intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu sử Võ Văn Kiệt: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:229

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của cuốn "Tiểu sử Võ Văn Kiệt" gồm có 9 chương, cụ thể như sau: Quê hương - gia đình - thời niên thiếu (1922-1938); tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ, xây dựng lực lượng khởi nghĩa giành chính quyền ở Rạch Giá (1938-1945); những năm tháng hoạt động trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954); hoạt động trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975);... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu sử Võ Văn Kiệt: Phần 2

  1. 198 Chương V LÃNH ĐẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI SAU CHIẾN TRANH (1976-1981) 1. Lãnh đạo nhân dân khắc phục khó khăn, từng bước ổn định chính trị, khôi phục, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội Ngày 30-4-1975, thành phố Sài Gòn được hoàn toàn giải phóng, chính quyền cách mạng được thành lập. Sự quản lý, điều hành mọi hoạt động của thành phố đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ủy ban Quân quản, do đồng chí Thượng tướng Trần Văn Trà làm Chủ tịch, đồng chí Võ Văn Kiệt làm Bí thư Đảng ủy đặc biệt, kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban Quân quản Sài Gòn - Gia Định. Đến giữa tháng 8-1975, Đảng ủy đặc biệt giải thể, Trung ương cử đồng chí Võ Văn Kiệt đảm nhiệm Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định. Giữa tháng 12-1975, Bộ Chính trị phân công đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn -
  2. Chương V: LÃNH ĐẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH... 199 Gia Định, đồng chí Võ Văn Kiệt đảm nhiệm cương vị Phó Bí thư. Ngày 20-1-1976, Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra Quyết định bổ nhiệm đồng chí Võ Văn Kiệt - Phó Bí thư Thành ủy, giữ chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cách mạng, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch thành phố Sài Gòn - Gia Định. Tháng 4-1976, đồng chí Võ Văn Kiệt được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa VI. Đến tháng 12-1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, đồng chí Võ Văn Kiệt được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, được phân công làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh1. Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ nhất (tháng 4-1977) và lần thứ hai (tháng 10-1980), đồng chí Võ Văn Kiệt được bầu giữ chức Bí thư Thành ủy. Trong khoảng thời gian hơn 5 năm, trên cương vị Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Văn Kiệt đã có sự chỉ đạo hết sức năng động, sáng tạo, góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của thành phố đông dân nhất cả nước. _________ 1. Tháng 7-1976, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định đổi tên Sài Gòn thành “Thành phố Hồ Chí Minh”.
  3. 200 VÕ VĂN KIỆT - TIỂU SỬ Tình hình thành phố sau giải phóng ngổn ngang công việc: thành lập chính quyền mới; vấn đề cung cấp lương thực, thực phẩm hằng ngày cho người dân để thành phố hoạt động bình thường; vấn đề giao thông, trật tự, an ninh; vấn đề vận động, cải tạo đối với gần 40 vạn quan chức ngụy quân, ngụy quyền; vấn đề di tản của ngoại kiều; cung cấp hậu cần cho lực lượng quân đội; vấn đề hồi hương cho dân ly tán, v.v.. Lúc này, cũng như cả nước, thành phố thực hiện cơ chế quản lý kế hoạch hóa, tập trung quan liêu, bao cấp, do đó, gặp rất nhiều vấn đề nan giải. Nền kinh tế Việt Nam nói chung, kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, trì trệ, thiếu năng động và kém hiệu quả. Về vấn đề lương thực: Với hơn 80% dân số sản xuất nông nghiệp, sống dựa vào nông nghiệp, nhưng sản lượng lương thực không tăng, trong khi dân số tăng nhanh, Nhà nước buộc phải nhập khẩu lương thực với khối lượng ngày càng lớn (năm 1978 nhập 1,8 triệu tấn; năm 1979: 2,2 triệu tấn). Về sản xuất công nghiệp: Theo báo cáo thống kê, sản xuất công nghiệp cả nước tăng bình quân 0,6%/năm, nhưng thật ra đại đa số nhà máy, xí nghiệp quốc doanh ở trong tình trạng “lời giả, lỗ thật”, vì được Nhà nước bao cấp tràn lan. Lạm phát đạt đến tốc độ “phi mã”,
  4. Chương V: LÃNH ĐẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH... 201 năm 1980 tăng gấp ba lần so với năm 1976 (khoảng 774%), trong khi GDP chỉ tăng bình quân 0,4%/năm1. Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, khó khăn nhất lúc này là nạn thiếu lương thực, chất đốt, xăng dầu phục vụ giao thông vận tải, điện cho sản xuất và sinh hoạt. Sau hơn một năm giải phóng, nguồn nguyên liệu dự trữ cạn dần, tình hình kinh tế thành phố ngày càng xuống dốc và bước vào sự khủng hoảng trầm trọng. Nhân dân Sài Gòn phải ăn độn hạt bo bo, khoai, sắn. Để giải quyết vấn đề lương thực cung cấp cho thành phố, Ban lãnh đạo Thành ủy, đứng đầu là Bí thư Võ Văn Kiệt tập trung lo “chạy gạo” cho dân2. Đồng chí Võ Văn Kiệt mời ông Lữ Minh Châu, Giám đốc Ngân hàng; bà Nguyễn Thị Ráo (Ba Thi), Giám đốc Công ty Lương thực; Giám đốc Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải đến họp bàn việc tháo gỡ khó khăn. Đồng chí Bí thư Thành ủy yêu cầu Công ty Lương thực thành phố đứng ra làm đầu mối, xuống các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mua lúa của nông dân theo giá thị trường; các đơn vị tài chính, ngân hàng lo tiền, ngành giao thông bố trí vận _________ 1. Theo Phạm Ngọc Trâm: Quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam (1986-2011), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.61. 2. Lúc đó Nhà nước áp giá pháp lệnh là 5,2 hào 1 kg, trong khi thị trường là 1,5 đồng 1 kg, nên nông dân không muốn bán cho Nhà nước.
  5. 202 VÕ VĂN KIỆT - TIỂU SỬ chuyển đưa lúa gạo về thành phố. Ủy ban Vật giá nhà nước thấy vậy, “kiện” lên Trung ương: “Ông Kiệt phá rào”. Đồng chí Ba Thi, Giám đốc Công ty Lương thực thành phố bị triệu tập ra Hà Nội kiểm điểm. Là người đứng đầu Thành ủy, “dám làm, dám chịu”, “trách nhiệm cao nhất trước dân là không được để dân đói”, đồng chí Võ Văn Kiệt trực tiếp ra Trung ương báo cáo, thuyết phục Bộ Chính trị; trực tiếp giải trình với Tổng Bí thư Lê Duẩn và được Bộ Chính trị ủng hộ. Nhờ đó, giá thu mua lương thực cả nước được điều chỉnh lên gần với giá trị thực1. Nhờ có Thành phố Hồ Chí Minh mua bán lúa gạo đúng với giá trị thực, nên An Giang - một tỉnh cung cấp hàng hóa nông sản quan trọng bậc nhất ở miền Tây, đã trở thành địa phương phát triển mạnh nền kinh tế hàng hóa, là đầu mối giao thương giữa Việt Nam với Campuchia và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Từ cuối năm 1976, An Giang cơ bản đã xóa bỏ _________ 1. Sau này khi nhắc lại việc giải quyết lương thực cho Thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Văn Kiệt đã nói: “Khi làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, tôi phải đi giữa “hai làn đạn”; một bên là để dân đói, để sản xuất đình đốn là có tội với dân, với Đảng; một bên là để cơ sở bung ra tự cứu là phạm vào nhiều điều cấm kỵ. Nhưng nhờ hơn 20 năm chống Mỹ kiên cường, không ai nỡ quy cho chúng tôi cái tội phản bội, đó là cái áo chống đạn giúp chúng tôi thoát hiểm và thành công”.
  6. Chương V: LÃNH ĐẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH... 203 cơ chế “thu - mua” bất hợp lý; năm 1980, xóa bỏ các trạm kiểm soát hàng hóa, mở đường cho nền kinh tế hàng hóa phát triển1. Sau khi giải quyết vấn đề lương thực, đồng chí Võ Văn Kiệt tiếp tục chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho các nhà máy, xí nghiệp đang hoạt động cầm chừng vì cơ chế. Doanh nghiệp thì không có ngoại tệ, trong khi Ngân hàng Ngoại thương ứ đọng vốn, “thừa đôla trong két”, lại không được tự ý cho vay. Nhiều ngành sản xuất khác cũng lâm vào tình trạng đình đốn do thiếu vốn, thiếu vật tư, nguyên liệu... Đồng chí Võ Văn Kiệt đã chỉ đạo Ngân hàng Thành phố nghiên cứu cơ chế cho vay vốn sản xuất; yêu cầu các doanh nghiệp phải cam kết trả được nợ. Nút thắt được gỡ, doanh nghiệp có nguyên liệu sản xuất, có hàng hóa phục vụ nhân dân, có lãi dư trả nợ, kinh tế dần dần hồi phục và theo đà phát triển. Mặc dù đã có một số chuyển biến, nhưng đồng chí Võ Văn Kiệt cho rằng, tất cả những giải pháp đó chỉ là _________ 1. Cùng với việc tỉnh An Giang thực hiện đột phá về giá, xóa bỏ tình trạng “ngăn sông, cấm chợ”, tỉnh Long An - cửa ngõ phía nam của thành phố đã thực hiện bỏ tem phiếu - một đặc trưng của chế độ bao cấp - chuyển sang cơ chế một giá. Năm 1977, đối với Việt Nam, việc bù giá vào lương và chuyển từ cung cấp bằng hiện vật sang cung cấp bằng tiền là một tiến bộ vượt bậc, mang tính đột phá, khởi nguồn từ tinh thần “dám nghĩ, dám làm” của đồng chí Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Võ Văn Kiệt.
  7. 204 VÕ VĂN KIỆT - TIỂU SỬ tình thế “chữa cháy”, cơ bản phải phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương mại vốn là thế mạnh của thành phố. Do đó, đồng chí đã tổ chức nhiều hội nghị, tập trung nhiều nhà khoa học để bàn bạc giải quyết hướng phát triển của thành phố. Về công nghiệp, thời gian này, các nhà máy, xí nghiệp quốc doanh hoạt động rất khó khăn, nhiều giám đốc xí nghiệp có rất nhiều trăn trở muốn đề đạt ý kiến với Nhà nước, nhưng không biết nói với ai, giải quyết thế nào. Để nắm được tâm tư, nguyện vọng của người trực tiếp sản xuất, đồng chí Võ Văn Kiệt đã cho thành lập “Câu lạc bộ giám đốc”, quy tụ các giám đốc, bí thư tổ chức Đảng, phụ trách công đoàn các nhà máy, xí nghiệp quốc doanh1, tổ chức nhiều hội thảo; trao đổi kinh nghiệm, cách làm mới, đóng góp những cơ sở thực tiễn quan trọng để hình thành tư duy đổi mới. Bản thân đồng chí Võ Văn Kiệt thường xuyên đi xuống các xí nghiệp tìm hiểu tình hình; cùng trao đổi với công nhân, người lao động, cụ thể như ở các nhà máy Thuốc lá Vĩnh Hội, Dệt Phước Long, Dệt Thành Công, Bột giặt Viso, v.v.. Đồng chí đã trực tiếp nghiên cứu, chỉ đạo cho phép làm theo những sáng kiến, sáng tạo của _________ 1. Câu lạc bộ này do ông Võ Thành Công, Thường vụ Thành ủy làm Chủ nhiệm; còn tiếp tục hoạt động sau khi đồng chí Võ Văn Kiệt ra Hà Nội nhận nhiệm vụ mới.
  8. Chương V: LÃNH ĐẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH... 205 công nhân, giám đốc1. Quan điểm của đồng chí Võ Văn Kiệt là giải quyết công việc không nhất thiết phải rập khuôn theo theo sách vở, không “đóng đinh”, tự khép vào bất cứ một lý luận nào, phải tôn trọng khoa học, không coi thường lý luận. Nhưng lý luận phải được tổng kết từ thực tiễn, có tính thiết thực cho cuộc sống của xã hội, vì lợi ích của nhân dân. Chính vì thế, đồng chí liên tục đi khảo sát, trực tiếp chỉ đạo thực tiễn hoạt động của các xí nghiệp, nhà máy, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Tiếp đó, đồng chí chỉ đạo thành lập Văn phòng công tác nghiên cứu kinh tế trực thuộc Thành ủy, tập hợp nhiều trí thức, trong đó có nhiều chuyên gia kinh tế được đào tạo trong chế độ xã hội chủ nghĩa; một số chuyên gia đã từng làm việc trong chính quyền Sài Gòn cũ, đứng đầu là Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh, người đã từng là Thống đốc Ngân hàng, Phó Thủ tướng, có thời gian là Quyền Thủ tướng của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Trên cơ sở những nghiên cứu, đề xuất của Văn phòng về kinh tế, ngân hàng - tài chính, đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, ngoại thương và quan hệ quốc tế, Thành ủy đưa ra chủ trương khuyến khích thu _________ 1. Người ta cho việc đó là “xé rào”, đồng chí Võ Văn Kiệt được mệnh danh là “Bí thư phá rào”, nhưng cuối cùng, khi tổng kết đã được coi đó là “bước đột phá” về cách làm ăn mới, cần phải chuyển biến mạnh trong nhận thức, tức là phải đổi mới tư duy.
  9. 206 VÕ VĂN KIỆT - TIỂU SỬ hút vốn bằng ngoại tệ để mua nguyên liệu sản xuất, nhất là những ngành có sản phẩm xuất khẩu... Cũng vào thời gian này, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Võ Văn Kiệt, hình thành Nhóm Thứ sáu, thành viên gồm Phan Chánh Dưỡng, Lâm Võ Hoàng, Huỳnh Bửu Sơn và nhiều chuyên gia kinh tế có tâm huyết, đã đóng góp nhiều ý kiến xác đáng về các chủ trương và giải pháp cải cách giá, lương, tiền. Chính những chủ trương, chính sách do đồng chí Võ Văn Kiệt tổ chức nghiên cứu từ thực tiễn, rồi đưa ra thực hiện thí điểm, tiến hành tổng kết đã trở thành những bước đột phá, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh, trở thành những căn cứ thực tiễn quan trọng, góp phần hình thành tư duy và đường lối đổi mới sau này1. Một vấn đề rất quan trọng nữa cần phải giải quyết cấp bách, đó là nguồn điện của thành phố. Theo đồng chí Võ Văn Kiệt, muốn phát triển kinh tế, xã hội, nhất là phát triển công nghiệp, trước hết phải có nguồn điện năng. Trên cương vị Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, _________ 1. Sau khi đồng chí Võ Văn Kiệt ra nhận công tác ở Trung ương, Nhóm thứ sáu vẫn tiếp tục hoạt động. Năm 1989, Nhóm thứ sáu tham gia soạn thảo hai pháp lệnh về tổ chức ngân hàng hai cấp để phù hợp với việc xóa bỏ hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh, tự do hóa lưu thông tư liệu sản xuất, tách bạch chức năng điều tiết chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương với chức năng kinh doanh của các ngân hàng thương mại...
  10. Chương V: LÃNH ĐẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH... 207 đồng chí đã đặc biệt quan tâm chú ý đến việc xây dựng và phát triển năng lượng điện để phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân thành phố. Lúc bấy giờ, miền Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng luôn trong tình trạng thiếu điện trầm trọng. Mỗi ngày chỉ có điện từ 2 đến 3 tiếng đồng hồ. Sản xuất đình trệ, xã hội bức bối, uy tín chính quyền cách mạng giảm sút. Miền Nam, mà chủ yếu là Thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai, Long An chỉ dựa vào hai nguồn điện năng lớn nhất bấy giờ là Nhà máy Nhiệt điện Thủ Đức, Nhà máy Điện Chợ Quán. Nhà máy Thủy điện Đa Nhim thì ngừng hoạt động do hư hỏng trong chiến tranh. Trong bối cảnh như vậy, việc phục hồi Nhà máy Thủy điện Đa Nhim và khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Trị An trở thành yêu cầu cấp thiết. Đồng chí đã lăn lộn cùng ngành điện và Sở Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh đi khảo sát địa điểm xây dựng nhà máy điện. Khi dự án Nhà máy Thủy điện Trị An được thông qua, đồng chí Võ Văn Kiệt đã nhiều lần trực tiếp đến thị sát, động viên cán bộ, công nhân thi công, ưu tiên mọi nguồn lực, tạo điều kiện để công trình hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng, giải quyết cơ bản nạn thiếu điện cho Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long lúc bấy giờ. Về nông nghiệp, đồng chí Võ Văn Kiệt và Thường vụ Thành ủy đã tiến hành nhiều hội nghị chuyên đề, đưa
  11. 208 VÕ VĂN KIỆT - TIỂU SỬ ra các chủ trương chỉ đạo kịp thời và rất cụ thể. Trước hết là thành lập các đội rà phá bom mìn, khôi phục đất hoang hóa, phục vụ cho sản xuất lương thực và thực phẩm cung cấp cho thành phố. Đồng chí đặc biệt coi trọng vai trò kinh tế của khu vực nông thôn ngoại thành, khu vực này không chỉ là “vành đai thực phẩm”, mà còn là “vành đai cây công nghiệp”. Tại Đại hội Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ nhất, đồng chí Võ Văn Kiệt đã phân tích vai trò quan trọng của ngành nông nghiệp và hướng đi lên sắp tới của nông thôn ngoại thành, để đưa nông nghiệp trở thành một nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Nhờ sự chỉ đạo đúng hướng và kiên quyết của lãnh đạo thành phố; sự cố gắng của bà con nông dân, diện tích đất hoang hóa được phục hồi gần 70 nghìn hécta, đưa diện tích sản xuất nông nghiệp của thành phố từ 45 nghìn hécta lên 115 nghìn hécta, sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất rau xanh, thực phẩm cho thành phố dần dần đi vào ổn định. Từ những kết quả nghiên cứu và cả những bài học kinh nghiệm đã có, đồng chí Võ Văn Kiệt chỉ đạo vận dụng một cách sáng tạo và phù hợp trong quá trình sản xuất kinh doanh, cải tạo kinh tế, thương nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ này. Trong buổi gặp mặt, nói chuyện với các đại biểu công nhân của Thành phố Hồ Chí Minh về chủ trương và chính sách cải tạo tư sản thương nghiệp, đồng chí Võ Văn Kiệt khẳng định
  12. Chương V: LÃNH ĐẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH... 209 sự cần thiết phải cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế, trong đó có vấn đề cải tạo công thương nghiệp. Tình hình cải tạo trong thời gian qua cho thấy đã đến lúc phải đẩy mạnh hơn nữa chủ trương xóa bỏ kinh doanh thương nghiệp của các nhà tư sản, chuyển họ sang lĩnh vực sản xuất. Đồng chí cũng cho ý kiến chỉ đạo cụ thể về việc chuyển hướng ngành nghề, về hình thức làm ăn, việc chuyển vốn và các chính sách khuyến khích khác, nhằm làm cho quá trình chuyển đổi đạt kết quả. Đồng chí nhấn mạnh: “Chủ trương và chính sách cải tạo tư sản công thương nghiệp của Đảng và Nhà nước hết sức hợp lý, hợp tình và đầy lòng nhân đạo. Một chính sách hòa bình cải tạo rất rộng lượng, rất phù hợp với đạo lý dân tộc cổ truyền của đất nước chúng ta”1. Tuy nhiên, trong việc thực hiện, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, miền Nam nói chung đã có nhiều nơi làm không tốt, triển khai theo lối “ồ ạt, đồng loạt”; thành phần đối tượng lớn hay nhỏ đều cải tạo, làm cho sản xuất và đời sống nhân dân bị đảo lộn, nhiều gia đình tiểu thương lâm vào hoàn cảnh khó khăn, bởi khi lên vùng kinh tế mới, họ không còn tiền bạc, cũng không có kinh nghiệm làm việc, sản xuất ở môi trường mới. _________ 1. Đề cương bài nói chuyện của đồng chí Võ Văn Kiệt với đại biểu công nhân về chủ trương và chính sách cải tạo tư sản thương nghiệp. Tài liệu lưu tại Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Thành phố Hồ Chí Minh.
  13. 210 VÕ VĂN KIỆT - TIỂU SỬ Cuối năm 1976, đồng chí Võ Văn Kiệt dẫn đầu Đoàn đại biểu của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV1. Báo cáo tham luận trình bày tại Đại hội, đồng chí Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Võ Văn Kiệt nhấn mạnh đến một số vấn đề quan trọng trong công tác cải tạo, khôi phục và phát triển mọi mặt của Thành phố Hồ Chí Minh sau ngày giải phóng. Đặc biệt là sự ổn định về chính trị, an ninh, đời sống của nhân dân; về vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên và các đối tượng công chức, viên chức trong bộ máy của chính quyền cũ, cũng như những vấn đề đặt ra trong công tác xây dựng phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh những năm tiếp theo nhằm xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh thành một trung tâm công nghiệp, một trung tâm văn hóa, một trung tâm giao dịch quốc tế của nước ta. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, đồng chí Võ Văn Kiệt được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được bầu làm Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị. Đối với việc chỉ đạo công tác đảm bảo trật tự, an ninh của thành phố, từ sau ngày giải phóng, cùng với việc chỉ đạo xây dựng chính quyền cách mạng, đồng chí Võ Văn Kiệt đã đặc biệt chú trọng, chỉ đạo sát sao việc _________ 1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng diễn ra từ ngày 14 đến ngày 20-12-1976 ở Hà Nội.
  14. Chương V: LÃNH ĐẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH... 211 lập lại trật tự, tổ chức tự quản trên mỗi địa bàn dân cư của thành phố. Trong đó, đồng chí lưu ý đến việc tổ chức, kêu gọi các công chức, viên chức, sĩ quan quân đội của chính quyền cũ ra trình diện; tuyên truyền về chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta; lập hồ sơ quản lý và có kế hoạch đưa đi cải tạo những thành phần thuộc diện phải cải tạo tập trung1. Đồng thời, chỉ đạo Công an Thành phố phối hợp chặt chẽ với lực lượng an ninh của Bộ, theo dõi, triệt phá những băng nhóm có tổ chức, nổi tiếng về cướp đoạt tài sản của nhân dân, lập lại an ninh, trật tự trong thành phố. Trong lúc cả nước ta đang tập trung sức lực để giải quyết hậu quả chiến tranh, thì từ cuối tháng 8-1978, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trở nên xấu đi một cách nhanh chóng. Những bất đồng, mâu thuẫn liên quan đến những căng thẳng, xung đội ở biên giới Tây Nam và xung quanh vấn đề “người Hoa” mà Trung Quốc gọi là “nạn kiều” làm ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị và quan hệ giữa hai nước. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, người Hoa chiếm một số lượng khá đông và thao túng nhiều mặt kinh tế của thành phố. Họ bị những kẻ xấu kích động, chống đối chính quyền và tạo ra sự bất đồng trong quan hệ giữa hai nước Việt - Trung. _________ 1. Những thành phần thuộc diện phải cải tạo tập trung bao gồm các sĩ quan ngụy từ cấp tá trở lên, khoảng trên 3 vạn người.
  15. 212 VÕ VĂN KIỆT - TIỂU SỬ Trên cương vị Bí thư Thành ủy, quán triệt tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Văn Kiệt triệu tập cuộc họp của Thường vụ Thành ủy bàn về vấn đề người Hoa. Đồng chí đã phát biểu ý kiến về tính chất phức tạp của bộ phận người Hoa tại thành phố, đồng thời đưa ra một số chủ trương, biện pháp chỉ đạo nhằm ổn định tình hình. Đồng chí nói: “Phải giải quyết có tình, có nghĩa để củng cố thế chính trị cho ta, đồng thời để chống gây rối hoặc ít nhất cũng chinh phục số đông người Hoa là thành phần lao động không bị lầm lạc bởi các luận điệu tuyên truyền của bọn phản động, dần dần giáo dục họ giác ngộ đúng đắn về giai cấp và dân tộc”1. Đồng chí cũng nhấn mạnh đến công tác chăm sóc đời sống đối với công nhân lao động người Hoa trên địa bàn thành phố, cố gắng giữ gìn mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc Việt - Hoa, động viên người Hoa yên tâm làm ăn, sinh sống, tham gia xây dựng, phát triển thành phố. Để triển khai Nghị quyết của Thường vụ Thành ủy một cách nhanh chóng, trước tình hình phức tạp của vấn đề người Hoa ở thành phố, ngay sau khi Hội nghị Thường vụ kết thúc, đồng chí Võ Văn Kiệt đã có cuộc gặp gỡ với các đồng chí lãnh đạo chủ chốt các quận, _________ 1. Lược ghi bài phát biểu của đồng chí Võ Văn Kiệt tại cuộc họp Thường vụ thành ủy về vấn đề người Hoa. Tài liệu lưu tại Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Thành phố Hồ Chí Minh.
  16. Chương V: LÃNH ĐẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH... 213 huyện, các ban, ngành của thành phố và một số đảng ủy xí nghiệp có đông người Hoa làm việc, để giải thích Thông tri số 66/TT-TV của Thường vụ Thành ủy về một số vấn đề người Hoa tại thành phố trong tình hình mới; trong đó, quán triệt rõ chủ trương của lãnh đạo Thành ủy, yêu cầu các cấp ủy, chính quyền làm công tác tư tưởng, động viên bà con người Hoa yên tâm sinh sống, làm việc; kiên quyết trấn áp những phần tử phản động, tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Cuối năm 1980, đầu năm 1981, quan hệ Việt - Trung vẫn còn căng thẳng, kẻ địch lợi dụng tình hình đó để xuyên tạc, làm nảy sinh vấn đề người Hoa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Nam. Lực lượng phản động được sự hỗ trợ của các thế lực bên ngoài, đứng đầu là Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh đã lập ra cái gọi là: “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam”. Chúng cấu kết với lực lượng phản động trong nước do CIA gài lại, tổ chức đưa biệt kích, gián điệp, tiền giả vào nhằm gây rối loạn tình hình miền Nam, tiến đến bạo loạn, lật đổ chính quyền cách mạng, trọng tâm hoạt động của chúng là địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Lực lượng an ninh của thành phố phối hợp chặt chẽ với lực lượng an ninh của Bộ kịp thời đấu tranh, lập các chuyên án, bắt giữ và triệt phá mạng lưới gián điệp của địch, không để chúng thực hiện mưu đồ
  17. 214 VÕ VĂN KIỆT - TIỂU SỬ “chuyển lửa về quê”, giữ gìn an ninh và cuộc sống yên vui của nhân dân. Với những cố gắng không mệt mỏi, bằng tư duy năng động, sáng tạo, đồng chí Bí thư Võ Văn Kiệt và Thành ủy đã lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh động viên các lực lượng, phát huy mọi nguồn lực xã hội để vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, ổn định đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh, phát triển văn hóa - xã hội, từng bước đưa thành phố trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước. 2. Xây dựng Thanh niên xung phong trở thành lực lượng xung kích trong công cuộc xây dựng, phát triển thành phố Dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, trực tiếp là Bí thư Võ Văn Kiệt, Thành phố Hồ Chí Minh dấy lên phong trào Tuổi trẻ tham gia xây dựng thành phố, huy động được số đông thanh niên, sinh viên, học sinh, công nhân, nông dân, dân nghèo thành thị tham gia. Một phong trào rộng khắp, sôi nổi của các tổ chức Khu Đoàn - Thành Đoàn, Thanh niên xung phong được tạo nên. Kết quả là nhiều thanh niên đã trưởng thành từ phong trào Đoàn, từ Thanh niên xung phong, họ hăng say công tác, đem hết năng lực và nhiệt huyết tuổi trẻ cống hiến cho cách mạng. Thành công ấy trước hết thuộc về các tổ chức Đảng, đoàn thể, của nhiều thế hệ lãnh đạo, trong đó có dấu ấn của Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt.
  18. Chương V: LÃNH ĐẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH... 215 Để khắc phục tình trạng kinh tế kiệt quệ, thất nghiệp tràn lan, ruộng đất hoang hóa, bom mìn dày đặc, việc khai hoang phục hóa trở nên nhiệm vụ cấp bách của sự nghiệp khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Đồng chí Võ Văn Kiệt đã nhìn thấy lực lượng mũi nhọn để thực hiện nhiệm vụ này là lực lượng thanh niên. Đồng chí đã chỉ đạo Thành ủy thực hiện chủ trương “phát động một cuộc ra quân quy mô lớn” với hàng vạn thanh niên được huy động tham gia. Dưới sự chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố, trực tiếp là đồng chí Võ Văn Kiệt, ngày 28-3-1976, Đoàn thanh niên Thành phố đã tổ chức thành lập lực lượng Thanh niên xung phong. Sau đó, nhiều Đội Thanh niên xung phong xung kích được thành lập, tham gia thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Thanh niên xung phong Thành phố trở thành lực lượng xung kích tham gia thu dọn, giải quyết hậu quả chiến tranh để lại, đồng thời tham gia phục vụ chiến đấu và chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, góp phần bảo vệ vững chắc biên giới của Tổ quốc. Để giải quyết vấn đề việc làm cho thanh niên, đồng chí Võ Văn Kiệt đã chỉ đạo thành lập các nông trường, đưa thanh niên đi khai hoang, xây dựng, phát triển vùng kinh tế mới. Thanh niên xung phong Thành phố đã có mặt trên hầu hết những vùng đất khó khăn,
  19. 216 VÕ VĂN KIỆT - TIỂU SỬ khắc nghiệt, từ vùng miền Đông Nam Bộ đến duyên hải, U Minh, Nam Tây Nguyên. Nhiều nông trường, lâm trường trở thành điểm sáng kinh tế, thu hút hàng nghìn thanh niên tham gia lập nghiệp như Nông trường Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Phạm Văn Cội I, Phạm Văn Cội II, Nhị Xuân, Thới Mỹ,... Trong công tác quản lý thành phố, đồng chí Võ Văn Kiệt đã chỉ đạo Thanh niên xung phong làm trụ cột trong việc quản lý, giáo dục một bộ phận thanh niên chậm tiến, những đối tượng tệ nạn xã hội. Bằng phương châm “trách nhiệm và tình thương”, “người đi trước rước người đi sau”, lực lượng Thanh niên xung phong đã tham gia giáo dục hàng vạn đối tượng tệ nạn xã hội, trở thành những công dân sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Trong công tác cải tạo thành phố, Thanh niên xung phong đi đầu trong việc trồng rừng phòng hộ tại huyện Cần Giờ, góp phần khôi phục lại hệ sinh thái rừng ngập mặn đã bị chất độc hóa học hủy diệt gần như toàn bộ. Tiếp tục quản lý, bảo vệ, chăm sóc trên 7.000 ha rừng phòng hộ, góp phần tích cực trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường sinh thái, lá phổi xanh của thành phố. Dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố, sự khích lệ, cổ vũ, động viên của đồng chí Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt, lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố đã bất chấp nguy hiểm, khó khăn, tham gia tháo gỡ bom mìn, khai hoang phục hóa, làm
  20. Chương V: LÃNH ĐẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH... 217 thủy lợi cải tạo và xây dựng đồng ruộng để trồng các loại cây nông nghiệp ngắn ngày trên vùng đất hoang hóa ở Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Thủ Đức..., tham gia xây dựng hàng loạt nông trường, đồng thời tham gia xây dựng nhiều công trình thủy lợi góp phần xây dựng, phát triển kinh tế, như: kênh Đông Củ Chi, kênh Tam Tân, công trình thủy điện Trị An; tham gia xây dựng những vùng kinh tế mới ở Sông Bé, Tây Ninh, Kiên Giang, Minh Hải và Nam Tây Nguyên. Với sự năng động của tuổi trẻ, lực lượng Thanh niên xung phong tham gia hoạt động kinh tế, chuyển hoạt động kinh tế từ bao cấp sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa và trở thành một đơn vị sản xuất kinh doanh tổng hợp, từng bước thích nghi với cơ chế quản lý mới phù hợp với công cuộc đổi mới kinh tế của đất nước, của thành phố. Tổng kết phong trào Thanh niên xung phong, tháng 10-1976, đồng chí Võ Văn Kiệt đã khẳng định: “Thanh niên xung phong là một lực lượng lao động tập thể có tổ chức mạnh, một lực lượng xung kích trên mặt trận lao động sản xuất, do đó có khả năng sẽ hoàn thành một số công trình lớn về kinh tế và văn hóa của nhà nước, đi đầu trong sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa”1. Tại Đại hội Thanh niên tiên tiến _________ 1. Phát huy truyền thống anh hùng xung kích, năng động, sáng tạo vượt khó, hoàn thành nhiệm vụ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2006, tr.48.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0