhà đầu tư ngại rủi ro trong trường hợp này sẽ chọn phương án 1, vì phương án 2 quá rủi ro so với mức chênh lệch lợi nhuận kỳ vọng nó mang lại so với phương án 1. - Đối với nhà đầu tư thích rủi ro trong trường hợp này sẽ chọn phương án 2, vì họ vẫn kỳ vọng vào thu nhập có thể đem lại cho họ khi đầu tư vàng cao hơn khi gửi tiết kiệm. GVHD: TS. HAY SINH Trang 14
- Đề tài: Rủi ro trong đầu tư vàng Nhóm 2 – Đ êm 3 – K22 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ CÁC NHÂN KHI ĐẦU TƯ VÀNG TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆ NAM. T Thời gian qua, các chuyên gia và DN luôn kêu gọi cẩn trọng với diễn biến giá vàng bởi có thể gây rủi ro rất lớn cho cá nhân, tổ chức mua bán vàng với mục đích đầu cơ. Dưới đây là bốn khuyến nghị mà NĐ T cần “để tâm” một khi đầu tư vàng trong bối cảnh lạm phát cao. Thứ nhất, nắm giữ tỷ lệ thích hợp và không để bị cuốn vào “cơn lốc” giá vàng. Cơn sốt vàng vừa qua chủ yếu được thúc đẩy những xúc cảm và tâm lý bầy đàn của người dân. Vì vậy, NĐT thận trọng cần giữ vững chiến lược đầu tư dài hạn và phải luôn đảm bảo rằng tài sản được phân phối đúng và đa dạng hóa theo danh mục đầu tư thích hợp. Vàng có thể nằm trong chiến lược dài hạn của NĐ T nhưng không nên giữ tỷ lệ quá cao trong nguồn tài sản đầu tư của mình. Theo các chuyên gia vàng trên thế giới, tỷ lệ thích hợp trong danh mục tài sản của NĐ T chỉ nên từ 2-5%. Thứ hai, cần có chiến lược để tỉnh táo thoát ra. Trong bất cứ kênh đầu tư nào, thoát ra đúng thời điểm là cực kỳ quan trọng bởi nó không chỉ mang lại thắng lợi mà quan trọng hơn là giảm thiểu thiệt hại cho NĐ T. Không như chứng khoán hay bất động sản, đầu tư vàng có lẽ không nên đặt ra một mức độ lời nhuận kỳ vọng quá xa vời nào đó vì giá vàng biến đổi từng phút. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, trong sự kỳ vọng quá cao, trong men say chiến thắng khi giá vàng tăng chưa có điểm dừng, cộng với nỗi lo sợ của giới đầu tư đối với triển vọng kinh tế thế giới, việc bán vàng để hiện thực hóa lợi nhuận là điều không dễ dàng. Dù sao các chuyên gia vàng cũng khuyến cao rằng, nếu vàng chiếm tỷ lệ trên 5% trong danh mục tài sản, NĐ T cần có ngay chiến lược thoát ra để có thể chủ động thời điểm bán vàng với giá cạnh tranh tốt nhất. Lời khuyên này cũng vừa được trang mạng tài chính Smart Money đưa ra đối với các NĐ T trong thời điểm giá vàng tăng lên mức kỷ lục mới. Thứ ba, cần biết rõ khả năng dễ bị tổn thương của vàng. Trong bối cảnh lạm phát leo thang hồi năm 1980, vàng từ mốc 450 USD đã vọt lên mức 850 USD chỉ trong vòng năm tuần lễ. Sau đó, giá giao dịch kim loại này lại lao xuống mức thấp tới xấp xỉ 300 USD trong vòng một năm sau đó và liên tục đi xuống trong suốt 20 năm tiếp theo. Giai đoạn hơn hai thập kỷ giảm giá của vàng đã làm cho nhiều NĐT phải nản lòng vì thua lỗ rất lớn. Và cũng trong thời gian đó, vàng không còn hề nhận được sự quan tâm của giới đầu tư. Hơn nữa, một khi “điểm nghẽn” của kinh tế trong nước và toàn cầu (đặc biệt là nền kinh tế M ỹ) được tháo gỡ, các kênh đầu tư khác sôi động trở lại và lúc đó, chắc chắn sự quan tâm của vàng đối với giới đầu tư sẽ giảm xuống rất nhiều. Thứ tư, phải ghi nhớ: Bài học cũ nhưng luôn mới. Trong đầu tư, kinh nghiệm cũ thường luôn có được giá trị. Các kênh đầu tư chứng khoán, bất động sản từng mang lại GVHD: TS. HAY SINH Trang 15
- Đề tài: Rủi ro trong đầu tư vàng Nhóm 2 – Đ êm 3 – K22 nhiều bài học đắt giá cho các NĐT thiếu kinh nghiệm và chạy theo phong trào. Không có lý do gì mà kênh đầu tư vàng không mang thêm quả đắng nữa cho họ. Vì vậy, nếu người dân, NĐ T không cảnh giác với tin đồn, bị kích động và đổ xô mua vàng theo phong trào khi bản thân chưa thực sự có nhu cầu hoặc kinh nghiệm đầu tư thì sẽ tự gây tổn hại cho mình. GVHD: TS. HAY SINH Trang 16
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn