intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu về chất hữu cơ trong đất trồng trọt

Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

335
lượt xem
81
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tìm hiểu về chất hữu cơ trong đất trồng trọt 13/10/2008 Để có một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, năng suất cây trồng luôn ổn định không những cho cây trồng cạn (rau cải, hoa, cây ăn trái, bắp, đậu . . .) mà còn cho cây trồng dưới nước (cây lúa . . .) Về khía cạnh nông học có nhiều giải pháp, nhưng có lẽ thường xuyên hay định kỳ bón phân hữu cơ vào đất để duy trì chất hữu cơ trong đất (Soil Organic Matter, SOM) ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu về chất hữu cơ trong đất trồng trọt

  1. Tìm hiểu về chất hữu cơ trong đất trồng trọt 13/10/2008 Để có một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, năng suất cây trồng luôn ổn định không những cho cây trồng cạn (rau cải, hoa, cây ăn trái, bắp, đậu . . .) mà còn cho cây trồng dưới nước (cây lúa . . .) Về khía cạnh nông học có nhiều giải pháp, nhưng có lẽ thường xuyên hay định kỳ bón phân hữu cơ vào đất để duy trì chất hữu cơ trong đất (Soil Organic Matter, SOM) là một trong những giải pháp cần được quan tâm đầu tiên nhằm duy trì độ phì nhiêu của đất (soil fertility) Chất hữu cơ trong đất trồng trọt ở Việt Nam nói chung mau bị mất đi do nhiệt độ cao, nắng nhiều, mưa nhiều nhưng phân bổ không đều (khí hậu nhiệt đới, nóng và ẩm). Do đó, việc bón phân hữu cơ cho cây trồng hằng vụ, hằng năm là cần thiết. Hiện nay, trên thị trường có các loại phân hữu cơ như sau: 1. Phân hữu cơ truyền thống: có nguồn gốc từ động, thực vật như: phân trâu, bò, dê, gà, cút, vịt, phân bắc, phân rác sinh hoạt thành phố, nước giải, bùn cống ở thành phố và các loại phân xanh (cây,
  2. cỏ). Các thứ trên được ủ cho hoai mục. Phần lớn phân này trang trại, nông dân tự sản xuất. 2. Phân hữu cơ sinh học: được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ có sự tham gia của vi sinh vật sống có ích hoặc các tác nhân sinh học khác như phân hữu cơ sinh học HA 1-5-1, . . . 3. Phân hữu cơ khóang: được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ, có trộn thêm một hay nhiều dinh dưỡng khoáng (N, P, K . . .) như phân hữu cơ khoáng HA 3-4-3, . . . 4. Phân hữu cơ vi sinh: được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ có chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật có ích như phân hữu cơ vi sinh HA 1-1,5, . . . có chứa 1.106 cfu/g vi sinh vật cố định đạm. Các loại phân (2), (3), (4) có chất hữu cơ nền (chất mang, carrier) phần lớn là đất than bùn (peat) đã được hoạt hóa. 5. Phân bón có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng: là loại phân bón vô cơ hay hữu cơ được bổ sung một lượng nhỏ các vitamin, các enzim, các axit hữu cơ, hoặc các chất hóa học có tác dụng điều hòa sinh trưởng cây trồng như Roots 2, . . .
  3. 6. Phân bón lá có chứa axit humic, axit fulvic Chất hữu cơ trong đất gồm có: (1) vi sinh vật sống, (2) chất thải hữu cơ chưa phân hủy, (3) chất hữu cơ đã phân hủy, (4) chất hữu cơ (humus). Humus gồm: chất humic (humic substances) và chất không là humic (nonhumic substances). Chất humic là thành phần quan trọng nhất của chất hữu cơ trong đất. Bằng cách hoạt hóa chất hữu cơ trong đất, đã ly trích chất humic thành 2 loại: axit humic và axit fulvic, hai loại axit này được áp dụng nhiều trên cây trồng qua ngâm hạt giống, ngâm hom giống, ngâm rễ cây giống, tưới xuống đất hay phun qua lá. Hiện nay, vì lý do kinh tế và tiện lợi nên trên thị trường có nhiều loại phân hữu cơ bón la có chứa 2 loại axit trên như: K-Humate, Risopla II, Bioking-K (HC: 74,1 (axit Fulvic + axit Humic: 70) hay các loại phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ khoáng có chứa axit humic như Risopla V. Hai loại axit này phần lớn được ly trích từ đất than bùn (peat) hay từ than (coal). Tuy nhiên, cũng đừng quên rằng rễ cây trong đất cũng góp phần quan trọng cho chất hữu cơ trong đất. Ngoài ra, việc che phủ mặt đất bằng rơm rạ, cỏ khô, lá cây khô, cây họ đậu bò che phủ không những giảm sự xói mòn đất, giảm sự rửa trôi. Hậu quả sẽ làm giảm sự mất chất hữu cơ trong đất mà sau một
  4. thời gian chúng hoai mục đi sẽ cung cấp chất hữu cơ cho đất. Rất tiếc, vì nhiều lý do khác nhau phần lớn các líp rau cải, hành . . . như ở huyện Châu thành, các líp khóm ở huyện Tân phước, và một số vườn cây ăn trái tỉnh Tiền giang lại không được tủ rơm rạ. Tóm lại, hai chất chủ yếu của chất hữu cơ trong đất (SOM) là axit humic và axit fulvic. Hai axit này đã được ly trích từ than bùn (peat) hay than (coal) bằng những công nghệ tiên tiến. Hai axit này đã được sử dụng và bán rộng rãi ở Việt Nam như K-humate, Risopla II, Bioking-K . . . bằng cách phun qua lá hay rãi, tưới xuống đất không những cho cây lúa (cây dưới nước) mà cả cho cây trồng cạn. Ap dụng axit humic và axit fulvic cho cây trồng là một trong những phương phápbón phân hữu cơ cho đất. Hy vọng rằng bằng biện pháp phối hợp giữa kỹ thuật canh tác hợp lý nhằm giảm sự mất chất hữu cơ trong đất và tùy điều kiện cần bón những loại phân hữu cơ kể trên định kỳ để duy trì độ phì nhiêu của đất, giữ vững năng suất cây trồng hầu từng bước có một nền nông nghiệp xanh và bền vững trong điều kiện thâm canh, tăng vụ, khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm. SPC - KS Đỗ văn Chuông
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2