YOMEDIA
ADSENSE
Tìm hiểu nhạc cụ tiêu biểu của người Raglai cực Nam Trung bộ: Phần 2
10
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Chhar nhạc cụ tiêu biểu của người Raglai cực Nam Trung bộ" tiếp tục trình bày về nhạc cụ dân gian Raglai; Nhạc cụ Mã-la với biên chế từng bộ, ở từng làng và bài bản của nó đã ghi nhận được ở hai nhánh Raglai Bắc - Raglai Nam; Vị trí - vai trò của nhạc cụ Chhar trong đời sống cộng đồng Raglai. Mời các bạn cùng đón đọc nội dung cuốn sách tại đây!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu nhạc cụ tiêu biểu của người Raglai cực Nam Trung bộ: Phần 2
- - Bài 4: Seh yavva (than thở) Bài 5: Kai tong gloong loi (cai tổng thiên thẹo) Đến đây, đã qua 10 làng, dừng lại ghi chép (ghi âm, chụp hình, phỏng vấn trong đó có 70% số làng đã được ghi hình), ngày 22/6/2006, chúng tôi đã dừng lại ở làng thứ mười, Hà-Dài, điếm cuối cùng của nhánh Raglai Nam, cách đường QL số 27 mười sáu cây số về phía Nam. Nhìn lại nhạc cụ Chhar ở 10 làng thuộc nhánh Raglai Nam, theo người viết tài liệu này, có ihể Ê Ọ là TĨ "Nhánh Mã-la sô chẵn", số chẵn vì hầu hết các bộ Chhar ở các làng thuộc nhánh Raglai Nam đều chỉ có 2 chiếc hoặc 4 chiếc. Như đã giới thiệu ở phần đầu, thấy sao nói vậy, ngưoi viêt không dám suy luận vì chính những cụ già /104/
- Raglai cũng không giải thích được vì sao Chhar ở nhánh Raglai Nam không phải là số lẻ và ở nhánh Raglai Bắc thì ngược lại ? Câu hỏi này xin phép được để lại cho các nhà âm nhạc học, dân tộc học, các nhạc sĩ tài danh giải đáp hộ trong tưong lai gần. Dường như để bù cho số lượng chiếc ít ỏi trong mỗi bộ Chhar ở nhánh Raglai Nam (2 và 4), vị Tổ phụ tạo ra Chhar Raglai (9) đã cho thêm nhánh Raglai Nam các bộ chiêng núm ba chiếc để hoà tấu vói kèn bầu Sarakel và trống lớn làm bằng thân cây. Đối vói những bộ Chhar 2 chiếc, chỉ thấy ở nhánh Raglai Nam, chủ yếu là dùng để đánh "đối đáp" thi tài, chức năng phản ánh rất hạn chế, vì chỉ có 2 nốt nhạc, chỉ phù họp với những bài Chhar đơn giản, có tiết tấu nhanh. Tuy vậy, bộ Chhar 2 chiếc rất kén người chơi, không phải bất cứ ai đánh được Chhar là đều có thể sử dụng nó mà phải là các nghệ nhân thực sự tài ba, nhất là phải "già nhịp". Đứng trước hai nghệ nhân tài ba (như 2 ông Taing Phân-Hoa và Yalưk Sáu ở làng Yarok, xã Ma Nới, Ninh Sơn chẳng hạn) đang đánh đôi đáp Mã-la (Chhar) đôi, ta thấy rõ: lúc thì họ cùng nhau nhịp nhàng tung hứng, khi thì "lý lẽ", trô tài hùng biện để đối chọi nhau. Ai đuối lý (non nhịp, rơi nhịp) phải chịu thua, đối thủ khác sẽ vào thử sức. Vì vậy ngôn ngữ chính của Chhar đối đáp không nằm chính ờ giai điệu mà ở tiết tấu xung khắc, đột biên, tạo nên sự hào /105/
