intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm lại mùa trâm

Chia sẻ: G G | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

69
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tôi nghe lại câu hát đồng dao được chuyển thành điệu ru hời của chị hàng xóm khi dỗ giấc cho thằng bé con đang cục cựa trên cái võng bên hiên nhà: Ầu ơ… trời mưa lâm râm cây trâm có trái, con gái có chồng, đàn ông có vợ, đàn ông có vợ ờ… ầu ơ… đàn ông có vợ đàn bà có con….

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm lại mùa trâm

  1. Tìm lại mùa trâm Tôi nghe lại câu hát đồng dao được chuyển thành điệu ru hời của chị hàng xóm khi dỗ giấc cho thằng bé con đang cục cựa trên cái võng bên hiên nhà: Ầu ơ… trời mưa lâm râm cây trâm có trái, con gái có chồng, đàn ông có vợ, đàn ông có vợ ờ… ầu ơ… đàn ông có vợ đàn bà có con…. Nhớ lại cái hồi mà đã gần chục năm về trước, anh em tôi còn là hai đứa con nít suốt ngày chạy nhông ngoài đồng ngoài rẫy. Đi bắt dế, đi tắm sông, nạo đất sét dưới lòng kênh nặn mấy con trâu có đôi sừng bóng lưỡng, rồi chơi trò nắn tu na ở bờ đê nên tay chân mặt mũi lúc nào cũng lấm lem và dơ bẩn đến nỗi phải bị đòn. Tính hiếu động ấy cũng là nét đặc thù của trẻ nhỏ ở miền quê thiếu thốn những thứ đồ chơi xa xỉ. Mấy món đồ ăn vặt cũng chẳng có gì mà kén, mùa nào thì ăn thức ấy, đơn giản và dễ tìm ngay ở xung quanh nhà thôi. Nào là trái bình bát chín vàng bị rụng cuống vớt được ở ven sông, dầm với đường cát trắng mà ăn không biết ngán. Trái nhãn lồng chín múp ngọt lịm núp trong bụi tre gai nên lũ trao trảo chẳng khi nào tìm tới.
  2. Trái thù lù có hương vị là lạ mọc hoang trong ruộng bắp của mẹ tôi… Nhưng món mà anh em tôi thích nhất thì phải đợi đến đầu mùa mưa mới có. Bắt đầu bằng cái chớp sáng ngời vạch dài qua bầu trời thăm thẳm, khoảng tháng năm tháng sáu, lúc cây trâm ở sau vườn bắt đầu ra một lượt những chùm bông trăng trắng phớt hồng. Cây trâm này có từ khi ông nội còn khỏe mạnh, có thể vác trên lưng bao lúa chạy cời cời để tránh mưa.Thân nó phải cả vòng tay của ông tôi mới giáp. Cây hút nhựa của đất phù sa, tỉ mỉ chắt chiu nuôi từng trái bé xíu cỡ chiếc tăm, rồi lớn dần bằng đầu ngón tay cái. Cơn mưa mùa hạ vội vã ùa về, trái no tròn tắm mình thơi thới như trẻ nhỏ thích đùa nghịch trong làn nước thiên nhiên tươi mát. Chờ thêm chút nữa để cho trái dần chuyển từ tim tím sang một màu đen bóng và căng mọng trong đôi mắt thòm thèm và háo hức của lũ trẻ con. Anh Hai tôi lúc đó cũng độ mười ba, mười bốn tuổi rồi mà vẫn cởi trần, đầu trọc và mặc độc chiếc quần xà lỏn, suốt ngày leo tuốt lên ngọn cây. Bà nội nói cây cao bóng cả, coi chừng có ông bà khuất mặt khuất mày trú ngụ quở phạt thì khổ thân, vậy mà anh cũng đâu có sợ. Ăn mấy trái trâm đầu mùa có vị ngòn ngọt, chua chua và hơi chát kia, cũng đâu có dễ, lũ kiến vàng trú ngụ ở trên cây là đội quân háo chiến và hung tợn. Có khi bị cắn, rồi bị nó tiết ra cái chất nước gì có mùi hăng hăng làm cho da bỏng rát, anh đau điếng tuột lẹ xuống đất mà phủi lia lịa, mà la ó giẫy giụa. Tôi căm thù kiến vàng và chà xát giúp anh, tôi còn nhè đầu của nó mà ngắt. Bị đứt đầu ra khỏi thân mình mà nó còn kiên trì ngoạm hai chiếc răng hàm to tướng vào thịt người chứ chẳng chịu buông ngay, làm chúng tôi cũng phải kiêng sợ phần nào. Ông nội mới bày cho anh tôi một cách: - Bây hốt tro bếp bỏ vô cái bọc vắt ở lưng quần, rồi vừa leo vừa bốc tro rải lũ kiến vàng, nó sợ mà chạy ráo trọi chớ gì. Hồi khỏe còn leo được tao cũng hay làm vậy đó.
