intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu sự phát triển văn hóa và con người ở một số nước và vùng lãnh thổ Đông Á - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Phàn 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

6
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp phần 1, phần 2 cuốn sách "Sự phát triển văn hóa và con người ở một số nước và vùng lãnh thổ Đông Á - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam" tiếp tục trình bày các nội dung chính sau đây: Sự phát triển văn hóa và con người ở một số nước Đông Nam Á; Đặc điểm cơ bản và tác động của văn hóa, con người đói với sự phát tri én bẽn vững ở một số nước Đông Á; Bài học kinh nghiệm của một số nước Đông Á cho Việt Nam trong phát triển văn hóa và con người. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu sự phát triển văn hóa và con người ở một số nước và vùng lãnh thổ Đông Á - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Phàn 2

  1. Chương III. Sự p h á t triển v ă n h óa và con người... 247 của nền kinh tế, do đó, người dân Singapore trờ nên đơn điệu về tinh thần, tư tường thẩm mỹ và lối sống. Dòng người nước ngoài nhập cư vào Singapore với số lượng ngày càng lớn sẽ gây ra nhiều vấn đề xã hội đối với Singapore. Do đó, hiện nay, Chính phủ đã bắt đầu hạn chế lao động nhập cư, tận dụng ở mức lớn nhất nguồn nhân lực trong nước. Bên cạnh đó, một bài toán nan giải đối với các nhà hoạch định chính sách Singapore là làm thế nào để điều hòa được mối quan hệ giữa nhu cầu việc làm nữ giới ngày càng tăng với mục tiêu của Chính phủ về khuyến khích nữ giới kết hôn, chăm sóc con cái và gìn giữ các giá trị gia đình. Hiện tượng xói mòn các giá trị văn hóa truyền thống'. Đây cũng là thách thức ngày càng lớn trong phát triển nguồn nhân lực ở nước này. Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, giới trè Singapore có nhiều cơ hội tiếp xúc với các nền văn minh thế giới thông qua mạng Internet. Hơn 50% nhóm người ờ tuổi từ 15 đến 19 tuổi lên mạng hoặc sở hữu một trang web cá nhân. Đối với nhóm tuổi 20-24, 46% là những chủ sờ hữu trang web cá nhân'. Điều đó chúng tỏ giới trẻ Singapore đang hòa nhập vào thế giới ờ ngay chính quê hương họ và rất cời mở với những ảnh hưởng từ nước ngoài. Khi giới trẻ bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây vốn đã tràn ngập trên thế giới (như phim ảnh, nhạc pop, rock, đồ ăn nhanh M c-D onal...) thì các giá trị văn hóa phương Đông đang đứng trước nguy cơ bị xói mòn. Tóm lại, so với các nước Đông Bắc Á, các nước Đông Nam Á (Thái Lan, M alaysia và Singapore), tuy bề dày lịch sừ và văn hỏa ít hơn quy mô dân số và diện tích nhỏ hơn, thậm chí mới thành lập nước gần đây như Singapore, nhưng cũng đều rất quan tâm và chủ ý phát triển văn hóa và con người, coi vãn hóa là sợi dây gắn kết dân tộc, coi trọng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. 1. Singapore - Global city 2007: http://www.lmlespeck.com/content/lifestyle/ CTrendsLifestyle-061231 .html.
  2. Chương IV ĐẶC ĐIÉM C ơ BẢN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA, CON NGƯỜI ĐÓI VỚI s ụ PHÁT TRIỂN BÈN VỪNG Ở MỘT SÓ NƯỚC ĐÔNG Á I. ĐẶC ĐIÉM C ơ BẢN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VÃN HÓA ĐÓI v ớ i SỤ PHÁT TRĨÉN BẼN VỮTSỈG 1. Đặc điểm cơ bản trong phát triển văn hóa Đông Ả Trong các chương trên, chúng tôi đã trình bày và phân tích sự phát triển văn hóa của một số quốc gia cụ thể ờ Đông Á trong quá trình hội nhập quốc tế. Trong chương này, chúng tôi đi sâu phân tích những đặc điểm cơ bản trong phát triển văn hóa ờ các nước Đông Á. Đây là những đặc điểm được tổng kết và rút ra từ thực tiễn phát triển văn hóa, chứ không phải là đặc điểm văn hóa hay đặc điểm trong chính sách phát triển văn hóa. 1.1 Hình thành nên loại Itìnli vãn hóa với những đặc điếm m ang bản sắc Đông Ả Có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi phân loại và rút ra những đặc điểm của văn hóa Đông Á trong quá trình phát triển. Ờ dây, bằng phương pháp hệ thống - loại hình, tác già Trần Ngọc Thêm cho rằng: Văn hóa Đông Á có 5 đặc điểm cơ bản như s a u ': Một là, tính hệ thống thể hiện ở mối quan hệ chi phối cùa điều kiện tự nhiên đối với hoạt động kinh tế, và của hoạt động kinh tế đối với văn hoá; Hai là, tính hệ thống còn thể hiện ờ mối quan hệ tương tác và chi phối lẫn nhau giữa các đặc trưng của mỗi loại hình, tất cả tạo thành chùm đặc trưng cho phép khu biệt loại hình văn hoá đó; 1. Xem Trần Ngọc Thêm: Sự phát triển của Đông Ả từ góc nhìn hệ thống - loại hình văn hóa. So sánh với Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 3- 2009, tr. 10-23.
  3. Chương IV. Đ ă c đ iể m cơ b ả n và tác đông... 249 Ba là, tính loại hình có quan hệ tương tác chặt chẽ với điều kiện tự nhiên và có vai trò chi phối mạnh đối với sự phát triển văn hoá và con người của các dân tộc; Bon là, độ chính xác cùa tính loại hình ti lệ thuận với độ chi tiết cua việc phân loại loại hình (việc phân loại loại hình có thể đi từ “lưỡng phân” qua “tam phân”, “ngũ phân” ...) và ti lệ nghịch với độ khái quát của các đặc trưng loại hình (việc phân loại loại hình càng chi tiết bao nhiêu thì độ chính xác càng tăng nhưng độ khái quát của các đặc trưng sẽ càng giảm); Năm là. đặc điểm loại hình cùa mỗi nền văn hoá: (a) Phối hợp với điều kiện tự nhiên cụ thể nơi dân tộc hoặc tộc người đó cư ngụ; (b) điều kiện lịch sừ cụ thể mà dân tộc đó trải qua; và (c) sẽ tạo nên đặc thù văn hoá cùa mỗi dân tộc / tộc người. Các nền văn hóa trên thế giới vô cùng đa dạng và phong phú. Nhưng tựu trung lại cỏ thề phân thành hai loại hình văn hóa một cách khá rõ ràng. Điều kiện tự nhiên nóng, ẩm thuận tiện cho kinh tế hái lượm - trồng trọt, từ đó hình thành loại hình văn hóa trọng tĩnh có mục tiêu cơ bàn là lo tạo dụng một cuộc sống ổn định lâu dài, không xáo trộn. Điển hình cho loại hình văn hóa trọng tĩnh (gốc nông nghiệp) là vùng văn hóa phương Đông (châu Á). Điều kiện tự nhicn lạnh, khô thích hợp với kinh tế săn bắt - chăn nuôi, sau là thương mại, từ đó hình thành loại hình văn hóa trọng động, có mục tiêu cơ bản là lo tổ chức xã hội làm sao để có thể thường xuyên di chuyển một cách gọn gàng, nhanh chóng, thuận tiện. Điển hình cho loại trọng động (gốc du mục) là vùng văn hóa phương Tây (châu Âu). Những đặc trưng cơ bàn của hai loại hình văn hoá được trình bày trong bảng sau:
  4. 250 S ự PHÁT TRIỂN VÃN HÓA VÀ CON NGƯỜI.. Bảng 1. Các đặc trung cua hai loại hình văn hóa VÀN HÓA TRỌNG TĨNH VÀN HÓA TRỌNG ĐỘNG TIỀU CHÍ (gốc nông nghiệp) (gốc du mục) Địa hình Đòng băng (ảm, thấp) Đổng cỏ (khô, cao) Đặc trưng Nghề chinh Trồng trọt Chăn nuôi gốc Cách sống Định cư Du cư ứng xử với Tôn trọng, sống hàa hợp với Coi thường, tham vọng chế môi trường tự nhiên thiên nhiên ngự thiên nhièn Thiên về tổng hợp và biện Thiên vè phân tích và siêu hình chửng (trọng quan hệ); chủ Lối nhặn thừc, tư duy (trọng yếu tố); khảch quan, lý quan, cảm tinh và kinh tinh và thực nghiệm nghiệm Nguyên tắc Trọng tinh, trọng đức, trọng Trọng sửc mạnh, trọng tài, Tổ chức tổ chức vân, trọng nữ trọng vỗ, trọng nam cộng Cách thức Linh hoạt và dân chủ, Nguyên tắc và quân chủ, trọng đồng tổ chừc trọng cộng đòng cá nhân ứng xử với môi trường Dung hợp trong tiếp nhận; Độc tôn trong tiép nhận; cứng xả hội mèm dẻo, hiéu hòa trong đối phố rắn, hiéu thắng trong đối phó Theo cách tiếp cận hệ thống - loại hình văn hóa thì việc phân loại “lưỡng phân” dựa trên nguyên tắc “âm dương” này có ưu điểm là cho ta thấy một bức tranh sáng rõ, nhưng có nhược điểm là gây ấn tượng đơn giản hóa vấn đề. Nhất là khi cụm từ “phương Đông” được dùng để chi một khái niệm rất phức tạp cả về không gian, thời gian và nhân gian (chù thể). Ngoài những đặc điểm rút ra từ cách tiếp cận theo phương pháp hệ thống - loại hình nêu trên, việc khu biệt những điểm giống và khác nhau giữa văn hóa phương Đông (chù yếu là Đông Á) với văn hóa phương Tây cũng có ý nghĩa quan trọng khi hội nhập quốc tế.
  5. Chương IV. Đ ă c đ iế m cơ bàn và tác đông.. 251 Những đặc điểm khác nhau giữa 2 nền vãn hóa Đông - Tây này có thể bao gồm 1: Một là, phương Tây coi trọng cá nhân, coi trọng cạnh tranh; trong khi đó phương Đông lại coi trọng cộng đồng - xã hội, coi trọng sự hài hòa. Trong văn hóa phương Tây, quan niệm giá trị của chủ nghĩa cá nhân được xem là hạt nhân. Quan niệm giá trị của người phương Tây cho ràng, cá nhân là cơ sở và điểm xuất phát cùa xã hội loài người, con người phấn đấu vì lợi ích cá nhân cùa mình, chi có vì mình mới có thể duy trì xã hội công bang chính nghĩa, chi có yêu bàn thân mình mới có thể yêu người khác và xã hội, phấn đấu vì mình cũng chính là phấn đấu cho người khác và xã hội. Có cá nhân mới có xã hội chinh thể, cá nhân cao hơn xã hội chỉnh thể. Mỗi cá nhân cần biểu hiện cá tính của mình, một người càng thể hiện cá tính của m ình thì càng có khả năng thể hiện những giá trị nhân sinh. Ngược lại với văn hóa phương Tây, văn hóa phương Đông mà đại diện là Nho giáo lại coi “nhân nghĩa” là hạt nhân. Nó nhấn mạnh lợi ích xã hội là thứ nhất, cá nhân là thứ hai, lợi ích cá nhân phải phục tùng lợi ích chinh thể cùa xã hội. Luân lý Nho giáo cho ràng, chi có toàn thể xã hội phát triển, duy trì ổn định, cá nhân mới có thể có được lợi ích xã hội, cần đặt lợi ích xã hội lên trên. Đồng thời, luân lý Nho giáo cũng coi trọng mối quan hệ và tiêu chuẩn đạo đức trong gia đình và ngoài xã hội, nhấn mạnh giũa những người thân, bạn bè nên \à một, ■'thiên hạ nhất gia”, coi trọng ý thức tập thể. Ý thức tập thể này có quan hệ trực tiếp với văn hóa nông nghiệp của Đông Á. Bởi lẽ, trong xã hội nông nghiệp, mọi người cùng sinh sống trong một khu vực lâu dài nên có tình trạng tương đối ổn định, giao lưu với nhau, giúp đỡ lẫn nhau, từ đó hình thành nên quan niệm tập thể; Hai là, phương Tây coi trọng lợi ích, coi trọng pháp luật, còn phương Đông lại coi trọng tình cảm “có lý, có tình” . 1. Xem thêm Trần Phong Quân: “Những điểm giồng nhau, khác nhau giữa văn hóa Đông - Tây và sự liếp thu cùa văn hóa phương Đông đối với văn hóa phương Táy'', http://www.lnsgdb.com.cn/news/view.asp7id-1352.
  6. 252 S ự PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI.. Ở phương Tây, lợi ích cá nhân được coi là chuẩn tắc cơ bản của xã hội, lợi ích cá nhân trở thành mục tiêu theo đuổi của con người. Tình nghĩa đạo đức giữa người với người không được mọi người coi trọng. Tuy nhiên, pháp luật lại rất được coi trọng. Bởi lẽ, trong một xã hội khi nảy sinh xung đột lợi ích giữa người với người, chỉ có dựa vào pháp luật mới có thể giải quyết được những mâu thuẫn đó. Pháp luật vừa có thể bảo hộ quyền lợi cá nhân, lại vừa có thể chế tài đối với những người vi phạm. Vỉ vậy, sự phát triển của luật học ờ các nước phương Tây có liên quan mật thiết với quan niệm giá trị lợi ích của con người. Phương Tây trước hết là phải tranh thủ quyền lợi sinh tồn cùa cá nhân, ít nhất cũng là cùng coi trọng cà quyền lợi và nghĩa vụ. Còn ở phương Đông thì ngược lại, phương Đông “trọng nghĩa khinh lợi, trọng tình khinh pháp”. “Nhân” và “nghĩa” được coi là căn bàn cùa đạo đức luân lý Nho giáo. Đây cũng là mục tiêu theo đuổi cùa nhân sinh. Coi trọng đạo đức, không tư lợi, không thể chỉ thấy lợi mà quên nghĩa, không thể bò nghĩa mà chạy theo lợi, những điều đó được xem là tiêu chuẩn cao nhất của con người. Chính vì vậy, phương Đông không coi trọng pháp luật mà lấy đạo nghĩa làm quy tắc để quy phạm hành vi cùa con người. Quan hệ giữa người với người chủ yếu dựa vào đạo đức để duy trì mà không phải là dựa vào pháp luật để ràng buộc. Nho giáo cho rằng, con người phải chịu sự ràng buộc của đạo đức xã hội, không thể vì lợi ích cá nhân mà bất chấp đạo đức xã hội. Chỉ có phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức xã hội, con người mới có thể hành động, thậm chí có khi hy sinh cà lợi ích cá nhân và cả sinh mệnh của mình; Bci là, phương Tây “trọng thương khinh nông”; còn phương Đông ngược lại, “trọng nông khinh thương”. Xem xét từ mức độ coi trọng đối với thương nghiệp và nông nghiệp trong văn hóa phương Tây và phương Đông, có thể khái quát: Văn hóa phương Tây là “trọng thương”, còn văn hóa phương Đông là “trọng nông” . Văn hóa phương Tây có cội nguồn từ sự phát triển của thương nghiệp. Châu Âu cổ đại là các dân tộc du mục, nông nghiệp phát triển trên nền tàng của ngành chăn nuôi. Châu Âu cũng thuộc văn hóa hải
  7. ChươngIV. Đ ăc đ iê m cơ bãn và tác đông.. 253 dương, phạm vi hoạt động tương đối rộng, thương nghiệp tương đối phát triển. Thương nghiệp trong các đô thị cổ phương Tây cũng phát triển tương đối sớm. Từ sau thế kỷ 16, do sự phát triển của thương nghiệp tại các thành thị châu Âu và tác động của cuộc phát kiến địa lý, chủ nghĩa tư bản bắt đầu lớn mạnh, sau đó là cuộc cách mạng cách mạng công nghiệp bùng nổ. Trong lý luận và chính sách của một số nước châu Âu xuất hiện trào lưu coi trọng thương nghiệp và phát triển mạnh hơn từ thời cận đại đến nay. Đổi lập với văn hỏa phương Tây, văn hóa phương Đông lại coi trọng nông nghiệp, coi nông nghiệp là gốc lập quốc. Đây cũng là đặc trưng nổi bật trong văn hỏa truyền thống Trung Quốc và các nước chịu ảnh hường của văn minh Trung Hoa. Trong xã hội phương Đông trước đây, quan niệm “phàm là làm thương nghiệp tất sẽ gian dối” . Thương nhân giàu có, phần nhiều dựa vào thù đoạn, vì vậy thường bị xã hội coi thường, từ đó hình thành nên thuyết gọi là “sĩ, nông, công, thương”, trong số 4 hạng người trên, thương nhân được xếp cuối cùng. Còn xét về mặt nguồn gốc, như đã nêu ở trên, cổ đại phương Đông là nông nghiệp quảng canh, thuộc về văn hóa sông suối, một thời gian dài ở trong tình trạng kinh tế tự nhiên. Do vậy, hình thành chủ nghĩa trọng nông. N hư vậy, do chịu tác động của điều kiện tự nhiên và môi trường sống, trong quá trình phát triển, văn hỏa Đông Á đã hình thành nên những đặc điểm riêng, có sự khác biệt nhất định với văn hóa phương Tây. Những đặc điềm trên đã ảnh hường nhât định đến sự phát triền văn hóa Đông Á khi hội nhập quốc tế. Để thực hiện mục tiêu hiện đại hóa đất nước, các nước Đông Á một mặt chắt lọc những nhân tố tích cực của văn hóa truyền thống, mặt khác tiếp thu có chọn lọc những nhân tố tích cực của văn hóa phương Tây, Nhật Bàn là quốc gia hội nhập quốc tế khá sớm, nhưng đến nay học sinh tiểu học của nước này vẫn học “Luận ngữ” bằng nguyên gốc chữ Hán, Singapore từ những năm 90 của thế kỳ trước đã đưa giáo dục luân lý Nho giáo vào trường học. Còn Trung Quốc, do “truyền thống pháp trị để lại rất ít” (lời Đặng Tiểu Bình) nên từ khi cải cách mở cừa đến nay, Trung Quốc đã đặt vấn đề và coi trọng xây dụng nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa, quản lý đất nước bằng pháp luật.
  8. 254 S ự PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI... 1.2. H ình thành nên giá trị và giá trị quan châu A “Giá trị châu Á” là cách gọi được nhiều chính khách và các nhà hoạt động xã hội sử dụng trong vài năm gần đây để thay thế và mờ rộng hơn nội dung của cách gọi “Giá trị Đông Á” quen dùng vào đầu những năm 90 của thế kỷ 20. Nội dung cốt lõi của nó được đặt ra từ sự phát triển của chính khu vực Đông Á. Nhưng sau đó nó không còn là cùa riêng các nước Đông Á. Toàn bộ châu Á với đặc thù văn hóa được thừa nhận từ lâu đã tìm cách lý giải mối quan hệ có phần bí ẩn giữa giá trị riêng biệt của minh với sự phát triển. Cho đến nay, mặc dù một số học giả, đặc biệt các học giả Trung Quốc vẫn thích sử dụng thuật ngữ giá trị Đông Á, song phần đông lại thấy cần thiết phải chấp nhận thuật ngữ giá trị châu Á làm cho phạm vi khái quát của vấn đề được phổ biến hơn, dù rằng trong một số trường hợp, vấn đề được gọi tên là Đông Á thì mới chính xác. Vấn đề đặt ra là khi nói giá trị Đông Á, hay giá trị châu Á thì có thừa nhận hay không sự tồn tại của các giá trị đặc thù châu Á? Và nếu có thì chúng tồn tại như thế nào? Và nếu chúng tồn tại khách quan thì các giá trị đặc thù châu Á đóng vai trò như thế nào đối với sự phát triển? Sau đây là một số nội dung học thuật chứa trong thuật ngừ giá trị châu Ả đã được một số nhà nghiên cứu nêu lên: - Những khuyết tật cùa châu Á như tình trạng độc đoán và vi phạm dân chủ, nạn bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em, tập quán mê tín dị đoan và tệ nạn tham nhũng..., là có thật và cũng như những tệ nạn có thật đang diễn ra ở phương Tây, chúng phải bị trừng phạt. Giá trị châu Á không che đậy cho những xấu xa đó. (Mahathir Mohamad). - Bảng giá trị châu Á trong sự phân tích cùa Davis Hitchock, cựu Giám đốc Phòng Đông Á - Thái Bình Dương, thuộc cơ quan thông tin Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (USIA), hiện làm việc tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế tại Washington. Ông cho rằng, Đông Á có 5 giá trị quan trọng, bao gồm:
  9. Chương IV. Đ ă c đ iể m cơ b ản và tác đ ôn g.. 255 N ăm giá trị châu A quan trọng n hất' Người Đ ông Á Ngưòi Mỹ - Cần cù - Tự lực cánh sinh - Hiếu học - Thành đạt cá nhân - Trung thực - Cần cù - Tự lực cánh sinh - Thành công trong cuộc sống - Kỷ luật - Giúp đỡ mọi người Sáu giá trị xã hội quan trọng nhất N gười Đ ông Á Người Mỹ - Một trật tự xã hội - Tự do ngôn luận - Sự hòa hợp xã hội - Sự hòa hợp xã hội - Các quan chức có trách nhiệm - Quyền cá nhân - Cởi m ở đón nhận tư tưởng mới - Tự do tranh luận - Tự do ngôn luận - Suy nghĩ về bản thân - Tôn trọng chính quyền - Các quan chức có trách nhiệm - “Mười giá trị nền tảng” châu Á trong sự phân tích của Tommy koh M ười giá trị này hợp thành một khuôn khổ giúp cho các xã hội Đông Á đạt được sự phồn vinh về kinh tế, ồn định và xã hội, bao gồm: (1 ) Không tán thành chù nghĩa cá nhân cực đoan; (2) Coi trọng gia đinh; 1. Các bảng này soạn theo Mahathir Mohamad : Sđd. 1996 ; Davis Hitchock: The United states and East Asia: New Commonalities and then, all those Differces (1997). http:// www.unu.edu/unu-press/asian-value.html# Commonalities.
  10. 256 S ự PHÁT TRIỂN VÀN HỎA VÀ CON NGƯỜI.. (3) Coi trọng việc học hành; (4) Cần kiệm và thanh đạm; (5) Cần cù; (6) Coi trọng cộng đồng; (7) Đe cao quan hệ bổn phận giữa Chính phủ và công dân; (8) Ở một số nước Chính phù tạo điều kiện cho công dân có cổ phần; (9) Coi trọng xã hội có đạo đức; (10) Tán thành nền báo chí tự do nhưng không tuyệt đối. - Giá trị châu Á trong sự phân tích cùa Danvvaters TS. Damvaters, nhà nghiên cứu khá nổi tiếng người Anh, sau nhiều năm sống tại Hồng Kông và làm việc nhiều với các đối tác châu Á đã xuất bản cuốn “Thế kỳ X X I - phương thức quàn lý vượt trên cà người Nhật và ngitời Trung Quốc”, Nxb. Prentice Halỉ, 1995. Trong cuốn sách này ông rút ra một số so sánh giữa người phương Tây và người châu Á: N g ư ờ i p h ư ơ n g Táy N g ư ời cháu Á (1) Cá nhân, sáng kiến, sáng tạo Tập thẻ và tổ chức; trung thành vứi gia đinh, nhóm và công ty (2) Thích đối đàu, mạo hiểm Hái hòa, kièm chế; nhân dạo; gia trưởng; coi trọng tinh cảm cùa người khác; không thích chen ngang và bị chen ngang (3) Hay đặt câu hỏi tự phát Chấp nhặn; tự kiềm ché (4) Hay phát biểu; nối thẳng Không thich phát biểu; che giấu tinh cám (5) Mọi người đều phạm sai lầm Không nhát thiết phải xảy ra sai lầm (6) Tự thổi phồng Khiêm tốn (7) Thất thường Hlnh thức; bào thủ (8) Cuộc sống riềng tư tách biệt với công việc Cuộc sống riêng tư kết hợp với công việc (9) Hữu nghi Thân thiện (10) Cười khàn khàn Cười tôn trọng
  11. Chương IV. Đ ă c đ iể m cơ b àn và tác đ ông... 257 - Giả trị châu Á th eo quan n iệm cùa R ic h a rd R o b in so n Robison, học giả người Ôxtraylia, lấy bằng tiến sĩ năm 1979 tại Đại học Sidney; từ năm 1990 đến năm 2002, là Giáo sư chính trị quốc tế và châu Á thuộc Đại học Murdoch, Ôxtraylia; hiện là Giáo sư kinh tế học chính trị tại Viện nghiên cứu xã hội Hague, Hà Lan. Theo ông, các giá trị châu Á bao gồm: (1) Gia đình là cốt lõi của tổ chức xã hội (2) Lợi ích cùa cộng đồng được đặt trên lợi ích cá nhân. Do đó, trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng được đặt trên quyền lợi của cá nhân; (3) Các quyết định chính được thông qua bàng sự đồng thuận chứ không phải bàng sự đối đầu thông qua các tổ chức chính trị; (4) Một chính phù mạnh và sự gắn kết xã hội luôn luôn đi cùng với sự phát triển kinh tế; (5) Coi trọng sự gắn kết và hài hòa xã hội. Sự gắn kết và hài hòa đỏ đạt được thông qua các nguyên tẳc đạo đức và một chinh phù mạnh. - Giá trị châu Á theo quan niệm của Chen Fenglin (Trần Phong Lâm) Nhà nghiên cứu người Trung Quốc này là m ột trong những nguời tin tường và khẳng định mạnh mẽ nhất vai trò tích cực của các giá trị châu Á đối với sự phát triển cùa các xã hội ờ khu vực. Trong bài viết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu vấn để nước ngoài số 4, năm 1998, Trần Phong Lâm cho ràng, các nước thuộc khu vực Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Hàn Quốc, Việt N am ... và cả những nước thuộc Đ ông Nam Á, dưới ảnh hường của văn minh nông nghiệp và văn hỏa N ho giáo đã hình thành nên một kiểu đời sống tinh thần của riêng mình, bao gồm phương thức tư duy, đời sống tín ngưỡng, lề thói phong tục, đặc trưng tâm thế, và đặc biệt hệ giá trị riêng biệt: “Ngày nay, một sổ quan niệm giá trị và mệnh đề triết học của Đông Á vẫn có ý nghĩa tích cực và giá trị bất hủ. Nỏ có khả năng gợi m ờ và tham khảo rất lớn đối với việc uốn nắn các tệ nạn xã hội, xác lập mối quan hệ kiểu mới giữa con người với nhau, giữa con người với xã hội và với tự
  12. 258 S ự PHÁT TRIỂN VÃN HÓA VÀ CON NGƯỜI.. nhiên”. Trần Phong Lâm đã tổng hợp các quan niệm về giá trị Dông Á thành những nội dung chính như sau:1 (1) Định hướng giá trị lấy giá trị cộng đồng làm bàn vị; (2) Đẻ cao ý thức tự cường (Lấy mệnh đề “thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức” làm tín điều nhân sinh); (3) Đồng thời quan tâm đến cà “nghĩa” và “lợi”; (4) Đề cao cần kiệm. Theo Trần Phong Lâm, sự gắn bó đến mức “ba ngôi nhập một” giữa nhà nước, dân tộc và xã hội đã bắt rễ sâu trong đời sống tinh thần Đông Á và trở thành giá trị lấy cộng đồng làm bản vị (cơ bản, chính yếu). Chủ nghĩa tập trung gia tộc trong làm ăn kinh tế ở Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan là biểu hiện cùa giá trị này. “Thiên hành kiện, quân từ dĩ tự cường bất tức" là quẻ Càn trong Chu dịch, cũng là tín điều nhân sinh cùa người Đông Á; nghĩa là, người quân tử phải phấn đấu không mệt mỏi vì ý chí tự cường thi mới hợp đạo trời. Theo Trần Phong Lâm, tất cả những người thành đạt cũng như các nhà cầm quyền thành công ờ Đông Á đều có ý chí tự cường rất cao. Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông những năm 1970, Trung Quốc thời gian gần đây... là những ví dụ tiêu biểu. So sánh với phương Tây, Trần Phong Lâm cho rằng, các nhà doanh nghiệp Đông và Tây đều giống nhau ờ chỗ chạy theo lợi nhuận, nhưng nhà doanh nghiệp có văn hóa Nho giáo thì tuy vẫn chạy theo “lợi” nhưng không được (hoặc không dám) bỏ “nghĩa”, bời vì “Quân thị thần như thủ túc, tắc thần sự quân như phúc”; nghĩa là, nếu vua coi bề tôi như tay chân thì bầy tôi coi vua như tâm phúc; làm trái điều ấy, xã hội lên án hoặc coi thường, lợi chắc cũng khó đạt. v ề đức tính cần cù yêu lao động, Trần Phong Lâm viết: “Tinh thần cần cù của người Đông Á là nổi tiếng khắp thế giới” . 1. Trần Phong Lâm: Mấy suy nghĩ về quan niệm giá trị Đông Ả. Tài liệu dịch Viện Thông tin Khoa học, số TN 99-44, 1999.
  13. ChươngIV. Đ ă c đ iể m cơ bản và tác đông.. 259 Điều này cho thấy, Trần Phong Lâm cũng như khá đông học giả Trung Quốc khác đều khẳng định mạnh mẽ và tôn vinh cao các giá trị Đông Á mà trong đó giá trị văn hóa Nho giáo là trụ cột. Trần Phong Lâm viết: “Trước sự tha hóa và lộn xộn cùa quan niệm giá trị toàn cầu, quan niệm giá trị Đông Á cần đàm đương lấy trách nhiệm nặng nề của thời đại là vực dậy sự băng hoại của tinh thần loài người... Nhân dân Á Đông chiếm khoảng 1/3 nhân loại đã tạo cho loài người những di sản vô cùng quý giá trong moi lĩnh vư c...” Bằng việc dẫn ra những quan niệm điển hình nêu trên, chúng tôi muốn lưu ý rằng, mặc dù ở mỗi nhà nghiên cứu, bức tranh cụ thể về giá trị châu Á có thể là không giống nhau, song nếu chọn ra những điểm giống nhau có trong mọi quan niệm, thì tất cả những người từng suy nghĩ về sự khác biệt giữa châu Á và phương Tây ít nhất đều có những điểm chung là: (1) Ở các xã hội châu Á chắc chắn có những giá trị đặc thù so với phương Tây; (2) Trong xã hội hiện đại, chúng có thể ưu trội hơn so với các giá trị phương Tây; (3) Cần đề cao giá trị châu Á trong xã hội hiện đại. Nói một cách khác, chính xác hom, hiện đang có một quan niệm khá phổ biến cho rằng, “người châu Á đã, đang và sẽ sống theo giá trị quan châu Á. Giá trị quan này khác với phương Tây và trong xã hội hiện đại, giá trị quan này có thể sẽ tạo điều kiện cho các xã hội châu Á phát triển thuận lợi”. Giá trị quan - đó là hệ thống các giá trị cá nhân và giá trị xã hội đã định hình và tạo thành quan điểm, quan niệm, tâm th ế... có ý nghĩa nhìn nhận, đánh giá và định hướng đối với con người và cộng đồng trong quá trình điều chinh cách sống, lối sống và hành vi. Giá trị quar của mỗi cộng đồng được thể hiện trong tương quan vị trí của từng giá trị trong bảng giá trị; tương quan đó thường là sản phẩm lâu dài của lịch sử sinh tồn và phát triển của mỗi nền văn hóa. Giá trị quan của mỗi cộng đồng tồn tại một cách tự nhiên trong mỗi thành viên cộng đồng; nó chi phối việc xác định ý nghĩa cùa cuộc sống và ý nghĩa của sự làm người đối với mỗi thành viên cộng đồng.
  14. 260 S ự PHÁT TRIỂN VĂN HỎA VÀ CON NGƯỜI.. Trên cư sở thừa nhận sự tồn tại của giá trị quan châu Á, tổng hợp theo các quan niệm đề cao giá trị châu Á đã nêu, có thể dễ dàng nhận thấy giá trị quan châu Á bao gồm các giá trị được nhiều người thừa nhận hưn cà là: (1) HIẾU HỌC: Đề cao giáo dục, đề cao đức tính hiếu học; (2) CỘNG ĐÒNG: Đề cao trách nhiệm cùa cá nhân đối với cộng đồng; (3) CÀN CÙ: Yêu lao động; (4) HUYẾT TỘC: Tôn trọng gia đình, dòng họ. Như vậy, những giá trị quan được nhiều người thừa nhận đều là những giá trị mang nặng dấu ấn Nho giáo. Từ góc nhìn văn hoá học, một cách giải thích khá phổ biến đã quy nguyên nhàn sự thần kỳ Đông Á về cho vai trò của Nho giáo, điển hình là quan điểm cùa Léon Vandermeech trong cuốn “Thế giới Hán hoá mới” (Le nouveau monde sinisé). Neu nguyên nhân là Nho giáo thì phản chứng đơn giàn và rõ ràng nhất là sự “không-hóa-rồng” của các quốc gia Nho giáo Đông Á còn lại như Trung Hoa lục địa, Bấc Triều Tiên... Lee Yuen Tseh, Chù tịch Viện Hàn lâm khoa học Đài Loan, người từng đoạt giải Nobel, nhận xét: “Trên thực tế, Nho giáo chưa bao giờ được chú ý nhiều... Sự thành công của các nền kinh tế Đông Á vô hình chung làm cho Nho giáo có một tiếng thơm ” 1. Có thể nói, mặc dù còn có những ý kiến khác nhau về nguồn gốc, nguyên nhân và nội dung cùa khái niệm giá trị và giá trị quan châu Á. nhưng những hạt nhân tinh túy cùa nó như cần cù, hiếu học, tôn trọng gia đình và xã hội... là “tài sản quý báu” trong kho tàng văn hóa truyền thống Đông Á, mãi mãi được trân trọng và lưu truyền. Nó không phải là tấm “Giấy thông hành” hay tấm “Thẻ căn cước” thông thường, mà thực sự là tẩm “Hộ chiếu đỏ” cùa các quốc gia, dân tộc Đông Á khi hội nhập quốc tế. 1. Naisbitt John: Tám xu hướìỉg phái triển của châu Ả đang làm thay đôi thế giới, Nxb. Chính trị quốc gia, 1998, tr. 149-150.
  15. ChươngIV. Đ ă c đ iể m cơ b ả n và tác đóng... 261 1.3. Tác động trở tại của văn hóa đối với s ự p h á t triển kinh tế, chính trị và bảo vệ m ôi trường Như đã trình bày và phân tích ờ Chương Một, văn hóa thế giới nói chung và văn hóa Đông Á nói riêng đều chịu sụ tác động hay ảnh hường cùa điều kiện sinh thái nhân văn, thể chế chính trị và sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của mình, văn hóa đã có tác động trở lại đối với sự phát triển kinh tế, chính trị và bảo vệ môi trường. Đây cũng chính là mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa với kinh tế, văn hóa với chính trị và văn hóa với môi trường sinh thái; dồng thời cũng là một đặc điểm cùa văn hóa trong quá trình phát triển và hội nhập. về mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế cùng với tác động trờ lại cùa văn hóa đối với sự phát triển kinh tế. Thực tiễn phát triển của các nước Đông Á cho thấy, giữa văn hóa và kinh tế có mối liên hệ khóng thể tách rời, thậm chí có người còn cho rằng - đó là mối quan hệ biện chứng. Theo GS. Tào Gia Vĩ, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, “văn hóa đã cung cấp động lực tinh thần, định hướng giá trị và nguồn nhân lực hiện đại cho tăng trưởng và phát triển kinh tế” . Ngày nay, văn hóa đã “thẩm thấu” vào mọi quá trình và các mắt xích của hoạt động kinh tế hiện đại. Tất cả các nước mà đề tài lựa chọn nghiên cứu hiện đều là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, điều đó cũng có nghĩa là đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Trong việc xừ lý các tranh chấp thương mại và kinh tế xảy ra, hay việc thích ứng với môi trường thương mại và đầu tư, nếu cỏ sự đồng thuận về văn hóa thì văn hóa sẽ có vai trò rất đặc thù trong việc có thể góp phần làm giảm bớt hay khắc phục được những tổn thất. Nền tảng của phát triển kinh tế là nguồn nhân lực. Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Sự phát triển kinh tế của Singapore như đã nêu ở trên - được gọi là “kỳ tích” của các nuớc đang phát triển. Tuy 1. Tào Gia Vĩ. Bàn vê moi quan hệ biện chứng giữa văn hóa và kinh tế. Báo Viện Khoa học xã hội Trung Quốc. Http://www.cass.net.cn/file/2003022 15190.html.
  16. 262 S ự PHÁT TRIỂN VÁN HÓA VÀ CON NGƯỜI... làm nên “kỳ tích” này có nhiều nhân tố, nhưng có một điểm có thể khẳng định, Singapore ngay từ khi lập quốc đã thực thi chiến lược “giáo dục lập quốc”, “khoa học kỹ thuật hưng quốc” đồng thời xây dựng một kết cấu văn hóa đa nguyên có sự hài hòa, bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau giữa các nền văn hóa. Còn ở Trung Quốc, các học giả nước này cũng đã tìm hiểu và rút ra nhận xét cho rằng: Những vùng miền nào có tài nguyên văn hóa truyền thống phong phú thì trình độ phát triển sức sản xuất và phát triển kinh te cũng cao hơn các vùng miền khác1. Tầm quan trọng cùa văn hóa đối với kinh tế, không đơn thuần chỉ là vai trò hiện thực của vãn hóa trong lĩnh vực kinh tế, hoạt động kinh tế, mà quan trọng hơn là ở chồ - văn hóa còn có ý nghĩa lâu dài và sâu sắc đối với kinh tế. Có thể dự báo ràng, cuộc cạnh tranh cùa thế giới trong tương lai, không chỉ là sự cạnh tranh về ưu thể kinh tế, mà còn là cuộc cạnh tranh về ưu thế văn hóa. Vãn hóa trở thành “sức mạnh mềm” - một bộ phận hợp thành quan trọng của sức mạnh tổng hợp quốc gia. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, ưu thế văn hóa không đồng nghĩa với ưu thế về sức sản xuất, ưu thế về kinh tế. Bởi lẽ, văn hóa - với tư cách là sức sàn xuất hình thái tiềm tàng, muốn chuyển hóa thành sức sản xuất hiện thực, thành ưu thế về kinh tế, đòi hòi phải thông qua rất nhiều khâu trung gian môi giới. Điều này nói lên rằng, mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế rất phức tạp. Sự phồn vinh về văn hóa không có nghĩa là sê có sự phồn vinh về kinh tế. Kinh tế phát triển không đồng nghĩa với văn hóa sẽ phát triển. Vì vậy, có thể nói ràng, văn hóa và kinh tế là hai bánh xe lớn trong sự phát triển cùa nền văn minh nhân loại. Sự phát triển kinh tế và văn hóa, mỗi bên có quy luật và đặc điểm riêng của mình, nhưng mối quan hệ giữa chúng là mật thiết, cùng tồn tại với nhau, thúc đẩy lẫn nhau và cùng nhau phát triển. Ở đây, kinh tế có vai trò nền tảng 1. Tào Gia Vĩ. Bàn về moi quan hệ biện chúng giữa văn hóa và kinlì tế. Báo Viện Khoa học xã hội Trung Quốc. Http://www.cass.net.cn/file/2003022 15190.html.
  17. ChươngIV. Đ ă c đ iể m cơ b ản và tác đông.. 263 cho sự phát triển văn hóa; còn văn hóa lại có tác dụng định hướng cho kinh tế phát triển - tức là phát triển bền vừng, phát triển vì con người. về mối quan hệ giữa văn hóa với chính trị và tác động trở lại của văn hóa đối với chính trị, hình thành nền văn hóa chính trị Văn hóa chính trị là một khái niệm mới do nhà chính trị học Mỹ G. A. Almond nêu lên năm 1956. Theo ông, văn hóa chính trị là những thái độ chính trị, tín ngưỡng chính trị và cảm tình chinh trị được lưu hành trong một thời kỳ nhất định của một dân tộc. Nó được họp thành do lịch sử và hoạt động chính trị kinh tế xã hội đương đại của một dân tộc. Lucian Pye thì cho rằng, văn hóa chính trị là nhân tố chủ quan chính trị tồn tại trong hệ thống chính trị, bao gồm truyền thống chính trị, ý thức chính trị, tinh thần và khí chất dân tộc, tâm lý chính trị, giá trị quan cá nhân, dư luận công chúng... Vai trò cùa nó thể hiện ở chỗ trao cho hệ thống chính trị dùng định hướng chính trị để quy phạm hành vi chính trị của cá nhân, từ đó duy trì sự nhất trí của hệ thống chính trị. Còn s . Verba lại cho ràng, văn hóa chính trị cùa một xã hội được hình thành do một loạt nhân tố như niềm tin, dấu hiệu. Nó quyết định điều kiện hành vi của mọi người, cung cấp cho họ ý hướng chủ quan tham gia vào chính trị. Những giải thích trên cho thấy, văn hóa chính trị có nội dung tương đối rộng. Trong cuộc sống hàng ngày, văn hỏa chính trị nói chung được thể hiện ra bằng các hình thức khác nhau như nhận biết hoặc ý thức chính trị (Awareness), quan niệm về giá trị (Values), tình cảm chính trị (Feelings), thái độ chính trị (Attitudes)... Như vậy, văn hóa chính trị không đồng nghĩa với dư luận dân chúng hoặc dân ý. Văn hóa chính trị có tính ổn định, nó phản ánh khuynh hướng và tâm lý chính trị có tính nhất quán tương đối ổn định được hình thành lâu dài; còn dư luận dân chúng chỉ là sự phản ứng nhất thời cùa mọi người đối với một sự việc hay vấn đề nào đó nảy sinh trong xã hội. Văn hóa chính trị còn có tính liên tục, vì thế nó có thề lưu truyền từ đời này sang đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác. Điều đó dẫn đến sự khác nhau về văn hóa chính trị giữa các nước, các vùng miền và giữa các dân tộc. Do đặc tính ổn định và lưu truyền lâu dài cùa văn hóa chính trị, nên các nước Đông Á khi hội nhập quốc tế đều rất coi trọng cả hai
  18. 264 SỰ PHÁT TRIỂN VÃN HÓA VÀ CON NGƯỜI.. mặt: Một là, khai thác những nhân tố tích cực và loại bò những nhân tố tiêu cực trong văn hóa chính trị truyền thống; mặt khác, chẳt lọc, tiếp thu những nhân tố tích cực trong vãn hóa chính trị nước ngoài. Trên cơ sờ phân tích những mặt tích cực và tiêu cực của văn hóa chính trị trong thời kỳ cổ trung đại Trung Quốc, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài, Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu từ Đại hội XVI (2002) đã nêu lên chủ trương xây dụng nền “văn minh chính trị”, đồng thời coi đây là một nhận thức mới, quan trọng mà Đàng Cộng sản Trung Quốc đạt được trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Q uốc1. Đe có thể xây dựng được văn minh chính trị, các nhà khoa học Trung Quốc còn cho ràng, cần phải nắm chác một số vấn đề như sau: Một là, phải tăng cường độ minh bạch, đảm bảo quyền được biết thông tin của công dân; hai là, hạn chế chặt chẽ quyền lực cùa cơ quan nhà nước, đảm bảo quyền dân sự tự do của công dân; ba là, nhận thức lại nội hàm của dân chủ, sao cho trên cơ sở tôn trọng ý kiến đại đa số nhưng vẫn bảo vệ được quyền lợi cơ bản cùa thiểu số người, ngăn ngừa tình trạng lợi dụng phương thức dân chủ để thực hành chuyên chế đối với thiểu sổ người. N hư vậy, khác với kinh tế - tác động của văn hóa đối với chính trị là tác động theo chiều ngang (vì cùng thuộc thượng tầng kiến trúc), nên cũng có thể gọi là mối quan hệ qua lại giữa văn hóa với chính trị. Ở Đông Á, ngoại trừ một số nước vẫn duy trì chế độ quân chù, các nước còn lại dù là theo mô hình tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa, đều coi trọng dân chủ và pháp quyền. Đương nhiên, thuộc chế độ dân chủ có nhiều loại, phản ánh đặc điểm đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của mỗi nước. Nhưng có một điểm chung là, chức năng quan trọng đầu tiên của một nhà nước dân chù chính là bảo vệ những quyền lợi cơ bản của công dân như tự do ngôn luận và tôn giáo, bào vệ quyền lợi mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, bảo vệ cơ hội cho mọi người, tổ chức được tham gia vào đời sống chính trị xã hội, 1. Tiêu Vi Vân. Nội dung chủ yếu cùa xây dựng văn minh chinh trị xã hội chủ nghĩa. Nhân dân nhật báo, ngày 21/3/2003, tr. 9.
  19. ChươngIV. Đ ăc đ iế m cơ b ản và tác đông.. 265 kinh tế và văn hóa. Tuy nhiên, thực tiễn ờ một số nước như Trung Quốc cho thấy rằng, nếu dân chủ không đi liền với pháp quyền (Trung Quốc gọi là pháp trị) thì dân chủ cũng khó m à thực hiện được. N hư vậy, văn hóa góp phần thúc đẩy xây dựng m ột nhà nước dân chù và một xã hội dân chù. Một xã hội dân chủ chính là một xã hội thực hiện quan niệm giá trị: bao dung, hợp tác và thỏa hiệp. Có thỏa hiệp thì mới đạt được nhận thức chung, còn bình thường rất khó đạt được. Theo M ahatm a Gandhi (Ấn Độ): “Không khoan dung bàn thân nó là một loại bạo lực, là ư ở ngại càn trở tinh thần dân chù chân chính phát triển” 1. về mối quan hệ giữa văn hóa và môi trường cùng với tác động trở lại cùa văn hóa đoi với bảo vệ môi trường Một thực tế hiển nhiên ràng văn hóa là do con người sáng tạo ra; mà mọi nhu cầu và hành vi cùa con người từ ăn, mặc, ở, đi lại đều gắn bó chặt chẽ với môi trường tự nhiên, từ đó sản sinh ra “văn hóa sinh thái” . Có học giả đã rút ra nhận xét cho ràng: Một khi trái đất có con người, sẽ không tránh khỏi sự tồn tại cùa “văn hóa sinh thái”2. “Văn hóa sinh thái” chính là văn hóa quá độ từ văn hóa con người thống trị tự nhiên sang văn hóa có sự hài hòa giữa con người và tự nhiên. Đặc điểm quan trọng nhất của “văn hóa sinh thái” là ở chỗ lấy quan điểm cơ bàn của sinh thái học để quan sát sự vật hiện tượng, giải thích xã hội hiện thực, xử lý những vấn đề trong hiện thực; vận dụng thái độ khoa học đề nhận thức con đường nghiên cứu và quan điểm cơ bàn của sinh thái học, xây dựng lý luận tư duy sinh thái khoa học. Thông qua nhận thức và thực tiễn, hình thành nên lý luận sinh thái hóa cỏ sự kết hợp lẫn nhau giữa kinh tế học và sinh thái học3. 1. Dần lại theo http://baike.baidu.com/view/1448.htm. 2. Chu Hồng. Văn hóa sinh thái và xây dựng văn hóa sinh thái. Báo Môi trường Trung Quốc. Http://www.eedu.org.cn/Aritcle/ecology/ecoculture/culture/200 703/12142.html. 3. Chu Hồng. Văn hóa sinh thái và xáv dựng văn hóa sinh thái. Báo Môi trường Trung Quốc. Http://www.eedu.org.cn/Aritcle/ecology/ecoculture/culture/200 703/12142.html.
  20. 266 S ự PHÁT TRIỂN VÃN HÓA VÀ CON NGƯỜI.. Như vậy, vãn hóa sinh thái không chi là sự ứng xử của con người với tự nhiên, mà đã trờ thành một lý luận có sự kết hợp giữa kinh tế học và sinh thái học. Thực tiễn phát triển văn hóa ở Đông Á cho thấy, các nước trong khu vực với các mức độ khác nhau trong các thời điểm khác nhau, đã ngày càng nhận thức đầy đù hơn, sâu sắc hơn về tác tác động trờ lại của văn hóa đối với môi trường sinh thái. Trong số các nước Đông Á, Trung Quốc là quốc gia từ rất sớm, trong kho tàng văn hóa truyền thống - đã từng nêu lên quan điểm “thiên nhân hợp nhất” (hài hòa quan hệ giữa con người và thiên nhiên). Tuy nhiên, từ khi tiến hành công cuộc cải cách mở cửa hội nhập quốc tế cuối những năm 1970 đầu những năm 1980 đến nay, sự tăng trường kinh tế nhanh liên tục nhiều năm (từ 1980 đến 2007, GDP bình quân tăng trường 9,8%/năm), đất nước này đã phải trả một cái giá quá đắt về tài nguyên môi trường. Chính điều này đã buộc các nhà lãnh đạo hiện nay ở Trung Quốc phải nêu lên chủ trương xây dựng “văn minh sinh thái” . Mặc dù chủ trương được nêu lên khá muộn (Đại hội XVII Đàng Cộng sàn Trung Quốc năm 2007) nhưng nó đã chấn chỉnh lại tư duy sai lầm phát triển bằng mọi giá trước đây. Cùng với đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ cẩm Đào còn nêu lên “quan điểm phát triển khoa học”, theo đó - mấu chốt của phát triển là lấy con người làm gốc, yêu cầu cơ bản là phát triển toàn diện, hài hòa, bền vững. Do vai trò ngày càng quan trọng cùa văn hóa đối với bảo vệ môi trường sinh thái nên có học giả Trung Quốc đã nêu lên quan điềm xây dựng “văn minh màu xanh” - cùng tồn tại hài hòa với đại tự nhiên. Học giả này đã ví “văn minh nông nghiệp” là “văn minh màu vàng”, còn “văn minh công nghiệp” đi liền với những nguy cơ về môi trường là “văn minh màu đen”. Từ đó, học già này đề xuất phải từ bỏ khái niệm “GDP màu đen” tăng trường đơn thuần về kinh tế, tích cực thúc đẩy “GDP màu xanh” có giá trị sinh thái. Có thể nói, trong các nước Đông Á hiện nay, Trung Quốc là một bài học đắt giá về mô hình phát triển “hy sinh môi trường” cho tăng trường kinh tế. Tuy nhiên, xây dựng “văn hóa sinh thái” không phải là công việc cùa một thiểu số người “tinh anh” mà phải là sự nghiệp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2