TÍNH CÁCH MẠNG TRONG TRÀO LƯU<br />
TRIẾT HỌC ÁNH SÁNG PHÁP THẾ KỶ XVIII<br />
LÊ THÀNH NAM - TRẦN THỊ DUNG<br />
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Dựa vào những tư liệu đã công bố, bài báo đưa ra những kiến giải<br />
mới về Trào lưu Triết học Ánh sáng Pháp. Thứ nhất, trào lưu đã phủ nhận<br />
thiết chế nhà nước cũ – chế độ phong kiến, đề ra thiết chế nhà nước mới,<br />
thiết chế cộng hòa; thứ hai, đề cao quyền tự do của con người; thứ ba, tấn<br />
công trực diện vào hệ tư tưởng Thiên chúa giáo, lực lượng cản trở, kìm hãm<br />
nhận thức của con người dưới thời kỳ Trung Cổ. Đây là những kiến giải<br />
chứng minh tính cách mạng và sự tiến bộ của Trào lưu Triết học này. Những<br />
yếu tố đó thúc đẩy Cách mạng tư sản Pháp đi đến triệt để trong thời Cận đại.<br />
<br />
Trong bất cứ một cuộc cách mạng xã hội nào, yếu tố tư tưởng luôn giữ một vai trò quan<br />
trọng và có ý nghĩa hết sức lớn lao. Nó là động lực thúc đẩy đấu tranh và có những<br />
trường hợp đã tạo nên những thay đổi lớn trong lịch sử. Bàn về vấn đề này, C. Mác cho<br />
rằng: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ<br />
khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh bại bằng lực lượng vật chất, nhưng lý luận<br />
cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất một khi nó thâm nhập vào quần chúng” [1, tr. 325].<br />
Trào lưu Triết học Ánh Sáng là một minh chứng sinh động cho lý luận nêu trên.<br />
Trong số các cuộc cách mạng nổ ra buổi đầu thời cận đại thì cuộc cách mạng tư sản<br />
Pháp được xem là Đại cách mạng, có tính chất triệt để nhất. Bởi lẽ, trước hết xã hội<br />
Pháp lúc bấy giờ là nơi hội tụ những mâu thuẫn xã hội đạt tới cực điểm. Nhu cầu một<br />
cuộc cách mạng nổ ra là tất yếu. Mặt khác, để có được sự triệt để đó, cách mạng Pháp<br />
đã được chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt tư tưởng trong một trào lưu triết học mà lịch sử gọi là<br />
“Trào lưu Triết học Ánh Sáng” với các đại diện tiêu biểu, như: Voltaire, Montesquieu,<br />
Rousseau, Meslies, Diderot... Những tư tưởng mà các nhà triết học đưa ra trong trào lưu<br />
Triết học Ánh sáng mang ý nghĩa quan trọng không những đối với cách mạng Pháp mà<br />
còn cả đối với sự tiến bộ của nhân loại bởi tính cách mạng của nó.<br />
Trước khi tìm hiểu về tính cách mạng của Trào lưu Triết học Ánh Sáng, chúng ta cần<br />
phải hiểu được nội hàm của thuật ngữ “cách mạng” là như thế nào? Theo “Từ điển thuật<br />
ngữ lịch sử phổ thông” của Phan Ngọc Liên, thuật ngữ “cách mạng” được hiểu là : “Một<br />
sự biến đổi hẳn, sự đổi mới về bản chất và là một sự biến đổi tiến bộ nhất, phù hợp với<br />
yêu cầu phát triển của xã hội” [2, tr. 59]. Bằng tư liệu lịch sử, bài viết xin được đưa ra<br />
ba kiến giải sau đây:<br />
Thứ nhất, các nhà Triết học Ánh Sáng đã chỉ rõ tính chất lỗi thời, phản động của<br />