  3. Anh Hai làm y theo lời của nội thì quả thật là có công hiệu đến bất ngờ. Lũ kiến vàng cứ tránh xa ra nhường chỗ cho anh hái trái. Trái trâm nhiều đến mức hoa cả mắt. Từng chùm chín đen mọng và lủng lẳng làm cho tôi đứng ở dưới đất nhìn lên mà thèm rỏ nước dãi, giậm đôi chân bé xíu và nhõng nhẽo với anh: - Anh ẵm em lên đó đi anh Hai, cho em leo lên hái với anh đi mà! Vừa nói tôi vừa giơ cánh tay đòi được bế lên trên cây. Anh trở xuống cõng tôi trên lưng, tay tôi quàng vào cổ anh và ôm siết vì sợ rơi xuống đất. Và thế là hai anh em tôi trở thành Tôn Ngộ Không đi ăn trộm vườn đào của Vương Mẫu nương nương, cũng không thèm nhả hột mà cứ nuốt chửng cho nhanh, no một bụng, lè lưỡi ra mà nhát nhau. Ôi cái lưỡi tím ngắt, cái môi đen xì lì như quỷ sứ và quần áo thì bị trây trét toàn màu tím, nó khô lại và trở thành đen sẫm. Chúng tôi nhìn nhau rồi cười vang trên đọt cây. Ông nội đang ngủ trưa giật mình thức giấc chạy ra la om sòm, biểu thả con em mày xuống đất, nhánh cây giòn dữ lắm mà nếu không thì lỡ trợt chân là đỡ không kịp. Ba xách cây roi, đứng ở dưới gốc cây mà dọa. Nhưng ba bị ông nội kéo vô nhà, ông nội dặn ba đợi cho nó trèo xuống an toàn cái đã, nếu không mày làm quá, nó hoảng sợ run tay là rớt như trái rụng cho coi. Anh Hai kêu tôi ôm ghì vào cổ rồi rón rén tuột xuống. Tôi tưởng tượng trong đầu đủ thứ cảnh anh bị ba đánh đòn, la khóc om sòm, rồi lúc đó ai trèo cây hái trái cho tôi ăn nữa. Chưa kịp suy nghĩ hết là hai anh em đã tới mặt đất rồi. Tôi rơm rớm nước mắt chạy vô nhà, mặc cho ba đang hầm hừ tức giận, tôi níu ống quần đi đồng bạc phết của ba, năn nỉ bằng cái giọng nhè nhè vì vị chát của trái trâm làm cho ứ cổ: - Ba, ba đừng đánh anh con nghen ba! Ba đánh anh Hai rồi mai mốt ai hái trâm cho con ăn nữa!
