Tìm hiểu những kế sách xây dựng đất nước của cha ông ta: Phần 1
lượt xem 11
download
Cuốn sách "Những kế sách xây dựng đất nước của cha ông ta" tập trung trình bày nội dung của từng kế sách, mỗi câu chuyện về các kế sách được dành ít dòng để giới thiệu bối cảnh ra đời, sơ lược tiểu sử của các vị quan đề ra kế sách cũng như việc tiếp thu, tiếp nhận của các bậc vua chúa đối với các kế sách đó. Sách được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung phần 1!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu những kế sách xây dựng đất nước của cha ông ta: Phần 1
- Chịu trách nhiệm xuất bản: Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PHẠM CHÍ THÀNH Chịu trách nhiệm nội dung: ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP - XUẤT BẢN TS. VÕ VĂN BÉ Biên tập nội dung: ThS. PHẠM NGỌC BÍCH TS. HOÀNG MẠNH THẮNG ThS. VŨ QUANG HUY NGUYỄN THỊ HƯƠNG ThS. NGUYỄN VIỆT HÀ Trình bày bìa: PHẠM THÚY LIỄU Chế bản vi tính: NGUYỄN QUỲNH LAN Đọc sách mẫu: VŨ QUANG HUY BÍCH LIỄU Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 892-2020/CXBIPH/11-295/CTQG. Số quyết định xuất bản: 4876-QĐ/NXBCTQG, ngày 16/04/2020. Nộp lưu chiểu: tháng 5năm 2020. Mã ISBN: 978-604-57-5553-2.
- 5 LỜI NHÀ XUẤT BẢN G ần một nghìn năm của chế độ phong kiến tự chủ Việt Nam, từ thời Lý (thế kỷ XI) đến thời Nguyễn (thế kỷ XIX) đã chứng minh một quy luật rằng, thế nước thịnh hay suy, mạnh hay yếu phụ thuộc phần lớn vào đường lối trị nước của các bậc vua chúa, vào đội ngũ quan lại triều đình có thực sự đưa ra được những quốc sách, kế sách phù hợp với sự phát triển các mặt đời sống của đất nước, chăm lo cho cuộc sống của nhân dân, vì mục tiêu xây dựng và bảo vệ đất nước hay không. Bởi, chỉ có đưa ra được những kế sách đúng mới vạch ra được đường lối đúng, phù hợp với sự phát triển của đất nước, đáp ứng được nguyện vọng của đại đa số tầng lớp nhân dân, phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc. Điều đó cho thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của những kế sách đúng, kế sách hay đối với sự phát triển đất nước trong lịch sử. Nhằm mục đích "ôn cố tri tân", hiểu xưa để ngẫm nay, đồng thời cung cấp thêm cho bạn đọc một tư liệu quý nghiên cứu về những kế sách xây dựng đất nước của cha ông ta trong thời kỳ phong kiến, từ đó rút ra những kinh
- 6 NHỮNG KẾ SÁCH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC CỦA CHA ÔNG TA nghiệm quý báu cho công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Những kế sách xây dựng đất nước của cha ông ta do PGS.TS. Bùi Xuân Đính sưu tầm và biên soạn. Cuốn sách tập hợp hơn 60 kế sách của các vị quan yêu nước ở các vị trí quan trường khác nhau của các vương triều. Đó là những tờ sớ, tờ khải, bản điều trần đề cập tới không chỉ những vấn đề quan trọng của đất nước, mà cả những khía cạnh bình thường của đời sống nhân dân và đưa ra những đề nghị, sáng kiến cải cách, được chép trong các bộ sử cũ của nước nhà. Với vốn kiến thức sâu rộng, đa ngành, tác giả không chỉ tập trung trình bày nội dung của từng kế sách mà còn đưa ra những nhận định chủ quan về các kế sách, luận giải về ý nghĩa của từng kế sách đối với xã hội đương thời, đồng thời rút ra các bài học quý cho xã hội chúng ta hôm nay. Cuốn sách là tài liệu tham khảo có giá trị đối với các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học, đồng thời mang tới nhiều điều thú vị, bổ ích cho các độc giả. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc. Tháng 10 năm 2017 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
- 7 LỜI GIỚI THIỆU L ịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, kể từ thời Lý (thế kỷ XI) đến thời Nguyễn (thế kỷ XIX), trải qua các thời kỳ đều nổi lên một hiện tượng khá độc đáo. Đó là, bộ phận trí thức tiến bộ bao gồm các quan lại, văn thân, sĩ phu giàu lòng yêu nước, thương dân, có tinh thần trách nhiệm cao với dân, với nước, đã chủ động đóng góp các ý kiến xây dựng với các nhà cầm quyền, nhằm mục đích làm cho dân được giàu, nước được mạnh trong thời bình; cũng như để gấp rút canh tân đất nước, khả dĩ đủ lực lượng đánh bại giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc trong thời loạn. Cuốn sách Những kế sách xây dựng đất nước của cha ông ta của tác giả Bùi Xuân Đính tập hợp hơn 60 tờ sớ, tờ khải, lời tâu, bản điều trần, có khi chỉ là những lời can ngăn vua chúa của các quan lại ở những vị trí quan trường khác nhau, từ thời Trần đến những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XIX, khi đất nước ta đã rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp. Với lòng say mê khoa học và bản tính cần cù của mình, kết hợp với những kiến
- 8 NHỮNG KẾ SÁCH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC CỦA CHA ÔNG TA thức về lịch sử nhà nước và pháp luật thời phong kiến, về làng xã tích lũy được trong hơn 25 năm nghiên cứu, Bùi Xuân Đính đã tra cứu tỉ mỉ hơn 40 cuốn sách, với trên hai vạn trang để có được một danh mục kế sách giới thiệu với bạn đọc trong công trình này. Bạn đọc dễ nhận thấy điểm nổi bật của cuốn sách là tác giả không thiên về giới thiệu các bản đề nghị cải cách về nhiều mặt đời sống nước nhà của nhiều vị quan từng nổi tiếng trên vũ đài lịch sử Việt Nam, mà chú trọng phản ánh các kế sách của một bộ phận đông đảo các vị quan lại mà tên tuổi, sự nghiệp, tài năng chưa được nhiều người biết đến. Phần lớn các kế sách đó chỉ bàn đến những lĩnh vực nhỏ của các ngành, hoặc liên quan đến một hai địa phương, nhưng nội dung rất thiết thực và vẫn còn nguyên giá trị cho đến hôm nay. Rất nhiều kế sách lần đầu tiên được giới thiệu, từng kế sách được nêu tương đối đầy đủ bối cảnh ra đời, sơ lược tiểu sử người đề xuất, nội dung và kết quả thực thi, từ đó đưa ra một vài nhận xét chủ quan về ý nghĩa đối với xã hội đương thời và cả với xã hội chúng ta hôm nay. Công cuộc đổi mới mà Đảng và nhân dân ta đang ra sức thực hiện nhằm đưa nước ta trở thành quốc gia "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" đặt ra nhiều nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết, trong đó, xây dựng một Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, cải cách các thủ tục hành chính, đổi mới
- LỜI GIỚI THIỆU 9 nếp nghĩ và phong cách làm việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ, viên chức ở những cương vị công tác khác nhau là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Để giải quyết được nhiệm vụ đó, ngoài việc xem xét kỹ đặc điểm từng mặt của cuộc sống để đề ra các chính sách, các giải pháp phù hợp, chúng ta cần tham khảo kinh nghiệm của quá khứ, rút ra từ di sản văn hóa pháp lý của cha ông những mặt tốt, mặt tích cực còn phù hợp. Những kế sách xây dựng đất nước của cha ông ta của Bùi Xuân Đính đã đáp ứng được một phần yêu cầu lịch sử đó, vì vậy, cuốn sách mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhất định, đã cung cấp những tư liệu và những bài học lịch sử quý giá. Chính vì thế, tôi vui mừng giới thiệu cuốn sách Những kế sách xây dựng đất nước của cha ông ta với đông đảo bạn đọc xa gần; đồng thời cũng rất mong bạn đọc chỉ giáo cho những điều khiếm khuyết và sai sót của cuốn sách để tác giả có điều kiện chỉnh sửa, bổ sung khi tái bản. Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2004 Đinh Xuân Lâm Giáo sư Sử học, Nhà giáo nhân dân Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam
- 10
- 11 LỜI TÁC GIẢ L ịch sử gần nghìn năm của chế độ phong kiến Việt Nam đã trải qua những buớc thăng - trầm, suy - thịnh khác nhau. Như một quy luật, những thời kỳ "suy" chủ yếu do các vua chúa mải ăn chơi, không quan tâm đến triều chính; trong khi phần đông quan lại chỉ lo vun vén cá nhân, tranh giành, vơ vét của công, bòn vét của dân. Còn những thời kỳ “thịnh’’ là do các bậc vua chúa anh minh đưa ra được các quốc sách phù hợp với các mặt đời sống của đất nước; đội ngũ quan lại, nhất là quan đại thần yêu nước thương dân, một lòng lo cho vận mệnh của dân nước; đề xuất các kế sách, vạch ra được hướng chung cho con đường đi lên của đất nước, cũng như cho từng mặt của đời sống nước nhà. Các kế sách đó được thể hiện rất đa dạng: từ những bản điều trần dài đến những tờ sớ, tờ khải ngắn, có khi chỉ là một lời tâu hay một lời khuyên hoặc lời can ngăn vua. Phần lớn các kế sách là của từng cá nhân, song không ít kế sách là những điều trăn trở, suy ngẫm, đồng thuận của nhiều vị quan. Có vị
- 12 NHỮNG KẾ SÁCH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC CỦA CHA ÔNG TA quan là đại thần trọng trách, từng nổi tiếng trong sử sách, trên văn đàn; song cũng không ít người chỉ là quan nhỏ, ít tên tuổi, do gần gũi với đời sống của dân, từ thực tế cuộc sống ở địa phương mà thấy được những mặt bất cập của các chủ trương, chính sách của triều đình cần phải sửa đổi, nên đã đề ra kế sách. Nhiều kế sách đề cập tổng hợp các mặt, trong đó có nhiều mặt hệ trọng của đời sống đất nước, nhưng cũng có kế sách chỉ bàn đến một mặt, thậm chí một việc rất nhỏ của đời sống. Có kế sách được dâng lên khi vận nước đang thịnh; song không ít kế sách ra đời trong bối cảnh thế nước, hay thế của vương triều đang suy, do vậy, chúng có số phận khác nhau. Rất nhiều kế sách được các bậc vua, chúa chấp thuận, khen ngợi và cho thi hành, góp phần tạo ra những chuyển biến tích cực về nhiều mặt hay từng mặt được đề ra. Tuy nhiên, không ít kế sách bị các bậc vua, chúa chối bỏ, người đưa ra kế sách còn bị giáng phạt, cách chức, thậm chí có nguời bị tước quan tịch, đuổi về quê. Song, dù có nội dung toàn diện hay từng mặt, dù người đề xướng kế sách là cá nhân hay tập thể quan lại và dù đuợc chấp nhận hay chối bỏ, những kế sách đó đều thể hiện tấm lòng của các vị quan, ưu lo cho vận mệnh của dân của nước, mong muốn dân được cường, nước được thịnh; cũng thể hiện tính thực tế, sâu sát của các vị quan ở mỗi thời kỳ lịch sử.
- LỜI TÁC GIẢ 13 Cuốn sách này tập hợp các bản điều trần, tờ sớ, tờ khải, lời tâu, lời khuyên của các vị quan từ thời Trần (thế kỷ XIV) đến thời Nguyễn (cuối thế kỷ XIX) được chép trong các bộ sử cũ của nước nhà. Ngoài việc tập trung trình bày nội dung của từng kế sách, mỗi câu chuyện về các kế sách được dành ít dòng để giới thiệu bối cảnh ra đời, sơ lược tiểu sử của các vị quan đề ra kế sách cũng như việc tiếp thu, tiếp nhận của các bậc vua chúa đối với các kế sách đó. Một số trường hợp, sau khi trình bày các mặt trên, tôi đưa ra một vài nhận xét chủ quan. Một số bản điều trần có nội dung khá dài được tóm lược lại. Một số lời văn cổ được chỉnh lại cho phù hợp và dễ hiểu (việc tóm lược và điều chỉnh này không làm thay đổi nội dung, bản chất, ý nghĩa của các kế sách cũng như tấm lòng của các vị quan đề ra kế sách đối với vận dân, vận nuớc). Bên dưới mỗi trang là vài dòng giải thích một cách ngắn gọn chức quan của các nhân vật được nêu. Biên soạn cuốn sách này, tôi hy vọng góp thêm tiếng nói vào việc tuyên truyền kiến thức sử học, để mọi người thêm hiểu, thêm yêu lịch sử nước nhà, hiểu thêm nhân cách của các bậc vua chúa, quan lại ở mỗi thời kỳ lịch sử đất nước và điều quan trọng hơn là, từ "hiểu xưa" để "ngẫm nay". Đương nhiên, từng kế sách được nêu trong cuốn sách này có bối cảnh ra đời riêng, có kế sách chỉ có giá trị hay mang ý nghĩa ở thời điểm
- 14 NHỮNG KẾ SÁCH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC CỦA CHA ÔNG TA xuất hiện, ngày nay chỉ còn là tư liệu lịch sử của quá khứ; song có nhiều kế sách mà nội dung của chúng khi đọc lên, ta thấy vẫn còn "phảng phất" đâu đây trong nhiều mặt của đời sống hôm nay, mỗi người có thể suy ngẫm, chắt gạn từ những câu chuyện của quá khứ, từ di sản văn hóa pháp lý của cha ông những bài học kinh nghiệm vào cuộc sống hôm nay, khi đất nước ta đang đẩy nhanh công cuộc đổi mới toàn diện, nhất là trên lĩnh vực nhà nước và pháp luật, xây dựng một Nhà nước pháp quyền, dân chủ, tạo cơ sở quan trọng để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp và văn minh. Sau khi cuốn sách mỏng này được công bố, tôi nhận được nhiều ý kiến góp ý của đông đảo bạn đọc xa gần, từ các nhà nghiên cứu đến những người bình thường, từ những bậc có tuổi đến những sinh viên trẻ, từ những người thân quen đến cả những người tôi chưa một lần gặp mặt. Tôi cẩn thận ghi những ý kiến góp ý đó để sửa chữa và bổ sung những khi rỗi rãi, theo hướng: - Rà soát lại các nguồn tư liệu; bổ sung nhiều kế sách mà trước đây, vì nhiều lý do khác nhau chưa được đưa vào; - Tăng cường các lời bình cho hầu hết các kế sách được nêu trên cơ sở vận dụng tối đa các kiến thức liên ngành (Sử học, Dân tộc học và Nhân học, Luật học,
- LỜI TÁC GIẢ 15 Hành chính học) tích lũy được qua quá trình nghiên cứu. Lời bình của một số kế sách còn được liên hệ với những vấn đề thời sự của đất nước hiện nay. Các lời bình có độ dài, ngắn, sâu, nông khác nhau, vì nhiều lý do, trước hết, phụ thuộc vào nội dung của các kế sách gắn với bối cảnh lịch sử của đất nước ở từng thời điểm; hoặc vì trình độ cá nhân, một số kế sách phải gấp rút biên soạn cho kịp tiến độ nên việc đầu tư bình luận còn nhiều hạn chế. - Một điểm được sửa chữa, bổ sung khác của cuốn sách này là phần giải thích từ ngữ về các cơ quan nhà nước phong kiến, chức quan của các vị quan cũng như một số khía cạnh khác có liên quan đến các kế sách được xem xét thận trọng và được chuyển thành một nội dung ở cuối sách, không để ở chân trang như bản sách xuất bản lần đầu. Đây là các từ được xuất hiện nhiều lần trong sách và xếp theo cụm từ liên quan đến một cơ quan hoặc một khía cạnh của đời sống để bạn đọc tiện theo dõi; còn các từ chỉ được nhắc một, hai lần sẽ được chú thích ở chân trang. Hoàn thành được cuốn sách này, tôi nhận được sự giúp đỡ to lớn của các nhà khoa học: PGS. TS. Đinh Khắc Thuân (Viện Nghiên cứu Hán - Nôm) giúp làm rõ một số từ ngữ về các cơ quan, chức quan; TS. Nguyễn Hữu Tâm (Viện Sử học) đã giúp chú giải và thẩm định một số chú giải về các sự kiện và nhân vật liên quan
- 16 NHỮNG KẾ SÁCH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC CỦA CHA ÔNG TA đến lịch sử cổ đại Trung Quốc được phản ánh trong nội dung nhiều kế sách; PGS.TS. Nguyễn Văn Đăng (Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế) giúp thẩm định chú giải một số địa danh vùng Thuận Hóa. Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học. Đặc biệt, Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Đinh Xuân Lâm - người Thầy kính mến đã chỉ cho tôi những điều cần thiết trong biên soạn sách và đọc bản thảo, viết Lời giới thiệu khi sách được công bố lần đầu; chỉ cho tôi nhiều việc cần phải tiếp tục làm sau khi sách ra mắt bạn đọc. Khi tôi đang nỗ lực, tranh thủ thời gian để hoàn thành cuốn sách này thì Thầy đã đi về cõi vĩnh hằng (ngày 28 tháng Chạp năm Bính Thân, tức 25 tháng 01 năm 2017). Xin thắp nén tâm hương để tỏ lòng biết ơn vô hạn với Thầy. Tôi cũng bày tỏ sự tri ân với một số tờ báo, tạp chí, chương trình truyền hình và phát thanh, như báo Pháp luật Việt Nam, chương trình "An ninh và cuộc sống" (VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam), chuyên mục "Phổ biến kiến thức" (VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam) đã cho tôi được công bố thử nghiệm nhiều bài viết trong cuốn sách. Đặc biệt, Tạp chí Kiểm tra (thuộc Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng) từ tháng 9-2010 đã dành nhiều số để đăng bài của tôi về khía cạnh này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự tri ân tới Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã ủng hộ trong việc xuất bản
- LỜI TÁC GIẢ 17 cuốn sách này, tới các biên tập viên Chu Văn Khánh, Vũ Quang Huy đã theo dõi sát sao tiến độ biên soạn cuốn sách và có nhiều cuộc trao đổi khoa học hữu ích trong quá trình biên tập. Dù tôi đã có nhiều cố gắng trong biên soạn, song cuốn sách này chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế, sai sót. Tôi mong tiếp tục nhận được những ý kiến góp ý, phê bình của đông đảo bạn đọc để lần tái bản sau, cuốn sách được hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 7 năm 2017 Tác giả
- 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu về Khi hồng hạc bay về
61 p | 708 | 67
-
CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG THƯ VIỆN TIÊN
9 p | 333 | 61
-
Tài liệu bổ sung Sách giáo viên Hoạt động giáo dục Hướng nghiệp lớp 9: Phần 2
45 p | 140 | 16
-
Tìm hiểu những kế sách xây dựng đất nước của cha ông ta: Phần 2
232 p | 21 | 10
-
Tìm hiểu nguyên lý thiết kế thư viện: Phần 2
69 p | 19 | 10
-
Tìm hiểu Nghị quyết 8 về giá, lương, tiền với các chính sách dân số - Nguyễn Minh Thắng
4 p | 84 | 5
-
Xây dựng phương pháp làm sách truyện xúc giác hỗ trợ giờ học kể chuyện của học sinh khiếm thị mầm non
11 p | 55 | 4
-
Đề xuất giải pháp liên kết tài nguyên số các thư viện
6 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn