intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Sáng tác thiếu nhi của Tô Hoài và tính cách Dế Mèn qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

200
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài tiểu luận là khơi dậy cho các em những hiểu biết về quá khứ, lòng nhân ải ở hiện tại, niềm tin trong tương lai. Giúp các em hoàn thiện nhân cách, trau dồi tri thức để trở thành người hữu ích trong công cuộc bảo vệ xây dựng và phát triến đất nước. Cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung bài viết nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Sáng tác thiếu nhi của Tô Hoài và tính cách Dế Mèn qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký

  1. Mẫu BTL/ Tiểu luận TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON TÊN ĐỀ TÀI: Sáng tác thiếu nhi của Tô Hoài và tính cách Dế Mèn qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký          Chữ ký của học viên                           HỌC VIÊN:  Huỳnh Thị Ngọc Huyền            (ký và ghi rõ họ tên)                          MàHV: 4620470018                                                  LỚP:  SPMN­ L3­20A
  2. ĐỒNG THÁP, NĂM 2022 ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN ………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………… Giảng viên chấm 2 Đồng Tháp, ngày ……tháng …..năm 2022 (ký và ghi rõ họ tên) Giảng viên chấm 1 (ký và ghi rõ họ tên)
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tiểu luận này em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy  Nguyễn Trọng Hiếu,  đã  tận tình hướng dẫn trong quá trình viết tiểu luận, với vốn kiến thức em đã học và nghiên cứu  làm bài, nó không chỉ là nền tảng cho khóa luận sau này mà còn là hành trang quý báu để em  bước vào đời một cách vững chắc và tự tin Do trình độ lý luận cũng như hiểu biết còn hạn chế, nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi  những thiế sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy để em được thêm kinh  nghiệm, để hoàn thành tốt hơn cho những bài tiểu luận sắp tới Sau cùng em kính chúc thầy thật nhiều sức khỏe, thành công trong sự nghiệp cao quý để tiếp tục  thực hiện sứ mệnh là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. Em xin chân thành cảm ơn!
  4. I/ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đôi nét về tác giả Tô Hoài               Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen sinh ngày 07 – 9 ­ 1920 tại làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức   tỉnh Hà Đông (nay là phường Nghĩa Đô ­ quận Cầu Giấy ­ Hà Nội) trong một gia đình thợ thủ  công. Ông còn có nhiều bút danh khác như: Mai Trung, Duy Phương, Mắt Biển, Hồng Hoa, Vũ  Đột Kích,… Quê quán : xã Kim An ­ huyện Thanh Oai ­ tỉnh Hà Tây. Tuổi thanh niên, Tô Hoài phải trải qua nhiều nghề khác nhau để kiếm sống như : dạy học tư, bán  hàng, làm kế toán cho hiệu buôn, …  Năm 1938, ông chịu  ảnh hưởng của Mặt trận Bình dân  và tham gia hoạt động trong tổ chức Hội ái hữu thợ dệt và Thanh niên dân chủ Hà Nội.                  Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và bắt đầu viết bài cho báo  Cứu   quốc và Cờ giải phóng.            Sau Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài làm Chủ nhiệm báo “Cứu quốc”. Ông là một trong số  những nhà văn đầu tiên Nam tiến và tham dự  một số  chiến dịch  ở mặt trận phía Nam (Nha   Trang, Tây Nguyên…). Năm 1946, ông được kết nạp vào Đảng.
  5.           Năm 1950, ông về công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam. Từ năm 1957 đến năm 1980, Tô   Hoài đã kinh qua nhiều chức vụ khác nhau trong Hội Nhà văn như : Uûy viên Đảng Đoàn, Phó  Tổng thư kí, Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội, Giám đốc Nhà xuất bản Thiếu nhi. Đến với con đường nghệ  thuật từ  cuối những năm ba mươi cho đến nay, Tô Hoài đã sáng tác   được một số lượng tác phẩm đồ sộ (hơn một trăm năm mươi đầu sách) ở nhiều thể loại khác  nhau như  : tiểu thuyết, truyện ngắn, kí, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. Với những đóng   góp to lớn cho nền văn học nước nhà, vào năm 1996 ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ  Chí Minh. 2. Văn học thiếu nhi            Văn học thiếu nhi có nhiệm vụ chính yếu, đó là giáo dục trẻ em trở thành người tổt. Văn  học thiểu nhi phải tâi đạo. Nhưng tuyệt nhiên  ớ  đây không phải là nhũng lời giáo huấn giá   lạnh, khô khan, hoặc, ngược lại, đây cũng không phải là những chuyện bạo lực, giật gân để  làm cho thiếu nhi bị thu hút. Văn học thiếu nhi được gọi là hay, là tốt, thường có bên trong   một sức mạnh. Đó là sức mạnh của cái đẹp, sức mạnh của văn chương nghệ  thuật. Sức   mạnh đó sẽ đánh thức trong các em tình cảm và ý nghĩ tốt đẹp, làm cho các em biết tôn trọng,   yêu thương, thấy những nghĩa vụ cần làm, sống có tinh thần nhân ái, biết sống một cách tốt  đẹp. Đã có nhiều thông tin trong và ngoài nước nói về  tác dụng cực kì to lớn của sách tốt,   sách hay đối với thiếu nhi.                Kinh nghiệm trong và ngoài nước cho thấy đề  tài viết cho thiểu nhi rất rộng mở. Từ  những chuyện người thực việc thực, những chuyện của đời thường cho đến chuyện cổ  tích,  thần thoại, truyện khoa học viễn tưởng, những truyện có đủ  mọi phép thần thông biến hóa   đều có thể đến với các lứa tuồi thiếu nhi. Trẻ em thích những truyện có nhiều tưởng tượng,   dí dòm, tươi vui. Nhưng trong mọi sáng tác được gọi là hay cho thiếu nhi đều phải mang vẻ  đẹp của một sáng tác văn học chân chính.  Ở  đó câu chuyện thường có tính điển hình, đúng   đối tượng. Ở đó mọi tình tiểt xảy ra đều gắn bó theo qui luật cuộc sổng và tình cảm của con   người. Đặc biệt nhất ở đây mọi hình tượng hiện lên sinh động chân thật như hơi thở có nhịp   đập, có máu thịt. Đó là tính chân thật hiếu theo nghĩa rộng. Ở đây mọi tưởng tượng hòa hợp  với cái có thật, hiện lên như “thật”, trong lúc ở những sáng tác dở, lăm lúc cái thật lại hiện lên  cái giả  tạo. Văn học thiểu nhi rất kị  cái giả  tạo, vì nó sẽ  làm trẻ  em hiểu sai bản chất sự  sống.          Văn học thiểu nhi không chỉ có vị trí quan trọng trong nền văn học dân tộc mà còn có vai trò   đặc biệt quan trọng trong đời sống trẻ  thơ. Nhiều nghiên cứu cho thấy văn học thiếu nhi đã   góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện tư duy; kích thích khả năng tưởng tượng và sáng tạo   của trẻ, cung cap cho các em những trải nghiệm cuộc sống. Văn học thiếu nhi quan trọng với   trẻ  em ngay cả trước và sau khi đến trường. Đối với lứa tuổi mầm non và tiểu học, văn học   thiếu nhi còn giúp cho các em học đọc, học viết. Thông qua các tác phẩm văn học, các em  
  6. không nhũng tích lũy được vốn từ phong phú, hiểu được nghĩa của từ ngữ nghệ thuật mà còn   biết nâng cao khả  năng biểu đạt trong lời nói. Văn học thiếu nhi cũng giúp cho trẻ  em học   cách giao tiếp, thấy được nhũng niềm vui, nỗi bất hạnh của con người trong cuộc đời đê biết  cảm thông và chia sẻ. II/ PHẦN NỘI DUNG 1. Văn học thiếu nhi Việt Nam          Lã Thị Bắc Lí trong "Nhận diện Văn học thiếu nhi Việt Nam từ thời kì đoi mới ”  đã trình  bày một cách khái quát sự  vận động và những thành tựu nổi bật của văn học cho trè em  ở  Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Tác giả đã khẳng định: “Văn học thiếu nhi Việt Nam từ thời   kì đôi mới và hội nhập quốc tế đã phát triển khá phong phú, đa dạng trong cách khai thác đề   tài, chủ đề, mở ra khả nảng bao quát những bức tranh sinh động về đời sống trẻ em. Không   chỉ ỉà tiếp cận trẻ em  ở phương diện ”con ngoan, trò giởi ” kiểu truyền thống mà tiếp cận,   khám phá trẻ thơ như những sô phận, những nhân cách được tác động từ nhiều hưởng, nhiêu   chiều... ”Sự  gay gắt của những chuyến biển kinh tể, xã hội đã  ảnh hưởng sâu sắc tới văn   học, đặc biệt ỉà vãn học thiêu nhi...ảnh hưởng trực tiêp tới đời sông tâm hon và sự phát triển   nhân cách của trẻ thơ... ”.[32,tr.l0]
  7. 2.  Sáng tác thiếu nhi  của Tô Hoài            Trong các tác phẩm của Tô Hoài có một mảng văn học đặc biệt dành cho tuổi thơ. Với   những sáng tác  ở  mảng văn học này, ông được coi là người có công đặt viên gạch đầu tiên  dựng nên ngôi nhà văn học thiếu nhi Việt Nam hiện đại. Ông đến với thiếu nhi với những   trang viết đầu tiên của mình. Với thiếu nhi ông như  người  bạn lớn tuổi nhưng vô cùng vui   tính, thú vị  và mang đến cho các em những câu chuyện kì thú, lôi cuốn, rất phù hợp với lứa   tuổi trẻ thơ. Trong những sáng tác của ông chứa đựng những tảng, khát vọng về lối sống cao   đẹp, về lòng yêu cuộc sống và động vật,  thực vật bao la, tình yêu thương những người nghèo  khổ, bất hạnh, sự cám phục những tấm gương anh hùng trong chiến đấu. Từ  trang văn đầu  tiên đến những tác phẩm gần đây nhất, Tô Hoài vần thể hiện một tâm hồn tươi trẻ, ân cần  và  cảm thông. Ông viết cho thiếu nhi với tất cả ý thức trách nhiệm, niềm say mê và tâm huyết  của mình. Ông luôn xem vân học thiếu nhi là công cụ  có tác dụng giáo dục trực tiếp và sâu   sắc đối với các em. 2.1. Sáng tác thiếu nhi  của Tô Hoài trước cách mạng tháng Tám           Trong cuộc sống tù túng , ngột ngạt nhu không thoát ra được của xã hội Việt Nam  trước   năm 1945, Tô Hoài đã mượn hình thức sáng tác của đồng thoại để  tránh sự  kiểm duyệt gắt  gao của thực dân Pháp  và phát xít Nhật, có thể  nói những tác phẩm viết về loài vật của ông   có một ý nghĩa rất đặc biệt quan trọng vì,  Truyện loài vật của ông “ xét đến cùng vẫn là  hình   ảnh phản chiếu thế  giới loài người, hay nói cụ  thể  hơn, thế  giới những nông dân nghèo và   những thợ  dệt làng. Nghĩa động là đang trên đà sa sút, bần cùng hóa dưới chế  độ  thực dân   Pháp ( Nguyễn Đăng Mạnh) . Qua những tác phẩm này ông đã thể  hiện rất rõ tâm hồn, lý  tưởng của một người thanh niên, khao khát tự  do mong muốn lật đổ  ách áp bức bốc lột để  giành độc lập dân tộc. Các tác phẩm này đã miêu tả những tâm lý của người  đời nói chung ,   và thanh thiếu nhi nói riêng . Các em có thể nhìn vào đó và rồi nhìn lại chính mình, từ những  hành vi sai lầm của người khác mà điều chỉnh hành vi của mình . Niềm say mê lý tưởng, khác  vọng sống, khát vọng tự do của các nhân vật, được lồng trong một chất thơ bay bổng kì diệu   của thể loại truyện đồng thoại, càng thêm cuống hút  người đọc.           Những năm trước Cách mạng tháng Tám, nội dung thơ của Tô Hoài thể hiện rõ tâm hồn, lý   tưởng của những người thanh niên khao khát tự do, mong muốn lật đổ  áp bức, giành độc lập   dân tộc. Thể loại được ông viết nhiều ở thời kỳ này là thể  loại truyện đồng thoại, tiêu biểu   là tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” được ông viết trong những năm thời kì đen tối nhất của   xã hội Việt Nam.
  8. * Những truyện đồng thoại tiêu biểu của Tô Hoài của thời lỳ này là:  ­  Võ sĩ Bọ Ngựa,  Đám cưới Chuột,  Dê và Lợn, Ba anh em, Đôi chim Gi đá, Mèo già hóa cáo, Dế  Mèn phiêu lưu ký....          Có thể nói những sáng tác đầu tay của ông, nhữ truyện đồng thoại về loài vật, là mối quan  tâm lớn nhất của bạn đọc. Ông Vũ Ngọc Phan  trong cuốn Nhà văn hiện đại có nhận xét  + “ O chuột” là tập truyện ngắn đầu tay của Tô Hoài và cũng là  một tác phẩm tiêu biểu cho lối   văn dặc biệt của ông, một lối văn dí dỏm, tinh quái đầy những  phong vị màu sắc  thôn quê...   Truyện loài vật của Tô Hoài, là truyện tâm tình loài vật, những loài vật thấp hơn loài người ...   Những truyện loài vật của Tô Hoài thường phản chiếu những cảnh sống dân nghèo thôn quê...   Những tâm hồn giản dị ấy cả tâm hồn vật lẫn tâm hồn người . Tô Hoài đã mượn  để diễn tã  những nổi thương tâm của những ngày ngây dại và nghèo nàn, nên tập O chuột này nên ta đọc  theo con mắt riêng không nên phân biệt người và vật và  ở  đó vật cũng là người , và nếu có   người thì người cũng như vật...” + Dế Mèn phiêu lưu ký, thiên đường đồng thoại xuất sắc nhất của Tô Hoài , các em được tiếp   xúc với thế giới côn trùng  phong phú và đa dạng. Thế giới chính đó là một xã hội thu nhỏ, có   cả người xấu, người tốt, và điề  quang trọng là câu chuyện,  tác giải đã bày tỏ  được lòng tin  vào diều kiện và cuộc sống hòa bình , thân ái, nêu cao lý tưởng, “ muôn loài cùng nhau kết làm   anh em”,  Tác phẩm đã khẳn định tiếng nói đặc sắc cũng như vị trí học đọc dáo của Tô Hoài  trong văn học Việt nam nói chung, văn học thiến nhi nói riêng. 2.1. Sáng tác thiếu nhi  của Tô Hoài trước cách mạng tháng Tám
  9.              Cách mạng tháng tám thành công với sự ra đời của Nhà Nước Việt nam đã dẫn tới những  thay đổi trong xã hội và mỗi số  phận con người. Tô Hoài có những nhận thức tình cảm mới   mẻ trong sáng tạo nghệ thuật. Nếu như trước Cách mạng ông tiếp cận thực hiện với những   cuộc đời bé nhỏ, thì ở giai đoạn này ngòi bút của ông mang một sinh khí mới . Nhìn đời bằng   câp mắt xanh non, nhà văn đã xây dựng lên câu chuyện mới mẻ và có sức hấp dẫn đối với bạ  dọc trẻ thơ.              Trước hết về mảng truyện đồng thoại, kể từ sau Dế Mèn phiêu lưu ký và những đồng   thoại khá thành công ở giai đoạn trước , sau Cách mạng. Tô hoài vẫn kiên trì mở rộng thêm đề  tài này Với  những truyện đồng thoại tiêu biểu như: + Chim Chích lạc rừng, Đàn Chim gáy , Con Mèo lười,  Cá đi ăn thề, Chú  Bồ Nông ở  Sa­Mác­ Can               Đã bộc lộ cách  nhìn ngỡ ngàn trước cuộc sống đổi thay ở miền bắc xã hội chủ nghĩa và   niềm tự hào gắng với non sông, dất nước của tác giải. Nhận xét về những truyện đồng thoại  của Tô Hoài thời kỳ này , Giáo sư Phan Cự Đệ đã viết trong cuốn Nhà văn Việt Nam (1945­ 1975)               Tô Hoài rất thành côn trong  hình thức đồng thoại …Ở đây các con vật được nhân cách   hóa …Tô Hoài  đã pha trộn cách nhìn của con người  với cách nhìn của vật, hai cac1c1 nhìn hỗ  trơ cho nhau một cách nhuần nhị, tinh tế tạo nên không khí đầy chất thơ  , nữa hư , nữa thực   rật thú vị với các em… Trong các truyện đồng thoại ( Con Mèo rừng, Cá đi ăn thề, Chim lạc  rừng) Tô hoài đã phát huy nhân tô tưởng tượng, phong phú nhật trong tư  duy các em nhỏ,   truyện đồng thoại của Tô Hoài cũng là sự kết hợp giữa khả năng quan sát loài vật rất tinh tế  với một bút pháp giàu chất trữ tình và chất thơ. Thiên nhiên ở  đây . Giàu màu sắc tực rỡ, âm  thanh náo nức và luôn chuyển động rộn ràng  tươi vui đúng như thị hiếu hàng ngày tuổi thơ” +  Truyện Chú Bồ nông ở Sa­Mác –Can đã thể  hiện niềm tự hào của tác giải vể dật nước Việt  Nam anh hùng. Trong chuyến đi thăm thanh phố  Udơbêkixtan, tác gỉa đã tưởng tượng ra một   câu chuyện được gặp gỡ  và trò chuyện cùng một chú Bồ  Nông vẫn bay về  phương nam để  tránh rét, theo lời kể của bồ nông hti2 chú đã bay về tới Viêt Nam và “ bay đi đâu cũng thấy   người   ta   nói   một  câu   Mĩ   thua   Việt  nam rồi”
  10. + Truyện đàn Chim gáy  và Chim chích lạc rừng lại thể  hiện về  niềm vui cuộc sống mới  đang từng ngày ,  từng giờ  diễn ra trên miền Bắc Xã Hội Chủ  Nghĩa.   Bình thường, Chim gáy   chỉ  bay về  cánh đồng theo   mùa gặt: một năm hai vụ lúa “ tháng năm Chim gáy đi  ăn đôi, thanh  mười Chim gáy cề theo đàn”  . Nhưng từ  khi miền Bắc bước vào phát triển kinh tế hợp tác hóa  nông nghiệp “ đồng ta cày cấy thêm được nhiều mùa   vụ, con chim cũng đổi tính , nó theo đàng ra ăn quanh  năm”.   Hình  ảnh “ con chim béo mượt , những con  chim no  ấm của mùa gặt hái quanh năm” không chỉ  tượng trung cho cuộc sông tươi đẹp, no đủ, mà còn thể hiện sức mạnh to lớn  của con người   đang vươn lên làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời .             Ngoài truyện đồng thoại Tô Hoài còn tâm đắt việc tìm tòi một số truyện cổ tích để  viêt   lại kiểu “ Tiểu thuyết hóa truyền thuyết” và Tô Hoài cũng đã thành công trong một số truyện   như là: ( Đảo hoang, chuyện nỏ thần, nhà chử…) . Với những tác phẩm này Tô Hoài cũng đã   mở  ra một hướng khai thác mới   ở  đề  tài lịch sử. Hướng khai thác lịch sử  ngắn với huyền   thoại, phong tục và văn hóa ( khác với truyện lịch sử  của Nguyễn Huy Tưởng, Hà Ân, An  Cương, Nguyễn Đức Hiền trong giai đoạn trước lịch sử gắn với các anh hùng và truyền thống   chống giặc ngoại sâm của dân tộc). Có thể nói dây là một hướng đi cần thiết bổ ích đối với  bạn đọc nhất là bạn  đọc ở lứa tuổi thiếu nhi. Tô Hoài còn có : Truyện Trạng Chuối, Cái  kiện của lão Trê, Gấu ăn Trăng…     Những tác phẩm viết về  các anh hùng tuổi  thơ  cũng là một đóng góp quang trọng của   Tô Hoài đối với văn học thiếu nhi nước nhà.  Đó là “ Kim Đồng,   Vừ  a Dính , Tuổi trẻ  Hoàng  Văn   Thụ…”là   những   con   người   cụ  thể  đã biết tìm cho mình một lý tưởng sống 
  11. cao đẹp. Đấu tranh chống áp bức, xây dựng một xã hội mới hạnh phúc, không còn người bóc   lột người .  Tô Hoài không chỉ ca ngợi trí thông minh, lòng dũng cảm của tuổi thơ Việt Nam,   mà ông còn quan tâm lý giải quá trình  đến với cách mạng của các em. Đó là một quá trình tự  giác ngộ vì bị  ức hiếp quá nhiều, và được giác ngộ với các chiến sĩ cách mạng hoạt động bí  mật. Mảng truyện này Tô Hoài  vừa có giá trị  cao nghệ  thuật, vừa có ý nghĩ giáo dục trước   mắt cũng như lâu dài đối với các thế hệ trẻ thơ Việt Nam.           Văn học thiếu nhi của Tô Hoài rất phong phú về chủ đề. Ông đã đề cập đến nhiều chi tiết  trong cuộc sống để làm nổi bật tình yêu đối với quê hương. Đây là ưu điểm lớn của nhà văn   Tô Hoài. Xếp các chủ đề trên vào loại truyện quê hương đất nước, vì các sự kiện, nhân vật,   và hành động tác giả đề cập đến đều hướng về mục đích cao đẹp. Đó là khơi dậy cho các em  những hiểu biết về  quá khứ, lòng nhân  ải  ở  hiện tại, niềm tin trong tương lai. Giúp các em   hoàn thiện nhân cách, trau dồi tri thức để trở thành người hữu ích trong công cuộc bảo vệ xây   dựng và phát triến đất nước. 3. Tính cách Dế Mèn qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký           Dế Mèn được Tô Hoài viết: “Dế Mèn yêu lao động , thích vui chơi, biết mơ ước, rất gét   đứa làm ác, cho nên khi gặp lí tưởng thì Dế Mèn giác ngộ và có lý tưởng. Đời hoạt động cho   lý tưởng phải trải qua những cảnh ngộ  éo le, gian khổ, Dế  Mèn và các bạn đã vượt qua và   chiến thắng, vì vậy mới thành ra câu chuyện sóng gió kì thú này”. Đây được xem là một qua  trình thử thách phấn đấu không ngừng mệt mỏi của Dế Mèn.  3.1.  Tính cách của Dế Mèn thay đổi qua nhiều chặng đường.              Thuở nhỏ Mèn đã rất chăm chỉ lao động và được mẹ cho ra  ở riêng nên có tính cách tự  lập biết làm nhà nhiều ngăn sửa sang nhà cửa khang trang, rất yêu đời sau những ngày làm   việc vất vả  biết vui chơi ca hát. Bên canh những  ưu điểm thì khi mới lớn Mèn lại có khá  nhiều nhược điểm. Mèn lại nhiễm thói hiếu thắng ngông cuồng, thích gây gỗ, có tính ích kĩ   đến tàn nhẫn (thể hiện qua việc từ chối không giúp Dế Choắt đào hang, bắt nạt chị Cào Cào,   mấy anh Gọng Vó yếu  ớt và gây ra cái chết thương tâm cho Dế  Choắt). Lần đầu tiên trong  đời, Dế  Mèn gây ra tội lỗi lớn. Chỉ  vì sự  trêu chọc của chú với chị  Cốc mà Dế  Choắt chết   oan. Những lời nói nói cùng Dế Choắt giành cho Mèn ở đời mà có thói hung hang bậy bạ, có   óc mà không biết nghĩ sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình, đây là bài học đầu đời mà Mèn   không bao giờ quên được. 3.2. Tính cách của Dế Mèn sau khi gặp bác Xiến Tóc
  12.            Bác Xiến Tóc nghiêm khắc cảnh cáo bằng lời và cắt cụt hai sợi râu, Mèn hoàn toàn   tỉnh nghộ và tự xem lại lương tâm mình. Mèn kinh hoàng “ tôi chỉ  làm ác mà tôi không biết” “  Cuộc đời đã nữa thời xuân mà chưa làm nổi điều gì gọi là có ích” ,Mèn tự nhận thấy bản than  mình phải thay đổi nề nếp, cách sống, suy nghĩ “ Mới biết đời này  hồ ai dễ bắt nạt nổi ai. Ta   đánh kẻ yếu  hơn ta thì kẻ khách mạnh hơn ta đánh ta”  Mèn tìm cách thoát khỏi bọn trẻ và đi   về  nhà. Trên đường về  , Mèn đã lập được chiến công mới là bảo vệ  cô Nhà Trò yếu đuối   tránh khỏi lũ nhện. Mèn đã nêu cao  một lẽ  sống mới “  ở  đời thương  nhau  thì  hơn  thù  hằn  độc   ác   làm  gì” . Cũng bắt đầu từ đó Mèn luôn  tâm niệm lời mẹ dạy phải rèn cho  được   tấm   lòng   chín   chắn   để   mà  dối nhân xử  thế  trong những canh  ngộ khác nhau.  3.3. Tính cách của Dế Mèn sau  khi Mèn gặp Trũi                     Mèn mơ ước một chuyến đi xa để tìm hiểu mọi vật xung quanh có gì lạ. Sau đó tình   cờ  gặp Trũi, mến nhau vì tính cách, tôn trọng nhau nên đã kết nghĩa an hem. Hai anh em   bắt đầu chuyến phiêu lưu khám phá những vùng đất mới lạ. Đây là cuộc hành trình có định   hướng và mục đích đã tạo ra sức mạnh cho Mèn vượt qua bao khó khăn và chiến thắng.  Từ   đây Mèn  dần hiểu  ra  một tính  cách  mới  , một   phẩm chất mới cho mình: khao khát hiểu biết, ham  hành động, trọng tình nghĩa. Trong thời gian này Mèn  đã gặp nhiều bạn tốt và khám phá ra ý nghĩa thật của   cuộc đời chính là “Chúng ta cùng nhau đi khắp thế  giới kết nghĩa anh em”. Cuộc phiêu lưu này đã đánh  dấu những giây phút thiêng liêng tình bạn, bằng hết   sức lực để  cứu Trũi thoát chết, điều mà trước đây  Mèn không làm với Dế  Choắt. Chính cuộc đời này,  chính cuộc hành trình này đã rèn cho Mèn có một tính  cách cao thượng, hành động anh hung, lòng nhân ái.Tính cách của Dế Mèn được thay đổi   và trải qua nhiều cảnh ngộ, va chạm, tiếp xúc với nhiều hạng người. Mèn đã học hỏi   được nhiều điều hay và rút ra kinh nghiệm để hoàn thiện bản than mình thành một người   có ích. 3.4. Tính cách của Mèn được dình hình sau khi trải qua rất nhiều cảnh ngộ và va chạm  tiếp xúc với rất nhiều hạn người khác nhau.
  13.  Trong cuộc đời, Mèn không gặp ít những tình huống éo le. VD: Một lần đùa ác mà gây ra cái chết thảm thương cho dế Choắt,  hai lần bị cầm tù và một   lần bị bác Xiến Tóc trừng phạt, một lần trôi dạt trên sông suýt chết…. Sau mỗi lần vấp ngã Mèn đều dành thơi gain suy ngẫm, tự vấn lại lương tâm mình, Mèn ý   thức sử chủa lỗi lầm  nên rất nhanh tiến bộ. Mèn gặp gỡ nhiều người , nhiều tính cách  VD:  tính nhút nhác như anh Dế Hai, Dế Choắt, tính cổ hủ lạc hậu như anh Dế Cả, hay khoe   khoan, khoát lác như thầy đồ Cóc, tốt bụng và có lý tưởng như Châu Chấu, Voi… Mèn  đã học hỏi được nhiều điều  hay, và rút kinh nghiệm được  những điều dở   ở  mỗi người  dể  hoàn thiện nhân cách cho  mình.          Câu chuyện “Dế  Mèn phiêu  lưu   ký”   là   một   lí   tưởng   rất  đẹp giàu tính nhân văn, tái hiện lại cuộc sống xã hội loài người trước cách mạng. Với  những mảnh đời, với những tâm trạng với những hoài bảo của thanh niên, giàu nhiệt   huyết với đất nước, mơ ước một tương lai gần với lí tưởng cách mạng, đồng thời còn là   một sự dự cảm của nhà văn về một xã hội mới đang đến và nhất định sẽ đến.     Nghệ thuât nhân hóa tài tình, miêu tả phong phú, so sánh đặc sắc. Ngoài vốn từ đa dạng với hệ  thống động từ, tính từ sinh độngcùng với lời kể mộc mạc tự nhiên, như lời ăn tiếng nói hàng   ngày “con nhà võ”, “mưa dầm sùi sụt”… tác giả đã làm nổi bật chân dung cũng như tính cách   Dế Mèn. Bằng nghệ thuật miêu tả  tài tình và bút pháp nhân hóa so sánh điêu luyện,qua nhân   vật Dế Mèn nhà văn Tô Hoài đã cho người đọc thấy được chân dung của một cậu thanh niên  khỏe mạnh cường tráng tự tin. Mà còn để lại cho người đọc những bài học sâu sắc trong cuộc   sống: “Sống ở đời Phải biết khiêm nhường, luôn quan tâm giúp đỡ những người xung quanh,   khi mắc lỗi phải biết sửa chữa những lỗi lầm đó. Tô Hoài đã viết những trang viết vô cùng  xúc động thể hiện tình bạn cao quý, thể hiện sự trưởng thành của nhân vật Dế Mèn theo thời   gian từ  một cậu nhóc hiếu thắng, luôn cho mình tài giỏi. Dế  Mèn đã chính chắn trở  thành  người hiệp nghĩa, nhã nhặn và biết hi sinh vì bạn bè.             III/ PHẦN KẾT LUẬN Văn học thiếu nhi của Tô Hoài rất phong phú về chủ đề. Ông đã đề cập đến nhiều chi tiết trong   cuộc sống để  làm nổi bật tình yêu đối với quê hương. Đây là  ưu điểm lớn của nhà văn Tô   Hoài. Xếp các chủ đề trên vào loại truyện quê hương đất nước, vì các sự kiện, nhân vật, và  
  14. hành động tác giả  đề  cập đến đều hướng về  mục đích cao đẹp. Đó là khơi dậy cho các em   những hiểu biết về  quá khứ, lòng nhân  ải  ở  hiện tại, niềm tin trong tương lai. Giúp các em   hoàn thiện nhân cách, trau dồi tri thức để trở thành người hữu ích trong công cuộc bảo vệ xây   dựng và phát triến đất nước. Bên cạnh đó với tác phẩm tiêu biểu như, Dế Mèn phiêu lưu ký  là một tác phẩm vô cùng quen thuộc với thiếu nhi Việt Nam qua những cuộc phiêu lưu đã  mang tới cho người đọc nhiều bài học sâu sắc về tình bạn về giá trị  là trong cuộc đời, nó là  một bài học đường đời đầu tiên thật hấp dẫn và giàu ý nghĩa. Nó sẽ mãi là một cuốn sách hay  và bài học đời hay cho mỗi con người.   VI/ Danh mục tài liệu tham khảo: 1.  Lã Thị Bắc Lý  ( 2006) Giáo trình Văn học Trẻ Em, NXB Đại Học Sư Phạm   2. Lời nói đầu Dế Mèn Phiêu Lưu Ký, NXB Kim Đồng, in lần 6,197  3.  PGS.TS Vân Thanh chủ biên, Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam, sách do NXB  Đại Học Quốc Gia  Hà Nội, phát hành năm 2019. MỤC LỤC I/ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đôi nét về tác giả Tô Hoài    2. Văn học thiếu nhi  II/ PHẦN NỘI DUNG 1. Văn học thiếu nhi Việt Nam
  15. 2.  Sáng tác thiếu nhi  của Tô Hoài 2.1. Sáng tác thiếu nhi  của Tô Hoài trước cách mạng tháng Tám 2.2.  Sáng tác thiếu nhi  của Tô Hoài trước cách mạng tháng Tám 3.Tính cách Dế Mèn qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký 3.1.  Tính cách của Dế Mèn thay đổi qua nhiều chặng đường. 3.2. Tính cách của Dế Mèn sau khi gặp bác Xiến Tóc 3.3.  Tính cách của Dế Mèn sau khi Mèn gặp Trũi 3.4.  Tính cách của Mèn được dình hình sau khi trải qua rất nhiều cảnh ngộ và va chạm tiếp xúc  với rất nhiều hạn người khác nhau. III/ PHẦN KẾT LUẬN VI/ Danh mục tài liệu tham khảo:  
  16. PHẦN BÀI LÀM Phần bài làm được trình bày theo 3 phần chính: Mở đầu: khái quát vấn đề lựa chọn; Nội  dung: triển khai nội dung chính; Kết luận: nếu tóm lược lại vấn đề (có thêm phần Tài liệu  tham khảo), chèn thêm hình ảnh.
  17. ­ Trình bày thống nhất theo hình thức:  + Đánh máy, trình bày trên trang giấy A4 + Kiểu chữ: Times New Roman + Cỡ chữ (size): 13 (14) + Giãn dòng: Multiple 1.2 (1.3) ­ Dung lượng có từ khoảng 7 ­ 10 trang a4 ­ Vào trang hoctructuyen.dthu.edu.vn tìm phần bài tập lớn của khóa học, nộp bài bằng file  như nộp bài kiểm tra. Hạn cuối: 23 giờ, ngày 23/01/2022 ­ Sinh viên chọn 01 trong các bài tập (đề tài) sau, lớp phải tự chia đều tất cả các đề tài  cho các cá nhân, bài làm giống nhau sẽ không đạt yêu cầu: 1. Sáng tác thiếu nhi của Tô Hoài và tính cách Dế Mèn qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký 2. Nhà văn Tô Hoài – Giá trị nội dung và nghệ thuật truyện đồng thoại qua Dế Mèn   phiêu lưu ký 3. Chủ đề tình bạn và nghệ thuật trong thơ của Phạm Hổ 4. Truyện cổ tích mới “Chuyện hoa, chuyện quả” của Phạm Hổ 5. “Bách thú”, “Bách thảo” và nghệ thuật trong thơ của Võ Quảng 6. Vấn đề giáo dục và nghệ thuật thơ của Võ Quảng 7. Truyện đồng thoại của Võ Quảng 8. Trần Đăng Khoa – nhà thơ nông thôn Việt Nam hiện đại 9. Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật qua truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn  Huy Tưởng 10.  Đặc sắc trong truyện Đất rừng phương nam của Đoàn Giỏi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2