intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu thuyết chính trị Hậu hiện đại 2

Chia sẻ: Milu Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

42
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

The Satanic Verses và Cái Mới Trong bài luận Có phải không có gì là thiêng liêng?, Rushdie miêu tả vai trò của văn học dưới dạng đồng nhất nó với một hình thức khát vọng tôn giáo: “Rõ ràng là sẽ còn lâu nữa các dân tộc châu Âu mới chấp nhận một ý thức hệ có tham vọng giải thích một cách toàn vẹn, đầy đủ về thế giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu thuyết chính trị Hậu hiện đại 2

  1. Tiểu thuyết chính trị Hậu hiện đại The Satanic Verses và Cái Mới Trong bài lu ận Có phải không có gì là thiêng liêng?, Rushdie mi êu tả vai trò của văn học dưới dạng đồng nhất nó với một hình thức khát vọng tôn giáo: “Rõ ràng là sẽ còn lâu nữa các dân tộc châu Âu mới chấp nhận một ý thức hệ có tham vọng giải thích một cách toàn vẹn, đầy đủ về thế giới. Bởi vì, lòng tin tôn gi áo, vốn sâu sắc, vẫn là vấn đề cá nhân. Sự lo ại bỏ những giải thích to àn vẹn này là điều kiện hi ện đại. Và đây là nơi hình th ành ti ểu thuy ết, một hình thức được tạo ra để nói sự tan vỡ của chân lí... Việc đề cao sự truy tìm Chén Thánh hơn là bản thân Chén Thánh, việc thừa nhận rằng tất cả những gì bền vững đã tan th ành mây khói, rằng hiện thực và đạo đức không phải là những cấu trúc có sẵn mà là những cấu trúc bất toàn của con ng ười là điểm khởi đầu của tiểu thuy ết. Đấy là cái mà năm 1979, J.-F. Lyotard đã gọi là Hoàn cảnh hậu hiện đại (La Condition Postmoderne). Sự thách thức của văn học là bắt đầu từ điểm này, và nó vẫn tìm cách tho ả mãn những đòi hỏi tinh thần không thay đổi của chúng ta”(6). Ở trên, chúng tôi vừa xem xét trong The Satanic Verses cái kĩ thu ật tự sự bắt chước cách trình bày điều kiện hậu hiện đại theo kiểu ph ản ch ính thống bằng cách bỏ qua vi ệc áp dụng những quy ước về khả tín hay bất tin trong tự sự. Bây giờ chúng tôi
  2. mu ốn xem xét cách thức kh ác mà Rushdie làm để bù đắp điều trên bằng cách mi êu tả các nhân vật có th ừa đức tin vào các đại tự sự kh ông tưởng, có ý mu ốn tái cấu trúc một quan niệm về Cái Mới. Vấn đề Cái Mới trong The Satanic Verses¸ bị đặt trước hai câu hỏi: “Tư tưởng của anh là gì?” và “Khi chiến thắng tư tưởng của anh là gì?”. Hầu hết lời ph ê phán về các phát hiện của Rushdie về Cái Mới tập trung chủ yếu vào việc ông đã mi êu tả ngu ồn gốc sự “Vâng mệnh, quy ph ục Thi ên Chúa” (Submission - Thuật ng ữ Hồi giáo, chỉ sự quy ph ục toàn bộ đối với một Chúa toàn năng duy nhất là đấng Allah Đấng Tối Cao, Đấng Duy Nhất - ND), cái bức rèm hư ảo bảo vệ Hồi giáo. Mặc dù vậy, trong The Satanic Verses, có ít nhất hai mẫu về Cái Mới: Chủ ngh ĩa Thatcher và Chủ ngh ĩa Marx (Mặc dù chủ ngh ĩa Marx ở đây không ph ải trong biến thể Đông Âu hay Trung Qu ốc của nó - cái mà Rushdie gọi là “Chủ ngh ĩa xã hội hi ện tồn” - mà dưới hình thức của Đảng Cộng sản Ấn Độ (Marxit) - là Đảng đầu tiên nắm quy ền thông qua bầu cử dân chủ như Aijaz Ahmad nh ắc cho ch úng ta nhớ). Rushdie nói “Rốt cuộc, Hồi giáo là một trong những hệ tư tưởng vĩ đại nh ất đã xuất hiện trên thế giới”, “Tôi cho rằng tư tưởng ti ếp theo có quy mô như thế sẽ là Chủ ngh ĩa Marx”(7). Trong khi đó, việc tuy ên bố Chủ ngh ĩa Thatcher là quy chế của Cái Mới không được Rushdie nói ra như với hai học thuy ết trên mà th ông qua một nhân vật trong The Satanic Verses, Hal Valance, “sự hiện thân của chủ ngh ĩa khải hoàn phàm tục”. Hal Valance nói với Saladin Chamcha: “Điều bà ta mu ốn, điều bà ta ngh ĩ mình có th ể chắc chắn gi ành được – là tạo ra một giai cấp trung lưu trời đánh ở cái đất nước này… Đó là một cuộc cách mạng đổ máu. Cái Mới đến với đất nước này chất chồng xác chết thối rữa chết tiệt” (Sv, tr.270). Nhưng tác phẩm cũng quan tâm hơn tới vấn đề bạo lực mà Chủ ngh ĩa Thatcher đưa lại - đặc biệt là bạo lực có động cơ chủng tộc của các thế lực an ninh. Valance nói đúng: Cái Mới của Thatcher là một “cuộc cách mạng đẫm máu”; và nếu cái chết của nh ân vật Dr Uhuru Simba chỉ là một trong hàng tri ệu phát súng như mấy tay cảnh sát mi êu tả thì ít nh ất là các nhà tù, nếu không phải là chính đất nước này, có thể sẽ “chất đầy thây xác thối rữa”. Cách thức Valance mi êu tả chủ nghĩa Thatcher cho th ấy những dấu vết của cuộc tàn sát không cố ý gây ra khi mà những ảo tưởng mang tính thực dân mới xổ tung ra. Nhưng nếu Chủ ngh ĩa Thatcher, với xu hướng đàn áp và bạo lực, là một ví dụ về Cái Mới, thì chúng ta nói thế nào về quan điểm chính trị xã hội của Rushdie trong tiểu thuy ết này? Li ệu ở đây có sự tiếp nối nỗi thất vọng mang tính hậu hi ện đại, sự
  3. tiếp tục lời khẳng định tư tưởng hệ về việc kh ông thể tránh được vấn đề bạo lực và đàn áp như Ahmad đã nói khi phân tích tác phẩm The Shame. Nói như vậy là không đúng. Sự kiện Saladin khôn kh éo lôi kéo Gibreel chỉ là “ti ếng giội lại của một bi kịch”, là sự mô phỏng yếu ớt và méo mó cuộc thuy ết phục đầ y mưu mẹo của Iago với Othello. Vì thế, chủ nghĩa Thatcher chỉ là một quan điểm Cái Mới khớp với “thời đại suy tho ái và hay bắt chước của chúng ta”. Thực sự, đây là một Ngụy Tân (Pseudo- Novum – Cái mới giả), một sự chi ếm đoạt vì mục tiêu ý thức hệ, được tiến hành bằng sức mạnh ph ản động và bảo thủ của thu ật hùng biện khoa trương về Cái Mới. The Satanic Verses ph ản ứng lại điều này bằng việc điển hình hóa cái nhìn về khả năng của Cái Mới trong chính bản thân tiểu thuy ết. Rushdie viết: “The Satanic Verses đề cao cái lai tạo, cái ô tạp, cái ho à trộn, sự bi ến đổ i vốn là kết qu ả của sự kết hợp đầ y m ới mẻ, đá ng kinh ng ạc về con ng ười, văn ho á, quan điểm, ch ính trị, kịch, nh ạc. Nó th ích sự lai t ạp, sợ sự thu ần khi ết tuy ệt đố i. Sự hòa trộn, mớ hổ lốn, m ột ch út này cộng một ch út kia là cái cách mà Cái Mới đi vào th ế gi ới, và tôi vừa cố gắng bao qu át điều ấy. The Satanic Verses ph ụng sự sự thay đổ i bằng cách nấu ch ảy ra và ch ắp nối lại. Nó là một bài tình ca về bản ch ất lai t ạo của ch úng ta”(8). Tất nhi ên, cái nh ìn này về sự biến đổ i như trên vẫn bỏ ng ỏ trước quan niệm của Aijaz Ahmad cho rằng ni ềm tin vào sự hoán đổ i và lai hoá văn hoá như vậy chỉ là triệu chứng của sự đồng hóa vào văn hoá tư bản hậu kì của giai cấp tư sản hậu thu ộc địa mà ông coi Rushdie thuộc vào đó. Thế nhưng ở đây chắc chắn còn có một điều không đơn thu ần mang tính ý thức hệ thuần túy. Edward Said vi ết rằng: “Không có một bản chất thu ần túy tinh khi ết mà một số chúng ta có thể quay về, dù bản chất đó có là Hồi giáo thu ần túy, Cơ đốc giáo thu ần túy, Do Thái thu ần túy hay Chủ nghĩa phương Đông, Chủ ngh ĩa châu Mĩ, Chủ ngh ĩa phương Tây. Tác phẩm của Rushdie kh ông chỉ nói về sự hoà trộn, mà nó là bản thân sự hoà trộn”(9). Có thể xem Said thu ộc giai cấp tư sản mà Ahmad tỏ thái độ không thi ện chí, nhưng quan điểm mà Said và Rushdie đưa ra ở đây không thể dễ dàng bỏ qua. Thật nực cười nếu giả bộ rằng những cuộc di cư hàng loạt mà Rushdie đề cập đã không xảy ra. Hơn thế nữa, đây không ph ải là hiện tượng chỉ tác độ ng đến tầng lớp trung lưu ở Anh; đám thanh niên trong The Satanic Verses, những kẻ vẫn thường hay đến hộp
  4. đêm Hot Wax đại diện cho một thế hệ thanh niên người Anh gốc Phi và gốc Á, đám thanh niên ấy là có tồn tại thực. Nhưng hi ện tượng chuy ển đổi được nói đến trong cuốn tiểu thuy ết này cũng liên quan đến cả xã hội Ấn Độ nữa, ít nhất như nó được thể hiện qua cái nhìn của nhân vật Zeeny Vakil: “chẳng phải là toàn bộ nền văn hóa của dân tộc cũng dựa vào nguy ên tắc vay mượn bất kể bộ trang phục nào vừa thì mặc, dù đó là của Aran, Mughal hay Anh qu ốc; tức là dựa trên nguy ên tắc lấy-cái-tốt-nhất và bỏ-cái-còn-lại?” (SV, tr.52). Ở đây, ta cũng lại thấy, một quan điểm có giá trị đang được hình thành; quan điểm này không tìm cách nâng kinh nghi ệm của gi ới trí thức đặc quy ền và theo chủ ngh ĩa thế gi ới lên vị thế đại di ện. Cái Mới, dù vậy, không thể được ph ác họa th ông qua sự hiện thực hóa cụ thể, thực tế của nó. Thay vào đó, như Adorno gi ải thích, nó chỉ có thể được mi êu tả chính xác như là một khát vọng về cái vắng mặt. “Cái Mới là khát vọng về cái mới, chứ không phải là bản thân cái mới. Đây là tai họa của những thứ mới. Là sự phủ định cái cũ, cái mới phải phụ thuộc vào cái cũ trong khi tự xem mình phải trở thành Không Tưởng. Một trong những mâu thuẫn cơ bản của nghệ thuật hiện nay là nó mu ốn thành và phải trở thành Không Tưởng một cách triệt để; bởi vì hiện thực xã hội