intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu về malaysia

Chia sẻ: Nguyen Thi Mo Mo | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

185
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Malayxia Sau khi dành được độc lập (1957), Malaysia lúc đó là một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế phụ thuộc vào Anh. Giai đoạn 1957-1970 là thời kỳ tiền chính sách kinh tế mới với mục tiêu phát triển nông nghiệp và nông thôn, đẩy mạnh xuất khẩu và định hướng công nghiệp hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu về malaysia

  1. 1 Các chiến lược, chính sách phát triển kinh tế, thương mại từ trước đến nay của Malayxia Malayxia Sau khi dành được độc lập (1957), Malaysia lúc đó là một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế phụ thuộc vào Anh. Giai đoạn 1957-1970 là thời kỳ tiền chính sách kinh tế mới với mục tiêu phát triển nông nghiệp và nông thôn, đẩy mạnh xuất khẩu và định hướng công nghiệp hóa. Malaysia đề ra sách lược này là nhìn về phương Tây (Anh, Mỹ, Đức, Pháp…) nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, trao đổi thương mại. Từ năm 1971, Chính phủ Malaysia thực hiện chính sách kinh tế mới (1971-1990) còn gọi là OPP1 (Outline Persfective Plan) với mục tiêu xóa đói giảm nghèo và tái cơ cấu nền kinh tế. Trong giai đoạn này, kinh tế Malaysia chính thức có sự chuyển đổi từ một nước chuyên sản xuất các nguyên vật liệu thô thành nước có các nghành công nghiệp chế biến đa dạng. Trong giai đoạn này, Malaysia thực thi chính sách kinh tế mới (NEP), chú ý phát triển đồn đều giữa các cộng đồng. Chính sách nhìn về phương Đông (Look East) nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật từ Nhật và các nước NICs. Từ năm 1983, Chính phủ Malaysia đưa ra chính sách tự do hóa kinh tế với các điểm nổi bật như: nới lỏng luật lệ và cải tiến chính sách đầu tư, khuyến khích tư nhân tham gia phát triển kinh tế, chủ trương quản lý chặt việc chi tiêu của khu vực kinh tế nhà nước, chủ trương tư nhân hóa các hoạt động kinh doanh và các công ty quốc doanh. Kể từ năm 1991-2000, Malaysia thi hành chính sách phát triển quốc gia (NDP – National Development Plan), còn gọi là OPP2. Ở giai đoạn này, Malaysia phát triển một nền kinh tế cân đối, chủ trương mở rộng quan hệ với các nước láng giềng và trong khu vực, tức là nhìn về phương Nam (Look South) nhằm tranh thủ thị trường tiêu thụ. Kế hoạch 5 năm lần thứ 7 (1996-2000) và lần thứ 8 (2001-2005) bắt đầu được thực hiện trong khuôn khổ kế hoạch dài hạn 30 năm (1990-2020) gọi là “Chương trình Phát triển Mới” hay “Tầm nhìn 2020” với mục tiêu đưa Malaysia trở thành một nước phát triển vào năm 2020. Đây là giai đoạn thực hiện chiến lược phát triển toàn bộ, để trong vòng 30 năm sẽ đưa Malaysia thành nước phát triển toàn diện. Nhằm đạt được tốc độ phát triển kinh tế cao, Chính phủ Malaysia đã đề ra các mục tiêu, chiến lược quan trọng sau đây: * Nhanh chóng chuyển nền kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp sang nền kinh tế có lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ chiếm ưu thế. * Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài (FDI) vào các nghành kinh tế, tranh thủ vốn và kỹ thuật tiên tiến. * Phát triển các nghành công nghiệp có kỹ thuật cao (Hi-tech), không khuyến khích các nghành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như trước đây, vì hiện nay đang thiếu lao động, và chuyển đầu tư các nghành này ra nước ngoài. Ngày 21/5/2003, Chính phủ Malaysia đã ban hành Chiến lược mới hướng tới kích thích tăng trưởng kinh tế quốc gia, một chiến lược nhằm duy trì sự tăng trưởng bền vững và đảm bảo một thị trường vốn cạnh tranh, linh hoạt và hiệu quả, tạo một nền tảng kinh tế tăng trưởng ổn định cho cả trung hạn và dài hạn. Đây là một chính sách trọn gói tập trung vào 4 chiến lược chính và 90 biện pháp nhằm tăng cường nội lực cũng như giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các nhân tố bên ngoài. Bốn chiến lược chính bao gồm : * Kích thích đầu tư tư nhân * Tăng cường năng lực canh tranh quốc gia * Phát triển các nhân tố tăng trưởng mới * Tăng tính hiệu quả của cơ quan quản lý 1.2 Chiến lược thương mại hiện nay của Malayxia Đối với thương mại nói riêng, Malayxia có những chiến lược cụ thể nhắm đến các nội dung quan trọng như: 1.2.1 Chiến lược thương mại xuất nhập khẩu:
  2. - Thực hiện chính sách đa dạng hóa thị trường - thay vì chỉ xuất khẩu sang các nước phát triển, Malaysia đã quan tâm hơn tới thị trường các nước đang phát triển, trong đó đặc biệt tập trung hướng tới thị trường ASEAN và Trung Quốc. Chính phủ triển khai thực hiện giảm thiểu các rào cản với các nước đối tác cũng như tranh thủ các điều kiện ưu đãi của các nước phát triển để đẩy mạnh xuất khẩu( Nhật, Mỹ, EU và một số nước Đông Âu). Đối tác xuất khẩu chính hướng đến: Mỹ , Singapore, Nhật Bản , Trung Quốc , Hong Kong, Thái Lan - Nỗ lực đem ra thị trường những sản phẩm chế tạo có hàn lượng chất xám cao, hàng sản xuất và nông nghiệp với giá trị gia tăng và hàm lượng địa phương cao hơn. Trước những năm 1980, Malaysia đã chỉ xuất cảng nguyên liệu gồm mủ cao su và thiếc nhưng từ năm 1990 đến nay, Malaysia chuyển sang thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế tạo. Theo đó các mặt hàng xuất khẩu chính: thiết bị điện tử, dầu khí, khí gas hóa lỏng, gỗ và sản phẩm gỗ, dầu cọ, cao su, sản phẩm dệt, hóa chất. Các mặt hàng nhập khẩu chính: hàng điện tử, máy móc, sản phẩm từ dầu lửa, nhựa, xe cộ, sản phẩm sắt thép, hóa chất… - Tạo điều kiện thuận lợi nhất đối với các công ty tham gia vào xuất khẩu : miễn giảm thuế doanh thu, đơn giản hóa thủ tục… Chính phủ cần tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu về cơ sở hạ tầng, dịch vụ kho bãi, vận chuyển, khu chế xuất, hỗ trợ thanh toán cho các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua việc thỏa thuận, ký kết giữa NHTW Malaysia với các ngân hàng nước ngoài - Thực hiện các quy định về thuế, danh mục hàng hóa xuất khẩu có điều kiện và các quy định khác về xuất theo quy định của khu vực mậu dịch tự do, phù hợp với những cam kết dựa trên khuôn khổ tự do hóa thương mại. 1.2.2 Chiến lược thương mại nội địa - Phát triển kết cấu hạ tầng, huy động mọi nguồn lực của xã hội, doanh nghiệp đẩy mạnh thương mại trong nước. - tiếp thị mạnh mẽ ,quảng cáo sản phẩm hướng đến không chỉ thị trường truyền thống mà còn đối với các thị trường mới, thị trường trong nước và nước ngoài - Thành lập các trung tâm thông tin về thương mại và công nghệ để hỗ trợ các công ty trong nước nghiên cứu và phát triển thị trường cải thiện chất lượng, mẫu mã cũng như khả năng cạnh tranh của hàng hóa 1.2.3 Chiến lược thương mại về đầu tư Chính phủ Malaysia xem xét việc đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là điểm mấu chốt để thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hoá đát nước, đẩy mạnh tăng trưởng có hiệu quả, giải quyết vấn để công ăn việc làm. Đối tác chính mà Malaysia quan tâm là các công ty xuyên quốc gia vì các công ty này có vốn và công nghệ cao, có sự hiểu biết thị trường quốc tế, có kinh nghiệm hoạt động trên thị trường quốc tế. Chiến lược thu hút vồn đầu tư nước ngoài của Malaysia đã đưa ra những nội dung chính như sau: - Tăng cường hoàn thiện các đạo luật về đầu tư, thuế khóa nhằm tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi thu hút vốn đầu tư nước, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia. Chính phủ Malaysia nhấn mạnh : với luật đầu tư rộng rãi, mức thuế thấp , giá lao động là lợi thế quan trọng của đất nước nhưng nó không phải là hoàn toàn đủ mà còn phải chú trọng tới các yếu tố khác có tầm quan trọng không kém chẳng hạn như các yếu tố vể ổn định chính trị, sức mạnh kinh tế, thái độ hoan nghênh của công chúng đối với đầu tư nước ngoài, các chính sách của chính phủ về sở hữu, cơ sở hạ tầng tốt, hệ thống tiền tệ và tài chính hiện đại. - Chính phủ khuyến khích đầu tư và tái đầu tư vào những lãnh vực công nghệ chính như chế biến hàng từ nguyên liệu nội địa, ráp xe hơi, điện tử, sản xuất sắt và xăng dầu, biến chế hoá học và hàng may mặc
  3. 1http://www.ecvn.com/ROOTSYS/book/member/GioithieuthitruongMalaysia/TongQuanKTT M.html 2 http://www.tinkinhte.com/thuong-mai/cac-nuoc-tren-the-gioi/thong-tin-ve-malaysia- phan.nd5-dt.33659.005312.html 3 Đặc điểm con đường phát triển kinh tế xã hội các nước asean-TSPhạm Đức Thành- NXB KHXH 2001
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2