Tìm hiểu giải mã Đông y: Phần 2
lượt xem 0
download
Tài liệu "Giải mã Đông y - NXB Trẻ" phần 2 trình bày các nội dung chính sau: Phương pháp phòng trị độc đáo; Trị vị bệnh — sớm đào giếng từ khi chưa khát; “Thiện trị giả, trị bì mao” - thầy giỏi, chữa bệnh ở da lông; Chữa bệnh tìm gốc; Đông bệnh hạ trị - bệnh mùa đông, chữa từ mùa hạ; Tâm dược trị tâm bệnh; Năm điều cần thận trọng khi dùng đông dược; Tương tác tân dược & đông dược - một số vấn đề cần lưu ý;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu giải mã Đông y: Phần 2
- Chương hai Phương phớp phòng trị độc đớo
- Trị vị bệnh - sớm đờo giếng từ khi chươ khớt Thánh nhân trị vị bệnh Mọi thứ bệnh tật, đều bắt đầu từ “phi thực thể” - đến “thực thể””; từ “chưa thành hình” - đến “đã thành hình”, từ “vị bệnh” (chưa có bệnh) - rồi đến “dĩ bệnh” (đã mắc bệnh). Đông y rất coi trọng công việc dự phòng, nên từ xưa đã có phương châm “Trị vị bệnh”. Chữ “vị” ở đây có thể được hiểu theo hai nghĩa: Có thể là “chưa” - và có thể là “không”. Do đó “vị bệnh” có thể là “không bệnh” hoặc là “chưa bệnh”. “Không bệnh” là không có biểu hiện bệnh lý, cơ thể đang khỏe mạnh, không mắc bệnh gì. Còn “chưa bệnh”, nghĩa là bệnh chưa phát tác; cơ thể đã có những dấu hiệu bệnh lý tiềm tàng, nhưng còn chưa bộc lộ rõ ràng, chưa có những triệu chứng lâm sàng. BẬ Thái Hư
- Như vậy, “trị vị bệnh” nghĩa là tiến hành chữa trị sớm, ngay từ khi bệnh chưa hình thành. Đối với vấn đề “trị vị bệnh”, thiên “Tứ khí điều thần đại luận” sách Nội Kinh đã viết: “Thánh nhân bất trị dĩ bệnh, trị uị bệnh. Bệnh dĩ thành nhỉ hậu dược chỉ, loạn đĩ thành nhỉ hậu trị chỉ, uí do khát nhỉ xuyên tỉnh, đấu nhỉ chú binh, bất diệc uãn hồ!” Nghĩa là: Bậc thánh nhân không chờ tới khi có bệnh mới chữa trị, mà chữa từ khi chưa có bệnh. Bệnh đã hình thành mới dùng thuốc để chữa; Xã tắc đã rối loạn rồi mới lo chấn chỉnh, khác gì tới khi khát nước mới đào giếng, giặc tới nơi rồi mới đúc binh khí; Làm như vậy chẳng phải là quá muộn hay sao! “Trị vị bệnh” thực tế bao hàm 2 nội dung. Thứ nhất, “trị vị bệnh” là tiến hành dự phòng ngay từ khi bệnh chưa hình thành. Phòng bệnh luôn luôn dễ dàng và kinh tế hơn chữa bệnh. Chờ tới khi đã bị mắc bệnh, mới vội vàng tìm thầy tìm thuốc, không bằng sớm tiến hành dự phòng từ trước, ngăn chặn để bệnh tật không thể phát sinh. Từ xưa Đông y đã hết sức coi trọng dự phòng bệnh tật. Nói chính xác hơn, Đông y còn coi phòng bệnh quan trọng hơn chữa bệnh. Vì thế trong Đông y “Trị vị bệnh” được đặt ở trí cao nhất, còn “Trị dĩ bệnh”, tức tiến hành vị trị liệu khi bệnh đã phát tác, chỉ được xem là biện pháp ở mức độ, bình diện thấp hơn. Thứ hai, khi mắc bệnh cần phải chữa sớm, phòng ngừa biến chứng. Trong giai đoạn bệnh mới phát sinh, cơ thể chưa bị tốn thương nhiều, sức chống Phương pháp phòng trị độc đáo B9
- bệnh vẫn còn vững mạnh, nếu chữa trị kịp thời sẽ mau khỏi bệnh. Chờ đến khi bệnh đã vào sâu, cơ thể đã bị hao tổn nặng, dù có gặp được thây giỏi, thuốc tốt... cũng rất khó khỏi. Trong lĩnh vực chữa trị từ sớm, ngăn bệnh truyền biến (biến chứng), Đông y đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm quý giá. Như sách Kim Quỹ yếu lược đã đề cập khá tỉ mỉ tới cơ chế truyền biến bệnh trong hệ thống “Ngũ tạng” (tức 5 tạng: Tâm, Can, Tỳ, Phế và Thận). Thí dụ, cơ chế truyền biến giữa tạng Can và tạng Tỳ như sau: Thấy tạng Can bị bệnh, thì biết bệnh tà ở tạng Can sẽ truyền qua tạng Tỳ, phải sớm làm cho Tỳ mạnh lên. Một người bị bệnh ở tạng Can, ví dụ viêm gan, ban đầu chỉ thấy xuất hiện những triệu chứng như vàng da, gan to, đau ở vùng gan... sau một thời gian, xuất hiện những triệu chứng như lợm giọng, nôn mửa, đau bụng, chán ăn... Đó là hiện tượng bệnh tà ở tạng Can đã truyền sang tạng Tỳ. Do đó, khi chữa bệnh Can, không chờ tới khi bệnh từ Can đã truyền sang Tỳ, cần sớm sử dụng những thứ thuốc củng cố tạng Tỳ, để phòng ngừa những ảnh hưởng xấu, những biến chứng từ Can truyền sang. Trị vị bệnh Ø Sức khỏe thứ cấp (sub-health) Theo số liệu thống kê WHO: Trong xã hội hiện đại, số người thực sự khỏe mạnh chỉ chiếm vẻn vẹn khoảng 5%, số người bị mắc bệnh khoảng 20%, 75% còn lại là những người thuộc “trạng thái trung gian” - nằm giữa sức khỏe và bệnh tật. BB_ Thái Hư
- Trạng thái đó, ban đầu được gọi là “Trạng thái thứ 3” (khỏe mạnh = trạng thái thứ nhất, bệnh tật = trạng thái thứ 2). Hiện tại, trạng thái này thường được gọi là “Sub-health” - có nghĩa là “Sức khỏe thứ cấp”; Còn gọi là “Á kiện khang” (chữ “á” ở đây giống như trong “á quân”, “á hậu”); một số tài liệu còn gọi là “Trạng thái màu xám”, “Trạng thái đèn vàng” (trên nút giao thông), “Trạng thái quả lắc”,... Dưới đây, chúng ta sẽ sử dụng danh từ “Sức khỏe thứ cấp” (Sub-health). Hiện nay, trên lâm sàng, “sức khỏe thứ cấp” được định nghĩa như trạng thái bao gồm một số biểu hiện và cảm giác có tính chủ quan; Do một số chức năng trong cơ thể đã bị thay đổi, nhưng khi kiểm tra không phát hiện những tổn thương thực thể. Nói đơn giản, trong trạng thái “sức khỏe thứ cấp” tuy không tìm ra một căn bệnh cụ thể, nhưng sức lực bị suy giảm và khả năng thích ứng ở mức độ nhất định đã bị hạ thấp. Những dấu hiệu đặc trưng của trạng thái này là: Đuối sức, dễ mệt mỏi, mất ngủ hoặc giấc ngủ không sâu, hay có ác mộng, khó tập trung tư tưởng, trí nhớ giảm, thậm chí mất khả năng sinh hoạt, làm việc bình thường. Tuy có những cảm giác chủ quan như vậy, nhưng đi khám bệnh, làm các xét nghiệm... thì không có đủ chứng cứ để kết luận là bị mắc bệnh. Tóm lại, tuy không mắc một bệnh cụ thể, nhưng không phải là người khỏe mạnh. “Sức khỏe thứ cấp” là một “sản phẩm” của lối sống hiện đại; tiết tấu nhanh, con người thường Phương pháp phòng trị độc đáo B7
- xuyên phải chịu đựng những áp lực lớn; lại ít vận động, ăn uống không hợp lý, thiếu ngủ và môi trường bị ô nhiễm nặng... Trạng thái sức khỏe này đã trở thành thách thức lớn nhất, không chỉ đối với y học, mà cả đối với toàn bộ khoa học về sự sống trong21. thế kỷ “Sức khỏe thứ cấp” tương đồng với trạng thái “Vị bệnh” - “Chưa bệnh”, của Đông y học. “Chưa bệnh” là trạng thái trung gian, có thể chuyển biến thành bệnh tật hoặc khỏe mạnh trở lại, giống như là tín hiệu đèn vàng trên nút giao thông: Chuyển sang đèn đỏ là mắc bệnh, chuyển thành đèn xanh là khỏe mạnh trở lại. Đông y và Tây y đều coi trọng y học dự phòng. Tuy nhiên, quan điểm và biện pháp thực hành của hai nền y học lại không giống nhau. Tây y đặt trọng tâm vào công việc giữ gìn vệ sinh môi trường sống, dùng thuốc sát trùng để diệt trừ ruồi muỗi, vi khuẩn và virus gây bệnh, tạo ra môi trường vô khuẩn trong bệnh viện; Đồng thời coi trọng dùng thuốc để phòng ngừa tai biến, như người cao huyết áp phải uống thuốc thường xuyên để duy trì huyết áp trong phạm vi cho phép, phòng ngừa đột quy... Trong khi đó, Đông y đặt trọng tâm vào việc phát huy tiềm năng vốn có của con người. Chú trọng điều chỉnh toàn thân, nhằm lập lại quân bình Âm Dương, điều hòa Tạng Phủ, nâng cao Chính khí để tăng sức chống bệnh... Chính vì vậy, thực hành dưỡng sinh với mục đích tăng cường sức khỏe, BỂ Thái Hư
- phòng ngừa bệnh tật và kéo dài tuổi thọ được Đông y đặt lên hàng đầu. “Trị vị bệnh” là thực hiện các biện pháp dưỡng sinh, để củng cố sức khỏe, “nâng cao chính khí” ngay khi cơ thể về cơ bản vẫn còn khỏe mạnh, chưa bị lâm vào trong trạng thái bệnh lí. “Trị vị bệnh” là tiến hành chữa trị ngay từ khi cơ thể còn ở trong trạng thái “Sức khỏe thứ cấp”, bệnh còn tiềm ẩn. Tìm biện pháp dự phòng từ trước, khiến bệnh lý không thể phát sinh. Trong Đông y có rất nhiều phương pháp thực hành “Trị vị bệnh” hết sức hữu hiệu. Tuy nhiên, tất cả các phương pháp đó chỉ có thể phát huy tác dụng tích cực, với điều kiện là con người có nếp sống điều độ, phù hợp với “đạo” - quy luật của tự nhiên. Hãy cùng nghe lại lời khuyến cáo của người xưa về vấn đề này: - Hoàng Đế hỏi: Ta nghe nói, người xưa sống tới trăm tuổi mà động tác vẫn linh hoạt. Người đời nay mới khoảng 50 tuổi mà động tác đã già cỗi rồi. Như vậy là do hoàn cảnh khác nhau hay do con người không biết phép dưỡng sinh? (Dư uăn thượng cố chỉ nhân, xuân thu giai đạt bách tuế nhỉ động tác bất suy. Kim thời chỉ nhân bán bách nhi động tác giai _ suy giả; Thời thế gia? Nhân tương thất chỉ gi4?). dị - Kỳ Bá đáp: Người xưa biết cách dưỡng sinh, dựa theo quy luật biến đối Âm Dương trong bốn mùa mà điều hòa thân thể, ăn uống có chừng mực, làm việc và nghỉ ngơi điều độ, nên tinh thần sáng suốt, Phương pháp phòng trị độc đáo 09
- thân thể khỏe mạnh, có thể hưởng hết tuổi trời, sống tới trăm tuổi. Còn người thời nay thì uống rượu vô độ, đã say xỉn vẫn cứ nhập phòng, làm tỉnh khí hao tán, chân khí suy kiệt; Không kiềm chế dục vọng, chỉ biết thỏa mãn những ham muốn nhất thời; Làm lụng nghỉ ngơi không điều độ, nên mới 50 tuổi đã già cỗi” (Thượng cố chỉ nhân kỳ tri đạo giả, pháp uu âm dương hòa uu thuật số, thực ẩm hữu tiết, khởi cư hữu thường, bất uọng tác lao, cố năng hình dữ thân cụ, nhỉ tận chung kỳ thiên niên, đạt bách tuế nãi khứ. Kim thời chỉ nhân tắc bất nhiên, dĩ tửu ui tương, túy di nhập phòng, đĩ dục kiệt kỳ tính, dĩ hao tán kỳ chân, bất tri trì mãn, bất thời ngự thân, uụ khoái kỳ tâm, nghịch uu sinh lạc; Khởi cư Uô tiết, có bán bách nhỉ suy dã). ` Thái Hư
- _Thiện trị giỏ, trị bì mqo” - thầy giỏi, chữa bệnh ở dd lông Thế nào là một thầy thuốc giỏi? Tài năng của thây thuốc có thế được đánh giá theo những tiêu chuẩn khác nhau. Thí dụ: Sách Chu Lễ thời xưa phân chia thầy thuốc thành “Thượng công” và “Hạ công”, căn cứ vào hiệu quả chữa bệnh: “Thượng công” là những thầy thuốc có y thuật cao siêu, chữa 10 người khỏi được tới 9; còn “hạ công” chỉ là những thầy thuốc bình thường, không có khả năng gì đặc biệt, chữa 10 người chỉ khỏi được 5-6. Sách Nạn Kinh, một trong “Tứ đại kinh điển” của Đông y, thì xếp hạng thây thuốc theo tài chẩn đoán _ bệnh. Theo đó, thầy thuốc được phân chia thành 4 đẳng cấp: Vọng - Nhìn mà biết được bệnh là bậc “thần y”; Văn - Nghe và ngửi mà biết được bệnh là bậc “thánh y”; Vấn - Hỏi han mà biết được bệnh là thầy thuốc giỏi - “y công”; Thiết - Bắt mạch và sờ Phương pháp phòng trị độc đáo ï
- nắn mà biết được bệnh là chỉ có kỹ xảo - “xảo y” (Vọng nhỉ tri chỉ, uị chỉ thân; Văn nhỉ tri chỉ, uị chỉ thánh; Vấn nhỉ tri chỉ, Uị chỉ công; thiết nhỉ tri chỉ, Uị chỉ xảo). Còn Nội kính - bộ “thánh kinh” của Đông y học, thì đánh giá thầy thuốc căn cứ vào cách thức chữa bệnh ngoại cảm. Như thiên “Âm dương ứng tượng đại luận” sách Nội Kinh nhận định: “Phong tà chỉ chí... Thiện trị giả, trị bì mao, kỳ thứ trị cơ phu, kỳ thứ trị cân mạch, kỳ thứ trị lục phú, kỳ thứ trị ngũ tạng. Trị ngũ tạng giả, bán tử bán sinh đã”. Nghĩa là: Khi phong tà xâm phạm tổn thương cơ thể... Người thầy thuốc giỏi, chữa trị ngay khi bệnh tà còn ở bì mao. Thầy thuốc trình độ thấp hơn, chờ đến khi bệnh tà đã vào cơ bắp mới chữa. Thây thuốc trình độ thấp hơn nữa, chờ đến khi bệnh tà đã vào gân mạch mới chữa. Thầy thuốc còn kém hơn nữa, chờ đến khi bệnh tà đã vào tới lục phủ, mới chữa. Thầy thuốc kém hơn một mức nữa, mãi đến khi bệnh đã vào ngũ tạng mới chữa. Bệnh tà đã xâm nhập vào tới ngũ tạng, thì bệnh tình đã rất nghiêm trọng, khi đó mới tiến hành chữa trị, thì một nửa bị chết và chỉ có thể cứu sống được một nửa. Phương pháp đánh giá của Chu Lễ và Nạn Kinh tương đối rõ ràng và cũng dễ hiểu. Cách đánh giá của Nội Kinh cần suy ngẫm và phân tích thêm, mới có thể thấy rõ đầy đủ ý nghĩa. Đoạn trích dẫn từ sách Nội Kinh nói trên có 2 ý chính. Thứnhất: Khi cơ thể cảm nhiễm ngoại tà, bệnh diễn l2 THấi3f
- biến “từ nông vào sâu”, đi từ “bì mao” đến “cơ phu”, rồi từ “cơ phu” tới “kinh mạch”, từ “kinh mạch” và “lục phủ”, cuối cùng từ “lục phủ” vào tới “ngũ tạng”. Thứ hai, khi cảm nhiễm ngoại tà, cần sớm điều trị, nếu không bệnh tà sẽ từ nông đi vào sâu, từ bệnh nhẹ biến thành bệnh nặng, thâm chí bị lâm vào tình cảnh không thể cứu chữa. Như vậy, theo sách Nội Kinh, thầy thuốc giỏi chữa bệnh, thấy ngoại tà vừa mới xâm nhập vào bì mao, liền thực thi ngay các biện pháp điều trị hữu hiệu. Nếu không điều trị kịp thời, hoặc chữa sai, chăm sóc không chu đáo, khiến bệnh tà từ bì mao thâm nhập sâu, làm tốn thương tạng phủ, thành loại bệnh nặng, diễn biến phức tạp, điều trị rất khó khăn và khả năng chữa khỏi bệnh đã giảm đi nhiều. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, Đông y đã sáng tạo ra rất nhiều phương pháp chữa bệnh độc đáo, đồng thời còn phát hiện ra một chân lý, dường như rất đơn giản, song lại có giá trị thực tiễn vô cùng quan trọng, đó là: Bệnh tật phải chữa trị kịp thời; ngay từ khi còn ở bì mao. Chữa “bì mao“ là việc phức tạp “Bì mao”, hiểu theo nghĩa đen là “da lông” (bì = da, mao = lông). Đông y thường dùng “bì mao” làm biểu tượng, đại biểu cho các tổ chức bao bọc ngoài cùng của cơ thế; gọi là “thể biếu”, hay thường gọi tắt là “biểu”. Phương pháp phòng trị độc đáo /3
- Theo lý thuyết Tạng phủ Kinh lạc, “bì mao” - “thể biểu” liên quan mật thiết với tạng Phế (Phế chủ bì mao). Bì mao cùng tạng Phế, cấu thành hệ thống phòng vệ ở tuyến ngoài cùng của cơ thể. Bì mao - Thể biểu bền vững, Phế khí thịnh vượng thì cơ thể có sức đề kháng cao, ngoại tà khó xâm nhập và khó gây nên bệnh đối với cơ thể. Ngược lại, bì mao lỏng lẻo, Phế khí yếu ớt thì cơ thể dễ bị ngoại tà xâm phạm và gây nên bệnh. “Ngoại tà”, trong Đông y chỉ sự biến đổi bất thường của khí hậu và có thể khiến nhân thể phát sinh bệnh tật. “Ngoại tà” được chia thành 6 loại: Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa; Gọi chung là “Lục dâm”. Ngoại tà xâm nhập vào cơ thể, trước hết làm tốn hại đến phần “bì mao” (thể biểu), gây nên trạng thái bệnh lý mà Đông y gọi là “biểu chứng”. “Biểu chứng” có thể có những diễn biến rất phức tạp. Vì khi ngoại tà lục dâm xâm phạm vào cơ thể, tùy theo đặc điểm thể chất (cơ địa), thói quen ăn uống, điều kiện sinh hoạt, giới tính, tuổi tác... của từng người, mà có thể dẫn tới những trạng thái bệnh lý hết sức khác nhau. Thí dụ, cùng là bị cảm nhiễm phải “phong hàn” (gió lạnh), ở những người vốn ít mồ hôi, thường hay xuất hiện các chứng trạng: phát sốt, sợ lạnh, không mồ hôi... Đông y gọi đó là “Biểu thực ngoại cảm”, chữa trị cần dùng loại thuốc có tác dụng phát hãn mạnh, như “Ma hoàng thang”. Còn đối với những người hay vã mô hôi, sau khi nhiễm lạnh, thường hay xuất hiện các chứng trạng: lÂ_ Thái Hư
- phát sốt, sợ gió, ra mồ hôi, Đông y gọi đó là “Biểu hư ngoại cảm”; Chữa trị cần “công bổ kiêm thi” - tiêu trừ ngoại tà kết hợp với củng cố cơ thể; Bài thuốc thường dùng trường hợp này là “Quế chi thang”. “Biểu chứng” thường xuất hiện trong giai đoạn đầu của bệnh cảm mạo. Cảm mạo là loại bệnh ngoại cảm thường gặp, 4 mùa đều có thể phát bệnh, nhưng hay gặp nhất trong hai mùa Đông, Xuân. Cảm mạo nhẹ, trong Đông y gọi là “thương phong” (cảm gió), Tây y gọi là “cảm mạo thông thường” (common cold); Trường hợp bệnh tình tương đối nặng, già trẻ trai gái đều có thể mắc bệnh và dễ lây lan trở thành dịch bệnh, trong Đông y gọi là “thương phong nặng” hay “thời hành cảm mạo”, còn Tây y gọi đó là cúm (infiuenza; grippe) Cảm mạo, tuy thường bị coi là “bệnh nhẹ”, “bệnh lặt vặt”, nhưng trị liệu trên thực tế lại rất phức tạp. Thực tế lâm sàng cho thấy, phải là thầy thuốc giỏi, chữa bệnh ngoại cảm mới mau khỏi và không để lại các biến chứng, các tác dụng phụ. Chính vì vậy, từ xưa y gia vẫn cho rằng, có thể căn cứ vào hiệu quả chữa bệnh ngoại cảm, để đánh giá trình độ cao thấp của người thầy thuốc. Hai bài thuốc tiêu biểu chữa trị bì mao Bài 1: Ma hoàng thang: - Thành phần: Ma hoàng 9g, Quế chi 6g, Hạnh nhân 9g, Chích cam thảo 3g. Sắc nước uống. Uống Phương pháp phòng trị độc đáo !ồ
- khi thuốc còn nóng, sau đó đắp chăn ấm cho ra mô hôi. - Tác dụng: Phát hãn giải biểu (Làm ra mồ hôi, chữa biểu chứng). - Chú trị: Chữa ngoại cảm phong hàn, thuộc loại hình “Biểu thực”. Chứng trạng chủ yếu: Phát sốt, sợ lạnh, không mồ hôi, đau đầu, đau mình mấy, mạch phù khẩn hữu lực; Hắt hơi, sổ mũi (nước mũi trong), miệng không khát, rêu lưỡi trắng mỏng. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, ma hoàng, quế chỉ, cam thảo có tác dụng ức chế nhất dịnh đối với rút vi cúm. Ma hoàng còn có tác dụng chống co thắt phế quản, khiến đường hô hấp được thông suốt. Hạnh nhân có tác dụng ức chế trung khu hô hấp, giảm ho. Trên lâm sàng “Ma hoàng thang” còn có thể dùng chữa viêm phổi giai đoạn đầu, viêm phế quản, hen phế quản, viêm mũi cấp tính, viêm mũi dị ứng,... - Lưu ý: Không dùng Ma hoàng thang trong trường hợp cảm lạnh ra nhiều mồ hôi. Bài 2: Quế chỉ thang: - Thành phần: Quế chỉ 9g, thược dược 9g, sinh khương 9g, chích cam thảo 6g, đại táo 7 trái. Sắc nước uống. Uống khi thuốc còn nóng. - Tác dụng: Giải biểu, điều hòa doanh vệ. - Chủ trị: Chữa ngoại cảm phong hàn, thuộc loại hình “Biểu hư”; Biểu hiện bởi chứng trạng chủ yếu: Phát sốt, sợ gió, mô hôi tự ra (tự hãn), mạch phù JBÐ Thái Hư
- hoãn. Có thể kèm theo một số chứng trạng khác: Đầu đau, mũi tắc, hắt hơi, chảy nước mũi, miệng không khát, chất lưỡi không đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng, nôn khan. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, Quế chỉ thang có tác dụng giải nhiệt, giảm đau, kháng viêm và an thần. Quế chi còn có tác dụng nâng cao ngưỡng chịu đau, giải trừ sự co thắt huyết quản. Lưu ý: Nếu dùng quế chỉ thang trong trường hợp “Biểu thực” (cảm lạnh không ra mồ hôi), hoặc nhiệt thịnh miệng khát, mạch sác... có thể dẫn tới biến chứng chảy máu mũi. Phương pháp phòng trị độc đáo hl
- Chức bệnh tìm cốc dÌ2S: đi học về, bé Huy thấy trên bàn có mâm cơm làm sẵn từ sáng. Mẹ dặn trước khi ăn phải đem hấp lại. Nhưng vì bụng đói quá, bé Huy cứ thế là ăn liền! Và sau đó là lăn ra ngủ... Ngủ trưa dậy, Huy bắt đầu đau bụng, cảm thấy buôn nôn, đau đầu, người ớn lạnh và hâm hấp sốt, chạy vội vào nhà xí, đi ngoài như tháo cống. Sau đó liền phải đến bệnh viện để khám. Đến trước Huy là một cụ già, cũng mắc bệnh đau bụng. Cụ già kể bệnh: Cứ tảng sáng thức dậy là bụng thấy đau, trong bụng nghe có tiếng ùng ục, phải vội vàng khoác áo chạy ngay vào nhà xí. Nhưng chỉ cần đi ngoài tháo xong là bụng hết đau; và cả ngày lại bình thường chẳng có chuyện gì. Khám bệnh cho hai người là một thầy thuốc đã cao tuổi. Cụ già được thây thuốc cho uống loại thuốc viên là “Tứ thần hoàn”, còn bé Huy thì được /Ö Thái Hư
- kê cho 3 thang “ Hoác hương chính khí ẩm” mang về sắc uống. Huy cảm thấy rất lạ, liền hỏi tại sao hai người cùng bị bệnh đau bụng, mà lại cho dùng những loại thuốc khác nhau? Vị thầy thuốc mỉm cười giải thích: “Trị bệnh cầu bản; Cấp tắc trị kỳ tiêu; Hoãn tắc trị kỳ bán”. Nghĩa là: Chữa bệnh phải tìm gốc. Bệnh cấp thì phải chữa “ngọn”; Bệnh hòa hoãn thì chữa vào “gốc”. Thế nhưng, thế nào là “chữa bệnh tìm gốc”? Hơn nữa, “gốc” và “ngọn” ở đây là gì? Bé Huy vẫn chưa hiểu gì cả! Nhưng thấy nhiều người còn đang chờ khám bệnh, đành ấm ức xin phép ra về... Trong Đông y, có rất nhiều nguyên tắc và phương pháp chữa bệnh. Tùy theo mức độ trừu tượng cao hay thấp và phạm vi ứng dụng rộng hay hẹp, các nguyên tắc, phương pháp chữa bệnh được phân chia thành 3 cấp độ. Cấp độ cao nhất, bao gồm những khái niện, những tư tưởng cơ bán, có tính chí đạo. Thông thường, đó là sản vật của tư duy triết học. “Trị bệnh câu bản” - “Chữa bệnh tìm gốc” là một trong những nguyên tắc ở cấp độ này. “Chữa bệnh tìm gốc” là nguyên tắc cơ bản, tổng quát nhất, trong lý luận về trị liệu học của Đông y học. Cấp độ thứ hai, bao gồm những nguyên tắc có tính cương lĩnh, từ đó lập ra những phương pháp trị liệu cụ thể. Thí dụ, “Hàn giá nhiệt chỉ” (gặp chứng Phương pháp phòng trị độc đáo /9
- hàn thì dùng loại thuốc ôn nhiệt để chữa”, “Nhiệt giả hàn chỉ" (chứng nhiệt thì dùng loại thuốc hàn lương để chữa), hay như “Hoãn tắc trị bản”, “Cấp ” « tắc trị tiêu", đều là những nguyên tắc chữa bệnh (trị tắc) thuộc cấp độ này. Cấp độ thứ ba là tập hợp các phương pháp chữa bệnh cụ thể (trị pháp) trên lâm sàng. Thí dụ, “Thanh nhiệt giải độc”, “Hoạt huyết hóaứ", “ Kiện tỳ bổ khí” “Thự can lý khí”, “Tưâm giáng hóa”... Đều là HHEöE phương pháp ở cấp độ này. Trở lại những điều thắc mắc của bé Huy. “Gốc” và “ngọn” là những thuật ngữ thường dùng để phân tích bệnh tình trong Đông y. Đó là một cặp khái niệm có tính tương đối, hàm nghĩa: chủ yếu và thứ yếu, trước và sau, nguyên nhân và hậu quả...; Thường dùng để thuyết minh bản chất và hiện tượng trong quá trình bệnh biến. Nói chung: Nguyên nhân gây ra bệnh là “gốc”, các triệu chứng biểu hiện ra ngoài à “ngọn”; Các nhân tố nội tại cũng là “gốc”, là các nhân tố đến từ bên ngoài cũng là “ngọn”. 5. Đối với các bệnh tật khác nhau, hoặc đối với các giai đoạn khác nhau của cùng một bệnh, người ta cũng dùng khái niệm “gốc” và “ngọn” để phân tích và xác định phương hướng điều trị. Khi bệnh thế hòa hoãn, thì “gốc” đóng vai trò chủ yếu và cũng là trọng điểm điều trị. Khi vừa mắc phải một bệnh mới hoặc trong quá trình bệnh biến, xuất hiện những dấu hiệu nguy kịch, thì “ngọn” đóng vai trò chủ yếu và cũng là trọng điểm điều trị. 8Ù Thái Hư
- “Trị bệnh cầu bản” - “Chữa bệnh tìm gốc” nghĩa là khi chữa trị bệnh tật cần xác định chính xác gốc bệnh, tiếp đó là nhằm vào gốc bệnh mà tiến hành chữa trị. Nghĩa là phải khéo léo phát hiện ra nguyên nhân cơ bản đã dẫn đến bệnh tật, rồi nhằm đúng vào nguyên nhân cơ bản đó mà tiến hành thực thi các biện pháp chữa trị cụ thể. “Tìm gốc” là tiền đề và là căn cứ của “Chữa gốc”. “Chữa gốc” là mục đích của “Tìm gốc”. “Tìm gốc” và “Chữa gốc” là một chỉnh thể hữu cơ, không thể chia cắt. Hoãn chữa gốc; Cấp chữa ngọn Chữa gốc, chủ yếu được áp dụng trong trường hợp bệnh tình tương đối hoãn hòa, các triệu chứng biểu hiện không quá cấp bách; khi đó cần nhằm vào gốc bệnh mà chữa. Thí dụ, trường hợp cụ già bị tiêu chảy vào lúc sáng sớm (ngũ canh tiết) trong câu chuyện trên. Đó là một loại bệnh mạn tính, nguyên nhân là “tỳ thận dương hư”, chủ yếu là thận dương hư. Cho nên mới dùng thuốc “tứ thần hoàn”, có tác dụng bổ thận dương và tỳ dương, để “trị gốc”. Thận dương và tỳ dương vững lên dân, thì hiện tượng tiêu chảy lúc sáng sớm cũng “rút lui” dần dẫn. Chữa ngọn, chủ yếu được áp dụng trong tình huống các triệu chứng biểu hiện mãnh liệt và cấp bách, như trong trường hợp của bé Huy. Nguyên nhân là do ăn phải thức ăn nguội lạnh, bị “hàn tà” Phương pháp phòng trị độc đáo blÌ
- và “thấp khí” (ở đây là các loại vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy) thâm nhập vào cơ quan tiêu hoá. Đó là bệnh mới mắc, là bệnh cấp, những chứng trạng như đau bụng, đi tiêu, đau đầu... cũng đều cấp bách, cho nên phải tiến hành “chữa ngọn”, dùng “Hoắc hương chính khí ẩm” để trừ bỏ hàn tà và thấp trệ. Chữa gốc kiêm chữa ngọn Ngoài nguyên tắc “Bệnh hoãn chữa gốc, bệnh cấp chữa ngọn”, trong rất nhiều trường hợp, Đông y còn sử dụng phương pháp “tiêu bản kiêm trị”, nghĩa là chữa gốc kiêm chữa ngọn, đồng thời chữa cả gốc lẫn ngọn. Thí dụ, trường hợp bệnh nhân cơ thể vốn yếu ớt, lại bị cảm mạo, thì sẽ phải chú ý cả “gốc” lẫn “ngọn”. Nếu chỉ chữa ngọn - chỉ dùng thuốc cho ra mồ hôi để giải cảm, thì cơ thể sẽ không chịu nổi vì mất nước quá nhiều; Ngược lại nếu chỉ chữa gốc - chỉ bồi bổ cơ thể, mà không sử dụng thuốc khu trừ bệnh tà, thì bệnh độc (vi trùng, vi khuẩn gây bệnh) sẽ thâm nhập càng sâu, bệnh sẽ “nhập lý”, rất khó chữa khỏi. Cho nên, trường hợp này phải đồng thời trị cả gốc lẫn ngọn: vừa dùng thuốc bồi bổ cơ thể vừa dùng thuốc khu trừ bệnh tà. Như vậy mới trừ khử được bệnh độc mà không làm tổn thương thân thể. Tóm lại, “Trị bệnh cầu bản” - chữa bệnh tìm gốc; là phải nắm vững bản chất bệnh, tập trung vào đó Ö2 Thái Hư
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn