intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hướng đi chuyên nghiệp cho ảnh báo chí

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

69
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không phát triển vì hạn chế nhận thức Việt Nam hiện đang nằm trong danh sách những nước hàng đầu thế giới sử dụng các phương tiện nhiếp ảnh từ chụp, làm ảnh, sử dụng kỹ xảo phần mềm Photoshop có tốc độ phát triển cao nhất trong lĩnh vực ảnh quảng cáo. Độ chênh lệch về thiết bị chụp, làm ảnh so với các nước hàng đầu thế giới nếu cách đây 20 năm là một nửa thế kỷ thì nay đã ngang bằng. Cũng ở Việt Nam, nhịp độ các cuộc thi và tuyển chọn ảnh do giới...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hướng đi chuyên nghiệp cho ảnh báo chí

  1. Tìm hướng đi chuyên nghiệp cho ảnh báo chí Không phát triển vì hạn chế nhận thức Việt Nam hiện đang nằm trong danh sách những nước hàng đầu thế giới sử dụng các phương tiện nhiếp ảnh từ chụp, làm ảnh, sử dụng kỹ xảo phần mềm Photoshop có tốc độ phát triển cao nhất trong lĩnh vực ảnh quảng cáo. Độ chênh lệch về thiết bị chụp, làm ảnh so với các nước hàng đầu thế giới nếu cách đây 20 năm là một nửa thế kỷ thì nay đã ngang bằng. Cũng ở Việt Nam, nhịp độ các cuộc thi và tuyển chọn ảnh do giới nhiếp ảnh, giới ảnh và các cơ quan truyền thông phối hợp tổ chức cũng vào loại hàng đầu ở châu Á, bỏ khá xa các nước trong khối ASEAN. “Thế nhưng hình như ảnh báo chí Việt Nam với tư cách một loại hình báo chí truyền thông lại có khuôn mặt khác. Từ khi báo chí có tổ chức chính thức xuất hiện đến nay, thành tích của ảnh báo chí không nhiều. Từ năm 1975 đến nay, chưa một lần ảnh báo chí Việt Nam đạt giải, thậm chí được treo trong các cuộc thi ảnh quốc tế lớn World Press Photo hàng năm. Sự hưởng ứng giải ảnh báo chí hàng năm do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hời hợt, số lượng ảnh từ hàng trăm tờ báo gửi đến cho Ban tổ chức giải, năm cao nhất cũng chỉ bằng một nửa số lượng ảnh ở một cuộc thi cấp tỉnh, có năm chỉ bằng 1% số lượng một cuộc thi ảnh nghệ thuật do giới nhiếp ảnh đứng ra phát động”, Nhà báo Vũ Huyến buồn rầu nhận định. Theo Nhà báo Vũ Huyến, các trung tâm đào tạo báo chí lớn trên thế giới thường có 4 ngành chuyên sâu: báo viết, báo nói, báo hình và báo ảnh. Chưa có nơi nào lại xếp ảnh báo chí và báo ảnh thuộc báo in như ở Việt Nam. “Ở
  2. không ít tờ báo, ảnh một đằng, bài một nẻo, ảnh chỉ mang tính minh họa, chưa đủ tầm đứng độc lập, báo lòe loẹt, thiếu tập trung, loạn màu sắc… Thậm chí có những tờ báo dùng nhiều ảnh chụp lãnh đạo mà thiếu ảnh dân thường với lý do “chụp ảnh lãnh đạo mà không đưa to, không đưa lên bìa là phiền phức”. Nếu vậy thì đâu còn là chuyên nghiệp?”, Nhà báo Vũ Huyến đặt câu hỏi. Còn theo Thạc sỹ Phan Ái, Khoa Báo chí (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), sự yếu kém của ảnh báo chí có nguyên nhân đầu tiên xuất phát từ nhận thức về lĩnh vực này. “Còn khá nhiều người làm công tác quản lý ở các cơ quan báo chí không thực sự hiểu tiêu chí của một bức ảnh báo chí. Thậm chí có vị phó tổng biên tập một tờ báo còn cho rằng công việc giảng dạy ảnh báo chí hiện nay quá nhàn bởi đã có máy ảnh kỹ thuật số, ai bấm cũng có thể ra ảnh. Cũng chính từ suy nghĩ này nên việc sử dụng ảnh trên tờ báo cũng rất tùy tiện, chú thích theo kiểu tiện sao nói thế”, Thạc sỹ Phan Ái cho biết và cho rằng hiện trong nhận thức của một số người làm lãnh đạo các cơ quan báo chí vẫn cho rằng ảnh trên báo chỉ dùng để minh họa mà không hiểu rằng ảnh báo chí là một loại hình thông tin của báo chí. Không chỉ là việc của phóng viên ảnh Theo Thạc sỹ Phan Ái, một tờ báo sử dụng ảnh báo chí một cách chuyên nghiệp là nơi ban biên tập phải có định hướng cụ thể cho ban thư ký về những tiêu chí cơ bản cho một bức ảnh khi dùng trên báo. Chỉ dùng những bức ảnh có bố cục tốt, ánh sáng tốt, thời cơ bấm máy tốt, không được dàn dựng, sắp xếp, can thiệp vào sự kiện. Chú thích phải đủ các yếu tố thông tin, giúp cho người đọc thỏa mãn những vấn đề họ tò mò về sự kiện trong ảnh, chỉ rõ người trong ảnh là ai, ở đâu, sự kiện diễn biến trong thời gian nào…
  3. Lãnh đạo các cơ quan báo chí giữ vai trò chủ đạo trong việc sử dụng ảnh trên báo, họ không cần phải là người chụp ảnh giỏi nhưng cần biết xác lập những tiêu chí cho việc dùng ảnh trên báo, đồng thời họ có quyền dùng người trong khâu biên tập báo và phản ánh sự kiện.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2