intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm Hiểu Về Rèm Trang Trí Nhà Cửa

Chia sẻ: A A | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

96
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các mẹ mê trang trí nhà cửa vào đây ta tìm hiểu về rèm nào :)

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm Hiểu Về Rèm Trang Trí Nhà Cửa

  1. Tìm Hiểu Về Rèm Trang Trí Nhà Cửa
  2. Mời các mẹ mê trang trí nhà cửa vào đây ta tìm hiểu về rèm nào :) Mẹ Bống ưu tiên nói về rèm làm bằng chất liệu vải vì loại rèm này đáp ứng được các yêu cầu về mỹ thuật cũng như công năng sử dụng. Đầu tiên, là khái niệm cơ bản về các kiểu đầu rèm (curtain heading styles). 1. Rèm ly đôi (Double pleat). Đây là kiểu rèm truyền thống. Đầu rèm được tạo bởi các nhóm ly cách nhau 10cm, mỗi nhóm có 2 nếp gấp. Kiểu rèm này cho ta phong cách nhẹ nhàng và thanh lịch, khoe được phần phụ kiện như nhẫn rèm, thanh rèm và đầu rèm. Độ dài của phần gấp ly (tính từ chỗ chiết ly đến đỉnh rèm) là 10cm, hoăc 12cm cho rèm cao trên 3m. Rèm ly có thể sử dụng hầu hết cho mọi không gian. Đối với nhà có thiết kế hộp rèm gỗ (pelmet) hay hộc rèm âm trần (thường gặp ở các chung cư cao cấp) thì rèm ly kết hợp với phụ kiện thanh tracking có ray trượt là một lựa chọn đúng, rất dễ dàng cho việc lắp đặt và sử dụng. Nếu may đúng tiêu chuẩn và được đầu tư phụ kiện bằng các chất liệu như đồng, mạ đồng, sắt sơn màu, … thì rèm ly xứng đáng đứng đầu bảng.
  3. 2. Rèm ly ba (Triple pleat) Giống như rèm ly đôi, chỉ khác là phần đầu rèm được tao bởi các nhóm ly,
  4. mỗi nhóm có ba nếp gấp, độ dun rèm thường là 2.5 lần nên sóng rèm sẽ dày hơn và to hơn.
  5. 3. Rèm cốc (Goblet headed) Rèm cốc cũng là một kiểu rèm truyền thống. Phần đầu rèm được tạo hình giống như nhưng chiếc cốc. Những ‘chiếc cốc’ được lấp đầy bằng bông hoặc được tạo khuôn bằng meka. Kiểu rèm này thích hợp với những không gian sang trọng và mang tính cổ điển. Nên sử dụng những loại vải dày có màu sắc
  6. sang trọng,… vải có hoạ tiết cổ điển, hoạ tiết chìm, vải có độ bóng như taffeta, nhung, … Độ cao của rèm cốc phải tính từ vị trí thanh rèm tới sàn (cách một vài cm), có như vậy, rèm mới suôn và sang.
  7. 4. Rèm tab (Tab headed) Rèm tab là loại rèm đơn giản, dễ thực hiện. Nó mang đến cho không gian một vẻ đẹp thanh thoát và lãng mạn. Thích hợp với những người hay mơ mộng, yêu country style. Loại vải được ưa chuộng là thô, cotton, linen không quá dày với những màu sáng, tươi tắn hoặc có hoạ tiết nổi bật, trẻ trung hay kẻ caro, … Rèm tab đặc biệt thích hợp với phòng trẻ em, rất đáng yêu nếu ta kết hợp một vài màu sắc khác nhau cho phần tab, phần thân rèm và gấu rèm. Tab đẹp thường là 5cm rộng x 10 hoặc 15cm cao.
  8. 5. Rèm dây nơ (Tie top) Cũng giống như rèm tab, nhưng phần tab được làm một cách sáng tạo hơn, hai dây (tie) rời nhau được thắt thành một chiếc nơ. Kiểu rèm này ít được biết tới. Nó thực sự đặc biệt. Phong cách và chất liệu sử dụng cũng tương tự như rèm tab và đôi khi có phần lãng mạn hơn.
  9. 6. Tấm trang trí (Panel) Panel là các tấm vải phẳng, được dùng như rèm cho cửa sổ, cho các khu vực cần tạo điểm nhấn hoặc cần che khuất một cách nhẹ nhàng. Nếu làm bằng vải dày thì nên trọn vải có hoạ tiết to và màu sắc thật ấn tượng, nếu là voan hoặc tơ sống thì nên thêu các hoạ tiết hoa lá cỏ cây , … cho thêm phần sinh động. Kiểu trang trí này hợp với những người cá tính, thích sáng tạo.
  10. Panel của người Nhật có tên gọi Noren, với những hoạ tiết hoặc chữ đơn giản nhưng vô cùng ấn tượng được in hoặc vẽ trên chất liệu vải truyền thống.
  11. 7. Rèm kéo (Roman blind) Rèm kéo gần giống như panel nhưng có thêm hệ thống phụ kiện kéo, điều chỉnh độ cao bằng cách xếp lớp lên hoặc xuống, thường được dùng cho cửa sổ trong phòng có diện tích nhỏ, cho không gian cần sự khoáng đạt, những nơi có diện tích cửa kính lớn và rộng chỉ cần che ánh sáng và nắng. Nếu số lượng rèm roman trong phòng ít, ta nên chọn loại vải có hoạ tiết và màu sắc sống động. Nếu số lượng rèm nhiều, nên trọn màu trơn, hoạ tiết chìm và màu sắc nhẹ nhàng.
  12. 8. Rèm khuyên (hay còn gọi là rèm Ô rê) (Eyelet hay Grommet) Rèm khuyên là loại rèm phổ biến nhất hiện nay, phong cách hiện đại, dễ sử dụng, các khuyên bằng kim loại hoặc nhựa được cố định trên đầu rèm với khoảng cách đều nhau nên tạo sóng to hơn và suôn hơn, nhưng cũng vì thế mà nhìn tổng thể rèm có phần hơi thô, sóng rèm cứ thẳng tuột từ trên xuống dưới, đầu và gấu rèm thì cứ bằng chằn chặn như nhau :( Khoảng cách giữa các khuyên nên để từ 15 – 16cm, độ dun rèm nhiều nhất là 2.5 lần.
  13. 9. Rèm dun (Pencil pleat) Phần đầu của rèm dun được tạo thành bởi các ly nhỏ xếp liền nhau. Loại rèm này thường được sử dụng phía trong hộp rèm (pelmet) hoặc hộc rèm âm trần. Tuy nhiên trong trường hợp này, rèm ly vẫn là lựa chọn hợp lý hơn.
  14. 10. Rèm nhún (Rod pocket curtain) Là kiểu rèm truyền thống, dễ thực hiện. Nên dùng với chất liệu mỏng, nhẹ. 11. Võng rèm (swag)
  15. Võng rèm có hai loại, loại cổ điển xếp lớp (Traditional with trimming) tạo phong cách sang trọng; loại thứ hai hiện đại và đơn giản hơn (Contemporary swags over poles), chất liệu sửa dụng thường voan, vải nhẹ mang đến sự lãng mạn, sự khác biệt và làm mới cảm xúc.
  16. 12. Rèm Festoon (Festoon curtain hay Austrian blind) Rèm Festoon mang đến cho không gian sự lãng mạn, độc đáo nếu được làm bằng voan trơn hoặc có hoạ tiết nhẹ nhàng, thường thấy trong các không gian của nhà hàng, quán café, cửa kính nơi cầu thang, ... Có thể điều chỉnh độ cao bằng dây kéo. 13. Hộp rèm (Pelmet) Rèm có thiết kế hộp rèm mang đến phong cách sang trọng, vương giả. Hộp rèm thường được làm bằng khung gỗ, bọc vải mặt ngoài. Thích hợp với nhà có cửa cao và rộng.
  17. 14. Bảng tổng sắp chi phí cho các loại rèm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2