Tiểu sử Võ Văn Kiệt: Phần 1
lượt xem 5
download
Cuốn sách được thực hiện dựa trên nguồn tư liệu phong phú, với tinh thần lao động khoa học cẩn trọng, kỹ lưỡng, khách quan, trung thực, có trách nhiệm trước lịch sử, chắc chắn sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những chặng đường đời, cũng như những hoạt động phong phú, những đóng góp quan trọng của đồng chí Võ Văn Kiệt để thêm kính trọng và yêu quý người cộng sản kiên trung, người lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam, một nhân cách lớn, một con người suốt đời vì nước, vì dân. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 dưới đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu sử Võ Văn Kiệt: Phần 1
- 4 BAN CHỈ ĐẠO CHƯƠNG TRÌNH TRƯƠNG TẤN SANG Trưởng ban TÔ HUY RỨA Ủy viên NGÔ VĂN DỤ Ủy viên HỒ ĐỨC VIỆT Ủy viên LÊ HỮU NGHĨA Ủy viên BAN CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH GS.TS. LÊ HỮU NGHĨA Chủ nhiệm PGS.TS. PHẠM HỒNG CHƯƠNG Phó Chủ nhiệm PGS.TS. NGUYỄN VĂN THẠO Ủy viên GS.TS. MẠCH QUANG THẮNG Ủy viên TS. NGUYỄN DUY HÙNG Ủy viên BAN BIÊN SOẠN PGS.TS. TRẦN MINH TRƯỞNG (Chủ biên) TS. NGUYỄN THỊ KIM DUNG TS. TRẦN VĂN HẢI
- 5 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Đồng chí Võ Văn Kiệt, tên thật là Phan Văn Hòa, sinh ngày 23-11-1922 tại xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long trong một gia đình nông dân nghèo đông con. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm, chống cường quyền, áp bức, bóc lột... nên khi tuổi đời còn rất trẻ, đồng chí đã sớm giác ngộ cách mạng, từ một thanh niên yêu nước trở thành một người cộng sản ưu tú. Trong những ngày đầu tham gia hoạt động cách mạng đầy gian nan, vất vả, khó khăn, thử thách, hiểm nguy, đồng chí luôn vững vàng, kiên định, nhiệt tình, năng nổ, sẵn sàng đón nhận mọi nhiệm vụ cách mạng. Chính vì thế, đồng chí đã nhanh chóng trưởng thành, trở thành người cán bộ có uy tín với nhân dân. Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đồng chí tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Rạch Giá. Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đồng chí luôn có mặt tại chiến trường miền Nam, đảm đương nhiều trọng trách khác nhau, sát cánh cùng đồng bào, đồng chí và các lực lượng vũ trang vượt
- 6 VÕ VĂN KIỆT - TIỂU SỬ qua mọi gian lao, ác liệt, hy sinh, làm nên những chiến công hiển hách. Cũng chính trong những năm tháng ấy, sự nhạy bén, sáng suốt trong nhận định, đánh giá tình hình; tính táo bạo, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Đảng và nhân dân của đồng chí ở chiến trường đã góp phần để Trung ương đánh giá đúng tình hình, kịp thời có những chủ trương, sách lược, phương châm đúng đắn cho cách mạng trong từng giai đoạn, góp phần quan trọng vào chiến công vĩ đại của dân tộc ta - giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Sau khi đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và trong những năm tháng đất nước bắt đầu đổi mới, thấm nhuần tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, dù ở bất cứ cương vị nào, đồng chí cũng luôn trăn trở, nghiên cứu tìm ra những bước đi thích hợp, dốc lòng, dốc sức phục vụ tốt cho mục tiêu của cách mạng, của đất nước, hoàn thành trọng trách trước Đảng, trước nhân dân. Đồng chí là người cộng sản tiêu biểu cho tinh thần rèn luyện, học hỏi, năng động, sáng tạo, rất nhạy bén với cái mới, cái tiến bộ. Là nhà lãnh đạo, nhà hoạt động thực tiễn, đồng chí trực tiếp xuống cơ sở tìm hiểu tình hình cụ thể, lắng nghe những ý kiến khác nhau rồi mới quyết định. Luôn bám sát thực tiễn, có năng lực tổng kết thực tiễn, phát hiện cái mới nên đồng chí đã đóng góp cho Đảng nhiều chủ trương, chính sách sáng tạo, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Chính bản lĩnh vững vàng, sáng tạo của đồng chí - người đứng đầu dám quyết định, dám chịu trách nhiệm - đã góp phần đưa đất nước ta vượt qua thời
- LỜI NHÀ XUẤT BẢN 7 điểm khó khăn để bước vào thời kỳ ổn định và phát triển. Đồng chí đã để lại nhiều dấu ấn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của nước ta. Khi thôi giữ trọng trách đứng đầu Chính phủ và cả khi không còn làm nhiệm vụ Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí vẫn đau đáu nỗi lo cho nước, cho dân, vẫn theo dõi sát sao tình hình mọi mặt, thường xuyên đóng góp ý kiến với các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về những vấn đề hệ trọng của đất nước, vẫn đến với nhân dân các địa phương có khó khăn để giúp cách tháo gỡ. Và khi giã từ cuộc đời này, đồng chí mang theo nỗi băn khoăn, lo nghĩ cùng dự định sang Hà Lan để học hỏi kinh nghiệm, tìm cách khắc phục những khó khăn, những thách thức của nước biển dâng khi trái đất nóng lên. Tám mươi sáu năm tuổi đời, gần 70 năm hoạt động cách mạng liên tục và vô cùng phong phú, sôi nổi, cuộc đời của đồng chí Võ Văn Kiệt gắn liền với những chặng đường đấu tranh đầy hy sinh, gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng, vẻ vang của Đảng, của dân tộc. Có thể nói, đồng chí là hiện thân tiêu biểu của lớp các chiến sĩ cách mạng hy sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp của Đảng và dân tộc. Với những cống hiến xuất sắc cho Đảng, cho cách mạng, cho đất nước, đồng chí Võ Văn Kiệt mãi mãi là tấm gương sáng ngời cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân và thế hệ trẻ Việt Nam học tập, noi theo để xây dựng đất nước vững bước trên con đường hội nhập phát triển.
- 8 VÕ VĂN KIỆT - TIỂU SỬ Để ghi nhớ, tôn vinh công lao và những đóng góp to lớn của đồng chí Võ Văn Kiệt với Đảng và sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn sách Võ Văn Kiệt - Tiểu sử thuộc Chương trình sưu tầm tài liệu, viết tiểu sử các đồng chí lãnh đạo tiền bối của Đảng và cách mạng Việt Nam. Cuốn sách được thực hiện dựa trên nguồn tư liệu phong phú, với tinh thần lao động khoa học cẩn trọng, kỹ lưỡng, khách quan, trung thực, có trách nhiệm trước lịch sử, chắc chắn sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những chặng đường đời, cũng như những hoạt động phong phú, những đóng góp quan trọng của đồng chí Võ Văn Kiệt để thêm kính trọng và yêu quý người cộng sản kiên trung, người lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam, một nhân cách lớn, một con người suốt đời vì nước, vì dân. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách tới bạn đọc. Tháng 11 năm 2015 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT
- 9 LỜI NÓI ĐẦU Phan Văn Hòa (tức Võ Văn Kiệt) sinh ngày 23-11-1922 trong một gia đình nông dân nghèo, tại ấp Bình Phụng, xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Đồng chí tham gia hoạt động cách mạng khi mới 16 tuổi và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương khi chưa đầy 18 tuổi. Trải qua gần 70 năm hoạt động cách mạng vô cùng sôi nổi, trên nhiều lĩnh vực, nhiều địa bàn ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam của đất nước, với những trọng trách được giao ngày càng nặng nề, bất kỳ ở cương vị nào, từ khi là một thanh niên giác ngộ lý tưởng cộng sản và tham gia cách mạng ở quê nhà (năm 1938), cho đến khi đảm nhiệm cương vị lãnh đạo đứng đầu Chính phủ: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Thủ tướng Chính phủ (1991-1997), đồng chí luôn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của đồng chí Võ Văn Kiệt gắn liền với những chặng đường
- 10 VÕ VĂN KIỆT - TIỂU SỬ đấu tranh đầy hy sinh, gian khổ, song rất đỗi hào hùng, vẻ vang của Đảng, đất nước và dân tộc. Với đức độ và tài năng được rèn luyện trong thực tiễn đấu tranh, với nghị lực, trí tuệ và tinh thần bền bỉ của người chiến sĩ cách mạng kiên cường, tư duy lãnh đạo năng động, sáng tạo, đồng chí Võ Văn Kiệt có nhiều cống hiến xuất sắc và đóng góp to lớn cho Đảng và cách mạng Việt Nam. Có thể nói, những thắng lợi vĩ đại mà dân tộc ta đã giành được từ khi có Đảng lãnh đạo: thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược bảo vệ Tổ quốc, và thống nhất đất nước; thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội... in đậm dấu ấn của một thế hệ những nhà lãnh đạo cách mạng ưu tú, mà đồng chí Võ Văn Kiệt là một trong những người tiêu biểu, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng chí được ghi nhận, đánh giá là một trong những người đi đầu trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986), là “tổng công trình sư” nhiều dự án táo bạo của thời kỳ đổi mới. Thực hiện Quyết định số 229/QĐ-TW, ngày 9-6-2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc sưu tầm tài liệu và viết tiểu sử của đồng chí Võ Văn Kiệt, nhằm
- LỜI NÓI ĐẦU 11 nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp và những hoạt động vẻ vang của người cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam; đồng thời, bày tỏ sự tri ân của Đảng và nhân dân ta đối với công lao, đóng góp xuất sắc của đồng chí Võ Văn Kiệt đối với Đảng và dân tộc ta. Trong quá trình sưu tầm tài liệu, hoàn thành cuốn sách Võ Văn Kiệt - Tiểu sử, Ban biên soạn đã nhận được sự cộng tác, giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long, Bạc Liêu, Kiên Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là sự giúp đỡ của Huyện ủy Vũng Liêm; các đồng chí nguyên là lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các vị lão thành cách mạng, các nhà khoa học và thân nhân, gia đình đồng chí Võ Văn Kiệt... Xin được cám ơn sự cộng tác nhiệt tình, sự giúp đỡ quý báu đó. Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, khơi dậy niềm tự hào về lịch sử đấu tranh bất khuất, kiên cường của các thế hệ cha anh trong các tầng lớp nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ; củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Mặc dù đã rất cố gắng, song do khả năng có hạn, công trình nghiên cứu chắc chắn không tránh khỏi
- 12 VÕ VĂN KIỆT - TIỂU SỬ những hạn chế thiếu sót. Ban biên soạn mong nhận được sự thông cảm và ý kiến góp ý của độc giả. Xin chân thành cảm ơn. T/M NHÓM BIÊN SOẠN Chủ biên PGS.TS. TRẦN MINH TRƯỞNG
- 13 Chương I QUÊ HƯƠNG - GIA ĐÌNH - THỜI NIÊN THIẾU (1922 - 1938) 1. Quê hương Võ Văn Kiệt, tên khai sinh là Phan Văn Hòa, (bí danh: Sáu Dân, Chín Dũng, Chín Hòa...), sinh ngày 23- 11-19221, tại thôn Bình Phụng, làng Trung Lương, tổng Bình Trung, huyện Vĩnh Trị, tỉnh Vĩnh Long, nay là ấp Bình Phụng, xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Ấp Bình Phụng là một trong 8 ấp2 của xã Trung Hiệp, có vị trí kề sát trung tâm huyện Vũng Liêm, cách thị trấn huyện lỵ Vũng Liêm 2 km về hướng tây, cách thành phố Vĩnh Long (tỉnh lỵ) khoảng 32 km về phía đông nam. Vũng Liêm là một huyện đồng bằng trù phú, _________ 1. Về ngày, tháng, năm sinh, theo bản lý lịch tự thuật của đồng chí Võ Văn Kiệt, chỉ có năm sinh là chính xác, còn ngày, tháng, lấy theo ngày, tháng của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. 2. Xã Trung Hưng có 8 ấp, gồm: ấp Trung Hưng, Rạch Ngay, Mướp Sát, Bình Phụng, Ruột Ngựa, Trung Trị, Rạch Nưng và ấp Tư.
- 14 VÕ VĂN KIỆT - TIỂU SỬ nằm ngay trên bờ sông Cổ Chiên (thuộc hệ thống sông Cửu Long), hằng năm được bồi đắp bởi nguồn phù sa màu mỡ của các con sông mang lại. Vĩnh Long là một tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ, nằm giữa hai con sông lớn (sông Tiền và sông Hậu), phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía đông giáp tỉnh Bến Tre, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía tây giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Đồng Tháp. Thành phố Vĩnh Long là trung tâm kinh tế, văn hóa, là đầu mối giao thông của tỉnh, từ đây ngược lên phía bắc, khoảng 135 km theo quốc lộ 1 đến Thành phố Hồ Chí Minh; về phía nam khoảng gần 30 km, vượt qua sông Hậu bằng cây cầu hiện đại là đến thành phố Cần Thơ - trung tâm của miền Tây Nam Bộ. Tỉnh Vĩnh Long ra đời khá muộn1 (cách đây gần 300 năm), nhưng lịch sử khai phá và quá trình hình thành đơn vị hành chính và cộng đồng cư dân ở Vĩnh Long đã có từ trước đó. Vùng đất, con người Vĩnh Long đã trải qua nhiều thế hệ đấu tranh gian khổ và hào hùng, gắn liền với lịch sử mở mang bờ cõi về phía Nam của dân tộc ta. Theo những ghi chép của nhà thám hiểm Fernard Mendez Pinto, người Bồ Đào Nha và phụ tá của ông là Faria, ngay từ đầu thế kỷ XVI, đã có người Việt đến _________ 1. Năm 1732, Chúa Nguyễn Phúc Chú (1697-1738), quyết định thành lập đơn vị hành chính đầu tiên cho vùng đất này là châu Định Viễn, dinh Long Hồ chính là Vĩnh Long ngày nay (TG).
- Chương I: QUÊ HƯƠNG - GIA ĐÌNH - THỜI NIÊN THIẾU... 15 sinh sống ở vùng châu thổ sông Mêkông1. Đến đầu thập niên thứ 3 của thế kỷ XVII, những lưu dân người Việt đầu tiên đã có mặt ở vùng đất Nam Bộ2, làng xóm người Việt đã hình thành: “người Kinh, người Trung Quốc, người Cao Miên làm nhà ở liền nhau, kết thôn họp chợ, để đón lợi chằm sông rừng núi”3. Năm Mậu Dần (1698), Chúa Nguyễn Phúc Chu4 bắt đầu cho đặt phủ Gia Định... mở đất đai nghìn dặm, dân được hơn 4 vạn hộ, chiêu mộ dân lưu tán ở châu Bố Chính trở vào để ở cho đông. Đặt các xã, thôn, phường, ấp, chia cắt địa phận, trưng chiếm ruộng đất, chuẩn định thuế điền, thuế đinh, làm sổ đinh, sổ điền. Đây là sự kiện lịch sử đánh dấu một mốc rất quan trọng trong quá trình khai phá, mở mang vùng đất Nam Bộ thời các _________ 1. Theo Nguyễn Đình Đầu: Chế độ công điền, công thổ trong lịch sử khẩn hoang ở Nam Kỳ lục tỉnh, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1999, tr.31. 2. Theo các nguồn sử liệu: Gia Định thành thông chí (của Trịnh Hoài Đức); Phủ biên tạp lục (của Lê Quý Đôn); Đại Nam thực lục (Tiền biên); Đại Nam liệt truyện; Đại Nam nhất thống chí (Quốc sử quán triều Nguyễn)... và một số tài liệu khác cho biết, quá trình khai phá và mở mang ở Đồng Nai và Mô Xoài (sử cũ chép là Mỗi Xuy), tức vùng đất Nam Bộ nói chung, Vĩnh Long (nói riêng), của cư dân Việt diễn ra từ đầu thế kỷ XVII. 3. Trịnh Hoài Đức: Gia Định thành thông chí, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr.51. 4. Minh vương Nguyễn Phúc Chu (1675 - 1725) là vị chúa Nguyễn thứ sáu của chính quyền Đàng Trong (ở ngôi từ năm 1691 đến năm 1725), nối ngôi Chúa Nguyễn Phúc Thái.
- 16 VÕ VĂN KIỆT - TIỂU SỬ chúa Nguyễn. Mặc dù trước đó gần 8 thập kỷ, lưu dân người Việt đã có mặt ở một số địa bàn nhưng việc khai phá của lớp cư dân đầu tiên này vẫn mang tính tự phát, chủ yếu là lo việc mưu sinh chứ không do chính quyền tổ chức và quản lý. Đến năm 1698, các chúa Nguyễn chính thức hoạch định miền đất Sài Gòn - Gia Định vào bản đồ của xứ Đàng Trong, xếp đặt các đơn vị hành chính và bộ máy quản lý xuống đến tận thôn, xã. Như vậy, từ thời điểm này các chúa Nguyễn đã khẳng định được quyền lực thực tế của mình trong việc quản lý ruộng đất, hộ khẩu và trưng thu các nguồn lợi tự nhiên cũng như nguồn thu thuế qua việc trao đổi giao thương với thương nhân các nước trên vùng đất mới mở. Việc nhập cư của người Việt và người Hoa vào miền đất Nam Bộ ngày càng có tổ chức và quy mô hơn. Sau sự kiện thủ lĩnh người Ai Lao là Sá Tốt đem quân vào cướp phá Gia Định tháng 4 năm Tân Hợi (1731), bị quân Nguyễn đánh tan, tháng 4 năm Nhâm Tý (1732), chúa Nguyễn thấy địa thế Gia Định rộng rãi bèn sai chia đất đặt châu Định Viễn và dựng dinh Long Hồ (tức Vĩnh Long ngày nay). Mặc dầu đã lập thành dinh, trấn và có những chính sách chiêu dân lập ấp, nhưng vùng đất này lúc bấy giờ vẫn là những cánh đồng hoang vu, dân cư thưa thớt. Cho đến mãi nửa sau thế kỷ XVII: “Ở phủ Gia Định, đất Đồng Nai từ các cửa biển Cần Giờ, Lôi Lạp, Cửa Đại, Cửa Tiểu trở vào toàn là rừng rậm hàng ngàn
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn