intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu về quy hoạch tổng thể phát triển vùng ở Việt Nam, trường hợp vùng Đồng bằng Sông Hồng

Chia sẻ: K Loi Ro Ong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

95
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của bài viết trình bày một số quan niệm về vùng và vùng kinh tế, phương pháp và quy trình lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, nội dung và phương pháp lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng Sông Hồng, một số kiến nghị đối với cách tiếp cận, phương pháp và quy trình quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu về quy hoạch tổng thể phát triển vùng ở Việt Nam, trường hợp vùng Đồng bằng Sông Hồng

CƠ SỞ KHOA HỌC CHO PHÁT TRIỂN VÙNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM<br /> <br /> 261<br /> <br /> TÌM HIỂU VỀ QUY HOẠCH TỔNG THỂ<br /> PHÁT TRIỂN VÙNG Ở VIỆT NAM,<br /> TRƯỜNG HỢP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG<br /> ThS. Nguyễn Hoàng Hà<br /> Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư<br /> <br /> Lời nói đầu<br /> Kể từ Đại hội Đảng lần thứ VII (1991), chúng ta bắt đầu xây dựng<br /> chiến lược phát triển đất nước với thời kỳ 10 năm (1991‑2000) và cho<br /> đến nay, Việt Nam đã trải qua gần hai thời kỳ chiến lược phát triển. Để<br /> cụ thể hoá một bước của chiến lược phát triển đất nước, từng vùng lãnh<br /> thổ được quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ‑ xã hội. Đến thời điểm<br /> hiện tại, quy hoạch tổng thể phát triển 6 vùng kinh tế ‑ xã hội1 ở Việt<br /> Nam đang được trình Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và các địa<br /> phương đóng góp ý kiến.<br /> Có phải chăng rằng chỉ có Việt Nam có quy hoạch tổng thể phát triển<br /> kinh tế vùng, được xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là cụ thể hoá hơn<br /> các mục tiêu, định hướng, và giải pháp của chiến lược phát triển đất<br /> nước đối với từng vùng? Nếu chỉ cần vào trang web tìm kiếm hàng đầu<br /> thế giới, Google, và nhập dòng chữ “regional planning” (quy hoạch<br /> vùng) ta sẽ nhận được 603.000.000 địa chỉ tương ứng. Như vậy, có thể<br /> thấy rằng, quy hoạch vùng của Việt Nam không phải là mới, là duy nhất.<br /> Trong các tài liệu, tác giả nghiên cứu, quy hoạch vùng đang được thực<br /> hiện ở nhiều nước khác nhau, từ những nước phát triển đến những quốc<br /> đang phát triển, nhưng khái niệm về vùng, các cách tiếp cận, những nội<br /> dung và phương thức thực hiện quy hoạch có nhiều điểm khác biệt. Sau<br /> <br /> 1. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc; Vùng Đồng bằng sông Hồng; vùng Bắc Trung<br /> bộ và Duyên hải miền Trung; Vùng Tây Nguyên; Vùng Đông Nam Bộ; và Vùng<br /> Đồng bằng sông Cửu Long.<br /> <br /> 262<br /> <br /> Nguyễn Hoàng Hà<br /> <br /> đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu. Để minh hoạ rõ thêm về việc nghiên<br /> cứu và xây dựng quy hoạch tại Việt Nam, tác giả viện dẫn trường hợp<br /> Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ‑ xã hội vùng Đồng bằng sông<br /> Hồng do Viện Chiến lược phát triển làm Chủ đề án.<br /> <br /> 1. Một số quan niệm về vùng và vùng kinh tế<br /> 1.1. Quan niệm về vùng<br /> Theo Gregory và các cộng sự (2009: 630), hầu hết các nhà nghiên cứu<br /> đều định nghĩa vùng là (a) một miền hoặc một khu vực không rõ ràng về<br /> quy mô trên bề mặt của trái đất, bao gồm nhiều thành tố khác nhau tạo<br /> thành một sự kết hợp chức năng; (b) là một phần của một hệ thống các vùng<br /> che phủ trái đất; hoặc (c) một bộ phận của một đặc trưng của trái đất, như<br /> là một vùng khí hậu đặc biệt (cụ thể) hoặc vùng kinh tế đặc biệt (cụ thể).<br /> Trong cuốn sách của mình, Phú và Thu (2006:18‑19), dựa trên các tài<br /> liệu nghiên cứu, đã cho rằng vùng là một khái niệm về không gian nhất<br /> định trên trái đất. Hai ông cho rằng, vùng phải có được những đặc tính<br /> cơ bản, bao gồm: một không gian nhất định; phạm vi và ranh giới nhất<br /> định; và có hình thức kết cấu nhất định.<br /> Các tài liệu cho thấy rằng, các khái niệm về vùng lãnh thổ hay<br /> vùng địa lý đều không có sự khác biệt nhiều và đối với các quốc gia,<br /> phạm vi (ranh giới) của vùng địa lý cũng không có biến động nhiều<br /> qua thời gian.<br /> 1.2. Vùng kinh tế và vùng kinh tế ‑ xã hội<br /> Không giống như vùng địa lý đơn thuần, khái niệm về vùng kinh tế<br /> mang tính “động” do các hình thái, phương thức và các nội dung hoạt<br /> động kinh tế của con người thay đổi nhanh chóng qua thời gian. Các<br /> tính chất đặc trưng về vùng kinh tế bắt đầu có những biến đổi, đặc biệt<br /> là về không gian và chức năng kinh tế của vùng. Vùng kinh tế gắn liền với<br /> sự phát triển của ngành địa lý kinh tế.<br /> Ngành địa lý kinh tế được phát triển mạnh mẽ từ cuối thế kỷ 19.<br /> Trong vòng hơn 50 năm kể từ khi xuất hiện, lĩnh vực địa lý kinh tế và<br /> vùng kinh tế đã được đánh dấu bằng những giai đoạn năng động và đổi<br /> mới với các nghiên cứu của Weber (1909), Losch (1939), Isard (1956). Các<br /> <br /> Tìm hiểu về quy hoạch tổng thể phát triển vùng ở Việt Nam...<br /> <br /> 263<br /> <br /> khái niệm về vùng kinh tế trong giai đoạn này được gắn với các hoạt<br /> động tích tụ (tập trung) kinh tế gắn liền với các hoạt động thương mại<br /> như buôn bán trao đổi hàng hoá. Đến những năm 1960, lý thuyết mới<br /> về vùng kinh tế và địa lý kinh tế được xuất hiện, với cuộc cách mạng<br /> định lượng, từ lý giải về vị trí đến việc giải thích về hành vi của khoa<br /> học không gian. Tiếp đó, những năm 1980, lý thuyết mới về địa lý công<br /> nghiệp một sự phối hợp của đổi mới lý thuyết và bối cảnh kinh tế thay<br /> đổi nhanh chóng đã có một lĩnh vực năng động tri thức.<br /> Cùng thời điểm đó, ở những nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, đặc<br /> biệt là Liên Xô (trước đây) cũng hình thành việc xây dựng các vùng kinh<br /> tế. Theo nhà địa kinh tế học, Alaev (trích Phú và Thu 2006: 19‑20) vùng<br /> kinh tế là một bộ phận lãnh thổ nguyên vẹn của nền kinh tế quốc dân,<br /> có những dấu hiệu sau: chuyên môn hoá những chức năng kinh tế quốc<br /> dân cơ bản; tính tổng hợp: được hiểu theo nghĩa rộng như là mối quan<br /> hệ qua lại giữa các bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong cơ cấu kinh<br /> tế và cơ cấu lãnh thổ của vùng..., coi vùng như là hệ thống toàn vẹn, một<br /> đơn vị có tổ chức trong bộ máy quản lý lãnh thổ nền kinh tế quốc dân.<br /> Có thể thấy rằng, vùng kinh tế theo quan niệm của Liên Xô gắn chặt<br /> với chuyên môn hoá sản xuất của vùng trong lãnh thổ quốc gia, thể hiện<br /> qua cơ cấu ngành (sản phẩm), nghề (lao động) của vùng đó.<br /> Một trào lưu mới trong việc quan niệm vùng kinh tế được bắt đầu từ<br /> những năm 1990 sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ.<br /> Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập hoá khu vực được diễn ra mạnh mẽ<br /> làm đồng thời xuất hiện những khái niệm mới như chuỗi giá trị toàn cầu,<br /> hệ thống phân phối toàn cầu, đầu tư ra nước ngoài (offshore), khu vực<br /> hậu cần (logistic), hoặc cụm tương hỗ (cluster),... nhằm tạo ra những giá<br /> trị lớn hơn. Các dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các luồng thương<br /> mại, cũng như các hiệu ứng công nghệ (technology spillover) được luân<br /> chuyển nhanh chóng giữa các quốc gia thông qua các tập đoàn đa quốc<br /> gia. Lúc này, quan niệm về vùng đã có sự thay đổi. Barnet (2001: 15) đã<br /> định nghĩa vùng là một đơn vị cạnh tranh của một quốc gia trong nền<br /> kinh tế toàn cầu, do đó cần phải có cách tiếp cận mới và là lý do tại sao<br /> hợp tác vùng trở thành một chiến lược không thể thiếu cho tương lai.<br /> Cũng trong thời gian này, các lý thuyết mới liên quan đến vùng đã được<br /> ứng dụng mạnh mẽ, đặc biệt là lý thuyết cạnh tranh của Michael Porter<br /> <br /> 264<br /> <br /> Nguyễn Hoàng Hà<br /> <br /> và mô hình phân tích không gian của Paul Krugman. Điều đặc biệt là các<br /> lý thuyết, mô hình về vùng này được tập trung phân tích hành vi của<br /> người lao động (tiền lương) và các doanh nghiệp liên quan đến vùng.<br /> Đối với Việt Nam, các nhà lập quy hoạch vùng chịu sự ảnh hưởng<br /> rất lớn từ cách quan niệm về vùng kinh tế và vùng kinh tế ‑ xã hội<br /> của hệ thống xã hội chủ nghĩa (đặc biệt là Liên Xô), gắn chặt với sự<br /> phân công lao động xã hội của vùng trong cả nước, thể hiện bằng mặt<br /> cơ cấu xã hội của vùng. Theo Ngô Doãn Vịnh (2003: 184) vùng kinh<br /> tế là một hệ thống kinh tế ‑ xã hội lãnh thổ, bao gồm các mối liên hệ<br /> tương tác nhiều chiều giữa các bộ phận cấu thành: liên hệ địa lý, liên<br /> hệ về kỹ thuật, liên hệ về kinh tế và liên hệ về các mặt xã hội trong<br /> hệ thống cũng như với ngoài hệ thống. Mỗi vùng là một tập hợp các<br /> thành tố tự nhiên ‑ kinh tế ‑ xã hội. Đặc tính và trình độ phát triển<br /> của nó được phản ánh bởi cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội của nó (trong<br /> đó có cả cơ cấu các yếu tố tự nhiên bền vững). Nói cách khác, cơ cấu<br /> là thuộc tính quan trọng nhất của vùng. Vùng này khác vùng kia là<br /> bởi cơ cấu của nó.<br /> Theo Nghị định 92/2006/NĐ‑CP của Chính phủ ngày 7/9/2006 về lập,<br /> phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ‑ xã hội, thì<br /> vùng kinh tế ‑ xã hội là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, gồm một số<br /> tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các hoạt động kinh tế ‑ xã hội<br /> tương đối độc lập, thực hiện sự phân công lao động xã hội của cả nước.<br /> Đây là loại vùng phục vụ việc hoạch định chiến lược và quy hoạch phát<br /> triển kinh tế ‑ xã hội theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá trình<br /> phát triển kinh tế ‑ xã hội trên mỗi vùng của đất nước.<br /> <br /> 2. Lập, phương pháp và quy trình lập quy hoạch tổng thể phát<br /> triển kinh tế - xã hội vùng<br /> 2.1. Quan niệm về lập quy hoạch<br /> Trước hết cần phải hiểu lập quy hoạch vùng là gì? Theo trang từ điển<br /> bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “regional planning” là một ngành<br /> khoa học về việc bố trí hiệu quả lĩnh vực kết cấu hạ tầng và các khu vực<br /> cho sự phát triển bền vững của vùng1. Còn theo trang Wisegeek,<br /> 1. http://en.wikipedia.org/wiki/Regional_planning<br /> <br /> Tìm hiểu về quy hoạch tổng thể phát triển vùng ở Việt Nam...<br /> <br /> 265<br /> <br /> “regional planning” là một lĩnh vực của ngành kế hoạch phát triển liên<br /> quan đến sự bố trí và sắp đặt kết cấu hạ tầng và các thành tố cơ bản khác<br /> trên một lãnh thổ rộng lớn1. Quan niệm này cũng được sự đồng tình từ<br /> Ngô Doãn Vịnh (2003) khi ông cho rằng, quy hoạch vùng tương tự với<br /> tổ chức không gian lãnh thổ, tức là liên quan đến sự sắp xếp, bố trí kết<br /> cấu hạ tầng và các lĩnh vực chính, trọng yếu của một vùng. Điều này<br /> cũng được thể hiện rõ ở Nghị định 92/2006/NĐ‑CP, đã định nghĩa quy<br /> hoạch tổng thể phát triển kinh tế ‑ xã hội vùng, lãnh thổ là “luận chứng<br /> phát triển kinh tế ‑ xã hội và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế ‑<br /> xã hội hợp lý trên lãnh thổ nhất định trong một thời gian xác định”.<br /> Điều đó, cho thấy rằng, về quan niệm lập quy hoạch tổng thể vùng<br /> của nước ngoài và Việt Nam có sự tương đồng rất lớn, liên quan mật<br /> thiết đến tổ chức không gian lãnh thổ trên phạm vi vùng nghiên cứu.<br /> 2.2. Phương pháp và quy trình<br /> Từ các quan niệm khác nhau về vùng kinh tế hoặc vùng kinh tế ‑ xã<br /> hội, đã dẫn đến cách tiếp cận và quan điểm phát triển vùng khác nhau.<br /> Tuỳ từng hoàn cảnh lịch sử kinh tế ‑ xã hội mà quy trình và phương<br /> pháp lập quy hoạch cũng khác nhau.<br /> 2.2.1. Các nước phương Tây<br /> Cách tiếp cận hoặc cách quan niệm về vùng có ảnh hưởng trực tiếp,<br /> rất lớn đến các phương pháp lập quy hoạch. Qua phần trình bày trên<br /> phần 1, đã cho thấy rằng, quan niệm về vùng kinh tế và địa kinh tế của<br /> các nước phương Tây có tính “động”, phù hợp với xu hướng phát triển,<br /> vận động của nền kinh tế toàn cầu. Các vùng không chỉ còn có ranh giới<br /> trong phạm vi của lãnh thổ, mà nó còn là một đơn vị cạnh tranh của nền<br /> kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Chính vì lý do này, có rất nhiều phương<br /> pháp và mô hình lập quy hoạch vùng, đặc biệt là các phương pháp và<br /> mô hình tổ chức, bố trí các đơn vị (thành phố, nhà máy, nông thôn,...)<br /> trên vùng nghiên cứu. Qua các tài liệu nghiên cứu (các bản lập quy<br /> hoạch phát triển vùng của các nước thuộc hệ thống phương Tây2), chúng<br /> tôi nhận thấy, những cách thức bố trí không gian lãnh thổ cũ như Von<br /> Thunen hay mô hình hệ thống trung tâm chỉ là những ví dụ trong sách<br /> 1. http://www.wisegeek.com/what‑is‑regional‑planning.htm<br /> 2.. Bao gồm các nước thuộc khối EU, Hoa Kỳ, Canada, Úc và Newzealand<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0