YOMEDIA
ADSENSE
Tín ngưỡng thờ tổ nghề từ làng ra phố (nghiên cứu trường hợp cộng đồng nghề ở làng Đại Bái, Gia Bình, Bắc Ninh và phố Hàng Đồng, Hoàn Kiếm, Hà Nội)
61
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Dưới tác động của xu hướng biến đổi văn hóa, làng nghề, phố nghề đang chịu những ảnh hưởng mạnh mẽ, không ngừng. Những cuộc di dân từ làng ra phố, mang theo đó là những truyền thống văn hóa địa phương, bí kíp và phương thức sản xuất của nghề truyền thống để hòa nhập với bối cảnh mới của thời đại. Sự chuyển di và hòa nhập ấy đã tạo nên diện mạo mới của làng nghề, phố nghề.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tín ngưỡng thờ tổ nghề từ làng ra phố (nghiên cứu trường hợp cộng đồng nghề ở làng Đại Bái, Gia Bình, Bắc Ninh và phố Hàng Đồng, Hoàn Kiếm, Hà Nội)
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 97-102<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0090<br />
<br />
TÍN NGƯỠNG THỜ TỔ NGHỀ TỪ LÀNG RA PHỐ<br />
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CỘNG ĐỒNG NGHỀ Ở LÀNG ĐẠI BÁI,<br />
GIA BÌNH, BẮC NINH VÀ PHỐ HÀNG ĐỒNG, HOÀN KIẾM, HÀ NỘI)<br />
Nguyễn Thùy Linh<br />
<br />
Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Dưới tác động của xu hướng biến đổi văn hóa, làng nghề, phố nghề đang chịu<br />
những ảnh hưởng mạnh mẽ, không ngừng. Những cuộc di dân từ làng ra phố, mang theo<br />
đó là những truyền thống văn hóa địa phương, bí kíp và phương thức sản xuất của nghề<br />
truyền thống để hòa nhập với bối cảnh mới của thời đại. Sự chuyển di và hòa nhập ấy đã<br />
tạo nên diện mạo mới của làng nghề, phố nghề. Trong những nhân tố mang diện mạo mới<br />
ấy, tín ngưỡng thờ tổ nghề được xem như một nét văn hóa chịu những đổi thay nhiều chiều.<br />
Làm thế nào để bảo lưu nét sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng nghề mà không đi ngước<br />
lại đổi thay của thời đại, đó chính là vấn đề chúng ta cần phải quan tâm.<br />
Từ khóa: Tín ngưỡng thờ tổ nghề, biến đổi, làng, phố, cộng đồng nghề.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Biến đổi văn hóa là hiện tượng phổ biến nhưng nó diễn ra không giống nhau ở mỗi xã hội,<br />
mỗi quốc gia và nhỏ hơn nữa là vùng miền lãnh thổ. Theo tác giả Lê Hồng Lý [6] thì đây là một<br />
quá trình diễn ra theo hai xu hướng: (1) xu hướng thích ứng: trong quá trình chịu sự tác động của<br />
những yếu tố bên ngoài, các thành tố của văn hóa tự vận động vừa giữ được bản sắc vừa thích ứng<br />
với điều kiện mới; (2) xu hướng bảo thủ: các thành tố văn hóa không thích ứng với điều kiện mới,<br />
khả năng hội nhập kém, bản sắc văn hóa sẽ bị mai một. Trong những thành tố thuộc quỹ đạo của sự<br />
biến đổi văn hóa, làng nghề, phố nghề chịu sự biến đổi khá mạnh mẽ và sâu sắc. Sở dĩ có sự biến<br />
đổi như vậy bởi lẽ Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế hàng<br />
hóa thâm nhập sâu, rộng vào đời sống của người nông dân cả ở những vùng thành thị cũng như<br />
những vùng xa thành thị. Điều này dẫn đến hệ quả tất yếu là nhiều làng nghề biến mất do người<br />
dân không có nhu cầu sử dụng loại sản phẩm do làng nghề đó sản xuất. Không còn thị trường, làng<br />
nghề không còn môi trường để tồn tại - đó là xu hướng bảo thủ. Nhiều làng nghề đứng trước nguy<br />
cơ mai một bởi thị trường co lại do nhu cầu ít ỏi của một bộ phận người sử dụng, các làng nghề<br />
muốn tồn tại và phát triển, người thợ thủ công buộc phải thay đổi một số khâu trong quy trình sản<br />
xuất, loại hình sản phẩm, mẫu mã, công năng sử dụng. . . để phù hợp với nhu cầu của thị trường,<br />
phù hợp với quy luật khách quan của quá trình đổi mới tư duy, phát triển nền kinh tế thị trường<br />
theo định hướng xã hội chủ nghĩa - đó là xu hướng thích ứng.<br />
Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/7/2016<br />
Liên hệ: Nguyễn Thùy Linh, e-mail: thuylinh7987@gmail.com<br />
<br />
97<br />
<br />
Nguyễn Thùy Linh<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Từ làng nghề lên phố nghề - quá trình chuyển đổi diện mạo văn hóa cộng<br />
đồng nghề Đại Bái<br />
<br />
Đại Bái thuộc huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh, là một trong số những làng nghề đúc đồng nổi<br />
tiếng của Việt Nam. Theo thời gian, nghề đồng đã có những thay đổi mạnh mẽ. Do tính động của<br />
quá trình chuyển đổi dân cư, không gian sống của cộng đồng nghề có sự thay đổi từ làng Đại Bái<br />
lên phố Hàng Đồng. “Về không gian sống, theo địa giới hành chính cũ thì Đại Bái và làng Nôm<br />
ở Hưng Yên cùng một địa giới hành chính. Nhưng theo quy hoạch địa giới mới thì làng Nôm tách<br />
ra thuộc Hưng Yên, xã Đại Bái thuộc huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh” [1;5]. Trong phạm vi không<br />
gian sống này thì chúng tôi phân định không gian sống của làng Đại Bái theo địa giới hành chính<br />
mới. Về không gian di cư, cộng đồng nghề Đại Bái có sự chuyển đổi dân cư lên phố Hàng Đồng,<br />
quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cộng đồng nghề Đại Bái di cư đến nhiều nơi như phố Hàng Đồng,<br />
phường Trương Định, phường Bạch Mai (Hà Nội). Ngoài ra họ còn di cư vào Cà Mau, Cần Thơ để<br />
làm ăn buôn bán. Tuy nhiên hiện nay chỉ có phố Hàng Đồng vẫn còn tập trung 13 hộ gia đình quê<br />
gốc Đại Bái kinh doanh mặt hàng đồng. Còn các nơi khác hầu như khi lên phố họ đã chuyển sang<br />
làm nghề khác. Vì vậy, nghiên cứu chỉ tập trung vào phố Hàng Đồng - với 13/48 hộ gia đình quê<br />
gốc Đại Bái trên phố Hàng Đồng vẫn giữ nghề.<br />
Những khoảng thời gian đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ của tín ngưỡng thờ tổ nghề là<br />
năm 1954, năm 1986 và năm 2000. Quan tâm đến mốc năm 1954, chúng tôi muốn nêu bật quá<br />
trình chuyển đổi dân cư của người dân Đại Bái khi lên phố Hàng Đồng sinh sống và lập hội, lập<br />
phố nghề. Quan tâm đến mốc năm 1986, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến những thay đổi trước và<br />
sau năm 1986. Những quyết sách của Đảng đã ảnh hưởng trực tiếp tới sự biến đổi diện mạo các<br />
làng nghề, phố nghề và văn hóa cộng đồng nghề. Trước năm 1986, nền kinh tế Việt Nam mang<br />
nặng tính tự cung tự cấp, theo phương thức bao cấp từ trung ương xuống địa phương. Cơ chế tập<br />
trung, quan liêu, bao cấp trong nền kinh tế không còn hợp với thời kì phát triển kinh tế - xã hội nên<br />
bước sang năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện đường lối đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tế kế<br />
hoạch hóa tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần<br />
trong đó khu vực dân doanh đóng vai trò ngày càng quan trọng, chủ động hội nhập kinh tế khu vực<br />
và thế giới một cách hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Sau năm 1986, do<br />
chính sách mở cửa nền kinh tế, khuyến khích hoạt động buôn bán kinh doanh nên khu phố Hàng<br />
Đồng nói riêng cũng như toàn Hà Nội phát triển mạnh mẽ hoạt động buôn bán kinh doanh, sự di<br />
dân ồ ạt từ các tỉnh lân cận đến Hà Nội, sự xuất hiện các cửa hàng kinh doanh, đa dạng hóa các<br />
phương thức mua bán đã khiến diện mạo phố Hàng Đồng có nhiều thay đổi rõ rệt. Lựa chọn mốc<br />
nghiên cứu từ năm 1986 đến nay, chúng tôi nhấn mạnh vào mốc thời gian nghiên cứu từ năm 2000<br />
trở lại đây. Bởi lẽ, từ năm 2000 đến nay, quá trình đô thị hóa mạnh với những biến đổi to lớn về<br />
kinh tế, văn hóa, xã hội đã ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và kinh doanh mặt hàng đồng, bởi do<br />
nhu cầu tiêu dùng của người dân thay đổi, họ chuyển sang lựa chọn những công cụ bằng chất liệu<br />
tiện dụng và giá rẻ hơn. Đô thị hóa khiến tâm lí người dân cũng thay đổi. Lợi ích kinh tế chủ quan<br />
trước mắt để phục vụ kinh doanh, buôn bán khiến quan hệ cộng đồng bị lỏng lẻo, làm phai nhạt<br />
những sinh hoạt văn hóa đã có từ lâu đời.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Những thành tố biến đổi của tín ngưỡng thờ tổ nghề của cộng đồng Đại Bái<br />
<br />
Người dân Đại Bái bao đời nay vẫn kính yêu thờ phụng cụ tổ nghề Nguyễn Công Truyền<br />
và xem ông như một nhà phát minh xuất sắc, một vị cứu tính mặc dù chính quyền nhà nước chỉ<br />
phong cho ông chức Trung đẳng thần. Nguyễn Công Truyền đã tạo nên một bước ngoặt mới trong<br />
98<br />
<br />
Tín ngưỡng thờ tổ nghề từ làng ra phố (nghiên cứu trường hợp cộng đồng nghề ở làng Đại Bái...<br />
<br />
sự phát triển nghề gò đúc đồng ở Việt Nam. Sau ngành luyện đồng, đúc đồng đã xuất hiện ngành<br />
mới là gò đồng. Toàn làng trong một năm có 3 lễ để tưởng nhớ vị Tổ nghề. Ngày 6/2 là ngày lễ<br />
tiết đầu năm, ngày 16/8 lễ nhị tiết. Ngày giỗ Tổ là ngày mất của ông Nguyễn Công Truyền diễn ra<br />
vào ngày 29/9 âm lịch hàng năm. Ngoài những ngày này, thì những ngày rằm, mùng 1 trong tháng,<br />
người dân Đại Bái đều chuẩn bị đồ lễ để ra thắp hương tại đình Diên Lộc và Lăng thờ cụ Tổ nghề.<br />
Cộng đồng nghề Đại Bái có một lệ rất đặc biệt là lễ thắp hương của những người đồng niên.<br />
Dù sống ở nơi nào cứ đến tuổi 49 (tạ tuổi, ra lềnh) người nào cũng có nhiệm vụ thắp hương hàng<br />
ngày ở đền thờ Tổ và chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức lễ hội. Lần lượt năm nay số người đồng<br />
niên đến lễ, năm sau lại là lớp người đồng niên kế tiếp thắp hương từ sáng và trông coi đêm. Nếu<br />
đi xa thì nhờ người cùng tuổi thắp hương hộ. Trong lễ hội của làng tuổi 49 phải chịu trách nhiệm<br />
tất cả các công việc: đón tiếp khách, ăn uống, chuẩn bị lễ tế. . . Tuy nhiên, trong lễ hội giỗ tổ nghề<br />
(diễn ra từ 27/9 đến 1/10 âm lịch) thì tối 28 buổi giao lưu văn nghệ đờn ca tài tử thì tuổi 49 không<br />
phải chịu trách nhiệm thuê, mà do Ủy ban Nhân dân xã Đại Bái thuê. Tuy làng không bắt buộc<br />
tuổi 49 phải ra trình lão nhưng nếu không ra trình thì sau này có lên lão cũng không được làng<br />
công nhận, tất cả công việc lớn nhỏ của làng đều không được tham gia.<br />
Trong lễ hội, nhiều hoạt động được diễn ra và nhận được sự giúp đỡ ủng hộ của cấp Uỷ<br />
Đảng và nhận được sự ủng hộ của người dân trong làng ở nhiều độ tuổi khác nhau như tuổi 45, 46,<br />
47, 48, 59 cùng thanh niên trong làng là con của những người trong độ tuổi này.<br />
Phần lễ vẫn được duy trì theo nghi thức truyền thống với các nghi lễ: lễ tế tổ, lễ trình lão<br />
trình trầu, lễ rước kiệu từ Đình Diên Lộc ra Lăng cụ Tổ. Trình tự đám rước như sau:<br />
(1) Đi đầu tiên là tuổi 45: 1 cờ lệnh (1 người); 10 cờ thần (10 cháu mặc áo lậu, tức áo màu<br />
đỏ); 1 chiêng (2 cháu mặc áo lậu); 1 trống cái (2 cháu mặc áo lậu); Xích mã, bạch mã (8 cháu mặc<br />
áo lậu).<br />
(2) Tiếp theo là tuổi 46: bát biểu (8 cháu mặc áo lậu); Nhang án (12 cháu mặc áo lậu); Ban<br />
nhạc (7 người), các cụ 36 người. Tổng là 43 người.<br />
(3) Tiếp theo là tuổi 47: 2 tàn cái (2 cháu mặc áo vàng); 2 lọng (2 cháu mặc áo lậu); rước<br />
Long Đình (12 cháu mặc áo đỏ). Những cháu trong đám rước là con của các thầy từ 45 đến 48<br />
tuổi. Những năm trước chỉ có tuổi 47, 48 nhưng những năm gần đây độ tuổi giảm dần xuống 45 do<br />
lễ vật dâng cúng lên nhiều và cũng để cho con cháu biết tập tục lễ nghi nhiều hơn mà không cần<br />
phải hướng dẫn nhiều.<br />
(4) Tiếp theo là tuổi 59: rước Phật Đình nhà chùa (12 cháu gái mặc áo dài đỏ).<br />
(5) Cuối cùng là tuổi 48: 2 tán (2 cháu mặc áo lậu); 2 lọng (2 cháu mặc áo lậu); Rước Bát<br />
Cống (16 cháu mặc áo lậu); 16 ông chỉ huy, mỗi tuổi có 4 ông chỉ huy, quần áo mặc màu xanh.<br />
Khi làm lễ Tế vào lăng: 2 cờ đi vào trước, đứng hai bên đường đi vào. Trống và chiêng đi<br />
vào, mỗi bên một cái. Đoàn bát bửu mỗi bên 4 người. Nhang án của độ tuổi 46 đặt trước vào lăng,<br />
tiếp đến là phật đình của tuổi 49 đi vào đặt bên tay trái (theo hướng đi vào). Trong quá trình tế:<br />
10 người làm lễ tế: hàng 1 chủ tế, tuổi 50, mặc quần áo đỏ. Hàng 2: 2 người, hàng 3: 3 người (hai<br />
hàng này đều là các cụ mặc quần áo đỏ). Hàng 4, 5: mỗi hàng 2 người tuổi 49, mặc quần áo xanh.<br />
Sau khi 10 người trên làm lễ tế xong thì các độ tuổi 79, 69, 59 đi lên tế.<br />
Tuy nhiên, trải qua những thăng trầm của lịch sử, tín ngưỡng thờ tổ nghề đã có những đổi<br />
thay không ngừng, sự đổi thay ấy được thể hiện trên một số phương diện như sau:<br />
* Mở rộng thời gian thờ cúng<br />
Thời gian thờ cúng được mở rộng. Người dân ở quê Đại Bái chỉ thờ cúng vào ngày mùng 1,<br />
mười rằm, ngày giỗ tổ, ngày lễ tiết đầu năm, ngày lễ nhị tiết, ngày tết. Nhưng, khi lên phố, những<br />
người ở Hàng Đồng thờ cụ Tổ vào các ngày trong năm. Thời gian thờ trong ngày vào tất cả các<br />
99<br />
<br />
Nguyễn Thùy Linh<br />
<br />
buổi sáng. Khi mở hàng, họ đều có lễ vật thắp hương để cầu mong cụ Tổ và các thần linh phù hộ<br />
cho một ngày buôn may bán đắt.<br />
* Thay đổi không gian thờ cúng<br />
Không gian thờ cúng vị Tổ nghề có sự khác nhau từ làng ra phố. Nếu như không gian thờ<br />
cúng cụ Tổ nghề ở Đại Bái tập trung ở hai nơi chính là đình Diên Lộc và Lăng cụ Tổ và tại các<br />
gia đình trong làng không có bàn thờ Tổ nghề, thì khi lên phố, 13 hộ gia đình gốc Đại Bái tại phố<br />
Hàng Đồng đều có bàn thờ Tổ nghề. Bàn thờ tổ nghề được đặt cùng với bàn thờ tổ tiên, bàn thờ<br />
Phật, thần linh. . . và đặt ở vị trí trang trọng là tầng cao nhất trong ngôi nhà.<br />
* Giữ lại và biến đổi trong lễ hội thờ tổ nghề<br />
Giữ lại - tục nam 49 tuổi ra trình làng vẫn được duy trì đều đặn<br />
Người dân Đại Bái dù ra phố nhưng họ luôn ý thức được vai trò của mình trong việc giáo<br />
dục và gìn giữ phong tục tốt đẹp của quê hương. Qua quá trình phỏng vấn sâu chúng tôi được biết:<br />
trước đây, mỗi dịp lễ hội, người dân lại nô nức về tham gia và phục vụ cho lễ hội. Ngày này, mặc<br />
dù cuộc sống bận rộn, những người dân gốc Đại Bái vẫn cố gắng về tham gia và đóng góp cho lễ<br />
hội. Theo lệ của làng từ mấy trăm năm trước, nam giới trong tuổi 49 phải đứng ra lo liệu việc làng<br />
trong một năm, đặc biệt vào dịp Hội Thánh và Hội Tổ nghề, nếu không về được thì phải nhờ người<br />
cùng tuổi giúp. Cho đến năm 2015, tức là 946 năm ngày giỗ của vị Tổ nghề Nguyễn Công Truyền,<br />
lệ này vẫn được duy trì đều đặn.<br />
Tất cả những người quê gốc trên phố trong độ tuổi 49 khi được hỏi đều cảm thấy rất phấn<br />
khởi mỗi khi làng sắp mở hội và cảm thấy tự hào khi được tham gia vào ban tổ chức lễ hội. Trước<br />
khi lễ hội diễn ra một tháng, họ đều về họp mặt với những tuổi đồng niên ở Đại Bái để lên kế<br />
hoạch cụ thể cho từng khâu trong quá trình tổ chức lễ hội. Ngoài những khoản thuộc trách nhiệm<br />
phải đóng góp, họ còn cúng tiến những lễ vật có giá trị như: lư hương, hạc đồng.<br />
Lệ là một thứ luật bất thành văn, là những tập tục truyền thống và giao ước của người dân<br />
trong làng xã được người dân vui vẻ tuân theo. Có thể nói: tục lệ tuổi 49 ra trình làng ở làng Đại<br />
Bái chính là trung gian gắn kết cộng đồng nghề làng Đại Bái. Đó là sức mạnh có tính chất tâm lí<br />
nằm sâu trong tiềm thức của mọi dân làng. Sức mạnh lớn nhất bởi dư luận khen chê của làng, nếu<br />
đến tuổi 49 mà không ra trình làng thì không được mọi người thừa nhận. Vì thế những người dân<br />
khi ra phố, dù công việc có bận rộn đến đâu thì cứ đến tuổi 49 đều phải về tham gia tổ chức lễ hội.<br />
Tục lệ này vừa uốn người ta vào khuôn phép và động viên người ta hành động gắn bó dân làng<br />
thành một cộng đồng chặt chẽ dù bất kì sống ở nơi đâu, đồng thời điều tiết các trách nhiệm và các<br />
quyền lợi của mọi thành viên trong làng vai trò quan trọng trong việc ổn định nếp sống trong làng.<br />
Ngoài những người thuộc độ tuổi 49, thì những người con ở quê gốc Đại Bái trên phố Hàng<br />
Đồng(đa phần từ độ tuổi 40 trở lên) khi đến ngày giỗ tổ đều thu xếp công việc về tham gia lễ hội.<br />
Họ không tham gia vào các phần lễ tế, lễ rước mà họ chỉ sắp lễ vật để cầu cúng.<br />
Biến đổi - thiếu vắng thành viên trên phố trong dịp lễ hội giỗ tổ nghề<br />
Tiếp nối sự thành công của lễ hội diễn ra các năm trước, lễ hội Đại Bái 2015 một lần nữa<br />
thể hiện sự cố kết cộng đồng chặt chẽ của người dân khi mọi người từ các độ tuổi khác nhau tại<br />
làng Đại Bái đều nhiệt tình tham gia lễ hội. Ngoài phần việc của độ tuổi 49 kể trên, thì trước khi<br />
lễ hội diễn ra một tuần, cán bộ xã đã huy động các em học sinh khối trường tiểu học và trung học<br />
quét dọn đường làng ngõ xóm để tạo quang cảnh sạch đẹp. Đặc biệt hơn, lễ rước kiệu đã huy động<br />
những độ tuổi 45, 46, 47, 59 và các nam nữ thanh niên trong làng từ 18 tuổi trở lên phục vụ trực<br />
tiếp trong quá trình rước kiệu. Tất cả mọi người đều cảm thấy đây là niềm tự hào rất lớn khi được<br />
trực tiếp rước cụ Tổ làng mình. Tuy nhiên, trong lễ hội lại thiếu vắng những thành viên trên phố.<br />
Số lượng người về ít hơn, thường chỉ có ông bà, bố mẹ (là những người thuộc độ tuổi 49, 59) về.<br />
100<br />
<br />
Tín ngưỡng thờ tổ nghề từ làng ra phố (nghiên cứu trường hợp cộng đồng nghề ở làng Đại Bái...<br />
<br />
Con cháu rất ít người về và thậm chí là không có người nào tham gia vào lễ rước Tổ. Qua quá trình<br />
phỏng vấn sâu chúng tôi còn nhận thấy rất nhiều bạn trẻ trên phố Hàng Đồng thậm chí không nhớ<br />
ngày giỗ là ngày bao nhiêu và không biết cụ Tổ của mình là ai. Đây chính là sự mai một những<br />
sinh hoạt văn hóa chung của người dân làng nghề. Điều này khiến chúng ta lo ngại về một tương<br />
lai không xa, khi những thanh niên được sinh ra và lớn lên tại khu phố này quên mất vị tổ nghề và<br />
lễ hội truyền thống độc đáo của làng mình.<br />
Tổng hợp lại sự biến đổi, chúng ta có thể đưa ra bảng tổng kết như sau:<br />
Từ làng<br />
<br />
Ra phố<br />
<br />
Cụ Tổ Nguyễn Công Truyền<br />
<br />
Cụ Tổ Nguyễn Công Truyền<br />
<br />
Thời gian thờ<br />
cúng<br />
<br />
6/2: lễ tiết đầu năm, 16/8: lễ<br />
nhị tiết, 29/9: giỗ tổ nghề,<br />
ngày rằm, mùng một<br />
<br />
29/9 âm lịch và tất cả các<br />
buổi sáng các ngày trong<br />
năm.<br />
<br />
Không gian<br />
thờ cúng<br />
<br />
Đình Diên Lộc, lăng cụ Tổ,<br />
dòng họ Nguyễn Công<br />
<br />
Không gian thờ cúng: tầng<br />
cao nhất trong ngôi nhà.<br />
<br />
Tục lệ<br />
<br />
Tuổi 49 phải ra trình làng và<br />
phụ trách các công việ trong<br />
lễ hội<br />
<br />
Tuổi 49 về trình làng và<br />
tham gia tổ chức lễ hội.<br />
<br />
Thành viên<br />
tham gia<br />
<br />
Thành viên tham gia lễ hội:<br />
tất cả những người dân trong<br />
làng ở nhiều độ tuổi khác<br />
nhau đều tham gia nhiệt tình<br />
<br />
Thành viên tham gia lễ hội:<br />
chỉ những người thuộc độ<br />
tuổi 49 và những người ở độ<br />
tuổi từ 40 trở lên về cúng tiến<br />
<br />
Thành tố<br />
Nhân vật thờ<br />
cúng<br />
<br />
Sự biến đổi<br />
Giữ được: nhân vật<br />
thờ cúng, tục 49<br />
- Biến đổi:<br />
+ Thay đổi không<br />
gian và mở rộng thời<br />
gian thờ cúng.<br />
+ Thiếu vắng thành<br />
viên trên phố trong<br />
dịp giỗ tổ nghề (đặc<br />
biệt là thế hệ trẻ).<br />
<br />
Sau khi phân tích, chúng tôi nhận thấy sự biến đổi tín ngưỡng thờ tổ nghề của đồng nghề<br />
Đại Bái biến đổi theo cả hai xu hướng: vừa thích ứng, vừa bảo thủ.<br />
Những thành tố biến đổi theo xu hướng thích ứng là: sự mở rộng về thời gian và biến đổi<br />
không gian thờ cúng trong tín ngưỡng thờ Tổ nghề Nguyễn Công Truyền. Mặc dù có sự tác động<br />
của đời sống phố thị, nhưng họ vẫn giữ được niềm tôn kính vị Tổ nghề trong việc thay đổi không<br />
gian và thời gian thờ cúng. Bàn thờ tổ nghề được đặt ở vị trí tầng cao nhất trong nhà, thời gian thờ<br />
cúng được mở rộng vào buổi sáng trong tất cả các ngày trong năm. Điều này chứng tỏ tín ngưỡng<br />
thờ tổ nghề có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống cộng đồng nghề làng Đại Bái.<br />
Thành tố biến đổi theo xu hướng bảo thủ là sự thiếu vắng các thành viên trên phố trong dịp<br />
giỗ Tổ nghề. Trong tâm thức của nhiều thanh niên thuộc thế hệ trẻ được sinh ra trên phố thì tín<br />
ngưỡng thờ Tổ nghề làng Đại Bái đang có nguy cơ bị phai nhạt khi một số bạn không biết một<br />
chút thông tin gì về ngày giỗ Tổ. Đây là điều đáng báo động ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa cộng<br />
đồng nghề.<br />
Đứng trước nguy cơ bị mai một dần nhiều thành tố trong tín ngưỡng thờ Tổ nghề, chúng<br />
cần phải có những xuất gìn giữ và phát triển lễ hội truyền thống ở quê gốc. Với lễ hội truyền thống<br />
trong tín ngưỡng thờ tổ nghề, chúng ta tiến hành quy hoạch lại toàn bộ không gian diễn ra lễ hội.<br />
Tổ chức lễ hội dưới hình thức như một sự kiện bằng việc phục dựng các trò chơi truyền thống, tổ<br />
chức đêm văn nghệ hướng về cội nguồn với điểm nhấn là diễn kịch về huyền tích cụ Tổ nghề. Đồng<br />
thời kết hợp trưng bày sản phẩm giới thiệu đến du khách.<br />
Người dân ở Đại Bái và phố Hàng Đồng ngoài việc giữ nghề và truyền nghề cho thế hệ sau<br />
thì cần phải kết hợp dạy dỗ con em mình nhớ về cội nguồn cộng đồng nghề thông qua các câu<br />
101<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn