intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Triết học số 88 - Cách mạng khoa học - công nghệ được thực hiện trên cơ sở lý luận khoa học phát triển không ngừng

Chia sẻ: Phuc Nguyen | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:22

110
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận cung cấp cho người học các kiến thức: Tiểu luận Triết học, triết học Mac Lenin, cách mạng khoa học - công nghệ được thực hiện trên cơ sở lý luận khoa học phát triển không ngừng,... Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Triết học số 88 - Cách mạng khoa học - công nghệ được thực hiện trên cơ sở lý luận khoa học phát triển không ngừng

  1. Tiểu luận triết học I. LỜI MỞ ĐẦU Trong sự  nghiệp CNH ­ HĐH hiện nay KHCN đang chiếm một vị  trí   đặc biệt quan trọng. Bởi vì nước ta tiến lên CNXH từ  một nền kinh tế  phổ  biến là sản xuất nhỏ, lao động thủ công là phổ biến. Cái thiếu thốn của chúng  ta là một nền đại công nghiệp. Chính vì vậy, chúng ta phải tiến hành CNH ­  HĐH. Trong thời đại ngày nay, CNH phải gắn liền với HĐH. CNH ­ HĐH ở  nước ta là nhằm xây dựng CSVC kỹ  thuật cho CNXH. Đó là nhiệm vụ  trung  tâm trong suốt thời kỳ quá độ tiến lên CNXH ở nước ta.  Ngay từ  khi bắt đầu quá trình đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã quan   tâm hoàn thiện và đổi mới quan điểm, các chủ  trương, chính sách trong lĩnh  vực khoa học và công nghệ. Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị (Khoá VI) đã nêu   rõ: "Đại hội lần thứ  VI của Đảng đề  ra đường lối đổi mới, coi khoa học và   công nghệ  là một động lực mạnh mẽ  của sự  nghiệp đổi mới,  ổn định tình  hình và phát triển kinh tế xã hội theo định hướng XHCN, coi những người làm  khoa học và công nghệ  là đội ngũ cán bộ  tin   cậy, quý báu của Đảng, Nhà  nước và nhân dân ta". Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 7 BCHTW (Khoá VII)  trong phần về chủ trương phát triển công nghiệp và công nghệ đến năm 2000  đã nêu rõ quan điểm: "Khoa học, công nghệ là nền tảng của CNH ­ HĐH. Kết  hợp công nghệ  truyền thống với công nghệ  hiện đại tranh thủ  đi nhanh vào  hiện đại  ở  những khâu quyết định". Trong Báo cáo chính trị  tại Đại hội VIII  vừa qua Đảng lại nhấn mạnh: "Khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nước, ý trí   quật cường, phát huy tài trí của người Việt Nam, quyết tâm đưa nước nhà ra  khỏi nghèo nàn và lạc hậu bằng KHCN". Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ  IX của Đảng đã chỉ  ra: "Con đường CNH ­ HĐH ở  nước ta cần và có thể  rút  ngắn thời gian vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt phát huy   những lợi thế  của đất nước, tận dụng mọi khả  năng để  đạt trình độ  công   nghệ  tiên tiến, đặc biệt là công nghệ  thông tin và công nghệ  sinh học, tranh   thủ   ứng dụng ngày càng nhiều hơn,  ở  mức cao hơn và phổ  biến hơn những  thành tựu mới về  khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế  tri  thức. Phát huy nguồn lực trí tuệ  và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam,  coi phát triển GD và ĐT, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của  sự nghiệp CNH ­ HĐH". Từ  năm 1996  đất nước  ta chuyển sang  giai  đoạn  đẩy mạnh CNH ­  HĐH, phấn đấu đến năm 2020  cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Đây   cũng là một yếu tố có ý nghĩa quyết định chống lại "nguy cơ  tụt hậu xa hơn   1
  2. Tiểu luận triết học về  kinh tế  so với nhiều nước trong khu vực và trên thế  giới". Sự  nghiệp  XDCNXH  ở nước ta chỉ thực sự  thành công chừng nào thực hiện thành công  sự  nghiệp CNH ­ HĐH đất nước. KHCN nâng cao năng suất lao động, đổi  mới sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường, XD   năng lực công nghệ quốc gia. Do đó việc nghiên cứu, tìm tòi phát triển KHCN  là một vấn đề rất quan trọng. Đề tài của em được chia làm ba phần: I. Lời mở đầu II. Phần nội dung III. Phần kết luận Do phạm vi đề  tài rộng mà tầm hiểu biết của em còn hạn chế  nên  không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong được sự đóng góp chân thành của  thầy giáo và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn ! 2
  3. Tiểu luận triết học II. PHẦN NỘI DUNG 1. NGUYÊN LÝ TRIẾT HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cách mạng khoa học ­ Công nghệ được thực hiện trên cơ sở lý   luận khoa học phát triển không ngừng: Đó là điểm khác biệt quan trọng nhất của cuộc cách mạng Khoa học ­  Kỹ thuật lần này (Cách mạng Khoa học ­ công nghệ mới đối với chủ nghĩa tư  bản hiện đại) với các lần trước. Nhìn lại lịch sử phát triển của Khoa học ­ Kỹ  thuật có thể thấy rằng, tuy hai cuộc cách mạng trước cũng dựa trên sự đột phá  về  mặt lý luận của Khoa học tự  nhiên, lấy đó để  dẫn đường, như  nhiệt lực  học và lực học của NiuTơn xuất hiện trước cuộc cách mạng Khoa học ­ Kỹ  thuật lần thứ  nhất và điện học xuất hiện trước cuộc cách mạng KHKT lần   hai, nhưng khoảng cách giữa sự đột phá lý luận và sáng tạo kỹ thuật cũng như  ứng dụng kỹ thuật vào thực tế là rất dài, mối quan hệ giữa những yếu tố đó   không trực tiếp lắm, rất nhiều phát minh về  kỹ  thuật đều là những sáng tạo  riêng của những người  thực hành giỏi. Người phát minh ra máy hơi nước  J.Oát, hay vua phát minh Êđixơn đều tích luỹ  kiến thức trên  cơ  sở  thực tiễn  rồi mới phát minh, sáng tạo. Trong tình hình đó, thông thường là có phát minh  sáng tạo trước rồi sau đó mới có giải thích và thuyết minh lý luận. Còn cuộc   cách mạng KHCN sau chiến tranh thì hoàn toàn không phải như vậy. Nó dựa   trên cơ sở phát triển của các loại lý luận KHKT và lấy đó làm chỉ dẫn để thực  hiện. Có thể  nói, nếu không có sự  phát minh to lớn và những đột phá về  lý  luận của nhiều ngành KHKT trong thế  kỷ  này, thì không thể  có cuộc cách   mạng KHCN ngày nay. Do đó, vai trò chủ yếu trong việc hình thành cuộc cách  mạng KHCN lần này là các nhà khoa học và nhân viên kỹ thuật. Từ  sau chiến tranh đến nay, chính trên cơ  sở  phát triển lý luận KHKT,  mà ở các nước trên thế giới mỗi năm trung bình có đến trên 300. 000 đơn xin   bản quyền phát minh KHCN, có nghĩa là mỗi ngày có chừng 800 ­ 900 bản  quyền ra đời. Nếu không có chỉ dẫn của lý luận KHKT thì căn bản không thể  có sự phát triển mạnh mẽ nhanh chóng đến như vậy của KHCN, đó là một sự  thực rất rõ ràng. 1.2. Nguyên lý phát triển của KHCN  3
  4. Tiểu luận triết học Mối quan tâm gần đây đối với công nghệ  phục vụ  phát triển là sự  thể  hiện tầm quan trọng của việc phát triển và đưa vào ứng dụng các công nghệ  mới nhằm cơ cấu lại nền công nghiệp, nâng cao năng suất và đảm bảo tăng   trưởng kinh tế và sự  phồn vinh thông qua khả  năng cạnh tranh. Phần thưởng  khao khát trong cuộc chạy đua công nghệ  là sức mạnh kinh tế. Một dân tộc   thậm trí không thể  tồn tại được nếu thiếu công nghệ. Mặc dù còn chưa đầy   đủ, nhưng công nghệ đã dạy cho nhân loại ít nhất một bài học quan trọng, đó  là không gì là không thể.  Trong một thế giới không chắc chắn hiện nay, sự thay đổi công nghệ là  điều chắc chắn. Việc thay đổi công nghệ  kéo theo những rủi ro. Song không  chấp nhận rủi ro lại chính là sự rủi ro lớn hơn cả! Mỗi nước cần có kế hoạch  phát triển dựa trên công nghệ riêng của mình.  Tuy nhiên, một nguyên lý mang  tính phương pháp luận chung cũng như  sự  phân tích so sánh quốc tế  có thể  cung cấp thông tin có giá trị cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà lập   kế hoạch trong khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân. Việc xây dựng kế  hoạch phát triển dựa trên công nghệ  phải bằng sự  lựa chọn chứ  không phải là ngẫu nhiên. Điều đó có thể  đạt được bằng sự  thuyết phục, tính quyết định, sự  quyết tâm và hơn hết phải là ý trí chính trị  mãnh liệt ­ ý trí kiến tạo tương lai của một quốc gia sử dụng công nghệ như  một công cụ để phát triển. Trong môi trường cạnh tranh quốc tế  ngày càng tăng hiện nay, công  nghệ là một biến số chiến lựơc sống còn cho sự phát triển nhanh chóng kinh  tế ­ xã hội. Nếu có một kế hoạch sử dụng công nghệ  thích hợp, nó có thể  là   một chiếc chìa khoá cho một xã hội phồn vinh, cho toàn thể nhân loại. Do đó,  công nghệ  là hi vọng lớn nhất  để  nâng mức sống của một số  lớn những   người nghèo trên thế giới. Mặc dù những vấn đề  mà các nước trong khu vực  Châu Á Thái Bình Dương phải đối phó là ít trầm trọng hơn so với những khu  vực khác,  nhưng chúng vẫn đủ  nghiêm trọng để  gây ra những căng thẳng xã  hội đáng kể. Vì vậy, cần thiết phải có một hành động khẩn cấp để  tìm cách  giải quyết những vấn đề  căng thẳng như: Tăng dân số,   thất nghiệp tăng,  giảm mức sống, suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường. Mục tiêu là phát  triển kinh tế xã hội bền vững thông qua việc áp dụng khôn ngoan công nghệ  sao cho các thế  hệ  hiện tại và tương lai sẽ  được hưởng một cuộc sống tốt   đẹp. 4
  5. Tiểu luận triết học Cấp công ty Cấp bậc tinh  So sánh Các khía cạnh PT   xảo KT ­ XH kinh điển ĐÁNH GIÁ  Giá trị  HÀM LƯỢNG  CÔNG NGHỆ Hệ thống  kinh tế  Các thành phẩm  Tình trạng CS hạ  đóng góp  gia tăng của công nghệ của công  tầng và dịch vụ hỗ  nghệ trợ Cấp ngành  Đội ngũ CB KHKT  T. hợp các  CN và chi phí cho  đóng góp  NC ­ TK Hàm lượng  của công  nhập khẩu ĐÁNH GIÁ  nghệ Thị  TRÌNH ĐỘ trường   CÔNG NGHỆ ĐÁNH GIÁ MÔI  quốc tế Hàm lượng  Mức độ  TRƯỜNG  đổi mới xuất khẩu CÔNG NGHỆ Cấp giai  đoạn Các chuỗi  phát triển  Loại giai  công nghệ Khoa học  và Công  đoạn  nghệ trong hệ  chuyển  thống sản xuất đổi Đánh giá cấu  trúc của  Khoa học và công  Các tác  nghệ hàn lâm CS dữ  Công nghệ nhân thúc  liệu về  đẩy công  các loại  nghệ biến đổi  chuẩn Cấp Nhà  nước Các mặt của Những tiến bộ và   CS hạ tầng nỗ lực trong những  khu vực chuyên mô  hoá được lựa chọn ĐÁNH GIÁ  ĐÁNH GIÁ  Xu  hướng  NHU CẦU  NĂNG LỰC  quốc tế  CÔNG NGHỆ CÔNG NGHỆ Cam kết của cấp  và các cơ  vĩ mô đối với khoa  hội học và Công nghệ  vì sự phát triển Kế hoạch Các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội quốc gia 5
  6. Tiểu luận triết học SƠ ĐỒ LẬP KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI DỰA TRÊN CÔNG NGHỆ 2. CÁCH MẠNG KHOA HỌC ­ CÔNG NGHỆ  ­ VẤN ĐỀ  CÓ TÍNH CHẤT  THỜI ĐẠI. 2.1. Nguyên nhân của cuộc cách mạng Khoa học ­ Công nghệ: 2.1.1. Tác dụng và ảnh hưởng của chiến tranh thế giới: Chiến tranh thế giới thứ hai là một tai hoạ to lớn chưa từng có trong lịch  sử  loài người, nhưng lại có tác dụng thúc đẩy nhất định đối với sự phát triển  của KHKT. Để dành thắng lợi trong chiến tranh các nước đế quốc đã dốc sức  và nghiên cứu KHKT quân sự. Các bên tham chiến cạnh tranh kịch liệt trong  việc phát minh và sử dụng các vũ khí và trang bị mới như: Ra đa, tên lửa, máy  bay phản lực, bom nguyên tử... Trong chiến tranh Đức là nước đầu tiên dùng  tên lửa mang đầu đạn có điều khiển, còn Mỹ  là nước đầu tiên sử  dụng bom   nguyên tử. Việc phát minh và sử  dụng vũ khí, trang thiết bị mới không quyết  định thắng bại cuối cùng,  song quả  thực nó  ảnh hưởng quan trọng đối với   cuộc chiến. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, rất nhiều bộ môn KHKT quân sự  được ứng dụng vào ngành công nghiệp dân dụng, điều đó không những mở ra  rất nhiều ngành công nghiệp mới, mà còn nâng cao nhanh chóng năng suất lao   động của toàn bộ  nền kinh tế quốcdân. Chỉ  riêng điểm này có thể  thấy rằng  những thành tựu KHKT giành được sau chiến tranh, là do loài người đã phải  trả cái giá rất đắt mới có được. 2.1.2. Sự thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang giữa các siêu cường quốc Sau chiến tranh, do thế giới hình thành cơ  cấu hai cực Mỹ  và Liên Xô,   sự  đối lập và đối kháng Đông ­ Tây rất nghiêm trọng, khiến các quốc gia này  chiến tranh ác liệt trong cuộc chạy đua vũ trang. Chi phí cho chạy đua vũ trang   hàng năm của họ  chiếm khoảng trên dưới 10% giá trị  tổng sản phẩm quốc   dân, thậm chí còn hơn nữa trong lịch sử loài người, chưa bao giờ có cuộc chạy   đua vũ trang ác liệt như vậy trong thời bình. Chỉ riêng nước Mỹ, để chiếm ưu  thế  trong chạy đua vũ trang, đã đề  ra kế  hoạch "Chiến tranh giữa các vì sao"  nếu thực hiện tất cả  họ  sẽ  phải chi khoảng 1000 tỷ đô la. Với sự  thúc đẩy  của hai siêu cường Mỹ và Liên Xô (Cũ), một số nước phát triển khác cũng đổ  6
  7. Tiểu luận triết học một lượng lớn tiền của và sức người vào sản xuất vũ khí và nghiên cứu   KHKT  quân  sự.  Theo  tính  toán,  trong  thập  kỷ  80,  chi  phí  cho  nghiên  cứu  KHKT quân sự  mỗi năm trên thế  giới tăng lên tới 50 ­ 70 tỷ  đô la, chiếm  khoảng 1/3 ­ 1/2 toàn bộ  chi phí nghiên cứu KHKT thế  giới. Một lượng lớn   tiền của đổ  ra, đã thúc đẩy sự  phát triển của KHKT quân sự, các loại vũ khí  và trang thiết bị  quân sự  liên tiếp ra đời, không ngừng đổi mới các thế  hệ.  Điều đó cũng giống như  thời kỳ  chiến tranh nó làm cho KHKT quân sự  trở  thành một ngành đi đầu trong việc phát triển toàn diện KHCN, thúc đẩy nền   kinh tế quốc dân phát triển nhanh chóng trong thời kỳ nhất định. 2.1.3. Chủ  nghĩa tư  bản độc quyền Nhà nước tạo ra những điều   kiện tương đối có lợi. Ngày nay việc nghiên cứu KHCN đã ngày càng xã hội hoá. Rất nhiều  công trình nghiên cứu đòi hỏi ngày càng nhiều sức người sức của và gánh chịu   những rủi ro ngày càng lớn. Nhiều công trình nghiên cứu KHKT vượt quá khả  năng của các nhà tư  bản cá biệt, thậm chí các tập đoàn tư  bản độc quyền.   Mối liên quan giữa các ngành KHCN cũng ngày càng rộng rãi và chặt chẽ.  Một phát triển mới của ngành KHCN đòi hỏi sự phát triển tương ứng của rất  nhiều ngành có liên quan. Ví dụ: Việc nghiên cứu và  ứng dụng năng lượng  nguyên tử, việc tìm tòi nghiên cứu hàng không và vũ trụ... đều không thể tách   rời việc khai thác sử  dụng vật liệu mới, không thể  tách rời sự  phát triển cao   độ của kỹ thuật điện tử và tự động hóa... Điều đó đòi hỏi phải có sự  hợp tác  và phối hợp mạnh mẽ. Trong tình hình đó sự phát triển cao độ của chủ nghĩa  tư bản độc quyền Nhà nước, ở mức độ rất lớn đãđáp ứng được những đòi hỏi  về  mặt này của sự  phát triển KHCN hiện đại. Chỉ  nói riêng về  chi phí cho   nghiên cứu mỗi năm chính phủ các nước tư bản bỏ ra xấp xỉ một nửa số kinh   phí của toàn bộ  việc nghiên cứu của các nước này. Hơn nữa, số  kinh phí đó   phần lớn tập trung vào các đề  tài nghiên cứu khoa học tương đối lớn và cơ  bản, nên tác dụng thúc đẩy KHCN của nó càng mạnh mẽ. Ngoài phương diện kinh phí nghiên cứu KHKT, chính phủ  các nước tư  bản ngày nay còn có tác dụng rất to lớn trong việc bồi dưỡng nhân tài để phát  triển nghiên cứu khoa học. Một vấn đề then chốt của tiến bộ KHCN hiện nay   là phải có một loại nhân tài KHKT phù hợp và có chất lượng cao, ngay cả  những cá nhân bình thường cũng cần nâng cao trình độ KHKT mới có thể đáp  ứng được yêu cầu của nền kinh tế hiện đại. 7
  8. Tiểu luận triết học Tác dụng thúc đẩy tiến bộ KHCN của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà  nước còn thể hiện ở chỗ nó làm cho sự hợp tác quốc tế về KHKT ngày càng  mở rộng. 2.1.4. Cạnh tranh độc quyền ác liệt vẫn là một nhân tố  quan trọng   thúc đẩy tiến bộ KHKT. Bước vào giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước, độc quyền  càng không thể  tiêu diệt được cạnh tranh, quy mô của cạnh tranh mở  rộng,   mức độ cạnh tranh ác liệt. Cạnh tranh càng ác liệt, càng buộc các nhà tư bản   độc quyền không ngừng nghiên cứu kỹ  thuật công nghệ  mới, sử  dụng công   nghệ  mới để  làm ra các sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và  năng lực cạnh tranh. Do đó, cạnh tranh vẫn như trước đây, là một sức mạnh  bên ngoài thúc đẩy tiến bộ KHCN. Các xí nghiệp tư bản độc quyền ở các nước tư bản ngày nay không tiếc   của, bỏ  ra những lượng tiền khổng lồ để  xây dựng bộ  máy nghiên cứu khoa   học riêng, hoặc uỷ  thác cho các cơ  quan học thuật nghiên cứu kỹ  KHKT, rõ  ràng không phải là xếp vào ngăn kéo. các xí nghiệp Mỹ  bỏ  ra những khoản  kinh phí cho nghiên cứu khoa học trong những năm 80 lớn gấp 22 lần so với   những năm 50, còn các xí nghiệp ở Cộng hoà Liên bang Đức, kinh phí đó trong  cùng một thời gian này tăng lên tới 83 lần, điều đó nói lên một cách đầy đủ  rằng, cuộc cạnh tranh giữa các xí nghiệp độc quyền đã ngày càng cuộc cạnh  tranh trong lĩnh vực KHCN. 2.2. Nội dung chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ Cuộc cách mạng KHCN phát triển sâu rộng chưa từng có, trực tiếp tác  động vào mọi ngành kinh tế quốc dân, mọi lĩnh vực XH của các nước tư bản   phát triển, hiện nay vẫn đang tiếp tục phát triển,  ảnh hưởng của nó đối với  nền chính trị xã hội và kinh tế từ nay về sau sẽ càng to lớn. Sau đây là những   lĩnh vực khoa học, công nghệ mới đã và đang có triển vọng nhất hiện nay. 2.2.1. Kỹ thuật điện tử: Đây là ngành hạt nhân có tính quyết định của cuộc cách mạng KHCN, là  ngành   phát   triển   nhanh   nhất,   ứng   dụng   rộng   rãi   nhất   trong   số   các   ngành  KHCN mới nổi lên. Hiện nay bất kể những sáng tạo KHCN mới hay cải tạo  kỹ thuật trong các ngành kinh tế truyền thống đều không thể tác rời kỹ thuật   8
  9. Tiểu luận triết học điện tử. Ở các nước tư bản phát triển, ngành này đã trở thành một ngành mới,   độc lập giá trị sản lượng của nó không ngừng tăng lên. Thành tựu nổi bật nhất của kỹ thuật điện tử biểu hiện ở việc phát minh  và áp dụng máy  vi tính điện tử. Máy vi tính điện tử  là một trong những phát  minh KHCN vĩ đại nhất của thế  kỷ  này. Máy tính điện tử  từ  khi ra đời vào   giữa thập kỷ  40 đến nay, nó đã trải qua 4 thế  hệ  là: Bóng điện tử, bóng bán  dẫn, mạch vi điện tử, mạch vi điện tử  quy mô lớn.  Ở  một số  nước đã bắt   đầu nghiên cứu, chế tạo máy tính sinh học. Nó có ưu điểm lớn nhất là tốc độ  tính toán cực nhanh. Ngoài máy tính sinh học ra, các loại máy tính mô phỏng óc người, máy  tính quang học cũng đang trong quá trình nghiên cứu chế  tạo. Sự  phát triển  của máy tính điện tử tuy trải qua chừng nửa thế kỷ nhưng triển vọng của nó   vẫn vô cùng rộng lớn đang làm phấn chấn lòng người. 2.2.2. Công nghệ thông tin Nếu nói kỹ  thuật điện tử  là cơ  sở  của kỹ  thuật thông tin, thì kỹ  thuật   thông tin là bộ  phận mấu chốt của công nghệ  tin học ngày nay. Thông tin là   hệ  thống thần kinh của XH hiện đại, không có sự  phát triển của công nghệ  thông tin sẽ không thể có sự  truyền bá và sử  dụng hàng ngàn hàng vạn thông  tin trong XH hiện đại. Sự phát triển của công nghệ thông tin được đo bằng chỉ tiêu: Tỷ số giá   cả/ Hiệu suất. Ở các OECD, người ta ước tính đã thu được 20% lợi nhuận từ  công nghệ  thông tin. Trong 10 năm tới, giá cả  của công nghệ  thông tin sẽ  giảm nhanh và hiệu quả của thông tin sẽ càng lớn hơn. Tại Mỹ, nước chiếm   20% thị  trường sản phẩm công nghệ  thông tin thế  giới đang bùng nổ  cuộc   cách mạng thông tin. Một số công ty lớn đang thử nghiệm việc xây dựng "Hệ  thống thông tin cao cấp". Đây là hệ thống liên kết giữa máy điện thoại + Máy  thu hình + Máy vi tính cho phép truyền thông 2 chiều và đa chiều, làm cho việc   truyền tin và lưu tin được nhanh chóng, tự do hơn. Cuộc cách mạng về thông   tin đang làm cho nhiều ngành công nghiệp phát triển vượt bậc, trong đó đặc   biệt là ngành vật liệu mới. 2.2.3. Công nghệ vật liệu mới. Công nghệ vật liệu mới là công nghệ thông qua phương pháp khoa học   để chế tạo ra các vật liệu  thay thế cho vật liệu thiên nhiên. Sự xuất hiện của   9
  10. Tiểu luận triết học các lọai vật liệu mới không những giảm bớt sự phụ thuộc của con người vào  tài nguyên thiên nhiên, mà còn làm cho sự nghiên cứu chế tạo và phát triển các   loại sản phẩm có trình độ  KHKT cao trở  thành hiện thực. Trong các loại kỹ  thuật vật liệu mới, hiện nay những thứ phát triển nhanh nhất và có triển vọng  nhất là vật liệu cho thông tin, vật liệu tổng hợp và nguyên liệu năng lượng   mới... Trong những kỹ  thuật vật liệu mới, đáng chú ý nhất là vật liệu năng  lượng mới là cơ sở quan trọng để phát triển kỹ thuật năng lượng mới.  Trong thời gian tới, nhu cầu của vật liệu mới sẽ tăng nhanh hơn nhiều  so với các vật liệu truyền thống. Trong thời  kỳ 1986 ­ 2000 các vật liệu siêu  dẫn sẽ  tăng 32%, Gali tăng 10,1% gồm cấu trúc định sẵn tăng 30% trong khi   bạc chỉ tẳng 0,8%, thiếc 1,2%. nhu cầu vật liệu mới của Mỹ sẽ tăng từ 243 tỷ  đô la (1970) lên 379 tỷ đô la (2000). Nhật Bản do phụ thuộc nặng vào nguồn  nguyên liệu từ bên ngoài, từ lâu đã tích cực phát triển công nghệ vật liệu mới.   Thị trường vật liệu của Nhật Bản dự tính tăng từ 2,2 tỷ đô la (1981) lên 24 tỷ  đô la (2000). 2.2.4. Công nghệ sinh học Công nghệ sinh học là một bộ môn khoa học mới nổi lên từ những năm   50 của thế  kỷ  này. Nó là sản phẩm kết hợp của khoa học về  sự  sống và  KHKT hiện đại. Công nghệ sinh học đang được nghiên cứu và phát triển hiện  nay chủ  yếu là gen, dung học tế  bào, môi tế  bào, phản  ứng sinh vật và công  nghệ gây men... Công nghệ sinh học tuy hiện nay mới  ở giai đoạn đầu nhưng  nó đã có những bước tiến, bắt đầu có tác dụng và  ảnh hưởng đến đời sống  KT ­ XH. 2.2.5. Công nghệ hải dương Biển chiếm 71% diện tích trái đất nhưng việc lợi dụng biển của loài   người còn hết sức nhỏ bé. Cùng với sự tiến bộ của KHCN, con người đã dần   dần coi trọng việc khai thác và sử  dụng biển. Xem xét tình hình hiện nay thì  thấy rằng công nghệ  hải dương đã bao gồm rất nhiều lĩnh vực chuyên môn  như: Năng lượng biển, nuôi trồng hải sản, khai thác khoáng sản biển, làm  nhạt nước biển, hoá chất biển... Trong đó ngành khai thác khoáng sản biển có  triển vọng lớn rất hấp dẫn. 2.2.6. Công nghệ vũ trụ. 10
  11. Tiểu luận triết học Công nghệ vũ trụ bao gồm việc nghiên cứu và chế  tạo các thiết bị máy  móc cho việc bay vào vũ trụ  như: Vệ  tinh nhân tạo, phi thuyền chở  người,   phóng tên lửa... Cũng bao gồm việc sử dụng các lĩnh vực nghiên cứu khoa học  phục vụ việc bay vào vũ trụ như: Khí tượng, tài nguyên, khoa học đời sống...   Về  mặt thông tin truyền dẫn, việc sử  dụng kỹ  thuật không gian càng tương  đối rộng rãi. Do khoảng không vũ trụ  có những điều kiện hết sức đặc biệt   như: Độ chân không rất cao; trọng lực cực nhỏ, vô trùng... nên có thể chế tạo   ở đó những sản phẩm mà trên trái đất không thể chế tạo được: Sản phẩm có   độ sạch cao, vật liệu siêu dẫn, tinh thể thuần khiết...  2.3. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về khoa học và công  nghệ. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam ngày  càng nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của KHCN trong sự nghiệp XD và  bảo vệ  Tổ  quốc. Các quan điểm của Đảng về  KHCN được thể  hiện cụ  thể  và phát triển qua mỗi thời kỳ, nhằm giải quyết các nhiệm vụ  chủ  yếu của  cách mạng, đồng thời XD tiềm lực khoa học cho những bước phát triển kế  tiếp của đất nước. Cho đến nay, hệ quan điểm đó đã phát triển qua 5 thời kỳ. 2.3.1. Thời kỳ 1945 ­ 1954: Ngay sau cách mạng tháng 8/1945 thành công, nước VNDCCH đã phải  đương đầu với vô vàn những khó khăn nghiêm trọng: Kinh tế  kiệt quệ, văn  hoá GD hết sức lạc hậu, thù trong giặc ngoài âm mưu bóp chết nền cộng hoà  non trẻ  và xâm chiếm nước ta một lần nữa. Trong tình thế  hiểm nghèo  ấy  ĐCSVN đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đích thân vận động một phong  trào toàn  dân chống nạn thất học, coi "Chống giặc dốt" là một trong 3 nhiệm   vụ lớn của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Nhận rõ vai trò của kiến thức trong việc bảo vệ độc lập dân tộc và kiến   quốc, ĐCSVN đã tỏ ra quan điểm quý trọng và xác định đúng đắn vị trí trí thức   trong XH mới, trong nước Việt Nam mới "Trí thức là vốn quý của một dân   tộc, không có trí thức hợp tác với công nông thì cách mạng không thể  thành   công và sự  nghiệp XD một nước Việt Nam mới không hoàn thành được".Do  đó Chính phủ đã tuyển chọn và gửi đi đào tạo một lực lượng khá đông cán bộ  11
  12. Tiểu luận triết học khoa học. Năm 1954, hoà bình lập lại  ở miền Bắc, lớp cán bộ  khoa học đầu  tiên lần lượt trở  về  và cùng với lớp trí thức tham gia kháng chiến phục vụ  công cuộc khôi phục và XD đất nước. 2.3.2. Thời kỳ 1954 ­ 1964. Hoà bình lập lại năm 1954, đất nước tạm chia làm 2 miền. Miền Bắc   bước vào giai đoạn khôi phục và phát triển kinh tế  và bắt đầu thực hiện kế  hoạch 5 năm lần thứ  nhất. Lần đầu tiên trong văn kiện của ĐCSVN khẳng   định vai trò của KHCN trong sự nghiệp XD đất nước "Khoa học và kỹ thuật là  một điều kiện không thể  thiếu được trong công cuộc XDCNXH". Tháng 9­ 1960 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng quyết định "Đưa miền  Bắc tiến lên CNXH có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, văn hoá và khoa  học tiên tiến".  Phát triển luận điểm của Đại hội lần thứ  III, Hội nghị  BCHTW Đảng  lần thứ  10 đã chỉ  rõ: "Chúng ta phải đẩy mạnh cách mạng về  quan hệ  sản   xuất, cách mạng kỹ  thuật, cách mạng văn hoá và tư  tưởng. Các mặt nói trên  phải đồng thời được tiến hành, không thể  xem nhẹ  một mặt nào, song phải  tập trung sức đẩy mạng cách mạng KHKT là then chốt, nhằm từng bước trang   bị  cơ  khí và nửa cơ  khí cho các ngành kinh tế    quốc dân, trước hết là   các  ngành sản xuất chủ  yếu, tiếp tục XDCSVC và kỹ  thuật của CNXH". Trong  vòng 10 năm (Kể từ khi hoà bình lập lại năm 1954), trên mặt trận khoa học và  công nghệ, một loạt tổ  chức khoa học được thành lập từ  Uỷ  ban khoa học   Nhà nước đảm nhận chức năng quản lý đến các cơ sở nghiên cứu và đào tạo   đại học nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế và XH do Đảng vạch ra. 2.3.3. Thời kỳ 1965 ­ 1975 Tháng 2/1967 trong lúc chiến tranh phá hoại ác lịêt đang diễn ra ở miền   Bắc, Ban bí thư TW Đảng ban hành Nghị quyết 157­NQ/TW "Về tăng cường  công tác khoa học và kỹ  thuật trong tình hình và nhiệm vụ  mới". Nghị  quyêt   nhấn mạnh: "Để  giành thắng lợi trong sự  nghiệp chống Mỹ, cứu nước, nền  kinh tế  miền Bắc nước ta phải đảm bảo những yêu cầu của chiến đấu, của  đời sống nhân   dân và không ngừng tăng cường tiềm lực kinh tế  và quốc  phòng... Một trong những biện pháp quan trọng là đẩy mạnh  cách mạng kỹ  thuật trong thời chiến. Vì vậy, cần động viên lực lượng hiện có về  khoa học  và kỹ thuật của chúng ta để phục vụ cuộc cách mạng KHKT trong thời chiến.   Ban bí thư  nhận định: "Khả  năng trước mắt về  khoa học và kỹ  thuật của ta  12
  13. Tiểu luận triết học còn xa mới đáp  ứng được yêu cầu của cuộc cách  mạng kỹ  thuật  ấy, và tích   cực chuẩn bị để phục vụ đắc lực cuộc  cách mạng kỹ thuật trên  quy mô lớn  với trình độ cao và trong phạm vi cả nước sau khi chiến tranh chống Mỹ kết   thúc thắng lợi". 2.3.4. Thời kỳ 1975 ­ 1985 Ngày 20/4/1981 Bộ  Chính trị  có Nghị  quyết 37­NQ/TW về  chính sách  khoa học và kỹ  thuật, trong đó thể  hiện một quan điểm: "Cần khẳng định   rằng trong điều kiện kinh tế  càng khó khăn, trình độ  kỹ  thuật của sản xuất  càng thấp kém, thì càng phải chú trọng đầu tư cho các hoạt động khoa học và  kỹ thuật,  cho công tác đào tạo cán bộ khoa học và công nhân kỹ thuật ­ Chính   đó là con đường góp phần nhanh chóng nâng cao năng suất lao động XH và  giải quyết triệt để  những khó khăn trong sản xuất và trong nền kinh tế  hiện   nay". Tháng 3/1982 Đại hội lần thứ  V của Đảng đã nêu rõ phương hướng  nhiệm vụ  và những mục tiêu chủ  yếu về  kinh tế  và XH năm 1981 ­ 1985,   trong đó nhấn mạnh: "Trước hết khoa học và kỹ thuật phải phục vụ tốt nhất   cho việc đưa nông nghiệp một bứơc lên sản xuất lớn XHCN trong cơ  cấu  công ­ nông nghiệp hợp lý". Đối với nhiệm vụ  lâu dài của khoa học và công  nghệ Nghị quyết Đại hội lần thứ V của Đảng đã chỉ  ra: "XD từng bứơc nền   khoa học và kỹ thuật tiên tiến của nước CHXHCNVN có cơ cấu phù hợp với   yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá và XH, có khả năng giải  quyết những yêu  cầu trước mắt và những mục tiêu lâu dài của nền sản xuất, đời sống và  quốc  phòng, đón trước và mở ra cho nền kinh tế và XH những phương hướng phát  triển mới, chú trọng phát triển những ngành khoa học và kỹ thuật gắn liền với  thế mạnh về tài nguyên, điều kiện nhiệt đới và con người Việt Nam. 2.3.5. Thời kỳ 1986 đến nay. Sau hơn 10 năm thông nhất đất nước nền kinh tế  XH gặp nhiều khó  khăn do cơ  chế  quản lý tập trung bao cấp. Đại hội lần thứ  VI của ĐCSVN  tháng 12/1986 đã mở ra một bước ngoặt trong sự nghiệp cách mạng của nước  ta, đề  ra đường lối đổi mới, trước hết là đổi mới trong lĩnh vực kinh tế  với  nội dung chủ  yếu là chuyển nền kinh tế  từ  tập trung quan liêu bao cấp sang   sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ  chế  thị trường, có sự  quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCH. Đại hội khẳng định khoa học   và công nghệ là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và   13
  14. Tiểu luận triết học chỉ rõ phương hướng hành động "Nhằm trước hết phục vụ cho 3 chương trình  mục tiêu": Lương thực ­ thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Tháng   6/1991   Đại   hội   ĐCSVN   lần   thứ   VII   khẳng   định   quan   điểm:  "Khoa học và công nghệ, GD ­ ĐT phải được xem là quốc sách hàng đầu".   Đảng còn chỉ ra phương hướng cụ thể cho khoa học và công nghệ "Hoạt động  khoa học và công nghệ phải đảm bảo cơ sở khoa học cho các quyết định quan  trọng của các cơ quan lãnh đạo, quản lý là công cụ chủ yếu để nâng cao năng  suất, chất lượng và hiệu quả cho mọi hoạt động KT ­ XH góp phần XD nền   văn   hóa   mới,   con   người   mới,   thúc   đẩy   công   cuộc   đổi   mới   toàn   diện   đất   nước". Trước Đại hội VII, Nghị  quyết 26 của Bộ  Chính trị  30­3­1991 "Về  khoa học và công nghệ  trong sự  nghiệp đổi mới" và đã khẳng định rõ quan  điểm của Đảng ta về vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ trong việc  đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng,  ổn định tình hình KT ­ XH. Đảng  thừa nhận đội ngũ cán bộ khoa học và lực lượng nòng cốt của công cuộc đổi  mới và XD thành công CNXH ở nước ta. 2.4. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng Khoa học ­ Công nghệ Ảnh hưởng của cuộc cách mạng KHCN mới đối với CNTB hiện đại là  hết sức to lớn, vượt xa  ảnh hưởng của các cuộc cách mạng KHKT trước đây   đối với đời sống chính trị, kinh tế của XH đương thời. 2.4.1. Cuộc cách mạng Khoa học ­ Công nghệ  liên quan đến hầu   như toàn bộ  các lĩnh vực KHKT với mức độ rộng lớn chưa từng có. 2 cuộc cách mạng KHKT trước nổ ra chủ yếu trong ngành động lực và   ngành chế tạo, còn cuộc cách mạng KHCN lần này thì xâm nhập vào mọi mặt  đời sống của loài người như: Nông nghiệp, công nghiệp, năng lựơng, giao   thông, dịch vụ, thậm trí môi trường sinh thái... Vì vậy, mà ảnh hưởng của nó   đối với chính trị  ­ KT ­ XH là toàn diện  và sâu sắc. Nếu nói tiến bộ  KHKT  trước đây chủ  yếu nhằm vào đòi hỏi phát triển sức sản xuất, thì một đặc  điểm quan trọng của cách mạng KHKT lần này   là đồng thời với việc thúc  đẩy sự phát triển sức sản xuất, nó chủ yếu còn nhằm vào duy trì và cải thiện   điều kiện và môi trường sống của con người. 2.4.2. cuộc cách mạng KHCN rút ngắn nhanh chóng quá trình biến   KHCN thành lực lượng sản xuất, làm cho khoa học và công nghệ  phục vụ  sự  phát triển KT ­ XH càng nhanh hơn, tốt hơn. Lấy việc phát minh và  ứng   14
  15. Tiểu luận triết học dụng máy hơi nước làm ví dụ: Năm 1705, người ta đã phát minh ra máy hơi   nước cớ lớn, năm 1925 Stivenson mới phát minh ra xe lửa chạy bằng máy hơi   nước. Từ khi phát minh ra máy hơi nước đến khi nó được ứng dụng rộng rãi   vào sản xuất và vận tải, phải tới hơn 100 năm. Việc phát minh ra động cơ đốt  trong, quá trình rút ngắn còn lại 80 năm. Còn việc tìm ra và  ứng dụng năng   lượng nguyên tử chỉ cần đến 40 năm. Lại lấy ví dụ như máy điện thoại từ khi   phát minh ra đến khi sử dụng rộng rãi phải  mất 60 năm, còn vô tuyến truyền  hình phức tạp hơn rất nhiều, nhưng quá trình đó chỉ có 14 năm. Máy tính điện  tử  chỉ trong vòng thời gian ngắn (14 năm) đã trải qua 4 thế hệ. Có thể thấy rõ   là, từ  KHKT chuyển thành sức sản xuất, đúng như  một số  nhà khoa học đã  kết luận, có xu hướng phát triển "Tăng tốc".  2.4.3. Cách mạng KHCN trở thành nguyên tố trực tiếp quyết định sự   phát triển của lực lượng sản xuất XH của các nước tư  bản sau chiến   tranh. Nó được uỷ nhiệm chủ yếu trên các mặt sau đây: Các ngành công nghiệp mới dựa trên cơ  sở  KHKT công nghệ  hiện đại  ra đời và phát triển rất nhanh, trở thành những ngành tiên phong, chủ đạo của  sự phát triển KT ­ XH. Nhờ  KHCN hiện đại, các ngành công nghiệp truyền thống phần lớn là  các ngành công nghiệp cơ  sở, không thể  thiếu đối với tái sản xuất XH, đã   được cải tạo không ngừng, năng suất lao động tăng liên tục. Cơ cấu ngành thay đổi, chuyển dịch nâng cấp lên trình độ  mới phù hợp  với nền sản xuất hiện đại, kỹ thuật cao, hàm lượng trí tuệ lớn. Phân công lao động phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Chuyên môn  hoá chi tiết trong từng ngành, phân công chuyên môn hoá chi tiết giữa các   ngành, phân công liên kết chuyên môn hoá giữa các nước, trong một số ngành   đã xuất hiện dây chuyền sản xuất quốc tế. Tái sản xuất mở  rộng ngày càng phát triển theo chiều sâu lấy đầu tư  KHKT làm chính để nâng cao chất lượng  lao động, tăng năng suất lao động,   tăng hiệu quả  kinh tế  và chất lượng sản phẩm. Điều này đã dẫn đến một   thực tế mà nhà kinh tế Mỹ Simon Kuznetz trong cuốn "Tăng trưởng kinh tế và  kết cấu việc làm" của mình đã rút ra kết luận: Tốc độ tăng trưởng cao của các  nước ngày nay không phải do lao động đầu vào cùng như tăng tư bản đầu vào   quyết định, mà là do năng suất lao động tăng với nhịp độ cao quyết định. 15
  16. Tiểu luận triết học 2.4.4.   Cuộc   cách   mạng   KHCN   thúc   đẩy   sự   xuất   hiện   hàng   loạt   ngành nghề  mới và làm cho những ngành nghề cũ được cải tạo  "Thay da  đổi thịt", làm cho cơ cầu ngành nghề ở các nước tư bản phát triển nhờ đó mà  có sự  thay đổi lớn. Trong thời kỳ  kinh tế  tăng trưởng nhanh sau chiến tranh,  công nghiệp hoá dầu là tổ  hợp ngành nghề  mới, có tác dụng rất quan trọng.  Ngày nay, những ngành nghề mới xuất hiện nhờ có sự phát triển sâu sắc của  cách mạng KHCN đã không chỉ  có một, hai ngành, mà là xuất hiện hàng loạt  ngành công nghiệp mới như: Công nghiệp điện tử, công nghiệp khoa học,  công nghiệp nguyên tử, công nghiệp sinh vật, công nghiệp tàu vũ trụ... phát  triển mạnh mẽ. Cùng với sự xuất hiện hàng loạt ngành nghề  mới, các ngành  nghề  cũ không bị  xoá bỏ, mà đựơc cải tạo một cách triệt để. Việc sử  dụng  rộng rãi máy dệt không có thoi, đầu máy hơi nước, sự phát triển rộng rãi của   lò luyện thép điện và đúc gang liên hoàn, sự  tăng vọt của hệ thống máy công  cụ điều khiển... Tất cả những cái đó khiến cho các ngành công nghiệp cũ như  dệt và xe lửa, gang thép... đều đổi mới về chất lượng. Sự phát triển của cuộc   cách mạng KHCN mới và các ngành nghề cũ ngày càng kết hợp chặt chẽ với  nhau. Các ngành mới lấy công nghiệp truyền thống làm chỗ dựa và thị trường   chủ  yếu cho sự  phát triển của mình, các ngành cũ thì dựa vào các ngành cải  tạo kỹ thuật mà tăng thêm sức sống mới. Sự kết hợp chặt chẽ 2 mặt này sẽ là   xu thế quan trọng của sự phát triển KHKT từ nay về sau. 2.5. Quá trình đổi mới chính sách KHCN ở nước ta: Quá trình đổi mới chính sách KHCN  ở  nước ta thực chất là quá trình  phát triển tư  duy lý luận khoa học bằng những bổ  sung thực tiễn vận động  KT ­ XH. Một quá trình hoàn thiện lý luận hướng tới chân lý khách quan:  KHCN là động lực phát triển KT ­ XH đất nước. 2.5.1. Các giai đoạn cải cách chính sách KHCN trong tiến trình cải   cách KT ­ XH. Căn cứ bản chất nội dung từng chặng đường phát triển của chính sách  KHCN trong tương lai, chúng ta có thể phân chia quá trình cải cách trong chính  sách KH và CN ở nước ta theo 3 giai đoạn với những nội dung khá đặc trưng. 2.5.1.1. Giai đoạn I (1975 ­ 1980): Cải cách trong khuôn khổ  Nhà   nước tổ  chức mọi hoạt động KH và CN với một hệ  thống chỉ  huy tập   trung.  16
  17. Tiểu luận triết học Nội dung cải cách trong giai đoạn này  ở  nước ta cũng như  hàng loạt   nước XHCN là nhằm vào việc hoàn thiện hệ thống kế hoạch hoá, hình thành  phương thức kế hoạch hoá theo chương trình các mục tiêu sao cho Nhà nước   có khả  năng tập trung các nguồn lực thực hiện được các mục tiêu KH đã đề  ra. Tuy nhiên, các biện pháp cải cách trong giai đoạn này không đạt được  những kết quả  mong muốn do gặp phải những hạn chế không trực tiếp bắt   nguồn từ bản thân các biện pháp, chính sách KH và CN. 2.5.1.2. Giai đoạn II (1981 ­ 1986): Phi tập trung hoá hệ  thống chỉ   huy nhưng vẫn trong khuôn khổ  Nhà nước tổ  chức các hoạt động KH và   CN. Quyết định này đã tạo điều kiện cho cơ quan KH và CN được mở rộng  quan hệ hợp tác với nhau và với sản xuất thông qua các hợp đồng nghiên cứu,  triển khai, dịch vụ KH và KT, dẫn đến việc đa dạng hoá các hoạt động của cơ  quan KH và CN; Và do vậy, đa dạng hoá các nguồn kinh phí đi vào các cơ  quan này, cũng từ đây làm xuất hiện nhu cầu tự chủ tài chính đối với các cơ  quan KH và CN. 2.5.1.3. Giai đoạn III (1987 ­ nay): Thừa nhận các sáng kiến cá nhân   và sự tồn tại những tổ chức và hoạt động KH và CN trong các  thành phần   kinh tế và các tổ chức XH không thuộc Nhà nước. Nghị định 35 ­ HĐBT ban hành năm 1992 đã ghi một mốc hết sức quan   trọng trong tiến trình đổi mới quản lý KH và CN. Ngay trong điều 1 của Nghị  định đã thể hiện rõ quan điểm phát huy sáng tạo của mỗi con người và các tổ  chức XH trong hoạt động KH và CN. 2.5.2. Nội dung của cải cách trong KH và CN ở Việt Nam. Công cuộc cải cách KT ­ XH đang làm này sinh hàng loạt vấn đề  cải  cách trong thể  chế  và chính sách KH và CN. Các vấn đề  đó được bao hàm  trong 3 nội dung cơ bản là cơ cấu lại mạng lưới nghiên cứu và triển khai; Cải   cách chính sách, thể chế và quản lý nhà  nước về KH và CN. 2.5.2.1. Cơ cấu lại mạng lưới nghiên cứu và triển khai. 17
  18. Tiểu luận triết học Mạng lưới nghiên cứu và triển khai được tổ   chức như một sản phẩm   của nền kinh tế chỉ huy trước đây rõ ràng không đủ điều kiện đáp ứng những   đòi hỏi của việc tạo  ưu thế  cạnh tranh và phát triển XH trong 1 nền kinh tế  thị trường vì nhiều lý do khác nhau. Mạng lưới nghiên cứu và triển khai được tổ chức theo đòi hỏi của nền   KT chỉ huy trước đây đang tự nó chuyển đổi thích ứng với tiến trình cải cách,  cần phân tích tiến trình này để đề ra những giải pháp thích hợp. Thực trạng mạng lưới nghiên cứu và triển khai đã được phân tích trong  các báo cáo của Viện nghiên cứu quản lý KH. Những nghiên cứu gần đây cho  thấy hiện nay cần được tập trung thảo luận để tìm ra giải pháp về các vấn đề  sau. 2.5.2.1.1. Tổ chức nghiên cứu KH trong trường đại học. Theo mô hình tổ chức KH cũ trước đây, trong hệ thống trường đại học  không có các đơn vị  nghiên cứu KH. Chế  độ  hợp đồng nghiên cứu KH được   thiết lập năm 1981 làm nảy sinh nhu cầu khách quan về thành lập các đơn vị  nghiên cứu KH có tư cách pháp nhân độc lập. 2.5.2.1.2. Tổ chức nghiên cứu công nghệ. Các tổ chức nghiên cứu công nghệ vốn là những viện trực thuộc các bộ  "Sản xuất ­ Kinh doanh" hoạt động dưới sự  "Chỉ  huy trực tiếp" của Bộ, tồn   tại song song với các xí nghiệp thuộc Bộ. Các tổ  chức này hiện đang đứng  trước những thử tách trước nhu cầu tồn tại và đang trải qua những diễn biến  của   trình   tự   sắp   xếp   mạng   lưới   nghiên   cứu   và   triển   khai   trong   quá   trình  chuyển đổi cơ chế quản lý KT ở Việt Nam. 2.5.2.1.3. Các Viện Quốc gia Khuynh hướng tổ chức các Viện Quốc gia theo mô hình Viện Hàn lâm  Liên Xô (cũ) đã từng tồn tại trong 1 thời gian dài ở nước ta. Hiện nay khuynh   hướng này hầu như không còn nữa. Nhà nước đã có quyết định thành lập một   số  Trung tâm KH Quốc gia để  nghiên cứu những vấn đề  phục vụ  các nhiệm   vụ ưu tiên của nhà nước, hoặc những vấn đề tuy không phục vụ nhiệm vụ ưu  tiên của Nhà nước, nhưng được Nhà nước dành cho sự quan tâm ưu tiên. 2.5.2.2. Cải cách chính sách và thể chế. 18
  19. Tiểu luận triết học Các vấn đề đang thu hút sự quan tâm đáng kể là. 2.5.2.2.1. Sửa đổi chế độ tuyển dụng nhân công kỹ thuật. 2.5.2.2.2. Đổi mới chính sách tiền lương của nhân lực KH và KT. 2.5.2.3. Quản lý Nhà nước về KH. 2.6. Dự báo phát triển KHCN đầu thế kỷ XXI. Trong thế  kỷ  XXI sự  phát triển tiếp diễn như  vũ bão của cuộc cách   mạng KHCN hiện đại, dựa trên cơ  sở  các cuộc cách mạng lớn trong các lĩnh  vực: Vật lý điện tử, công nghệ  thông tin, công nghệ  sinh học, công nghệ  vật   liệu mới, công nghệ  năng lượng mới, công nghệ  chế  tạo cấp siêu vi mô...  đang mở đường cho nhân loại tiến vào kỷ nguyên lớn về KH và CN như sau: 2.6.1. Kỷ  nguyên thông tin (bắt đầu vào khoảng năm 2010 ­ 2015) ­   Tiếp theo 2 kỷ  nguyên ­ Kỷ  nguyên nông nghiệp (hơn 17 thế  kỷ) và kỷ   nguyên công nghiệp ( khoảng 3 thế kỷ) ­ Với nền kinh tế tri thức là cốt. 2.6.2. Kỷ  nguyên sinh học ­ Với cuộc cách mạng sinh học là then   chốt, kể từ sau khi phát hiện ra mã ADN vào nửa sau thế kỷ XX. 2.6.3. Kỷ nguyên vật liệu mới ­ Với sự phát hiện ra các vật liêụ  siêu   dẫn ở nhiệt độ thấp và nhiệt độ cao cùng các vật liệu đặc biệt khác. 2.6.4. Kỷ  nguyên siêu cơ  bản ­ Dựa trên những khám phá mới nhất   của vật lý lượng tử  ở cấp siêu cơ  bản trên con đường tìm hiểu một cách   thống nhất sự phong phú đa dạng của tự nhiên. 2.6.5. Kỷ nguyên năng lượng mới­ Với nguồn năng lượng tổng hợp   nhiệt hạch (Tìm ra năm 1991) là nguồn năng lượng sạch của tương lai,   không gây ô nhiễm môi trường cho nhân loại. 2.6.6. Kỷ  nguyên vũ trụ  ­ Dựa trên những thành tựu mới nhất của   công nghệ năng lượng mới, công nghệ vật liệu, công nghệ chế tạo cấp vi   ­ Điện tử (vi mô) và tới đây là công nghệ vi ­ quang tử (siêu vi mô). 2.7.   Mặt   trái   của   cách   mạng   KHCN   đối   với   sự   phát   triển   của   CNTB hiện đại. Cách mạng KHCN đã thực sự  như  một cứu cánh cho CNTB ngày nay,  nhưng mặt khác, nó cũng đặt CNTB trước những vấn đề gay  cấn. 2.7.1. Sự  tiêu vong của các nghề  nghiệp truyền thống và nạn thất   nghiệp cơ cấu.  19
  20. Tiểu luận triết học Trong các nước tư  bản phát triển,   lực lượng lao động trực tiếp sản  xuất giảm đi theo đà áp dụng người máy, Rô bốt và hệ  thống máy móc sản  xuất và điều khiển sản xuất tự động hoá. Do đó làm cho những nghề  nghiệp   truyền thống đòi hỏi nhiều sức bắp, nhiều hao phí lao động sống ngày càng bị  tiêu vong. Lao động trí óc ngày càng được đề cao và phát triển, do đó làm nạn   thất nghiệp cơ cấu tăng lên. 2.7.2. Khoảng cách giữa các nước tư  bản phát triển và các nước   đang phát triển ngày càng lớn hơn. Ngoài các quốc gia giàu có đang bước vào thời đại "hậu công nghiệp",   3/4 dân số của thế giới ngày nay đang phải vật lộn với sự nghèo khổ. Đại đa  số các nước đang phát triển  có tốc độ phát triển chậm, CN lạc hậu, khả năng   tham gia phân công lao động quốc tế  yếu, các lợi thế  nhân công, nguyên liệu  mất dần... Giữa họ  và các nước giàu có có một khoảng cách CN khá xa. Và   nếu không cẩn thận, họ dễ trở thành nơi chứa các chất "phế thải"do yêu cầu  phát triển KHCN  ở  các nước tư  bản phát triển đưa tới. Mặc dù các nước đã  vận dụng những phát minh sáng chê của nước ngoài rồi biến thành bí  quyết   công nghệ của riêng mình đã mở ra nhiều khả năng vận dụng cho các nước đi   sau. Song, trong điều kiện của CNTB, số  nước vận dụng được cơ  may như  trên khó có thể trở thành phổ biến. Khoảng cách giàu ­  nghèo, tiên tiến và lạc  hậu trên thế giới vẫn là vấn đề nan giải của CNTB ngày nay. III. PHẦN KẾT LUẬN Tóm lại ! KHCN có một vai trò rất quan trọng trong sự  phát triển của  nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong sự nghiệp CNH ­ HĐH hiện   nay, KHCN càng thể  hiện rõ vai trò của nó đối với Việt Nam như: Cấu trúc  lại nền kinh tế, thay đổi và chuyển hướng các cơ  sở  hạ  tầng của sản xuất,   tăng cường các xu thế toàn cầu hoá nhiều lĩnh vực hoạt động quan trọng của  đất nước. Việt Nam chúng ta còn nghèo KHKT còn lạc hậu, thô sơ nên cần áp   dụng các thành tựu KHCN mà nhân loại tạo  ra. Ngoài ra, chúng ta còn phải   không ngừng nghiên cứu, sáng tạo, tìm tòi... để  cho ra những phát minh khoa   học của riêng mình. Nhà nước ta cần có những chính sách  ưu tiên, khuyến khích để  phát  triển KHCN: Đào tạo những cán bộ  có chuyên môn cao về  KHKT,  ưu đãi  những nhà khoa học có tài tạo điều kiện cho họ  có khả  năng phát triển hết   20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1