intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu về họa sĩ Nguyễn Sáng

Chia sẻ: Pham Thai Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

118
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyễn Sáng (1923-1988) là một danh họa của Việt Nam, có nhiều đóng góp tiêu biểu cho hội họa hiện đại Việt Nam. Ông sinh tại làng Điều Hoà, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc Thành phố Mỹ Tho , tỉnh Tiền Giang). Giới thiệu chung về họa sĩ Nguyễn Sáng Ông là hoạ sĩ có tư tưởng, giải quyết vấn đề xã hội lớn lao, gay cấn rất nhuần nhị, lay động với hình hoạ và màu sắc hiện đại, giản dị mà không khô khan, không sáo rỗng bởi con tim thành thực yêu thương cùng với tài năng biến ảo,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu về họa sĩ Nguyễn Sáng

  1. Tìm hiểu về họa sĩ Nguyễn Sáng
  2. Nguyễn Sáng (1923-1988) là một danh họa của Việt Nam, có nhiều đóng góp tiêu biểu cho hội họa hiện đại Việt Nam. Ông sinh tại làng Điều Hoà, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc Thành phố Mỹ Tho , tỉnh Tiền Giang). Giới thiệu chung về họa sĩ Nguyễn Sáng Ông là hoạ sĩ có tư tưởng, giải quyết vấn đề xã hội lớn lao, gay cấn rất nhuần nhị, lay động với hình hoạ và màu sắc hiện đại, giản dị mà không khô khan, không sáo rỗng bởi con tim thành thực yêu thương cùng với tài năng biến ảo, đa dạng. Cùng với Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tư Nghiêm, ông là cây đại thụ của sơn mài Việt Nam. Những tác phẩm thành công nhất của Nguyễn Sáng nằm ở sơn mài và đấy là đóng góp lớn nhất của Nguyễn Sáng cho hội hoạ cả về chất liệu và danh tiếng. Ông là bậc thầy về mô tả, làm nổi bậc cả tính cách lẫn đặc
  3. điểm của nhân vật. Ngoài ra, ông còn vẽ theo nhiều đề tài khác nhau, như phụ nữ và hoa, cảnh đẹp vừa cổ kính vừa lộng lẫy của chùa chiền, cảnh núi rừng thâm u mà hùng vĩ, cảnh nông thôn bình dị, hiền hoà, cảnh ghi lại những trò chơi dân gian v.v… Tên tuổi của ông được ghi trong Từ điển Bách khoa Larousse ở Pháp. Ông đã được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
  4. Chân dung họa sĩ Nguyễn Sáng
  5. Tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng Hội họa
  6. Ông đã làm cuộc cách tân đáng kể trong lĩnh vực sơn dầu và nhất sơn mài. Đồng thời, ông cũng khai thác thành công phong cách nghệ thuật hội hoạ hiện đại Châu Âu, nhưng vẫn không xa rời nghệ thuật dân gian và cổ truyền Việt Nam. Nghệt thuật của ông là sự kết hợp hài hoà giữa tính hiện đại và tinh hoa của dân tộc. Cùng với Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tư Nghiêm, ông là cây đại thụ của sơn mài Việt Nam. Nếu như Nguyễn Gia Trí đưa sơn mài đến đỉnh cao của những cảnh thần tiên, thì Nguyễn Sáng đẩy sơn mài đến đỉnh cao với tầng lớp đời thường, chiến tranh, cách mạng, những xung đột của cuộc sống hiện tại. Ông bổ sung vào sơn mài bảng màu vàng, xanh, diệp lục với cách diễn tả phong phú dường như vô tận. Những tác phẩm thành công nhất của Nguyễn Sáng nằm ở sơn mài và đấy là đóng góp lớn nhất của Nguyễn Sáng cho hội hoạ cả về chất liệu và danh tiếng. Các tác phẩm của Nguyễn Sáng có tầm cỡ về kỹ năng, mang rõ những thông điệp lớn về thân phận con người và tiềm ẩn một tài năng lớn của sáng tạo hiện đại cho nền mỹ thuật Việt Nam.
  7. Giai đoạn sung sức nhất trong sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Sáng vào thập niên 70. Cô gái và hoa sen
  8. Kết nạp đảng ở Điện Biên Phủ
  9. Một số tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng Đồ họa Sau Cách mạng Tháng Tám, ông nhiệt thành tham gia cách mạng, vẽ tranh tuyên truyền cổ động, thiết kế tem và giấy bạc Việt Nam. Ông chính là người có vinh dự thiết kế bộ tem bưu
  10. chính đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, phát hành năm 1946, thể hiện chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Công dân số 1, vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là lần đầu tiên con tem thuần chất của nước ta mang trên mình hai chữ "Việt Nam" cùng với hình ảnh vị lãnh tụ đã sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vì thế, con tem này càng có ý nghĩa về nhiều mặt: chính trị, văn hóa, nghệ thuật, kinh tế, xã hội...; đánh dấu một mốc lớn đối với ngành Bưu điện nói riêng, đối với đất nước nói chung.
  11. Bộ tem Bác Hồ do họa sĩ Nguyễn Sáng thiết kế
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2