ngày càng ngăn cản Không Tưởng; trong khi đồng thời, nó lại không nên thành Không Tưởng để khỏi bị kết tội là đưa đến sự nhàn rỗi và ảo tưởng”(10). Do đó, mĩ học về Cái Mới được khám phá không phải trong bản thân Cái Mới mà trong sự dự phòng Cái Mới. Vì th ế, The Satanic Verses phải bóc trần nh ững yếu tố không tưởng hay siêu việt chỉ là ảo tưởng, đồng th ời, phải kh ẳng đị nh động lực thôi thúc những ảo tưởng đó. Cuốn tiểu thuy ết không nh ấn mạnh nhi ều vào những th ành tựu và phần thưởng của Cái Mới mà chú ý vào cuộc đấu tranh mà “niềm khao khát Cái Mới” gây ra. Đặc biệt hơn, The Satanic Verses khảo sát và như Said đã nói, nó cũng là hiện th ân cho cuộc đấu tranh hướng tới hay dự phòng Cái Mới, một khả năng không tưởng. Đó không chỉ là diễn ngôn không tưởng ri êng của hệ tư tưởng tư bản chủ ngh ĩa hậu kì. Như nhiều nhà phê bình đã nhận xét và như chính Rushdie nhắc đi nhắc lại nhi ều lần, The Satanic Verses là tiểu thuy ết bị ám ảnh bởi những câu hỏi về chủng tộc và giới(11). Thái độ của Saladin Chamcha khi bị cảnh sát và các nhà cầm quyền nhập cư kiểm soát chỉ là một trong những ví dụ rõ rệt hơn của cuốn ti ểu thuy ết nói về sự
  5. xúc phạm chủng tộc – ngầm ý đó là kinh nghi ệm chung của các cư dân da màu ở Anh quốc. Có lẽ, cuốn tiểu thuy ết của Rushdie tập trung vào những lăng nhục về thể chất và lời lẽ mà các nhân vật ph ải chịu đựng ít hơn là vào những hiệu quả tâm lí của những lăng nhục đó; điểm này chúng tôi sẽ nói đến sau. Tuy thế, đến lúc này, cũng đủ để hiểu rằng The Satanic Verses cố gắng đưa ra một vài dấu hiệu được ý th ức về cuộc xung đột liên mi ên, cả về tâm lí và thể chất, mà Rushdie đồ ng nhất với hoàn cảnh hay tình trạng của người dân Á châu và da đen ở Anh. Cách xử lí đối với câu hỏi về giới trong tiểu thuy ết này thì khác hơn. Ph ần lớn những dấu ấn li ên quan tới vấn đề này của cuốn tiểu thuy ết bị làm mờ đi do những công kích nhằm vào chương “Mahound ” và “Trở về Jahilia ”. Những công kích này cho rằng hai chương trên hoặc là “có tính phương Đông chủ ngh ĩa” hoặc là “sự báng bổ”. Thực tế, giấc mơ tái hiện lịch sử Hồi giáo nguy ên thu ỷ của Gibreel Farishta làm nổi lên vị trí lệ thuộc của phụ nữ trong văn hoá Hồi giáo. Rushdie cũng ý thức rõ về cấu trúc của quy ền lực; ý thức này lộ ra đến nỗi làm cho một số cảnh có vẻ gây sốc. Các nhân vật bị tước khỏi ánh hào quang của uy quy ền tự nhi ên do Chúa ban ph át; những hành động của những nhân vật khả kính nhất trong lịch sử tôn giáo, giờ đây, hiện ra với vẻ ít cao vời hơn: “Thời cổ đại, giáo chủ Ibrahim đến thung lũng này cùng với vợ Hagar và con trai Ismail. Ở đây, tại cái nơi hoang vu cằn kh ô này, ông bỏ mặc vợ. Bà hỏi ông, đó có phải là ý Chúa không? Ông trả lời đú ng thế. Và kẻ tàn nhẫn, rời đi. Ngay từ thu ở khai sơn lập địa, con người lấy Chúa để bi ện minh cho những điều không thể bi ện minh được” (SV, tr.95). Không cần thi ết ph ải liệt kê những ví dụ nh ư trên được tìm thấy trong giấc mơ về mi ền đất hứa Jahillia của Gibreel – điều này Rusdie đã làm ở chương “Trong Đức Tin Hoàn Hảo”. Nhưng đáng ph ải chú ý đến lời phê bình cho rằng The Satanic Verses đã thẩm thấu văn hoá Anh với những định giá và quan điểm mang tính gia trưởng. Về phương di ện này, hai nhân vật Pamela Lovelace và Allie Cone gi ữ vai trò tiêu biểu. Tên nhân vật Allie Cone (vợ của Chamcha) đọc lên nghe gi ống tên ti ếng Anh biểu thị tính dục nữ, cho thấy sự đồ ng lõa của truy ền thống văn hoá văn học Anh trong việc đè nén tình dục phụ nữ và trong xác đị nh “địa vị” phụ nữ trong xã hội theo hướng nam quy ền(12). Ở đây, tâm thức phương Đô ng mà Edward Said xác định bằng lời của Marx là: “Họ không th ể bi ểu hiện được bản thân; họ bị bi ểu hiện” có thể thấy
  6. ở đây qua sự song hành với những cấu trúc văn hoá của chủ ngh ĩa giới cho ph ép phụ nữ được thể hiện và được xác định như th ế nào. Sức mạnh của những quan niệm về gi ới được ấn định về mặt văn hoá thấy rõ qua hoàn cảnh của nh ân vật Allie Cone, cô phải rất đau khổ giữ bí mật về những khung cửa vỡ, vì, nếu ti ết lộ, hình ảnh “nữ hoàng băng giá” của cô bị tan vỡ. Những khó khăn gian kh ổ kì tích trong chuy ến leo núi Everest của cô th ì bị lờ đi còn việc cô là một ph ụ nữ (m à lại là một phụ nữ đẹp!) là ngu ồn gốc đưa danh ti ếng và của cải đến cho cô. Chính giới tính của nhân vật chứ không phải thành tích mới thực sự làm cho cô có hình có dáng. Tuy nhi ên, cực đoan hơn là trường hợp nhân vật Baby, vợ của Hal Valance. Tác giả viết, “đứa trẻ hoang ” này “có thể chỉ bằng một phần ba tuổi của Valance”; “th ân hình nh ư bóng ma ” của nàng tương phản hoàn toàn với thân hình của chồng, một thân hình, như anh tự nhận, “đang tập luy ện để trở thành Orson Welles”. Chính vì nhân vật bị tước bỏ hết ý nghĩa có thể có về nhân ph ẩm hay nhân dạng như vậy nên vi ệc Chamcha “không thể nhớ nổi tên của đứa trẻ này” kh ông có gì đáng ng ạc nhi ên. Cuộc đấu tranh chống lại các lực lượng xã hội thống trị cũng là vấn đề mấu chốt trong câu chuy ện về Mahound và sự nghi ệp xây dựng sự “Vâng mệnh, quy phục Thiên Chúa” của anh ta. Ở khía cạnh này, cu ộc đấu tranh cam go mà Mohound và Gibreel trải qua khi ở trên núi mang ý ngh ĩa biểu tượng - mặc dù điều này đúng với cả hai nhân vật. Chính cuộc đấu tranh khốc liệt mà nhà ti ên tri phải trải qua, lời phỉ báng và gi ễu cợt không ngớt, đã đẩy nhân vật đi đến th ỏa hiệp: “Đôi khi tôi ngh ĩ tôi phải làm cho nó (đức tin vào một Thi ên chúa duy nh ất của Hồi giáo - ND) dễ tin hơn” (SV, tr.106). Nhưng quan trọng là ông không làm như vậy. Giống th ánh Christ của nhân vật “Điều tra vi ên vĩ đại” (The Grand Inquisitor) của Dostoevsky, Mahound bỏ cách thức làm cho tín điều của mình trở nên hấp dẫn hơn. Cuộc cải cách của ông (chinh phục người dân Ả rập vốn đang theo tôn giáo đa thần chuy ển sang tôn giáo nh ất thần, tôn sùng thánh Al lah - ND) vẫn còn lại một trong những “người gánh nước, người nhập cư và nô lệ”, bởi vì ông kh ông sẵn lòng tiến tới một thỏa thu ận - theo kiểu-buôn bán với Grandee, người đứng đầu các cuộc thương lượng ở xứ Jahilia. Dự án của Mahound có điểm tương đồ ng với dự án của Rushdie trong The Satanic Verses: cả hai còn gắn bó chặt chẽ với những hình thức ý thức hệ (Mahound, xét cho cùng, là một thương gia và là người ít hoà hợp với các quan niệm về sự bình đẳng gi ới); nhưng cả
  7. hai đều nghi êm túc cố gắng đưa ra một cái nhìn thay thế cho các giá trị và điều kiện đương thời, và do đó đều tiềm tàng sự tri ệt để và không tưởng. Câu chuy ện về hai nh à tiên tri Mahound và Ayesha trong giấc mơ của Gibreel rõ ràng có cảm hứng từ sự hợp nhất các quyền lực xã hội với những chấn động tinh thần và những trải nghi ệm cá nhân. Ở phần đầu tiểu thuy ết, chúng ta được nghe kể “Gibreel được nghe mẹ, bà Naima Najmuddin kể rất nhi ều chuy ện về Nhà tiên tri, và nếu có những điểm kh ông chính xác len vào câu chuy ện, chàng không quan tâm điều không chính xác ấy là gì” (SV, tr.22). Khi chưa thành danh, Gibreel ngồi lì trong phòng, nghi ên cứu những chuy ện bi ến hóa, sự kiện được vin vào trong những vần thơ quỷ, “và chủ ngh ĩa siêu thực trên các tờ báo, trong đó, những con bướm có thể bay vào mi ệng các cô gái trẻ, đòi chết” (SV, tr.24). Tất cả những trải nghi ệm này có một vai trò quan trọng trong nỗi dằn vặt mộng mị mà cuốn tiểu thuy ết mô tả. Những ham mu ốn nhục dục của Gibreel với nàng Allie trung th ành cũng có ảnh hưởng. Malise Ruthven (l à một trong những học giả nổi ti ếng về tôn giáo và chủ ngh ĩa chính th ống - ND), trong bài Câu chuyện quỷ sa tăng (A Satanic Affair), chỉ ra ý ngh ĩa tên của ngọn núi Mount Cone, nơi Mahound đạt được thi ên khải. Ông viết: “Nơi thiên khải mang cái tên được yêu mến. Sự sụp đổ của xác tín tôn giáo được biểu tượng trong câu chuy ện The Satanic Verses, qua hành động phản bội của Gibreel trong cuộc sống quấy phá của anh ta, khi anh ta trở nên bị ám ảnh và thôi thúc bởi tính ích kỉ”(13). Dù vậy, có lẽ hầu hết giấc mơ tôn giáo của Gibreel được nhào nặn bởi các bộ phim. Trong tác phẩm The Midnight’s children (Những đứa trẻ lúc nửa đêm), Saleen Sinai kể với một linh mục trẻ về việc Mary Pereira mi êu tả chi ến công đầy bạo lực của Joe D’Costa. Sau đó , Saleem bắt đầu xem xét phản ứng của th ầy tu: “Anh ta sẽ, trong thực tế, hỏi Mary đị a chỉ của Joseph, và sau đó khám phá… Tóm lại, có phải ông bố trẻ với cái bụng-khuấy sữa, đầy-rượu thơm này đã cư xử giống như, hay không giống, Montgomery Clift trong bộ phim Tôi th ú tội (I confess) không? (Tôi cũng kh ông chắc lắm khi xem bộ phim này ở Rạp New Empire cách đây mấy năm” (MC, tr.105). Gibreel, một ngôi sao điện ảnh, đạt đến trạng thái sâu hơn Saleem; anh ta, th ậm chí, mơ cũng rất điện ảnh. Điều lạ là những bộ phim được phát tri ển từ các gi ấc mơ sau này đều không thành công. Nó cho thấy, trước ti ên, những giấc mơ thực chất là
  8. khởi đầu của những bộ phim. Những trải nghi ệm khi mơ được mi êu tả giống với những trải nghi ệm khi xem hay làm một bộ phim. Đô i lúc, tác ph ẩm còn mô tả điểm nhìn của Gibreel gi ống với điểm nhìn của “nhà quay phim và đôi lúc, của kh án giả”: “Hầu như anh ta ngồi trên đỉnh Mount Cone giống nh ư một anh chàng giàu có đang đứng ở ban công rạp hát, và xứ Jahilia là màn bạc của anh ta. Anh ta nhìn và cân nhắc diễn bi ến của vở kịch giống như bất kì người hâm mộ nào, anh ta thích thú những cuộc đấu, những sự bội tín, những cuộc nổi loạn về đạo đức, nhưng ở đây không đủ gái cho một gã đâm chém, và nh ững bài hát chết giẫm ở đâu rồi?” (SV, tr.108). Cuộc kh ủng hoảng đức tin của Gibreel tìm hình thức biểu thị trong nền công nghi ệp văn hoá – chính nền công nghi ệp này phải chịu trách nhi ệm về cuộc khủng hoảng này. Không có gì quá ngạc nhi ên khi xem cái nhìn tôn giáo của Gibreel là sa đoạ, thậm chí là rác rưởi hoặc khi xem anh ta hoàn toàn bị dẫn dắt bởi ảo tưởng về cái cao cả, ý thức tôn giáo và ý thức về bản ngã của anh ta bị nhào nặn trong một lo ại môi trường, ở đó, Greta Garbo và Grace Kelly (“Gracekali ” - Cách chơi chữ của Rushdie ghép tên hoàng tử điện ảnh Mĩ với nữ thần tình yêu và tình dục của Ấn Độ; hoặc cũng có thể hiểu là “nụ hoa yêu ki ều”, vì chữ Kali còn có một ngh ĩa khác là “nụ hoa” - ND) được mi êu tả như là những nữ th ần; danh tiếng của bản th ân Gibreel đem đến cho anh ta vị trí xã hội của một vị nửa-thần; anh ta gi ành được danh tiếng đó bằng việc cá nhân hóa các vị thần trong “các bộ phim thần học”. Điều mà Rushdie thể hiện thông qua tình cảnh khốn khổ của Gibreel là cuộc vật lộn bi thảm để đưa ra một quan điểm về Cái Mới hoàn toàn kh ông bị chế định bởi các thế lực thống trị xã hội đương thời – trong trường hợp của Gibreel, quan điểm về Cái Mới bị đị nh hình bởi môi trường gần gũi với nhân vật là kinh đô điện ảnh “Bollywood” hào nho áng. Ở đây, như tôi vừa nói, là những nỗ lực về ngh ệ thu ật của ri êng Rushdie trong The Satanic Verses. Tiểu thuy ết Sống dậy từ Golgotha (Live from Golgotha) của Gore Vidal dựng lại cảnh th ánh Christ bị đóng đinh trên cây thập tự giống như một “sự kiện” trên truy ền hình. Vidal gợi ý rằng, đây cũng là cách mà chính các nhà truy ền giáo truy ền hình đã làm đối với các thần tho ại Cơ đốc; chúng bị xâm chi ếm và bị đóng gói lại bởi nền công nghi ệp văn hoá. Chu ỗi giấc mơ trong The Satanic Verses nói với chúng ta những điều giống như thế về công nghi ệp điện ảnh Ấn Độ và ngu ồn gốc của Hồi gi áo.
  9. Nếu Aijaz Ahmad kiên định hơn, ông có thể đã thừa nhận quan điểm hợp lí này. Khi bảo vệ Dante khỏi sự công kích của Edward Said, chính ông khăng khăng là cần thiết phải làm sáng tỏ bài thơ Địa ngục (Inferno) bằng ý thức về điều kiện lịch sử đã sản sinh ra tác phẩm. Ông từng viết, “Quan điểm phê bình văn học tôi đang làm là anh không thể đọc thông điệp về Muhammad bên ngoài toàn bộ chuỗi phức hợp khổng lồ này” (IT, tr.189). Nhưng, khi đi vào tác phẩm The Satanic Verses, Ahmad đã hoàn toàn lờ đi những phức tạp về lịch sử và văn học để khẳng định “tính dị giáo và sự thể hiện trực tiếp của cuốn sách về Nhà tiên tri của Hồi giáo và dòng dõi ông ta trong trang phục thô tục hết sức có thể” (IT, tr.214). Ông cho rằng, cái thời điểm lịch sử có quan hệ với tiểu thuyết của Rushdie chỉ là xu hướng phương Đông hoá trong phạm vi văn hoá Anh quốc. Điều này không đúng. Xuất phát điểm ý thức hệ, cái mức độ mà ý thức hệ đó hình thành và giới hạn khả năng tưởng tượng dần trở thành chủ đề trong tác phẩm của Rushdie. Hình dung về Không tưởng: Xứ Oz (Land of Oz) Ernst Bloch, khi theo đuổi vấn đề chức năng không tưởng(14) của ngh ệ thu ật, cho rằng, nghệ thu ật và văn học là “sự-chưa-ý-thức”; qua đó, ông mu ốn nói ngh ệ thu ật có khả năng th ể hiện một “linh cảm hữu ích”, cái linh cảm này “tự ý th ức rất rõ về mình, đặc biệt, như là một thứ gì đó chưa-ý-thức”(15). Khi ti ếp tục gi ải th ích quan điểm coi ngh ệ thu ật như là sự ch ưa-ý-thức, cách mô tả của Bloch ngày càng gi ống với cách tôi dùng để phân tích hành trình ti ến tới sự tự-ý thức về niềm khao khát Cái Mới trong The Satanic Verses: “Khao khát càng mạnh mẽ, nó ý thức về mình càng rõ ràng hơn… Cái chưa-ý- thức tự nó cũng ph ải trở nên có ý th ức về những hành động riêng của mình; nó ph ải hiểu rằng, nội dung của nó mang tính kìm hãm và phát lộ. Và do đó, quan trọng là ti ến tới một hi vọng rằng, kết quả thực sự của những khao khát trong mơ không chỉ xuất hiện như là một cảm xúc đơn thuần, tồn tại cho nó mà là ý thức và đượ c hiểu như là chức năng có tính không tưởng”(16). Cái “chưa-ý thức” ý thức về mình kh ông phải như là thứ có th ể nhận ra trong hiện tại, mà là cái Bloch gọi là “sự soi sáng trước hạn” (Vor-schein). Đó là sức mạnh của tưởng tượng có thể làm biến đổ i ý thức theo cách: những cái đang tồn tại có thể được phóng chiếu tới tương lai khác đi ở dạng tiềm ẩn, có thể phóng chiếu tới hoàn cảnh tốt hơn theo hướng dự báo(17).
  10. “Sự soi sáng trước hạn” do ngh ệ thu ật cung cấp, cái có thể tiên định một hình thức tập tục chính trị và văn ho á, là điều cốt yếu mà Rushdie cố gắng đạt được với tư cách là một ngh ệ sĩ. Theo ngh ĩa nào đó, các lỗ-h ổng-được-chúa-nặn ra tràn ngập ti ểu thuy ết của Rushdie, ở cả chủ đề và cấu trúc, chỉ có thể được lấp đầy bằng chính những tác ph ẩm hư cấu như vậy; do đó, cái lỗ đó chỉ nh ư báo trước một tiềm năng giải phóng. Khi Rushdie hỏi: “Ngh ệ thuật có th ể là nguy ên lí thứ ba nối giữa thế giới vật chất và th ế giới tinh thần không? nó có thể, bằng cách “nuốt chửng” hai thế giới rồi đưa lại cho chúng ta một cái mới - cái gì đó có th ể được gọi như là một định ngh ĩa trần tục về cái siêu việt không?”(18) thì tôi cảm thấy, ông đang tiến tới một định ngh ĩa về những kh ả thể của ngh ệ thu ật giống như định nghĩa của Bloch, và ông đang tìm cách đặt sự mô tả có tính hư cấu về tương lai có thể xảy đến với một sự biến đổi xã hội căn bản vào cái chỗ bây giờ đang bị cho án lấp bởi đức tin vào cái tuy ệt đối. Nhưng sự bất hạnh bi thảm và sự tất yếu biện chứng của sự mô tả dù sao vẫn phải gắn với những nhu cầu tư tưởng của thời hiện tại bằng cách nào đó. Đây là điều mà chúng tôi quan tâm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2