  4. Cả nhà cười ồ lên. Té ra nó hổng có thương anh Hai bằng thương mấy... trái trâm. Mẹ bế tôi vào lòng, xoa cái đầu khét lẹt mùi nắng và nhè vào cái trán hôi rình ướt đẫm mồ hôi của tôi mà hun chùn chụt: - Thôi mình cho tui xin tội giùm hai đứa con của tui, mình đừng có đánh nó tội nghiệp, con nít mà. Mẹ quay sang anh Hai đang ngồi gỡ mấy con kiến vàng còn bâu trên lưng, trên cổ, trên cái bụng óc ách dính đầy bụi bẩn.Mẹ lấy dầu bôi lên mấy chỗ bị sưng đỏ cho anh rồi trách mắng nhẹ nhàng: - Cái ông anh Hai này quý dữ à! Leo lên đó mà còn ẵm con em lên nữa, lỡ sẩy tay rớt một lượt hai đứa rồi làm sao? Anh Hai tỉnh bơ, cầm ca nước dừa uống ừng ực rồi quay qua nhìn tôi cười, chỉ ngón trỏ vô cái má phụng phịu của tôi mà rằng: - Mai mốt cô nương đứng ở dưới đất đừng có đòi anh Hai cõng leo cây giùm cái nghen. Anh Hai chút xíu nữa là no đòn của ba rồi đó! Hôm đó ba tức tốc xách cây dao chành chặt một cây trúc thiệt dài ở trước cửa nhà, rồi ông nội tẩn mẩn làm thành một cây lồng xinh xắn cho tôi đứng dưới đất hái trái. Còn anh Hai thì vẫn “khỉ khọt”, trèo lên cây vừa ăn trái vừa nhè đầu tôi mà nhả hột, hoặc lúc tôi giơ cây lồng lên đến chùm trái múp míp nào là y như rằng, anh rung cây cho trái rụng xuống lịch bịch. Anh chọc tức làm cho tôi giận dữ vô cùng, định chạy vô nhà méc mẹ thì anh đã bẻ nguyên một nhánh trái chín mà buông xuống cho tôi như một lời xin lỗi. “Tha cho anh một lần này thôi nhé!”. Tôi nguýt một cái rõ dài nhưng không thể làm lơ mà không đón nhận mấy trái trâm còn ấm
  5. nóng nắng mặt trời. Anh em cứ xúm xít bên gốc cây, nhìn nhau cười ha ha vì môi mỏ đứa nào cũng tím rịm mà quên đi giận dỗi. Ừ! Thì trẻ con có giận dai bao giờ! Năm nay chắc là thuận thời tiết nên cây trâm nhà tôi trái đậu chi chít. Nhánh cây rụng bớt lá nhường chỗ cho toàn trái là trái. Mẹ nói đợi ít ngày nữa bẻ vụ bắp để nấu bán ban đêm, rồi hai anh em hái trâm đem theo ngồi bên cạnh mẹ mà bán, tiền để bỏ ống heo đợi tựu trường lấy ra mua tập sách đi học. Chứ trái nhiều, trời mưa xuống là rụng nhớt gốc, thấy tiếc hùi hụi. Anh Hai lấy hộp sữa Ông Thọ, đục đục khoét khoét cả buổi trời mới được cái lon dành để đong trâm. Mẹ chuẩn bị cái sề lót tấm vải lược dừa ở dưới cho trái khỏi bị dập, không quên làm chén muối ớt mang theo để những người ghét vị chát của trâm có thể chấm kèm. Tôi ra vườn cắt mấy tàu lá chuối tươi dùng để quấn lại làm thành cái loa mà đựng khi bán, vì hồi đó không có bọc nilông như bây giờ. Xế chiều, mẹ đẩy xe bắp với chuối nấu ra lộ xã, anh em tôi cũng hớn hở đi theo. Bày hàng ở cạnh một bến đò đông khách, gặp mấy em nhỏ cứ níu tay đòi mẹ mua cho mình một lon trâm khi nghe cái giọng sang sảng của anh Hai tôi rao: - Trâm đây trâm đây, năm trăm đồng một lon, mại dô mại dô. Sề trâm nhanh hết quá chừng, nhưng không biết tại bán được nhiều hay tại anh em tôi ngồi “bốc vụng”. Mẹ nói vừa bán vừa ăn là hết vốn nghen con. Hai anh em lắc đầu nguầy nguậy mà chối, mẹ rờ lên môi chúng tôi, chối sao được vì miệng của đứa nào cũng nham nhở một màu tím thẫm, còn lâu lắm mới phai. Khi anh tôi đi học, đi công tác ở xa và bận bịu rất nhiều, còn tôi háo hức trong niềm vui nơi giảng đường mà quên dần tuổi thơ của một thuở xa xưa, thì cây trâm mỗi lúc một già. Tôi thấy rõ từng ổ mối đùn lên ăn ruồng vào thớ gỗ và cành cây
  6. cứ héo hon dần, dây bìm bịp, dây chùm gửi mọc um tùm vì lâu lắm không có ai leo trèo lên đó nữa. Cứ vài tuần là anh lại gọi điện hỏi tôi: - Bé Ba! Khi nào về nhà cưng nhớ chạy ra sau hè coi cây trâm có trái chưa? Chừng nào trái chín kêu anh về để anh trèo cây hái trái cho bé Ba ăn hén. Tôi trả lời lại anh bằng một câu hỏi: - Bộ anh Hai hổng nhớ là cây trâm có trái vào mùa nào sao mà hỏi em lạ vậy? Mưa đầu mùa lại về, anh Hai tôi nhắn nhủ: - Bé Ba gửi qua đường bưu điện cho anh mấy trái trâm nghen, vài trái cũng được. Ở đây kiếm một trái làm thuốc mà kiếm đỏ con mắt cũng không ra. - Hả! Anh Hai bị bệnh hả. Anh bị bệnh gì mà đi kiếm trái trâm làm thuốc? - Cái con nhỏ này hỏi gì mà lãng nhách. Anh nói là anh bị ghiền ăn trái trâm, mà ở đây không có để ăn, anh nhớ nó quá trời. Ai bệnh hoạn gì đâu mà mày la hoảng vậy? Tôi ậm ờ một lát cho qua, giấu chuyện cây trâm già bị nạn vào cái ngày giông bão ấy. Hôm trời nổi cơn giận dữ, gió giật cây cột nhà kêu nghe trệu trạo, sấm chớp lóe lên một vạch đỏ chói nhòe cả mắt và làm tim tôi đập thình thịch. Gió quật dữ dội làm thân cây trâm già nua chống cự không nổi nên bật gốc, ngã xụ xuống mé ao. Tôi lo nhất là lúc anh Hai về mà thấy cây không còn nữa, chắc anh sẽ buồn lắm lắm. Vì có bao nhiêu kỷ niệm của tuổi lên năm lên mười, đều bắt đầu bằng vị ngọt ngọt, chút xíu chát và nét chua duyên của trái trâm đầu mùa, ai mà quên được. Tôi mới nghĩ ra một ý hay, là đi tìm một cây trâm non của nhà hàng xóm, xin đem về
  7. trồng lại cạnh gốc cây cũ, nhưng chắc cũng phải vài ba năm, cây đó mới ra trái bói, mà nó sẽ không có vị ngọt, vị chát, vị chua như cây trâm của nội đâu. Giờ đứng trước mặt tôi là một cây trâm cao lổng ngổng chừng hai mét. Những tầng lá già nhường chỗ cho đám lá non xanh vươn lên hứng lấy ánh ban mai rạng rỡ, nó như minh chứng cho tôi rằng vòng tuần hoàn của thiên nhiên cứ xoay tròn và vẫn không bao giờ thay đổi. Nhìn thằng cháu gọi tôi bằng cô Ba mới về quê dịp nghỉ hè, cứ trèo trẹo đòi tôi cõng nó đi chơi. Chơi gì đây bé Bi của cô? Cô nắn đất phơi khô cho con chơi chọi trâu như anh em cô ngày xưa nhé? Chị Hai người miệt thị thành, nghe nói đất cát sình bùn là giãy nãy như đĩa gặp vôi, cái môi đầy son ngoa nguýt: - Cô Ba nó định cho nó chơi dơ à! Rủi bị làm sao thì chạy sáng nhà sáng cửa chứ hổng có nói chơi đâu. Nó có mệnh hệ gì rồi ai mắc thường con cho tui đây hả… cô Ba? Nói xong chị te rẹt ẵm thằng nhỏ vô trong nhà. Tôi dụi mắt, nhớ lại hồi xưa anh em tôi chơi nhà chòi, chơi ném sình non với tụi trẻ trong xóm, leo cây để tìm hái trái nhà quê, nhông nhổng phơi nắng suốt ngày mà có bị gì đâu. Da dẻ lại hồng hào rắn chắc, còn hơn mấy đứa nhỏ sống u uất trong một gian nhà sạch sẽ với đầy đủ những loại đồ chơi đắt tiền, mà nó thiếu vắng tình bạn bè, không có kỷ niệm về những ngày rong ruổi của tuổi thơ. Khá lâu rồi anh Hai không về quê, tôi gọi điện nhắn với anh rằng: Anh Hai có hay không, ở quê nhà đã có những cơn mưa đầu mùa rồi đó. Mà anh trò chuyện với tôi càng ngày càng gọn lỏn có một câu, giống như cái máy đã được lập trình: - Ờ! Ông nội với ba má khỏe hết hả bé Ba? Lúc này anh bận quá, chừng nào rảnh anh sẽ về.
  8. Tôi biết rằng có những mùa trâm qua đi không bao giờ trở lại, nhưng sao tôi vẫn cứ mãi đi tìm!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0