nền thống trị chuyên chế phong kiến, đưa ra một thiết chế nhà nước mới, tiến bộ hơn<br />
và mang tính ưu việt hơn - thiết chế nhà nước cộng hoà.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 01(17)/2011: tr. 89-95<br />
<br />
90<br />
<br />
LÊ THÀNH NAM - TRẦN THỊ DUNG<br />
<br />
Nước Pháp trước cách mạng là một nhà nước phong kiến chuyên chế. Vua là người nắm<br />
giữ mọi quyền hành của nhà nước, mọi quyền lực đều tập trung trong tay vua. Vua<br />
không bị chi phối bởi bất cứ một thế lực nào. Uy quyền của nhà vua là tuyệt đối, nắm cả<br />
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Vua Henry IV (1594-1610) đã nói rằng: “Trẫm<br />
muốn rằng không ai được thắc mắc về những mệnh lệnh của trẫm. Trẫm là chúa tể,<br />
trẫm muốn được mọi người tuân lệnh” [5, tr. 162], còn với Louis XIV (1643-1715)<br />
được mệnh danh “Vua Mặt trời”, cũng khẳng định: “Trẫm là quốc gia” [9, tr. 71], ý chí<br />
của nhà vua là luật pháp, tự nhận mình là “đại diện của thượng đế dưới trần gian” [9,<br />
tr. 72].<br />
Nhằm chống lại nền chuyên chế trên, các nhà Triết học Ánh Sáng đả kích, phê phán chế<br />
độ phong kiến lỗi thời này mà đại diện chính là kẻ ngự trị trong ngai vàng. Trong tác<br />
phẩm “Những bức thư Ba Tư”, Montesquieu (1689-1755) đã viết: “Vua Pháp là nhà<br />
phù thuỷ vĩ đại, ông ta đặt quyền lực của mình tới cả tư duy thần dân. Ông ta buộc họ<br />
phải suy nghĩ theo ý thích của ông ta” [7, tr. 26]. Đồng thời, ông nhấn mạnh “sự tráo<br />
trở, bạo lực, phản bội, gian xảo và bất công” chính là những yếu tố mà giới thống trị<br />
phong kiến sử dụng để làm nên sự vinh quang cho mình. Sự vinh quang của chế độ<br />
phong kiến được xây dựng trên sự bất công và sự độc đoán, nó không thể dung hoà với<br />
tự do. Từ đó, ông đưa ra quan điểm, “để có tự do phải tiêu diệt chuyên chế”.<br />
Montesquieu còn đưa ra ba loại hình nhà nước: cộng hoà, quân chủ lập hiến và quân chủ<br />
chuyên chế. Trong ba loại hình nhà nước đó, ông hoàn toàn bác bỏ loại hình nhà nước<br />
quân chủ chuyên chế. Bởi theo nhãn quan của ông, chuyên chế là hình thức cầm quyền<br />
trong đó cả quốc gia nằm dưới quyền lực của một người, đó là nhà nước phụ thuộc vào<br />
sự lộng quyền của người cầm quyền, ngay cả pháp luật cũng là pháp luật của một người.<br />
Từ việc phủ nhận loại hình nhà nước chuyên chế, Montesquieu lại có thiện cảm với chế<br />
độ cộng hoà. Nếu nhà nước chuyên chế là nhà nước của sự chuyên quyền thì ngược lại<br />
nhà nước cộng hoà lại khắc phục tất cả những hạn chế trên. Theo ông, nền cộng hoà là<br />
nhà nước tốt đẹp nhất, là hình thức cầm quyền ôn hoà, trong đó thực hiện tự do chính trị<br />
với nguyên tắc bình đẳng, ái quốc, tình yêu và tự do. Trong nhà nước cộng hoà, nhân<br />
dân nắm trong tay hoàn toàn hay một phần quyền lực tối cao. Để ngăn chặn sự lạm<br />
quyền thì ông cho rằng phương án tối ưu là “quyền hành ngăn chặn quyền hành”. Mặc<br />
dù có thiện cảm với chế độ cộng hòa, song Montesquieu vẫn cho rằng nhà nước cộng<br />
hòa chưa thể áp dụng cho nước Pháp sau cách mạng mà phải mô phỏng theo nước Anh,<br />
tức áp dụng chế độ quân chủ lập hiến.<br />
Cùng với việc đưa ra các loại hình nhà nước, Montesquieu đưa ra khái niệm về “Tam<br />
quyền phân lập”, tức là quyền lực nhà nước được chia thành: lập pháp, hành pháp và tư<br />
pháp. Ba quyền này tập trung trong các cơ quan quyền lực khác nhau trong đó, nhà vua<br />
nắm giữ quyền hành pháp, nghị viện giữ quyền lập pháp và các cơ quan toà án giữ<br />
quyền tư pháp. Chính điều này làm triệt tiêu sự độc quyền, chúng hạn chế lẫn nhau, cân<br />
bằng nhau và giám sát lẫn nhau. Quan điểm về “Tam quyền phân lập” của<br />
Montesquieu đã giáng một đòn chí tử vào thiết chế nhà nước phong kiến. Đây là cống<br />
hiến to lớn của Montesquieu đối với tiến bộ nhân loại, đồng thời cũng là một trong<br />
<br />
TÍNH CÁCH MẠNG TRONG TRÀO LƯU TRIẾT HỌC ÁNH SÁNG PHÁP...<br />
<br />
91<br />
<br />
những dấu ấn lớn nhất trong trào lưu Triết học Ánh Sáng mà cho đến ngày nay vẫn<br />
được chọn lựa, kế thừa trong lịch sử văn minh nhân loại.<br />
Khác với Montesquieu, tư tưởng của Rousseau (1712-1778) về chế độ nhà nước có<br />
những nhận thức tiến bộ hơn nhiều. Ông không đơn thuần phê phán một thiết chế nhà<br />
nước nào đó mà bác bỏ hoàn toàn cả hệ thống chế độ phong kiến áp bức nhân dân. Theo<br />
ông, chế độ cộng hoà là hình thức cầm quyền tốt nhất, trong đó các quan chức do nhân<br />
dân bầu ra. Mặt khác, Rousseau còn phân biệt giữa lập pháp và hành pháp. Chính quyền<br />
lập pháp được thành lập do “Khế ước xã hội” còn chính quyền hành pháp được thành<br />
lập bởi văn bản của quyền lực lập pháp có chủ quyền. Chính điều này đã quy định vai<br />
trò phụ thuộc của chính phủ vào quyền lập pháp. Nhằm ngăn chặn việc tiếm quyền từ<br />
phía chính phủ, Rousseau đề nghị tiến hành định kỳ các đại hội nhân dân mà ở đó chính<br />
phủ có nhiệm vụ báo cáo trước nhân dân. Vai trò của nhân dân được tăng lên, nhân dân<br />
có quyền quyết định những vấn đề quan trọng sau:<br />
1. Họ có cần duy trì hình thức cầm quyền hiện hành không<br />
2. Có nên tiếp tục duy trì quyền quản lý trong tay những người đang nắm quyền<br />
không?<br />
Việc đặt chính phủ dưới quyền kiểm soát của nhân dân là một tư tưởng vô cùng tiến bộ,<br />
do đó học thuyết của Rousseau về “Khế ước xã hội” tràn đầy tính cách mạng sâu sắc và<br />
cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.<br />
Cùng với dòng tư tưởng trên, Voltaire (1694-1778) trong cuốn “Từ điển triết học” cũng<br />
đã bắt đầu nói về tính hợp lý của chế độ cộng hoà và những ưu việt của nó. Những tư<br />
tưởng đó đã được ông phát triển trong cuốn “Di chúc chính trị”, ông bày tỏ thiện cảm<br />
với nền cộng hoà Thụy Sĩ mà ông cho rằng đó là “nơi ngự trị của sự bình đẳng thật<br />
sự”.<br />
Thứ hai, các nhà Triết học Ánh Sáng đã tố cáo sự bất bình đẳng trong xã hội phong<br />
kiến, khẳng định quyền tự do của con người, đặc biệt là nêu cao vai trò của quần<br />
chúng đối với sự tồn vong của một quốc gia.<br />
Xã hội Pháp trước cách mạng là một thực thể đầy rẫy sự bất công và mục ruỗng. Đó là<br />
sự hiện hữu của chế độ đẳng cấp phong kiến hà khắc và phi lý. Xã hội Pháp chia làm ba<br />
đẳng cấp: quý tộc, tăng lữ và đẳng cấp thứ ba. Sự phân biệt giữa ba đẳng cấp trên được<br />
quy định trong công thức sau: “Tăng lữ phục vụ nhà vua bằng những lời cầu nguyện,<br />
quý tộc bằng lưỡi kiếm, đẳng cấp thứ ba bằng của cải” [4, tr. 65]. Hai đẳng cấp đầu chỉ<br />
chiếm 1% dân số nhưng lại giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước và<br />
được hưởng mọi đặc quyền và đặc lợi. Ngược lại, đẳng cấp thứ ba (gồm tư sản, nông<br />
dân, công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác) chiếm 99% dân số, làm ra của<br />
cải cho xã hội nhưng họ lại bị tước đoạt mọi quyền về chính trị, bị phụ thuộc và phải<br />
phục vụ cho hai đẳng cấp trên. Linh mục Meslier viết: “Ở Pháp, tất cả chính quyền, tất<br />
cả của cải, tất cả sự vui sướng đều thuộc về bọn nhà giàu và bọn quý tộc. Còn nhân dân<br />
nghèo thì chỉ đau khổ và lo lắng, chịu đủ mọi sự bất hạnh”.<br />
<br />
92<br />
<br />
LÊ THÀNH NAM - TRẦN THỊ DUNG<br />
<br />
Thấy được sự phi lý đó, các nhà triết học Ánh Sáng đã lên tiếng bảo vệ cho quyền bình<br />
đẳng của con người. Voltaire (1694-1778) cho rằng: các quyền và phẩm giá của con<br />
người phải được thừa nhận cho mọi thành viên trong xã hội. Đồng thời, ông khẳng định:<br />
“Khi dân đen bắt đầu đàm luận - tất cả sẽ tiêu tan” tức là khi trong nhân dân có sự phản<br />
đối hoặc không hài lòng về chính phủ thì gốc rễ chính quyền đó đang bị lung lay. Điều<br />
này cho thấy vai trò thực sự quyết định của nhân dân với sự tồn vong của bất cứ một<br />
chính phủ nào. Montesquieu cùng “bắt gặp” Rousseau ở điểm này, với tư tưởng “Tam<br />
quyền phân lập”, ông một mặt muốn ngăn chặn sự lạm quyền từ chính phủ mặt khác<br />
nhằm bảo vệ quyền lực của nhân dân. Montesquieu đề cao nền cộng hoà với nguyên tắc<br />
sống của nó là: “Bình đẳng, ái quốc, tình yêu và tự do”, ông chủ trương cần phải yêu<br />
chuộng và tôn trọng quyền tự do cho dù đó là tự do cá nhân. Ông nêu cao tinh thần tự<br />
do nhưng cũng đồng thời nêu rõ: “Tự do là quyền được làm tất cả những gì mà pháp<br />
luật cho phép” có nghĩa là tự do trong khuôn khổ của pháp luật. Ngày nay nhiều quốc<br />
gia vẫn chủ trương theo quan điểm trên của Montesquieu để vừa đảm bảo quyền tự do<br />
của mọi thành viên trong xã hội vừa giữ được trật tự của xã hội. Vấn đề ở chỗ là phải có<br />
sự kế thừa và phát triển phù hợp với bối cảnh trong và ngoài nước và chiến lược phát<br />
triển của quốc gia vì lợi ích cao nhất cho nhân dân và dân tộc.<br />
Cùng dòng tư tưởng trên, trong tác phẩm “Khế ước xã hội” Rousseau cũng đã nêu cao<br />
quyền tự do và bình đẳng của con người. Ông nêu rõ mục đích tác phẩm này là: “Muốn<br />
xem trong trật tự dân sự có hay không một số quy tắc cai trị chính đáng, vững chắc, biết<br />
đối đãi với con người như con người”. Theo ông, con người tồn tại trải qua hai trạng<br />
thái, trạng thái tự nhiên và trạng thái dân sự. Trong trạng thái tự nhiên con người được<br />
tự do bình đẳng không có áp bức bóc lột, mà ông gọi đây là “Thế kỷ hoàng kim”. Khi<br />
xã hội phát triển cao hơn con người bước ra khỏi trạng thái tự nhiên tiến vào trạng thái<br />
dân sự và bắt đầu nảy sinh những bất bình đẳng. Rousseau khẳng định “Bất cứ trong<br />
trạng thái nào con người cũng phải được tự do và bình đẳng”. Trong “Khế ước xã hội”,<br />
ông viết: “Với khế ước xã hội, con người sẽ mất đi tự do thiên nhiên và cái quyền nhỏ<br />
nhoi được làm những điều muốn làm và những điều chỉ làm được với sức lực hạn chế<br />
của con người, nhưng mặt khác con người thu lại quyền tự do dân sự và quyền sở hữu<br />
những cái gì mà anh ta có được. Trong trạng thái dân sự anh ta còn có tự do tinh thần<br />
khiến anh ta trở thành người chủ thật sự của chính mình”.<br />
Như vậy, một xã hội được xây dựng theo khế ước, quyền tự do bình đẳng sẽ được phát<br />
triển, nó đối lập với xã hội phong kiến. Rousseau coi nguyên tắc cơ bản trong học<br />
thuyết của mình là tư tưởng chủ quyền nhân dân, tức quyền lực thuộc về nhân dân,<br />
những người trực tiếp lựa chọn người toàn quyền cho mình và tham gia vào việc thực<br />
hiện pháp luật. Ông đã đánh giá đúng đắn vai trò của nhân dân trong một xã hội dân<br />
chủ. Phái Jacobin trong Cách mạng Pháp đã sử dụng học thuyết của ông để thể hiện ý<br />
chí chung và chủ quyền vô hạn của nhân dân để thiết lập chuyên chính dân chủ cách<br />
mạng.<br />
Chịu sự chi phối tư tưởng của Rousseau, người đứng đầu phái Jacobin là Robespiere<br />
cũng đã đưa ra một chương trình dân chủ rộng lớn. Nguyên tắc cơ bản là thừa nhận chủ<br />
<br />
TÍNH CÁCH MẠNG TRONG TRÀO LƯU TRIẾT HỌC ÁNH SÁNG PHÁP...<br />
<br />
93<br />
<br />
quyền vô hạn của nhân dân. Ông khẳng định: “Nhân dân là người có chủ quyền, còn<br />
chính phủ do nhân dân thành lập ra và là sở hữu của dân, các tổ chức xã hội là đầy tớ<br />
của dân”. Nhưng ông cũng nhận thức rõ muốn thể hiện quyền lực của nhân dân thì phải<br />
đảm bảo lợi ích cho nhân dân, tức mọi người đều được nhận ruộng đất. Đây là tư tưởng<br />
rất tiến bộ thể hiện tối đa quyền lực của nhân dân. Tất cả những tư tưởng trên được đúc<br />
kết trong tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1789 với đoạn mở đầu<br />
khẳng định rằng “Mọi người sinh ra đều có quyền sống tự do và bình đẳng”.<br />
Thứ ba, các nhà triết học Ánh Sáng đã phủ nhận thế giới quan duy tâm thần bí của<br />
Giáo hội Thiên chúa, xoá bỏ sự chi phối của Thượng đế trong mọi lĩnh vực của xã<br />
hội.<br />
Thiên chúa giáo 1 cũng như các tôn giáo khác được sáng lập ra với mục đích hướng con<br />
người tới cái thiện, cái tốt đẹp. Tuy nhiên, trên con đường phát triển của mình, Thiên<br />
chúa giáo từ chỗ là một tôn giáo “của những người nô lệ, của những người tự do, của<br />
những người nghèo khổ và những dân tộc bị nô dịch” [13, tr. 409] đến thời Trung Cổ ở<br />
Tây Âu đã dần dần biến chất trở thành tôn giáo của bọn thống trị, là công cụ hữu hiệu<br />
của bọn vua chúa. Sở dĩ như vậy, vì giáo lý của tôn giáo này khuyên con người sống<br />
nhẫn nhục chịu đựng ở kiếp này để được hưởng hạnh phúc ở kiếp sau. Giai cấp phong<br />
kiến Tây Âu đã lợi dụng điều này, gieo vào trong nhân dân tư tưởng nhẫn nhục. Điều<br />
này làm xói mòn tư tưởng đấu tranh của họ, rất có lợi cho sự thống trị của chúng. Trong<br />
suốt thời trung kỳ trung đại ở Tây Âu nói chung, ở Pháp nói riêng, Thiên chúa giáo có<br />
một tầm ảnh hưởng rộng lớn, chi phối mọi mặt của xã hội. Thần quyền và thế quyền có<br />
sự dung hợp, liên kết vững chắc: “Nhà thờ đã dán cứng số phận mình vào chế độ quân<br />
chủ tuyệt đối áp bức” [1, tr. 62]. Quyền lợi của tầng lớp tăng lữ phụ thuộc chặt chẽ với<br />
chế độ phong kiến bởi vậy tôn giáo ngày càng bị biến chất so với bản chất ban đầu của<br />
nó, trở thành rường cột vững chắc cho nền thống trị phong kiến “Tôn giáo ủng hộ chính<br />
quyền dù chính quyền đó có độc ác thế nào đi nữa và ngược lại chính quyền ủng hộ tôn<br />
giáo dù tôn giáo có ngu ngốc và trống rỗng thế nào đi nữa” [12, tr. 50].<br />
Mặt khác, giáo lý Thiên chúa giáo coi vạn vật trong vũ trụ đều do Thượng đế tạo nên:<br />
“Thượng đế là nguồn gốc phát sinh của thế giới”, “Thiên chúa là đấng sáng tạo nên<br />
trời đất và muôn loài từ hư không. Thiên chúa là đấng thiêng liêng sáng láng, là chúa tể<br />
của trời đất và muôn loài có quyền năng sắp xếp vận hành trật tự trong vũ trụ. Nói cách<br />
khác là tất cả sự tồn tại biến đổi trong vũ trụ đều do Thiên chúa tiền định một cách hợp<br />
lý và tuyệt đối” [1, tr. 56]. Luận điểm này đã làm mờ nhận thức khoa học của con người<br />
trong các lĩnh vực xã hội, chính nó là nguồn gốc cản trở bước tiến của khoa học và xã<br />
hội, khiến con người chìm đắm trong ngu muội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự áp đặt<br />
thống trị của giai cấp phong kiến. “Lòng tin vào tôn giáo như một giải băng bịt mắt con<br />
người” [1, tr. 57], biến khoa học thành nô lệ của thần học.<br />
Kế thừa những thành tựu của nền văn hoá Phục Hưng, đồng thời trên nền tảng tiến bộ<br />
của các ngành khoa học tự nhiên trong các thế kỷ XVII-XVIII, giai cấp tư sản Pháp nói<br />
1<br />
<br />
Thiên Chúa giáo là một nhánh của đạo Kitô.<br />
<br />