- hứng đặc biệt cho người xem và cả người chơi. Đối với những bộ Chhar 4 chiếc, tuy bài bản của nó không ít nhưng chỉ có thể có giai điệu mỏng mà không thể có "bè" tự nhiên như những bộ Chhar nhiêu chiếc ở nhánh Raglai Bắc được. Như là một diễm phúc được đền bù, bộ chiêng núm 3 chiếc ở nhánh Raglai Nam được bà con đặt vào vị trí trân trọng: chỉ dùng trong các lễ cúng, không bao giờ đánh tùy thích hoặc tách riêng ra một chiếc đế tâu cùng các loại nhạc cụ khác. Ở những làng có bộ chiêng núm 3 chiếc và có cả bộ Chhar 4 chiếc thì vai trò ưu tiên được dùng cho nhạc lễ là bộ chiêng ba và Sarakel, trống lớn. Ở những làng chỉ có những bộ Chhar 4 chiếc, dùng cho nhạc lễ chính là nó. 2. NHẠC CỤ CHHAR ờ NHÁNH RAGLAI BẮC 2 .1 . Palav Ạparl + Apar2. Đây là lần thứ ba, nhóm công tác của chúng tôi có hai nhạc sĩ: Amư Nhân, Hoài Sơn và tôi cùng đi đến huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hoà. Vượt một đoạn đường trên một trăm cây số, qua nhiều đèo, dốc hiêm trở băng xe máy, chúng tôi mới đến được xã Thành Sơn. Chúng tôi quyêt định đi đến Khánh Sơn vì hai lẽ: Một là vùng rừng núi năm xưa, nơi sinh sống /106/
- và đánh giặc của bà con Raglai không phân biệt đâu là Khánh Hoà, đâu là Ninh Thuận, chỉ biết cùng nhau sống chết trong một chiến khu mang tên Bác Ái. Ngày nay họ hàng thân thuộc hai bên Bác Ái và Khánh Sơn vẫn qua lại trong các dịp đám cưới, Bỏ mả, Ăn Đầu L úa...như người trong nhà. Như vậy, nếu chúng tôi dừng lại, chỉ lấy tài liệu đến tỉnh Ninh Thuận thì chưa thể tiêu biểu cho nhánh Raglai Bắc được. Hai là qua tiếp xúc với các nghệ nhân tài ba, cao niên ở huyện Bác Ái, trao đổi với nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Sang khi còn sống, chúng tôi biết chắc là kho báu văn hoá-văn nghệ dân gian Raglai ở phía Bắc chiến khu Bác Ái năm xưa, trong đó có cả các vị nghệ nhân dân gian lỗi lạc ở nơi này vẫn chưa được biết đến là bao nhiêu! Quả đúng như vậy! Thật là hạnh phúc, may mắn cho chúng tôi khi mới bước chân lần đầu tiên đến Khánh Sơn đã gặp được hai nghệ nhân dân gian lớn: Katơr Yuranh và Pupor Thị Riah. ông Kator Yuranh là một nghệ nhân dân gian lỗi lạc, thông thạo, điêu luyện đến hàng chục loại nhạc cụ Raglai, trong đó có cả nhạc cụ Chhar. Bà nữ nghệ nhân Pupor Thị Riah là người thông thuộc rất nhiều, rất nhiều... truyện hát kê (Khánh Hoà gọi là Akhat Yukar). Đen hôm nay thì hình ảnh của óng Yuranh ờ Sơn Bình vẫn còn trong /107/
- băng hình của chúng tôi mà ông thì đã khuất rồi! Còn bà Riah một nữ nghệ nhân hiểm có ở La Măng chăng biết còn hay mất? Rời Tô Hạp, chúng tôi đi tiếp về phía Tây, đến xã Thành Sơn. Hai làng Aparl và Apar2 là hai làng cực Tây, cách nhau con sông Ha-Mreo, thuộc xã Thành Sơn, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hoà. Ở đây còn nhiều nhà sàn .và đặc biệt là có nữ nghệ nhân Pi-Năng Thị Quang-còn thuộc và hát kể rất nhiều chuyện cổ Raglai, vừa biết thổi sáo Talakung, sáo Taleăq, lại kéo được cả đàn K’Nhi. Đàn K’Nhi kéo thành bài bản có hai ông Pinăng Kiểu và Pinăng Tùng. Bà Quang hát kể chuyện, một trong hai ông thay nhau đệm, đưa hơi bằng đàn K’Nhi. Tại nhà của một cán bộ công an xã, ở làng Apar2, chúng tôi được gặp gỡ với các nhạc công đội Chhar 5 chiếc của 2 làng đã tập trung tại đó. 2. 1. 1. Thang âm của bộ Chhar 5 chiếc ỏ' làng APAR 2. Ặ- p = i ĩ 2.1. 2. Tên từng chiếc Chhar, tên nghệ nhân. - Chiêc lớn nhất: Ina mul (Mẹ cả) do ô. Pinăng Phú đánh. /1 0 8 /
- - Chiêc thứ hai: Ina D ara (Mẹ kế - em ruột Ina Mul-tức dì) do ông Pinăng Bình đánh. - Chiếc thứ ba: Ina Rmvo- (Mẹ lý lẽ-em Ina Dara) do ô. Katơr Việt đánh. - Chiếc thứ tư: Ana Jo râ p (Con đầu) do ông Pinãng Miêngđánh. - Chiếc thứ năm: Ana Tuluih (Con út) do ông Pinăng Tùng đánh. Đội Chhar 5 ngưòi ỏ- làng Apar2, xã Thành So'1 K/So'1 1, 1 /109/
- 2 .1 .3 . Các bài nhạc Chhar ở Apar. 2. - Bài 1: TICHOH TI-HUIH (Vui sinh hoạt) — Ị -- u Ể r ỉĩ 5 ^ Jr - ^ ị■ l r ' ^ r r 7 7 7 tỉ A 7 f Tpt * n ĩ) lĩĩĩỉĩĩỉ - Bài 2: T ITH U IH IA JÔ P ĐUWAN (Trong lễ Bỏ mả) e J f r 4ị^r f"T' ^ p r - r r - 1 1 _ /)-. .ỉ. .7 7 7 _ị. 7 ° ị • 7 ĩ? 1 1 = *---- ^ h " fe - u u -p -ĩị i" ——h r ì j7 ^ r TTjr ^ r r ^ -í- i) 3 ^ Ji! 33 - Bài 3: CHIP LUGO (Chim gọi bạn về đêm-Chuyện ngụ ngôn)
- - Bài 4: DƠDUT (Trong sinh hoạt vui choi) 2. 3. Palav Ta La + Tô Hap Chúng tôi quay lại Khánh Sơn lần thứ hai vào tháng 12/2004 khi trời còn tạnh ráo. Cùng đi có nhạc sĩ Hoài Sơn. Điểm mà chúng tôi chú ý nhât là tìm gặp cho được một nghệ nhân tài ba là ông Katơr Nhăq ở gần thị trấn Tô Hạp. Nhưng chúng tôi đã choáng váng khi vừa đến sân nhà ông: ông đã mât cách đo mọt /111/
- tháng! Nhưng còn may, chúng tôi gặp được anh Pinăng Tín, bí thư xã Đoàn thanh niên, con trai của ông, rất nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi. Anh đi tập họp nghệ nhân, cho mượn bộ Chhar của cha anh đê lại. ở dây chúng tôi đã gặp gỡ được hai đội Chhar, một ở thị trấn Tô Hạp và đội kia ở làng Ta La. Trong tài liệu này, chúng tôi giói thiệu một đội Chhar thống nhất của cả hai làng Ta La và Tô Hạp. Tuy nhiên bộ Chhar của ông Katơr Nliăq vẫn là nhạc cụ được diễn tấu lần này. về bộ Chhar này, khi nghe kỹ âm thanh từng chiếc để xác định thang âm, nhạc sĩ Hoài Sơn đã nghi ngờ và trao đổi với tôi. Anh cho rằng đây là bộ Chhar có thang âm "chuẩn" nhất mà từ trước tới nay anh mới gặp: Lá, Đồ, Rê, Mi, Fa, Sol, La. Theo anh, nó có thể đã được chọn, đổi hoặc có một nhạc sĩ nào đó đã muốn "cách tân" để cho nó có một "Thang âm quốc tế" "Hiện đại" chăng ? Đe làm rõ điều thắc mắc của nhạc sĩ cộng tác viên, chúng tôi đã chụp hình bộ Chhar này và hỏi vợ, con ông Nhăq về lai lịch của bộ Chhar, trước khi để các nhạc công diễn tấu. Người nhà của ông Katơr Nhăq cho biết: Bộ Chhar 7 chiêc này đã có từ khi ông Nhăq còn rất bé. Khi mẹ ông Nhăq mất, ông Nhăq được giữ bộ Chhar này vì không có con gại út. Nghe rõ ngọn ngành, chúng tôi yên tâm vì biết chắc là cả 7 chiệc Chhar đã có mặt tiong gia đình này ít nhất là một thế kỷ. Chúng tôi bắt đầu ghi chép. /112/
- ĐộiChhar 7 n ư ỉở a y Ta La vàTô Hạp g ò p la 2. 3 .1 . Thang âm bộ C hhar 7 chiếc ỏ' Tô Hạp. 4 ụ = 1 - - - ị — T ~ 1 ~ = ỊN ----- ■! J J J 2. 3. 2. Tên từng chiếc C hhar. Tên nghệ nhân. - Chiếc lớn nhất: Ina K achoah (Mẹ cả) ông Kator Thanh 42t đánh. (La) - Chiếc thứ hai: Ina Sactu (Mẹ kế) do ông Kator Thân 56t đánh. (Đô) - Chiếc thứ ba: Ina Ruwo- (Mẹ lý ỉẽ) do ông Katơr Bước 58t đánh. (Mê) /113/
- - Chiếc thứ tư: Ina Păq (Mẹ thứ tư) ông Ctíamaleăq Nhé 48t đánh (Mi) - Chiếc thứ năm: Ana Plăq (Con đứng thứ năm trong gia đình) do ông Kator Đứng 43t đánh. (Fa) - Chiếc thứ sáu: Ana Torua (còn gọi Ana Năm- con thứ sáu đứng trong gici đình) do ông CliamaleăCỊ Liệt 411 đánh. (Soi) - Chiếc thứ bảy: Ana Tuluih (Con út) Ông Chamaleăq Diêm 40t đánh (La) Tất cả động tác, tác động vào mặt Chhar, ngưòi viết đều dùng từ "Đánh" mà không dùng từ "Chơi" vì ngôn ngữ nói của người Raglai Nam cũng như Băc đêu dùng "Poq Chhar" (Đánh Mã-la). 2. 3. 3. Bài bản của bộ Chhar 7 chiếc ỏ' Ta La và Tô Hạp. - Bài 1: ATOQ CHROH (Dùng trong lễ Bỏ mả) - Bài 2: ATOQ YASA (Dùng trong sinh hoạt lễ) /114/
- - Bài 3: TUWIT (Diễn tả lao động phụ nữ) f— ĩ u ĩ- H ỉ ’ - Bài 4: TUW IT PATHIA (Gắn bó-cầu hôn) » - Bài 5: KATRAO KAKU (Chim cu gù) r^ỉ— • à -1 J -1 |J h ỉ rì---------- --------- — Ị--------------------------------- Ĩ1 ị r- T f L_r L J L I r y -0 - ■ Á _ - Bài 6: ALƠU (Hát đổi đáp)
- - Bài 7: PÊQ KÔ (Rủ rê nhau) Ịjjặ 1 r p ~ L J U Ỡ ư : (w Bài 8: CHHOH GGHILÔ (Giả bắp) 1 ì— 1 — — ị 1----ỉ --- 1--- - - ' i T — jỊ ịỊ- ■ ỵ \ -* y& Ị - 1 _ ... ]ị ___ . ._ì . .1 ------- i- :i — J --' ỉ f r F r ỉ ư 'ỉ Bèi 9: DU ADAY (Ru em) ^nrrrr-=ị^r--r|Ị—- --p - I H —- P -^ = » T r-- !== 1= _ 7 i --- J_ i _ 0 f - Bồi 10: LUGO (Chim gọi bạn-Chim Chuông) ' ' y t f /116/
- - Bài 11: JUH (Lời khẩn cầu) — ---------- Ị---------— ( ^ --------- ---- r r - r -• r \ ' ** -T --_ l 4^ - f f r ^ L r - - r ~ i _ J - Bài 12: MÀNUQ GODAK (Gà cục tác) - i — J J — — j 1 - 1— 1 1 i j f F ^ ; á j ----------- ■ồ ề !=? ớ ......... Ể. 'J " ' ơ - .......... r r f f r ' ư - Bài 13: PÔTLƠU (Sinh hoạt vui vẻ) ờ lir - 4 = ^ 3 1 = — f= r= = ( r_ . -------------- 1 1 — 4 ♦ ' u - f =3 - ^ n - Bài 14: ATOQ RUWƠ (bài Chhar Lý lẽ - Dùng 4 chiếc Chhar)
- Sau khi đã sưu tập được 14 bài Chhar ở làng Ta La và Tô Hạp, nghe nói ở Sơn-Bình có một đội Chhar rất mạnh, chúng tôi cử người đi tiền trạm đên đó để chuẩn bị tốt cho địa điểm điền dã cuối cùng trên đất Khánh Sơn, trước khi trở về Ninh thuận. Theo tục lệ mà anh em địa phương cho biết trước, chúng tôi mua lễ vật xin cúng tạ Chhar mang đến trước tận noi và cũng không quên "chào mừng" các nhạc công ở đấy bằng vài lít rượu trắng để lấy cảm hứng trước khi họ nâng Vật Thiêng lên tay. Khoảng 15 giờ, chúng tôi đến đúng địa điểm đã hẹn. Đến nơi, quang cảnh tĩnh mịch lạ lùng, không một tiếng động, không nghe tiếng Mã-la. Đâu đó vọng lại tiếng gà gáy chiều và tiếng ngáy của ai đang ngủ say. Bước vào sân nhà, chúng tôi thấy các nhạc công nằm đủ tư thế mỗi người một nơi. Nhạc cụ Chhar vẫn còn nằm trong bao đựng lúa, đặt giữa cửa ra vào bên cạnh một can nhựa 5 lít trống không đã mở nắp. Chúng tôi đên lay gọi từng người nhưng không ai tỉnh giâc. Họ đang say mềm trong giấc ngủ mê mệt! Thôi thì để cho các bạn của chúng tôi đang nồng men rượu, dược ngủ yên, hẹn dịp khác vậy. Chúng tôi lủi thủi ra về, vừa buồn buồn lại vừa tức cười. Nhưng dù sao đây cũng là một kỷ niệm vui vui khó quên trên các nẻo đường đi sưu tầm điền dã vậy. Rời Khánh Hoà, chúng tôi trở về xã Phước Tân, huyện Bác Ái tỉnh Ninh Thuận. /118/
- 2. 5. Palay Ma Ti. Huyện Bác Ái có hai thôn Ma Ti: Ma Ti thuộc xã Phước Thắng và Ma Ti thuộc xã Phước Tân. Thôn Ma Ti nói ở đây là một trong 3 thôn của xã Phước Tân: Đá Trắng, Ma Lâm và Ma Ti. Trong 3 làng nêu trên, Ma Ti nằm giữa hai làng khác, có số dân đông nhất (130 hộ, 678 khẩu) và họ Katox chiếm tỉ lệ áp đảo trong thôn này. Hiện nay trong giấy tờ hành chánh, gọi là thôn Ma Ti nhưng tiếng nói cửa miệng của người dân vẫn gọi tên làng xưa từ ngày còn ở trên Yapuh: (10) Palay Ma Ti. Đây là một làng rất đặc biệt, có nhiều đặc điểm cần phải nói đến vì nó có liên quan đến văn hoá văn nghệ dân gian Raglai, trong đó có nhạc cụ Chhar. Hôm nay, với tư cách là người viết, là tác giả của những đề tài trước đây, tôi mang nặng ơn các nghệ nhân dân gian và nhân dân của một ngôi làng còn chưa có nhiều người biết đến này! Có thể nói rằng: Đây là một kho báu đang lưu trữ hiện hữu nhiều di sản, tài sản của người Raglai vê văn hoá phi vật thể. Nếu không có kho báu này, sẽ không thể phát hiện ra hai bộ Sử thi Raglai tầm cở, sẽ không có cơ sở để sưu tầm nghiên cứu vê trang phục cô truyền Raglai; sẽ không có thực tiễn và lý luận vê VÃN HOÁ GIA TỘC, cũng không thể biết đến có một đội ngũ đông đảo, gồm nhiều thế hệ, giới đang là nhạc công của nhạc cụ Chhar ở một làng mà chúng tôi đang tiêp tục giới thiệu với người đọc. /119/
- Ở làng này, như phần đầu đã nói, đa số các gia đình đều mang họ KATƠR. Thành viên trong 4 đội Chhar của làng: Một đội gồm những đàn ông lớn tuổi ;một đội toàn là phụ nữ đã có gia đình; một đội nam thiêu niên và một đội thiếu nữ. Hầu như ba phần tư sô nhạc công của 4 đội Chhar này đều mang họ Katơr. Thật là may mắn cho tôi cũng như may mắn cho làng, cho đến nay, tháng 6 năm 2006* eụ tộc trưởng Katơr 95 tuổi, tên Kator Lapia (tên hộ khẩu là Kator Thị Cuống) ở làng Ma Ti này vẫn còn sống với con dống, cháu đàn mang họ Katơr. Bà Katơr Thị Sính- người Raglai mới được Trung ương Hội phong danh hiệu N G H Ệ N H Â N D Â N G ỈA N - con út (Ana Tuluih - cũng là tên của chiếc Chhar nhỏ nhất trong một bộ Chhar) của bà cũng là một nghệ nhân xuất sắc, tài ba về nhiều mặt, kể cả Poq Chhar (tấu Mã-la). Gia tộc này, có thể nói là rất hiếm thấy trong toàn cõi Raglai, từ trước tói nay vẫn giữ được mẫu hình trang phục cổ truyền của ông bà để lại, qua áo váy mặc hàng ngày của mình! ở đây, mà cũng chỉ tập trang ở gia đình này, sau 4 năm lui tới, tôi đã phát hiện ra"Một ngăn lớn của kho báu Raglai": Akhat Yulukal (Hát kể chuyện đời xưa) trong đó có hai Sử Thi lớn UYA-YUHEA và SA-EA với độ dài ghi âm được 70 băng cát-xét 60 phút. Đến đây, có thê có một vài người đọc nghĩ rằng: Sử Thi... đâu có liên quan gì đến nhạc Cụ Chhar mà nói đến, liệu có ích lợi g ì! /120/
- Thưa có. Chính nhờ có những Sử Thi này mà người viết mới nhận rõ hơn về vai trò, vị trí của nhạc cụ Chhar trong đòi sống xã hội và tâm linh của người Raglai. Trong Sử Thi nào bất cứ, tác giả khuyết danh cũng không quên "Nhân vật" tiên tri và bảo hộ này. Chhai' luôn là một vị thần linh, luôn sát cánh cùng người anh hùng của dân tộc bất cứ ở tình huống, hoàn cảnh nào để mang lại chiến thắng cho người Raglai. Cũng đã dài dòng về làng Ma Ti, theo tơ guồng của các Sử Thi Raglai, bây giờ ngưòi viết xin được trở lại với "Nhân vật trung tâm" - đối tượng mà người đọc đang theo dõi- để xem "Vật thiêng", "Nhà tiên tri", "Nông lịch nương rẫy", "Bài học về đạo đức"...ở làng Ma Ti này như thế nào. Dội Chliar Nam mì làng Ma Ti /121/
- Đội Chhar phụ nữ làng Ma Ti Làng Ma Ti có 5 bộ Chhar 7 chiếc. Qua các lần tiếp cận. chúng tôi chỉ nhận diện được hai bộ có lời, tiếng thanh thoát nhất mà các nghệ nhân thường dùng. Trong tài liệu này, chúng tôi chỉ xin được giới thiệu một bộ lâu đời và tiêu biểu nhất mà thôi. 2. 5. 1. Thang âm của bộ Chhar 7 chiếc ỏ' làng Ma Ti, Phuóc Tân. ------— 1 . . . i. . . 1 [ ..-J 1- - - - - - - ^ - - - - - - - - - 2. 5. 2 Tên từng chiếc Chhar - Tên nghệ nhân. - Chiếc thứ nhất: Ina Mul (Mẹ cả - La) do lão nghệ nhân Pinăng Xuân đánh. /122/
- - Chiếc thứ hai: ỉn a D ara (Mẹ kế - Si) do ông Pinăng Thoan đánh. - Chiếc thứ ba: Ina Ruwơ (Mẹ lý lẽ-Đô) do nghệ nhân tài ba Kator Phích đánh. - Chiếc thứ tư: Ana păh (Con đứng thứ tư trong gia đình-Rê) do ông Kator Đưòng phụ trách. - Chiếc thứ năm: Ana Saleh (Con đứng thú' năm - Mi) do ông Katơr Phoan đánh. - Chiếc thứ sáu: Ana Năm (Con đứng th ứ sáu - Fa#) do ông Kator Lượng phụ trách. Rất tiếc ông Lượng đã mất. - Chiếc thứ bảy: Ana Tuluih (Con út- Sol) ông Kator Phúc đánh. Đội ngũ Chhar thiếu niên kế cận /123/
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn