intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu địa chí Bắc Giang: Di sản Hán Nôm - Phần 1

Chia sẻ: Lăng Mộng Như | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:268

20
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 của cuốn sách "Địa chí Bắc Giang: Di sản Hán Nôm" trình bày những nội dung về: thư tịch; thư tịch Hán Nôm lưu trữ tại các thư viện Trung ương; thư tịch Hán Nôm lưu trữ tại địa phương; thư tịch chuyên đề; thư tịch Hán Nôm của người Kinh;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu địa chí Bắc Giang: Di sản Hán Nôm - Phần 1

  1. UNIVERSITYOF CA RIVERSIDE, LIBRARY 3 1210 02095 0646 UỶ BAN NHÂNDÂN TỈNH BẮC GIANG 28128 28128 ĐỊA CHỈ BACCIANG B& 7887 % B% Y DISAN HAN NOMY 12 2889 2 *** < * > SỞ VĂN HÓA THÔNG TIN BẮC GIANG VÀ TRUNG TÂM UNESCO THÔNG TIN TƯ LIỆU LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM % 3% %A8% %
  2. GAUTE
  3. ĐỊA CHÍ BẮC GIANG DI SẢN HÁN NÔM
  4. Đọc duyệt PGS TRẦN NGHĨA – PGS , TS TẠ NGỌC LIỄN Tổ chức bản thảo NGUYỄN QUANG ÂN Sưu tầm , biên soạn , dịch thuật LÂM GIANG NGUYỄN MINH TUÂN NGÔ THẾ LONG TRẦN VĂN LẠNG MAI HỒNG NGUYỄN VĂN PHONG
  5. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG ĐỊA CHỈ NG GIA BAC 2 DI SẢN HÁN NÔM Chủ biên LÂM GIANG - NGUYỄN ĐÌNH BƯU SỞ VĂN HÓA THÔNG TIN BẮC GIANG VÀ TRUNG TÂM UNESCO THÔNG TIN TƯ LIỆU LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM HÀ NỘI 2003
  6. 5 LỜI MỞ ĐẦU Bắc Giang vốn là miền Thượng của lộ Bắc Giang thời kỳ Lý - Trần ( TK X XIV ) , trấn Kinh Bắc thời Lê (TK XV - XVIII ) , tỉnh Bắc Ninh thời Nguyễn (TK XIX ) . Ngày mồng 10.10.1895 Toàn quyền Đông Dương Rútxô (Rousseau ) ký Nghị định số 983 thành lập tỉnh Bắc Giang, lấy Phủ Lạng Thương làm tỉnh lỵ . Ngày 1.10.1959 Phủ Lạng Thương đổi tên thành thị xã Bắc Giang . Ngày 27.10.1962 , Nghị quyết kỳ họp Quốc hội khoá II hợp nhất 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh thành tỉnh Hà Bắc , bắt đầu hoạt động từ 1.4.1963 , tỉnh lỵ là thị xã Bắc Giang . Ngày 6.11.1996 , Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX tách tỉnh Hà Bắc thành 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh , bắt đầu từ 1.1.1997 bộ máy hành chính tỉnh Bắc Giang chính thức hoạt động , tỉnh lỵ là thị xã Bắc Giang . Tỉnh Bắc Giang là tỉnh miền núi , có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống trên 9 huyện và 1 thị xã là : Sơn Động, Lục Ngạn , Lục Nam , Yên Thế , Lạng Giang , Hiệp Hoà , Tân Yên , Việt Yên , Yên Dũng và thị xã Bắc Giang : với 227 xã , phường , thị trấn : diện tích 3822,5 km ; dân số ( tính đến 1.4.1999 ) là 1.129.899 người . Kể từ ngày thành lập đến nay , Bắc Giang có lịch sử hơn 100 năm , song trước đó các nhà khảo cổ học đã tìm thấy di chỉ đồ đá cũ ở Khe Táu . Chũ ; di chỉ đồng thau ở Đông Lâm , Bắc Lý , Song Giang (Hiệp Hoà) ... Những chứng tích ấy chứng tỏ Bắc Giang là vùng đất cổ phát triển liên tục từ hàng vạn năm trước cho đến ngày nay . Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước , nhân dân các dân tộc Bắc Giang đã lập nên biết bao kỳ tích anh hùng ở Như Nguyệt , Xa Lý - Nội Bàng , Cần Trạm – Xương Giang , Yên Thế ... mà sử sách đã ghi chép . Các di tích lịch sử văn hoá có giá trị để lại đã chứng minh Bắc Giang là vùng đất văn hiến và cách mạng . Có thể nói , ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào Bắc Giang cũng xuất hiện những tên đất tên người tiêu biểu . Mỗi dân tộc chung sống lâu đời trên đất Bắc Giang đều có truyền thống tốt đẹp , mỗi địa phương trong tỉnh đều có những tiềm năng phát triển . Nguồn lực con người Bắc Giang đã , đang và sẽ được phát huy ở các thế hệ hôm nay và mai sau . Trong quá trình xây dựng và phát triển , do nhu cầu bức thiết , trước hết là của các nhà quản lý đất nước muốn hiểu về đất đai , khí hậu , tài nguyên , sản vật , phong tục tập quán , truyền thống nhân dân ... của địa phương mình để từ đó xây dựng chính sách , chế độ phù hợp . Cuốn sách Bắc Giang địa chỉ của Trịnh Như
  7. 6 Tấu ra đời năm 1937 ; tập sách Địa chí Hà Bắc của tập thể các tác giả trung ương và địa phương xuất bản năm 1982 đã đóng góp những tri thức cho cán bộ và nhân dân địa phương . Bước vào thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá . hiện đại hoá đất nước , cán bộ và nhân dân các dân tộc Bắc Giang hơn bao giờ hết có nhu cầu tìm hiểu về đất nước , con người Bắc Giang . Do đó cần có một bộ sách sưu tầm , biên soạn vừa tổng hợp vừa cụ thể , vừa nâng cao vừa phổ thông , vừa giới thiệu vừa gợi ý về các mặt địa lý , lịch sử , chính trị , quân sự , kinh tế, văn hoá - xã hội Bắc Giang từ cổ xưa đến hiện đại. Bộ sách đó không những thừa hưởng thành tựu những công trình khảo cứu biên soạn của những người đi trước mà còn phải sưu tầm mới , bổ sung tư liệu mới , hiểu biết mới, tinh bày mới một cách có hệ thống tri thức và hướng dẫn tra cứu các tư liệu chuyên nghành về đất nước con người Bắc Giang . Nhằm đáp ứng yêu cầu trên , ngay sau khi tỉnh Bắc Giang được tái lập , ngày 16.9.1997. UBND tỉnh Bắc Giang đã phê duyệt đề án biên soạn xuất bản bộ sách Địa chí Bắc Giang do Sở Văn hoá - Thông tin đề xuất . Bộ sách gồm 4 tập . Tập I. Địa lý và kinh tế, Tập II : Lịch sử, văn hoá , giáo dục , khoa học : Tập III : Di sản Hán Nôm ; Tập IV : Từ điển tra cứu . Bộ sách được biên soạn với sự giúp đỡ của Trung tâm UNESCO Thông tin Tư liệu Lịch sử và Văn hoá Việt Nam và sự đóng góp trí tuệ của nhiều nhà khoa học ở trung ương và địa phương . Địa chí Bắc Giang sẽ là bộ sách bổ ích cho các cán bộ quản lý , cán bộ nghiệp vụ , cán bộ nghiên cứu các ngành , các cấp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh trong việc xây dựng các chương trình , kế hoạch , đề án mới trên cơ sở truyền thống , tiềm năng , thực trạng vốn có ... Bạn dọc ngoài tỉnh cũng có thể tìm thấy những thông tin tư liệu về Bắc Giang để hiểu biết , cộng tác đóng góp cho Bác Giang trong quá trình xây dựng và phát triển . Mặc dù được tổ chức biên soạn công phu , song bộ sách không thể tránh khỏi còn những điểm khiếm khuyết , rất mong được bạn đọc xa gần đóng góp ý kiến để khi có điều kiện tái bản , bộ sách đạt chất lượng cao hơn . Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang trấn trọng cảm ơn các tác giả , các cộng tác viên và vui mừng giới thiệu bộ sách Địa chỉ Bắc Giang cùng bạn đọc . Bắc Giang , ngày 24 tháng 12 năm 2001 THÂN VĂN MƯU Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Giang
  8. 7 LỜI GIỚI THIỆU Cụm từ "Di sản Hán Nôm ” dùng làm tiêu đề cho Tập ba , một trong số bốn tập của bộ Địa chí Bắc Giang , không bao hàm toàn bộ những thư tịch và tài liệu được soạn thảo bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm về Bắc giang, của Bắc Giang , hay ở Bắc Giang. Vì như vậy , phạm vi của Tập ba sẽ quá rộng, gồm cả “kinh ” , “ sử ” , “ tử ” , “ tập ” , trong khi “ địa chỉ” , cái mà chúng ta đang quan tâm , lại chỉ là một bộ phận nhỏ của “ sử ” , theo quan niệm thời trước . Nói khác đi , theo sự phân công của bộ sách , Tập ba mới bước đầu kiểm kê , phân loại , lược thuật hay phiên chuyển sang tiếng Việt riêng phần “ địa chỉ trong di sản Hán Nôm Bắc Giang . Là một trong “ tứ trấn ” xưa , Bắc Giang hiện có một khối lượng di sản Hán Nôm về địa chí thật không nhỏ , bao gồm nhiều loại hình văn bản khác nhau . Có thể qui tụ vào hai nhóm lớn : Thư tịch và văn khắc . Thuộc nhóm thư tịch , có các loại văn bản như địa bạ 66 bản , hương ước 18 bản , tục lệ 55 bản , thần sắc 55 bản , thần tích 51 bản , xã chí 1 cuốn , sách ghi chép tổng hợp hoặc liên quan đến các lĩnh vực khác của địa chí 120 cuốn . Đó là nguồn thư tịch hiện đang lưu trữ tại hai thư viện ở trung ương (Thư viện Viện Thông tin khoa học xã hội và Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm ) . Tại địa phương , thư tịch Hán Nôm hiện còn khá phong phú , được lưu trữ tại các tư gia như các tập gia phả của các dòng họ lớn ( 11 cuốn ) , các tài liệu ghi chép về lịch sử , văn hoá , các lệnh dụ , lệnh chỉ , chiếu chỉ , địa bạ , thần tích ( 16 cuốn ) , các ván khắc để ở các chùa chiền (chùa Vĩnh Nghiêm , huyện Yên Dũng 30 bộ ván in ; chùa Bổ Đà , huyện Việt Yên trên 50 bộ ván in ... ) . Vẫn thuộc về thư tịch lưu trữ tại địa phương , phải kể đến các thư tịch Hán Nôm của một số dân tộc ít người , như sách của người Sán Chỉ huyện Lục
  9. 8 Ngạn . Sơn Động (trên 100 cuốn ) , sách của người Cao Lan huyện Lục Ngạn , Sơn Động , Yên Thế ( xấp xỉ 50 cuốn ) , của người Sán Dìu huyện Lục Ngạn ( 10 cuốn ) , V.V ... Thuộc nhóm văn khắc , có 1.298 đơn vị thác bản bia , chuông , biển gỗ , cột đá , cột gỗ , cây hương ... cùng trên 2.500 đơn vị hoành phi, câu đối , cuốn thư , đại tự ... tại hơn 620 di tích lịch sử - văn hoá gồm đình , đền , chùa , nghè , miếu , từ đường, cổng làng , lăng mộ… thuộc 10 huyện thị của Bắc Giang . Nếu làm một so sánh , ta sẽ thấy về mặt thác bản , Hiệp Hoà , Việt Yên , Yên Dũng , Lạng Giang , chiếm số lượng lớn nhất ; Lục Nam , Thị xã Bắc Giang , Tân Yên , Lục Ngạn , Yên Thế , chiếm số lượng ít hơn . Còn về mặt hoành phi , câu đối ... thì Hiệp Hoà , Lạng Giang , Việt Yên chiếm số lượng nhiều nhất ; Lục Nam , Yên Dũng, Thị xã Bắc Giang , Tân Yên , Lục Ngạn , Yên Thế, Sơn Động chiếm số lượng ít hơn . Nơi có mật độ địa chí cao , phải kể là các huyện Hiệp Hoà , Việt Yên và Lạng Giang . Để giúp bạn dọc dễ dàng năm bắt những thông tin chuyển tải các văn bản địa chí ở Tập ba này , đặc biệt là mảng hương ước , tục lệ , thần sắc , thần tích và gắn liền với chúng là phần lớn văn khắc , không thể không nói một chút về thuyết “ tam tài” cùng phương pháp tư duy của người phương Đông thời cổ mà di sản Hán Nôm của ta thường chia sẻ . Thuyết “ tam tài ” bắt nguồn từ Kinh Dịch . Phần thuyết minh về hào và quẻ ở sách này viết : “ Ngày xưa thánh nhân làm ra Kinh Dịch cốt để thuận theo đạo lý tự nhiên , vì vậy mà xác lập đạo trời , gọi là âm dương ; xác lập đạo đất, gọi là nhu và cương ; xác lập đạo người , gọi là nhân và nghĩa . Gộp cả thiên , địa , nhân tức là “ tam tài” lại với nhau theo kiểu từng đội xếp thành nhiều tầng bậc , nên ở Kinh Dịch , cứ 6 hào tạo thành một quẻ ” (Kinh Dịch . Thuyết quái ) . Sách địa chí thời cổ khi ghi chép về địa hình , dân cư , chính trị , sản vật, giao thông và đặc biệt là phong tục , tập quán , đời sống tâm linh ... của một đất nước hay một vùng miền , thường bị chi phối bởi quan niệm “ tam tài” , thiên địa nhân hợp nhất vừa nói . Mục tiêu của các nhà biên soạn địa chí thời trước là hướng tới sự hài hoà giữa ba cõi trời , đất và người; do vậy họ phải khảo sát để am tường cả ba lĩnh vực thiên văn , địa lý , nhân sự , cũng như mối quan hệ giữa con người đối với bản
  10. 9 thân , đối với xã hội , con người đối với tự nhiên , nhằm giúp cho người cầm quyền hoạch định đường lối, chính sách . Về phương pháp tư duy , đặc biệt là trên các lĩnh vực đạo đức , triết học , cách tiếp cận của ông cha ta nói riêng và người phương Đông nói chung là trực quan , bằng cảm xúc , khác với cách tiếp cận chủ yếu và dựa vào logic và thực nghiệm của người phương Tây . Dùng đôi nhỡn kính phương Tây để xem xét cac vấn đề phương Đông , trong đó có di sản Hán Nôm , e còn lâu anh mới “ tìm đúng ngõ , gõ đúng cửa” . Nhất là trước những hiện tượng mà người phương Đông thấy khó lòng giải thích , chỉ có thể ghi lại , nhưng rất quan trọng vì nó hầu như là nguồn gốc của mọi ứng xử . Giá trị của Tập ba trước hết nằm ở bản thân tư liệu . Đây là một tập văn bản nguyên viết bằng chữ Hán , chữ Nôm , sản phẩm đặc hữu của một thời , không còn được tiếp tục chế tác ra nữa . Chúng thuộc loại tư liệu gốc , nguồn thông tin cấp một . nhất là văn khắc gồm bia , chuông , hoành phi câu đối, đại tự , những “ trang sử đá ” , có độ tin cậy cao . Chẳng những thế , hầu hết các thư tịch và tài liệu địa chí giới thiệu ở Tập ba đều ra đời trong hoàn cảnh khoa học chưa phát triển . Những thông tin mà chúng cung cấp do vậy thường mang tính tổng hợp , liên ngành , là đối tượng nghiên cứu của khá nhiều bộ môn khoa học hiện đại . Như thế , di sản Hán Nôm nói chung , di sản Hán Nôm viết về Bắc Giang , viết tại Bắc Giang ... nói riêng là rất phong phú . Đây là nguồn tư liệu quý giá không những giúp ích cho các nhà nghiên cứu về chính trị , lịch sử . kinh tế, văn hoá ... mà còn giúp cho đông đảo bạn đọc , nhất là nhân dân Bắc Giang hiểu được truyền thống tốt đẹp của cha ông trong quá khứ , mặt khác còn giúp cho các nhà quản lý hoạch định chính sách được phù hợp và có hiệu quả . Chính vì thế Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ngay từ đầu đã chỉ đạo và tạo mọi điều kiện cho bộ Địa chí Bắc Giang bốn tập , trong đó có Tập ba : Di sản Hán Nôm ra mắt bạn đọc . Đây là việc làm hết sức có ý nghĩa của tỉnh Bắc Giang mà nhiều tỉnh khác hiện chưa làm . Tập ba với trên 1.200 trang in là một cố gắng đáng kể của nhóm soạn giả là các cán bộ nghiên cứu ở trung ương và địa phương do Nhà nghiên cứu Lâm
  11. Giang và Nguyễn Đình Bưu làm chủ biên , chắc chắn sẽ còn có những nhiệm khuyết , mong độc giả chỉ giáo và cảm thông . Hà Nội , tháng 6 năm 2002 PGS TRẦN NGHĨA Nguyễn Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm
  12. [! QUY CÁCH BIÊN SOẠN Tập sách gồm bài: Mấy nét về di sản Hán Nôm tỉnh Bắc Giang và 2 phần tư liệu chính : Phần thứ nhất : Thư tịch . Phần thứ hai: Văn khắc . I. PHẦN THỨ NHẤT THƯ TỊCH -Thư tịch Hán Nôm lưu trữ tại các thư viện Trung ương . -Thư tịch Hán Nôm lưu trữ tại địa phương . 1.Thư tịch Hán Nôm lưu trữ tại các thư viện Trung ương Gồm thư tịch tổng hợp và thư tịch chuyên đề Thư tịch tổng hợp , là những thư tịch Hán Nôm viết về Bắc Giang, hoặc tác giả là người Bác Giang ... , không chia theo môn loại , hay theo chủ đề , hiện lưu trữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm , với những ký hiệu Thư viện A ... ; AB ... ; VHv ... Loại này xếp sắp theo trật tự A B C vần chữ cái của từng tên sách . Thư tịch chuyên đề , gồm những thư tịch Hán Nôm được tập hợp theo chủ đề nhất định . như thư tịch về Địa bạ . Hương ước , Tục lệ , Thần sắc . Thần tích , Xã chí hiện lưu trữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm . Thư viện Thông tin K.H.X.H , với những ký hiệu Thư viện AG (Địa bạ ), Hư (Hương ước ) , AF (Tục lệ ) . AD ( Thần sắc) , AE ( Thần tích ). AJ ( Xã chí ). Thư tịch chuyên đề được sắp xếp như sau : + Giữa những nhóm chuyên đề , cũng theo tên gọi của từng chuyên đề mà sắp xếp theo trật tự vẫn chữ cái A B C tên gọi của từng nhóm đó , như nhóm Địa bạ ( vần Đ ) xếp trước nhóm Hương ước ( vẫn H ) ... + Thư tịch chuyện đề được tập hợp theo từng huyện , thứ tự giữa các huyện , sắp xếp theo trật tự vần chữ cái ABC tên gọi của từng huyện , như Hiệp Hoà (vẫn H ) xếp trước Lạng Giang (vần L) ... + Trong mỗi nhóm thư tịch chuyên đề của từng huyện lại được tập hợp theo từng xã , thứ tự giữa các xã sắp xếp theo vẫn chữ cái A B C tên gọi của từng xã , như xã Bích Sơn (vần B ), xếp trước xã Dĩnh Sơn ( vần D )... Những trật tự sắp xếp trên dây , là theo hệ thống sắp xếp của Thư viện Trường Viễn Đông Bác Cổ trước Cách mạng Tháng Tám mà ngày nay vẫn sử
  13. 12 dụng . Trong tập sách này sẽ chú thêm những địa danh ấy nay thuộc xã , huyện nào , như Địa bạ xã An Khê , tổng Mỹ Cầu , huyện Phất Lộc , phủ Lạng Giang ( Nay thuộc xã Song Khê , huyện Yên Dũng )... 2.Thư tịch Hán Nôm lưu trữ tại địa phương Gồm thư tịch của người Kinh và thư tịch của các dân tộc ít người -Thư tịch Hán Nôm của người Kinh : Số lượng không nhiều , sắp xếp theo môn loại: Gia phả - Sách vở tài liệu - Ván khắc . - Thư tịch Hán Nôm của các dân tộc ít người: Xếp theo vần chữ cái A.B.C tên huyện : Lục Ngạn - Sơn Động - Yên Thế . II.PHẦN THỨ HAI VĂN KHẮC : VĂN BIA , HOÀNH PHI VÀ CÂU ĐỐI 1.Văn bia Gồm toàn bộ những thác bản của bia đá , chuông đồng , biển gỗ , cột đá ... , hiện lưu trữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm , ký hiệu Thư viện N ... Những thác bản văn khắc này được tập hợp theo từng huyện , thị; mỗi huyện , thị lại tập hợp theo từng xã ; thứ tự giữa các huyện , thị và các xã , như sau : + Thứ tự giữa các huyện , thị , xếp theo vần chữ cái ABC tên gọi từng huyện , thị : - Thị xã Bắc Giang - Huyện Hiệp Hoà - Lạng Giang - Lục Nam - Lục Ngạn - Sơn Động - Tân Yên - Việt Yên - Yên Dũng - Yên Thế và cuối cùng là mục Những văn khắc có liên quan đến Bắc Giang . + Trong mỗi huyện , thị , chia làm hai mục: -Sưu tầm Trước cách mạng Tháng Tám . Thứ tự giữa các xã sắp xếp theo vần chữ cái ABC tên gọi của từng xã cũ (Theo Thư mục cũ của Thư viện EFEO ) , có chua thêm tên xã cũ ấy nay thuộc xã , huyện nào . -Sưu tầm trong những năm gần đây . Thứ tự giữa các xã sắp xếp theo vần chữ cái ABC tên gọi của từng xã hiện nay đang sử dụng . 2.Hoành phi và câu đối Gồm toàn bộ số hoành phi , câu đối mới sưu tầm trong thời gian gần đây trong địa bàn toàn tỉnh . Thứ tự sắp xếp theo vần chữ cái A B C của tên gọi từng huyện , thị . Trong mỗi huyện , thị lại sắp xếp theo vần chữ cái A B C của tên gọi từng xã . Trong mỗi xã lại xếp theo vần chữ cái A B C của tên gọi của từng thôn , hoặc tên di tích .
  14. 13 MẤY NÉT VỀ DI SẢN HÁN NÔM TỈNH BẮC GIANG Di sản Hán Nôm viết về Bắc Giang , hoặc viết trên đất Bắc Giang , hoặc tác giả là người Bắc Giang v.v ... khá phong phú . Để tiếp cận được nguồn tư liệu này , xin phân chia ra hai mảng chính như sau : Những tài liệu , sách vở , bằng , sắc , ván khắc , v.v ... gọi chung là Thư tịch . Những thác bản văn bia khắc trên chuông đồng , bia đá , khánh đồng, khánh đá , trên biển gỗ , cột gỗ , cột đá ... cùng những văn khắc trên đá , trên gỗ , hoặc đắp nổi trên cột xây bằng vôi vữa v.v ... tạo thành hoành phi, đại tự , câu đối , bài thơ gọi chung là Văn khắc . -Về Thư tịch gồm : I.Thư tịch Hán Nôm lưu trữ tại các thư viện Trung ương , có : 1.Thư tịch chung . 2.Thư tịch chuyên đề . II.Thư tịch Hán Nôm lưu trữ tại địa phương , có : 1.Thư tịch Hán Nôm của người Kinh . 2.Thư tịch Hán Nôm của các dân tộc ít người . -Về Văn khắc gồm : I.Văn bia (Gồm những thác bản văn bia khắc trên chuông đồng , bia đá , khánh đồng , khánh đá , trên biển gỗ , cột gỗ , cột đá , v.v ... ) II.Hoành phi, câu đối (Gồm hoành phi , đại tự , biển gỗ , câu đối v.v ... ) SỰ PHÂN BỐ VÀ SỐ LƯỢNG THƯ TỊCH I.Thư tịch Hán Nôm lưu trữ tại các thư viện Trung ương : 366 đơn vị sách 1.Thư tịch chung 120 đơn vị sách . 2.Thư tịch chuyên đề 246 đơn vị sách , trong đó : -Địa bạ : 66 đơn vị sách ( Hiệp Hoà 25 , Lạng Giang 7 , Yên Dũng 13 , thị xã Bắc Giang 7 , Lục Nam 3 , Việt Yên 11 ) . -Hương ước : 18 đơn vị sách (thị xã Bắc Giang 2 , Hiệp Hoà 1 , Lạng Giang 4 , Lục Nam 2 , Lục Ngạn 2 , Tân Yên 2 , Việt Yên 1 , Yên Dũng 4) . -Tục lệ : 55 đơn vị sách ( Hiệp Hoà 9 , thị xã Bắc Giang 7 , Lạng Giang 11 , Lục Nam 1 , Yên Dũng 17 , Việt Yên 10) .
  15. 14 -Thần sắc : 55 đơn vị sách (Hiệp Hoà 14 , Lạng Giang 10 , thị xã Bắc Giang 6 , Lục Nam 2 , Việt Yên 8 , Yên Dũng 15 ) . -Thần tích : 51 đơn vị sách ( Hiệp Hoà 14 , thị xã Bắc Giang 5 , Lạng Giang 5 , Lục Nam 3 , Việt Yên 9, Yên Dũng 15) . -Xã chí: 1 đơn vị sách (Gồm các xã thuộc huyện Hiệp Hoà ) . II.Thư tịch Hán Nôm lưu trữ tại địa phương 1.Thư tịch Hán Nôm của người Kinh -Gia phả : 11 quyển , hiện lưu trữ tại các tư gia : Họ Giáp ( Dĩnh Kế ), họ Hoàng (Mỹ Độ) , họ Ngô - thị xã Bắc Giang . Họ Nguyễn Đình , họ Vũ (Đan Hội) - Lục Nam . Họ Vi (An Châu) Sơn Động. Họ Phạm (Xuân Hương ), họ Ngô (Đào Mỹ) - Lạng Giang . Họ Giáp ( Việt Lập ) - Tân Yên . Họ Đào ( Song Khê) - Yên Dũng . Họ Trịnh ( Bố Hạ ) - Yên Thế . -Sách vở tài liệu : 15 đơn vị , ở các xã : Xuân Hương (Lạng Giang ); Đan Hội (Lục Nam) ; Mỹ An (Lục Ngạn) ; Đồng Kỳ ( Yên Thế ). -Khắc ván : 30 bộ chùa Vĩnh Nghiêm huyện Yên Dũng . Trên 50 bộ tại chùa Bổ Đà huyện Việt Yên ( Chưa thống kê đủ) . 2.Thư tịch Hán Nôm của các dân tộc ít người Hiện số sách này đang lưu giữ trong dân , tại các xã thuộc các huyện như : Huyện Lục Ngạn -Sách của dân tộc Sán Chí xã Kiên Lao (tủ sách ông Lâm Quốc Ấn có hơn 20 quyển , tủ sách ông Ninh Văn Chất có khoảng trên 30 quyển , tủ sách ông Trần Văn Thành có trên dưới 70 quyển ) . -Sách của dân tộc Sán Dìu xã Hồng Giang ( tủ sách cụ Trương Văn Thái có 10 quyển) . -Sách của dân tộc Cao Lan thôn Đồng Bụt , xã Đèo Gia (tủ sách cụ Hoàng Văn Phùng có 5 quyển) . Huyện Sơn Động -Sách chữ Hán của dân tộc Cao Lan lưu tại xã An Bá có 20 quyển . Huyện Yên Thế -Sách của dân tộc Cao Lan bản Ven , bản Sơn Lung , xã Xuân Lương , có 14 quyển .
  16. 15 VĂN KHẮC I.Văn bia Văn bia hiện có 1.298 đơn vị , trong đó : Thị xã Bắc Giang 42 đơn vị ; Hiệp Hoà 407 ; Lạng Giang 103 ; Lục Nam 98 ; Lục Ngạn 23 ; Sơn Động 1 ; Tân Yên 30 ; Việt Yên 338 ; Yên Dũng 235 ; Yên Thế 4 ; Văn bia liên quan đến Bắc Giang 17 . II.Hoành phi , câu đối -Hoành phi hiện sao chép được 881 bức, trong đó thị xã Bắc Giang 52 , huyện Hiệp Hoà 248 , huyện Lạng Giang 137 , huyện Lục Nam 57 , huyện Lục Ngạn 27 , huyện Sơn Động 1 , huyện Tân Yên 48 , huyện Việt Yên 178 , huyện Yên Dũng 111 , huyện Yên Thế 22 . -Câu đối hiện đã sao chép ở tất cả các điểm di tích tại các thôn xã trong toàn tỉnh là 1.733 đôi , trong đó : Thị xã Bắc Giang 68 đôi , huyện Hiệp Hoà 512 đôi , huyện Lạng Giang 374 đôi , huyện Lục Nam 208 đôi , huyện Lục Ngạn 47 đôi , huyện Sơn Động 9 đôi , huyện Tân Yên 68 đôi , huyện Việt Yên 266 , huyện Yên Dũng 139 đôi , huyện Yên Thế 42 đôi . ĐÔI NÉT VỀ NỘI DUNG Như trên đã thấy , Di sản Hán Nôm về Bắc Giang hiện có số lượng khá lớn , bao gồm những tài liệu , sách vở , văn khắc , hoành phi, câu đối v.v ... với nội dung rất phong phú và đa dạng, phản ánh nhiều mặt về chính trị , quân sự , kinh tế , văn hoá , về sinh hoạt làng xã tại các làng quê , xóm bản của vùng trung du và miền núi tỉnh Bắc Giang thời kỳ trung và cận đại . Dưới đây là mấy nét về tình hình tư liệu và nội dung . I.THƯ TỊCH THƯ TỊCH LƯU TRỮ TẠI CÁC THƯ VIỆN TRUNG ƯƠNG 1.THƯ TỊCH CHUNG Thư tịch lưu trữ tại các thư viện Trung ương viết riêng về Bắc Giang không nhiều , thường được viết chung với vấn đề khác , bao gồm các mặt : Lịch sử , địa dư, thổ sản , phong tục , đăng khoa , tiểu truyện , văn , thơ ... Trong đó tập trung nhất là những sách viết về địa dư. Ở đây , thường phản ánh sự thay đổi địa danh qua các đời , sự biến đổi giữa các phủ , huyện , tổng, xã , những mức thuế phải đóng hàng năm , những nhân đinh cần phải điều động, những thổ sản của từng địa phương , những con sông to , nơi bắt nguồn cũng như nơi chúng hội tụ , những dãy núi lớn với lâm thổ sản quí, với cảnh thiên nhiên hùng vĩ v.v ... Sách địa dư còn được diễn Nôm thể song thất lục bát để người đọc dễ thuộc dễ nhớ :
  17. 16 Tỉnh Bắc Giang Lạng Giang phủ cũ, Chia tỉnh về một phủ một phân . Chung quanh vừa tám huyện quân , Phủ kiêm Phất Lộc ở gần lâm man . Đã thống hạt Việt Yên Yên Dũng , Lại thống thành Phượng Nhãn Lục Ngàn . Mảng sách về địa dư này , cơ bản lược thuật đủ , chỉ còn lại một số sách có nội dung tương tự , hoặc là dị bản , hoặc có sự khác nhau , nhưng không đáng kể . Mảng sách thứ hai cũng khá tập trung là Đăng khoa lục , ở đây , chép họ tên , chức danh . quê quán , năm đỗ , tuổi đỗ , chức vụ nắm giữ ... của các Tiến sĩ qua các đời , trong đó có những Tiến sĩ người Bắc Giang . Sự ghi chép giữa các sách đăng khoa không thống nhất , có sách chép đủ , có sách chép thiếu , có sách viết đúng , có sách có đôi chỗ cần phải khảo cứu tiếp ... Nhưng những sách đó bổ sung cho nhau , ghi được khá đầy đủ những Tiến sĩ người Bắc Giang , qua các đời như : Đào Sư Tích người Song Khê , Yên Dũng Đào Xuân Lôi người Châu Lỗ , Hiệp Hoà . Thân Nhân Trung, Thân Nhân Tín , Thân Nhân Vũ , Thân Cảnh Vân . Nguyễn Lễ Kính , Ngô Văn Cảnh đều người Yên Ninh , Yên Dũng (nay là Việt Yên ) . Lê Đức Trung người Cổ Dũng , Yên Dũng . Nguyễn Xuân Lan người Thời Mại , Bảo Lộc . Nguyễn Văn Hiến người Yên Dũng, huyện Yên Dũng . Đào Thục Viện người Song Khê , Yên Dũng . Đỗ Hoảng người Hoàng Mai , Yên Dũng. Ngọ Doãn Thọ người Ngọ Xá , Việt Yên . Khổng Tư Trực người Đoan Bái , Việt Yên . Nguyễn Doãn Địch người Hoàng Vân , Hiệp Hoà . Giáp Hải , Giáp Lễ người Dĩnh Kế, Phượng Nhãn . Hoàng Sầm người Thù Sơn , Hiệp Hoà . Ngô Trang người Ninh Định , Hiệp Hoà . Doãn Đại Hiệu người Yên Dũng , huyện Yên Dũng. Đỗ Đồng Diễn người Nhĩ Lý , Yên Dũng v.v ... Mảng sách này về cơ bản cũng lược thuật đủ , chỉ còn lại một số là dị bản . Sách viết về nhân vật Bắc Giang , tập trung ở hai nhân vật chính là Thân Nhân Trung và Giáp Hải . Thân Nhân Trung là ở thơ văn (Thơ xướng hoạ trong Hội Tao Đàn và lời bình các bài thơ xướng của Lê Thánh Tông ), số này nằm rải rác ở rất nhiều tập thơ văn khác nhau , như : Toàn Việt thi lục của Lê Quí Đôn , Hoàng Việt thi văn tuyển của Bùi Huy Bích ... còn Giáp Hải thường là những mẩu truyện về truyền thuyết và huyền thoại , cùng một số thơ văn . Ngoài ra , còn nhiều nhân vật khác cũng được đề cập tới , trong đó phải kể đến những nhân vật trong dân gian , đó là gương tiết hạnh được vua ban , hay những người trung quân ái quốc , những gương tiết liệt , v.v ... Tất nhiên là theo quan niệm xưa , như : Nguyễn Vân Lương , người xã Vân Lũng , huyện Lục Ngạn , có học thức , được gọi là bậc chí hiếu . Dương Đình Tuấn người Yên Thế giúp vua Chiêu Thống chạy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1